[REVIEW] Kinh nghiệm chữa biếng ăn thuận tự nhiên cho bé

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 21/03/2023 08:50:02

Chào các mẹ. Dạo gần đây trên các diễn đàn, mạng xã hội em thấy rất nhiều mẹ kêu than con biếng ăn, lười ăn. Vì vậy hôm nay em muốn chia sẻ đến chị em có con 1 tuổi biếng ăn cách chữa biếng ăn thuận tự nhiên. Đây là cách làm em đã thực hiện và có kết quả tốt khi bé nhà em bị biếng ăn.

1. Phân biệt biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý

Trẻ biếng ăn có thể do sinh lý hoặc bệnh lý

Trẻ biếng ăn có thể do sinh lý hoặc bệnh lý

Có rất nhiều mẹ khi con biếng ăn thường lo lắng thái quá mà vội vàng sử dụng thuốc hay các thực phẩm chức năng để kích thích con ăn khi mà chưa tìm hiểu rõ vì sao trẻ biếng ăn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc làm đó là sai lầm. Bởi có rất nhiều nguyên nhân trẻ biếng ăn. Có nguyên nhân cần điều trị bằng thuốc như mắc 1 bệnh lý nào đó. Nhưng cũng có những trường hợp trẻ biếng ăn do sinh lý thay đổi trong quá trình phát triển của cơ thể.

Chính vì vậy trước khi áp dụng bất kỳ cách trị trẻ biếng ăn nào, mẹ cần phân biệt được biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý để có phương án xử lý phù hợp nhất.

1.1. Biếng ăn sinh lý

Biếng ăn sinh lý là hiện tượng trẻ chán ăn, lười ăn trong giai đoạn nào đó của sự phát triển của cơ thể khiến sinh lý của bé bị thay đổi. Theo đó các nguyên nhân dẫn tới tình trạng biếng ăn sinh lý của trẻ nhỏ bao gồm:

  • Trẻ mọc răng.
  • Trẻ tập lẫy, tập bò, tập đi…

1.2. Biếng ăn bệnh lý

Biếng ăn bệnh lý là do trẻ bị mắc một bệnh lý nào đó khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Các nguyên nhân bệnh lý gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ thường gặp là:

  • Trẻ bị cảm cúm, sốt;
  • Viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm đường hô hấp;
  • Các rối loạn tiêu hóa như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, viêm đại tràng, co thắt dạ dày…
  • Âm hư.

2. Phương pháp ăn dặm khi con biếng ăn kiểu Nhật

Áp dụng nguyên tắc ăn kiểu Nhật để chữa biếng ăn thuận tự nhiên

Áp dụng nguyên tắc ăn kiểu Nhật để chữa biếng ăn thuận tự nhiên

Một trong những kinh nghiệm giúp bé ăn ngon, phát triển toàn diện và khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn dặm mà mẹ có thể áp dụng từ lúc bắt đầu tập cho con ăn dặm đó là: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

2.1. Những chú ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

  • Thời gian thích hợp ăn dặm điều kiện cần là từ khi bé 5 tháng 15 ngày tuổi.
  • Các điều kiện đủ bao gồm: Bé đã giữ vững cổ, tự ngồi được, thích thú với thức ăn. Khi đưa thìa vào miệng bé ít khi dùng lưỡi để đẩy thức ăn ra.

2.2. Lượng sữa cần thiết hàng ngày trong giai đoạn bé ăn dặm

  • Nếu bé từ 5,5 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi cần 600ml/ngày.
  • Nếu bé từ 8 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi cần 450ml/ngày.

2.3. Các nguyên tắc khi tập và cho bé ăn dặm kiểu Nhật

  • Nguyên liệu chế biến bột ăn dặm cho bé là gạo, bánh mì…, tùy thuộc vào từng giai đoạn.
  • Các món ăn không trộn lẫn với nhau mà nên cho bé ăn riêng từng món.
  • Sử dụng nhiều loại thực phẩm, rau củ quả khác nhau để làm phong phú thực đơn ăn dặm của bé.
  • Tạo không khí vui tươi, thoải mái khi cho bé ăn.
  • Nên tạo thói quen ăn uống tự lập và chủ động khi ăn cho bé.
  • Không đặt chỉ tiêu về cân nặng, chiều cao quá lớn.

2.4. Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật

  • Giai đoạn bé tập nuốt: Đây là giai đoạn khi bé khoảng từ 5 tháng tuổi. Ở độ tuổi này mẹ nên cho bé ăn các loại tinh bột như bột gạo, bánh mì, khoai tây, khoai lang. Các loại hoa quả ăn kèm có thể là cà rốt, chuối, rau bina, bí đỏ, củ cải, cà chua.
  • Giai đoạn bé bắt đầu biết nhai trệu trạo: Là giai đoạn khi bé từ 7 – 8 tháng tuổi. Với lứa tuổi này lượng tinh bột mẹ cần cung cấp cho bé mỗi ngày là từ 50 – 80g, rau củ quả là 20 – 30g, chất đạm là 10 – 15g (đối với cá, thịt), 30 – 40g (đối với đậu phụ), ⅓ lòng đỏ trứng.
  • Giai đoạn bé tập nhai từ 9 – 11 tháng tuổi: Lúc này lượng thức ăn cần cung cấp mỗi ngày cho bé là cháo trắng 90g hoặc cơm nát 80g, khoảng 30 -40g rau củ quả, cá, thịt khoảng 15g, đậu phụ khoảng 45g, trứng ½ quá, các chế phẩm từ sữa như phô mai… 80g.
  • Giai đoạn ăn dặm cuối cùng là lúc bé đã nhai khỏe, từ 12 – 18 tháng tuổi: Lúc này cần 90g cơm nát hoặc 80g cơm trắng, 40 – 50g rau củ quả, cá, thịt khoảng 15 – 20g, hoặc đậu phụ khoảng 50 – 55g, hoặc trứng ⅔ – 1 quá, hoặc các chế phẩm từ sữa khoảng 100g.

Chi tiết về:

3. Thực đơn ăn dặm bé chỉ huy BLW trị trẻ biếng ăn

BLW là viết tắt của cụm từ Baby Led Weaning, có nghĩa là ăn dặm chỉ huy hay còn được hiểu là phương pháp ăn dặm do bé tự quyết định.

Đối với phương pháp này, em bé được chọn lựa ăn gì, ăn như thế nào chứ không phải do bố mẹ lựa chọn. Điều này cũng tạo cơ hội để bé phát triển các kỹ năng cũng như hệ thống tiêu hóa ổn định hơn.

Khi bé được kiểm soát bữa ăn của mình thì bé sẽ không phải ăn quá nhiều. Hơn nữa, bé có thể tự dừng ăn khi cảm thấy đã no, tránh nguy cơ béo phì về sau ở trẻ.

Dưới đây là thực đơn dinh dưỡng 7 ngày để chữa biếng ăn thuận tự nhiên, mẹ có thể tham khảo nhé.

3.1. Thứ 2 và Thứ 4

  • 06h00: Bú mẹ hoặc cho bé uống sữa ngoài 200ml
  • 08h00: Cháo thịt lợn với rau nghiền.
  • 10h00: Chuối tiêu ½ quả.
  • 12h00: Cháo cua – rau mồng tơi
  • 14h00: Nước cam 50 – 100g, 5g đường.
  • 16h00: Cơm nát – trứng chiên, canh cà chua thịt nạc.
  • 20h00: Cháo tôm – nấm hương – su hào.
  • 21h00: Bú mẹ

3.2. Thứ 3 và Thứ 5

  • 06h00: Bú mẹ hoặc cho bé uống sữa ngoài 200ml
  • 08h00: Súp ngô gà nấm hương
  • 10h00: Đu đủ chín 100 – 200g
  • 12h00: Cơm nát – thịt nạc – canh lươn nấu cải ngọt
  • 14h00: Sữa chua 60 – 80g
  • 16h00: Súp trứng cút – nấm hương
  • 20h00: Súp đậu xanh – bí đỏ – sữa
  • 21h00: Bú mẹ

3.3. Thứ 6 và Chủ nhật

  • 06h00: Bú mẹ hoặc cho bé uống sữa ngoài 200ml
  • 08h00: Cháo thịt bò – khoai tây – cà rốt
  • 10h00: Quả kiwi 100 – 200g
  • 12h00: Cơm nát – cá hồi – canh bí đỏ
  • 14h00: Nước cam vắt 50 – 100g, đường 5g
  • 16h00: Cơm nát – cá thu – canh mồng tơi
  • 20h00: Cháo cá – rau cải
  • 21h00: Bú mẹ

3.4. Thứ 7

  • 06h00: Bú mẹ hoặc cho bé uống sữa ngoài 200ml
  • 08h00: Súp khoai tây, thịt bằm
  • 10h00: Xoài 100 – 200g.
  • 12h00: Cháo lươn – su su
  • 14h00: Sữa chua 60 – 80g
  • 16h00: Súp cua biển – phô mai
  • 20h00: Cháo sườn heo – hạt sen – bí đỏ
  • 21h00: Bú mẹ

4. Cách chữa biếng ăn thuận tự nhiên cho bé 1 tuổi

Để chữa biếng ăn thuận tự nhiên cho trẻ 1 tuổi mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ biếng ăn, cách giúp con thèm ăn và loại bỏ những thói quen xấu hoặc điều trị bệnh dứt điểm trong trường hợp con biếng ăn do tình trạng sức khỏe gặp vấn đề.

Vậy bé biếng ăn phải làm sao đây?

4.1. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ biếng ăn

Tìm hiểu nguyên nhân để chữa cho trẻ biếng ăn

Tìm hiểu nguyên nhân để chữa cho trẻ biếng ăn

Trước hết để chữa chứng biếng ăn cho con, mẹ cần xác định được nguyên nhân khiến con lười ăn là gì. Nếu:

  • Trẻ không muốn ăn: Trong trường hợp con không muốn ăn thì các mẹ không nên ép con ăn mà nên cho con ăn lúc con đói, lúc con muốn ăn.
  • Trẻ không chịu nuốt thức ăn: Khi con không chịu nuốt thức ăn mẹ không nên quát mắng con mà nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và xử lý. Mẹ nên thay đổi thực đơn vì có thể con không thích ăn món ăn đó hoặc chia nhỏ các bữa ăn để mỗi bữa con không phải ăn quá nhiều.
  • Trẻ không chịu ngồi vào bàn ăn: Mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ sợ ngồi vào bàn ăn. Nếu con bạn gần như bị ám ảnh bởi ghế cao vì đã có liên hệ tiêu cực về nó thì mẹ bắt đầu bằng cách cho con ngồi lên đùi mẹ để ăn, sau đó chuyển sang tư thế ngồi cạnh, dùng bàn nhỏ dành cho trẻ hoặc dùng ghế nâng ở bàn dành cho người lớn để tập thói quen ngồi vào bàn ăn cho con.

4.2. Áp dụng các mẹo giúp trẻ thèm ăn hơn

Trang trí món ăn đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn cho con

Trang trí món ăn đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn cho con

Để chữa biếng ăn thuận tự nhiên, hãy thử một số mẹo dành cho trẻ biếng ăn dặm như:

4.2.1. Giảm ăn vặt

Khi con đói con hào hứng với bữa ăn hơn, vì vậy cách giúp con thêm thèm ăn đơn giản nhất nhưng mẹ cần đặc biệt chú ý là để con được đói bằng việc bỏ bớt bữa phụ, giảm ăn vặt… Điều này sẽ giúp con khi đến bữa ăn chính sẽ ăn ngon lành những món ăn mẹ nấu mà mẹ sẽ không phải đau đầu làm thế nào để dỗ con ăn nữa.

4.2.2. Trang trí món ăn đẹp mắt

Một trong những cách giúp con thèm ăn và thu hút con muốn thưởng thức món ăn khi đến bữa đó là mẹ nên trang trí các món ăn theo nhiều hình dạng, màu sắc bắt mắt để món ăn thêm hấp dẫn. Mẹ có thể mua các loại chén, đĩa nhiều hình dạng ngộ nghĩnh để bày thức ăn cho con. Đồng thời mẹ cũng nên trang trí hoa lá cành hoặc các hoạt tiết ngộ nghĩnh như hình chim cánh cụt, gấu, Doraemon… để con thích thú hơn.

4.2.3. Tôn trọng sở thích, khẩu vị của con

Bên cạnh việc trang trí món ăn thì mẹ cũng nên chú ý nhiều đến sở thích của con hơn để có thể lựa chọn được thực phẩm con thích và chế biến theo cách mà con thích ăn nhất. Nhiều mẹ cho rằng trẻ con nhỏ vị giác chưa có nên con sẽ ăn theo bản năng, tuy nhiên điều này hoàn toàn sai nhé. Dù còn nhỏ nhưng con đã bắt đầu có sở thích và khẩu vị riêng rồi đấy, nên việc quan sát con hàng ngày sẽ giúp mẹ hiểu về con hơn nhé.

4.2.4. Khen thưởng con

Trong quá trình cho con ăn mẹ cũng nên thường xuyên khen ngợi, tán thưởng con sẽ giúp con vui vẻ và ăn nhiệt tình hơn. Hơn nữa việc làm này sẽ giúp bé hiểu rằng hành động ăn của mình là đúng nên bé sẽ tự giác hơn trong ăn uống.

4.3. Loại bỏ những thói quen xấu khi ăn uống

Luyện tập thói quen ăn uống khoa học cho con

Luyện tập thói quen ăn uống khoa học cho con

Cách trị trẻ biếng ăn đơn giản nhất là loại bỏ những thói quen xấu khi ăn uống của con.

Những thói quen xấu sau đây cần được loại bỏ ngay nếu không muốn hình thành nếp ăn “khó chiều” cho con:

  • Cho con ăn vặt trước bữa ăn.
  • Cho ăn các thức ăn nhanh, thức ăn quá nhiều dầu mỡ.
  • Mở tivi, điện thoại, ipad cho con xem lúc ăn.
  • Bố mẹ chiều con, kéo dài thời gian mỗi bữa ăn khi con không muốn ăn hay ép con ăn…

Thay vào đó, mẹ hãy thiết lập một bữa ăn tập trung, không điện thoại, không tivi, không ipad… và không kéo bữa ăn dài “lê thê”.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì thời gian bữa ăn tiêu chuẩn cho bé là không kéo dài quá 30 phút với bữa chính và không kéo dài quá 20 phút đối với bữa phụ.

4.4. Chữa bệnh lý cho con

Mắc bệnh lý là nguyên nhân trẻ biếng ăn rất phổ biến mà bố mẹ cần lưu ý.

  • Trong trường hợp bé biếng ăn do bị mắc bệnh lý nào đó thì mẹ cần đưa con đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên môn và điều trị theo phác đồ, chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Lưu ý mẹ không tự ý mua thuốc hoặc thực phẩm chức năng về điều trị tại nhà nếu không có chỉ dẫn của chuyên gia y tế.

4.5. Dùng sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược

Nếu trẻ bị âm hư dẫn tới biếng ăn, mẹ có thể áp dụng các thảo dược có tác dụng bổ âm để cải thiện cho bé. Đối với con em bị âm hư, em được chuyên gia giới thiệu sản phẩm thảo dược, được phát triển từ bài Bổ thận âm.

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Sản phẩm do Công ty CP Dược phẩm Trung Ương 3 sản xuất, đã được Bộ y tế cấp phép nên rất an toàn.

  • Forikid của TW3 gồm: Sinh địa, Hoài sơn, Khiếm thực, Táo chua, Tỳ giải, Thạch hộc, Đảng sâm và Cam thảo. Sản phẩm được bào chế dưới dạng cao lỏng giúp lưu giữ tối đa thành phần. Đồng thời vị ngọt, dễ uống.
  • Công dụng: Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón, tăng cường sức khỏe.

Bé nhà em 1 tuổi nên uống 10ml x 2 lần/ngày. Chỉ một thời gian ngắn, con ăn ngon miệng và ngủ ngon hơn. Rất hiệu quả các mẹ nhé!

Đọc thêm:

Trên đây là những kinh nghiệm chữa biếng ăn thuận tự nhiên, cùng những kiến thức em đã tìm hiểu được trong hành trình cùng con khắc phục biếng ăn.

Hy vọng với những chia sẻ này, các mẹ có con nhỏ biếng ăn sẽ sớm cải thiện được. Để con ăn ngon, ngủ khỏe, nhanh lớn, mẹ đỡ vất vả. Chúc các mẹ thành công như em nhé!

Đáng giá bài viết

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC