Trẻ 5 tháng biếng ăn, không chịu bú ảnh hưởng tới sức khoẻ như thế nào?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 29/07/2019 16:21:13

Trẻ 5 tháng biếng ăn phải làm sao? Cùng xem cách mẹ Bông đã áp dụng để giúp bé thoát khỏi tình trạng này như thế nào các mẹ nhé.

Mẹ Bông chia sẻ: “Bé nhà mình lúc sinh nặng 3.6kg. Thế nhưng đến khi bé hơn 5 tháng tuổi thì chỉ nặng 7kg và cao 64cm vì bé khá lười ăn. Mình đã đưa bé đi khám và được bác sĩ tư vấn cụ thể từ nguyên nhân đến cách chữa. Các mẹ có thể tham khảo nếu bé nhà bạn cũng biếng ăn nhé.”

1. Nguyên nhân trẻ 5 tháng biếng ăn, không chịu bú

Bác sĩ tư vấn cho biết, bé 5 tháng biếng ăn là tình trạng khá phổ biến, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: Có thể do yếu tố sinh lý, môi trường hoặc cũng có thể do trẻ mắc một bệnh lý nào đấy.

1.1. Nguyên nhân môi trường

Những tác động từ môi trường sống xung quanh, các yếu tố về tinh thần là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 5 tháng biếng ăn, lười ăn, thậm chí là sợ ăn. Cụ thể:

  • Bé bị căng thẳng, buồn bã hoặc quá kích thích.
  • Mẹ cho con bú theo một lịch trình nghiêm ngặt, cho ăn đúng giờ hoặc gián đoạn thường xuyên.
  • Bé khóc nhiều, khóc lâu khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi.
  • Thay đổi môi trường sống (đi du lịch, chuyển nhà đến nơi khác sống) hay khi mẹ đi làm lại cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
  • Trẻ la hét nhiều khi bú.
  • Thay đổi thói quen ăn uống của trẻ từ chỉ bú mẹ sang vừa bú mẹ vừa ăn dặm cũng khiến trẻ chưa kịp thích nghi dẫn đến biếng ăn.

1.2. Nguyên nhân sinh lý

Trẻ 5 tháng biếng ăn đùn sữa ra ngoài

Trẻ 5 tháng biếng ăn đùn sữa ra ngoài

Các nguyên nhân sinh lý có thể khiến trẻ 5 tuổi biếng ăn thường gặp phải bao gồm:

  • Tai bị nhiễm trùng, bị cảm lạnh hoặc bệnh khác.
  • Bệnh trào ngược dạ dày, khiến cho việc ăn vào bị đau.
  • Trẻ bị dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc thuốc do mẹ ăn, uống.
  • Trẻ bị đau do bị chấn thương hoặc do tiêm gây đau.
  • Trẻ bị đau miệng do mọc răng hoặc bị tưa lưỡi hay các tổn thương vùng miệng khác.
  • Bị dị ứng với các sản phẩm như chất khử mùi, kem dưỡng da hay bột giặt.

Xem thêm: Biếng ăn sinh lý là gì

1.3. Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ sơ sinh thường dễ mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau như: Cảm lạnh, viêm đường hô hấp, viêm phế quản, táo bón … Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dẫn đến sức đề kháng kém.

Khi bị bệnh trẻ thường mệt mỏi, khó chịu vì vậy trẻ thường quấy khóc, biếng ăn hoặc bỏ ăn.

Ngoài ra trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng là đối tượng thường gặp phải tình trạng âm hư, thận yếu.

Âm dương mất cân bằng, âm hư khiến phần âm thiếu hụt. Lượng tân dịch trong cơ thể bị thiếu dẫn đến tình trạng nóng trong, táo bón, miệng khô, biếng ăn, đổ mồ hôi trộm và có thể bị đái dầm.

2. Sai lầm thường gặp khi cho trẻ 5 tháng ăn dặm

5 tháng tuổi là độ tuổi mẹ bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm nhưng trẻ vẫn bú sữa mẹ. Sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho con.

Chính vì vậy việc lên 1 thực đơn ăn dặm hợp lý, khoa học để hình thành thói quen ăn uống cho trẻ ở giai đoạn này cực kỳ quan trọng.

Tuy nhiên rất nhiều bà mẹ bỉm sữa gặp rất nhiều sai lầm trong cách chăm con ở độ tuổi này. Những sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm là:

2.1. Ép trẻ ăn quá nhiều

Ép trẻ ăn sẽ vô tình hình thành thói quen xấu trong ăn uống

Ép trẻ ăn sẽ vô tình hình thành thói quen xấu trong ăn uống

Thói quen ép con ăn nhiều, ăn no là thói quen sai lầm nhiều bà mẹ Việt mắc phải. Do tâm lý sợ con đói và nghĩ con ăn càng nhiều càng tốt, con sẽ nhanh lớn.

Tuy nhiên việc ép con ăn sẽ khiến con bị quá no, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của con. Ép con ăn cũng sẽ làm cho con sợ hãi khi đến bữa ăn, hoặc vô tình hình thành thói quen xấu trong ăn uống của con.

2.2. Quá chú trọng chất đạm, không bổ sung các chất dinh dưỡng khác

Suy nghĩ đạm là dưỡng chất quan trọng nhất với con. Điều này khiến nhiều bà mẹ chỉ chăm chăm bổ sung dưỡng chất này trong bữa ăn dặm mà quên đi các chất dinh dưỡng khác.

Chính vì vậy, việc làm này khiến cho cơ thể con mất cân bằng dinh dưỡng. Đặc biệt là các chất dinh dưỡng, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình trao đổi chất trong cơ thể dẫn đến bé 5 tháng biếng ăn.

2.3. Chỉ cho ăn nước, không cho ăn cái

Nhiều mẹ ninh xương, nghiền rau, xay thịt rồi lọc kỹ, chỉ lấy nước, bỏ hết cái để nấu bột cho con ăn.

Vì nghĩ rằng chỉ cần lấy nước như thế là đủ chất hoặc lo sợ con sẽ bị hóc. Tuy nhiên điều này cũng là sai lầm. Vì bỏ đi phần bã là bỏ đi những chất dinh dưỡng của thức ăn.

Ngoài ra việc này cũng sẽ làm cho trẻ có thói quen ăn uống không cần nhai mà chỉ nuốt; Vô tình làm cho trẻ không biết nhai. Từ đó gây khó khăn cho giai đoạn tập ăn các thức ăn cứng hơn sau này cho con.

2.4. Các bữa ăn kéo dài quá lâu

Một bữa ăn của trẻ được xem là đạt chuẩn nếu thời gian bữa ăn chính không kéo dài quá 30 phút và không quá 20 phút đối với bữa phụ.

Điều này có nghĩa là nếu bữa ăn kéo dài quá lâu sẽ làm thức ăn bị vữa, khó ăn, khiến bé thêm chán.

Hơn nữa bữa ăn kéo dài lâu sẽ khiến cho thời gian tới bữa ăn sau của con bị rút ngắn. Con sẽ không cảm đói dẫn đến chán ăn, không muốn ăn, biếng ăn.

2.5. Không cho dầu vào khẩu phần ăn của bé

Ở giai đoạn từ 0 – 3 tuổi, trẻ nhỏ cần đến 35 – 50% chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển về thể lực và trí lực.

Vì vậy nếu không cung cấp đủ lượng chất béo cần thiết để bắt kịp tốc độ phát triển của não, các tế bào thần kinh sẽ không đủ năng lượng để hoạt động. Não không được myelin hóa hoàn toàn để hoàn thiện các trung khu chức năng.

Bên cạnh đó chất béo còn là dung môi hòa tan các vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K cần thiết cho cơ thể.

Do đó không bổ sung đủ chất béo vào khẩu phần ăn sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng; Gây ra nhiều hệ lụy khác nhau. Trong đó biếng ăn là một triệu chứng điển hình.

Xem thêm:

3. Ảnh hưởng sức khỏe khi trẻ 5 tháng biếng ăn

0 – 3 tuổi được xem là giai đoạn vàng để trẻ nhỏ phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần. Do đó bất kỳ một tác động xấu nào tới sức khỏe của trẻ cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của con sau này.

Biếng ăn cũng vậy, biếng ăn kéo dài ở trẻ 5 tuổi cũng sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Có thể kể đến như:

3.1. Biếng ăn gây thiếu hụt dưỡng chất, rối loạn tăng trưởng

Biếng ăn kéo dài khiến bé rối loạn tăng trưởng

Biếng ăn kéo dài khiến bé rối loạn tăng trưởng

Theo thống kê cho thấy trẻ biếng ăn trong 2 năm đầu đời có nguy cơ nhẹ cân hơn so với những trẻ cùng độ tuổi nhiều hơn 3 lần. Thậm chí có thể thua kém từ 6 – 22% chỉ số cân nặng lý tưởng.

Đây là hậu quả của việc bé 5 tháng biếng ăn gây thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc rối loạn tăng trưởng do rối loạn quá trình trao đổi chất gây nên.

Ngoài ra biếng ăn cũng khiến cho trẻ bị thiếu hụt các khoáng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé như:

  • Thiếu vitamin A gây khô mắt, khô giác mạc. Nguy hiểm nhất có thể dẫn đến mù lòa,
  • Thiếu vitamin B1 gây tê phù.
  • Thiếu sắt khiến hồng cầu không tổng hợp được dẫn đến thiếu máu.
  • Thiếu vitamin D, Canxi gây còi xương, rối loạn tăng trưởng.

3.2. Biếng ăn khiến trí não chậm phát triển

3 yếu tố tác động trực tiếp tới sự phát triển trí tuệ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là:

  • Gen di truyền.
  • Dinh dưỡng.
  • Môi trường học tập, rèn luyện.

Do đó trẻ 5 tháng biếng ăn sẽ gặp phải nguy cơ không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não.

Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng: Trẻ biếng ăn bị thua kém hơn hẳn về điểm trí tuệ so với những trẻ ăn uống đầy đủ.

Những chất dinh dưỡng cần bổ sung để giúp não bộ hoạt động ổn định cũng như phát triển tốt là: Protein, chất béo không bão hòa (Omega 3, Omega 6), DHA, Sắt, Taurine

Khi cơ thể trẻ nhỏ bị thiếu hụt các loại chất dinh dưỡng này sẽ gây nên hậu quả trí não chậm phát triển hoặc kém phát triển.

3.3. Suy giảm hệ miễn dịch, trẻ dễ bị bệnh

Biểu hiện rõ ràng nhất khi trẻ biếng ăn là trẻ thường dễ mắc các bệnh lý khác nhau, do môi trường tác động như: Bệnh về đường hô hấp, viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, cảm cúm, bệnh về đường tiêu hóa … .

Nguyên nhân là do biếng ăn khiến trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng kém.

Các chỉ số thống kê chỉ ra rằng: Trẻ biếng ăn thường có tỉ lệ viêm nhiễm đường hô hấp trên 45% và số ngày bệnh nhiều hơn 29% so với những trẻ không biếng ăn khác.

3.4. Ảnh hưởng tới sự phát triển chỉ số cảm xúc ở trẻ nhỏ

Trẻ biếng ăn thường có chỉ số EQ (thang đo chỉ số cảm xúc) thấp.

Trẻ thường có xu hướng thụ động, khó hòa nhập, thích ở một mình. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tự kỷ, trầm cảm, sức học kém, không thành công trong cuộc sống.

4. Trẻ 5 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thay đổi thực đơn thường xuyên - Cách hiệu quả giúp trẻ giảm biếng ăn

Thay đổi thực đơn thường xuyên – Cách hiệu quả giúp trẻ giảm biếng ăn

Với trẻ 5 tháng biếng ăn mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao để có biện pháp khắc phục đúng đắn. Mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây để giúp con vượt qua giai đoạn này.

  • Chỉ nên cho con ăn khi đói
  • Cố định giờ giấc ăn uống cả bữa chính và bữa phụ.
  • Hạn chế cho con ăn vặt, đặc biệt là ăn vặt trước bữa ăn.
  • Thay đổi thực đơn thường xuyên.
  • Đảm bảo bữa ăn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Không tập trung vào riêng nhóm chất dinh dưỡng nào mà bỏ các chất dinh dưỡng khác.
  • Tôn trọng sở thích các món ăn của con cũng như tôn trọng con khi con từ chối không ăn nữa.
  • Trang trí món ăn bắt mắt.
  • Cho con ăn cùng gia đình cũng như tạo không khí vui vẻ mỗi bữa ăn.
  • Không làm con xao nhãng bởi các yếu tố bên ngoài như xem tivi, điện thoại… và cần giúp con tập trung vào bữa ăn.
  • Không ép con ăn trong bất cứ hoàn cảnh nào.
  • Khuyến khích con vui chơi, vận động.
  • Đưa con đi khám và điều trị nếu con có các biểu hiện kèm theo như quấy khóc nhiều, đau bụng, …

4. Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng biếng ăn

Một thực đơn ăn dặm khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng và đa dạng món ăn cũng như cách chế biến sẽ giúp con hào hứng hơn bữa bữa ăn của mình.

Dưới đây là thực đơn dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng trung ương dành cho trẻ 5 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo.

4.1. Thực đơn ăn dặm cho trẻ 5 tháng biếng ăn thứ 2 và thứ 4

Dưới đây là gợi ý cho thực đơn vào thứ 2 và thứ 4 cho bé.

  • 6 giờ sáng: Bú mẹ hoặc uống 150 – 200ml sữa.
  • 9 giờ sáng: Bột thịt lợn nạc, rau xanh.
  • 10 giờ sáng: Chuối chín ⅓ quả.
  • 11 giờ trưa: Bú mẹ.
  • 14 giờ chiều: Bột sữa có thêm rau xanh.
  • 16 giờ chiều: Nước cam ép.
  • 18 giờ tối: Bú mẹ hoặc uống sữa 150 – 200ml.

4.2. Thực đơn ăn dặm cho trẻ 5 tháng biếng ăn thứ 3 và thứ 5

Thực đơn nên được xen kẽ cách ngày để bé không cảm thấy nhàm chán.

  • 6 giờ sáng: Bú mẹ hoặc uống 150 – 200ml sữa
  • 9 giờ sáng: Bột thịt gà, rau xanh.
  • 10 giờ sáng: Đu đủ chín 50g.
  • 11 giờ trưa: Bú mẹ.
  • 14 giờ chiều: Bột thịt lợn nạc, rau xanh.
  • 16 giờ chiều: Nước cam ép.
  • 18 giờ tối: Bú mẹ hoặc uống sữa 150 – 200ml.

4.3. Thực đơn ăn dặm cho trẻ 5 tháng biếng ăn thứ 6 và chủ nhật

Thực đơn ăn dặm vào thứ 6 và chủ nhật để mẹ tham khảo.

  • 6 giờ sáng: Bú mẹ hoặc uống 150 – 200ml sữa
  • 9 giờ sáng: Bột sữa, rau xanh.
  • 10 giờ sáng: ⅓ quả hồng xiêm chín.
  • 11 giờ trưa: Bú mẹ.
  • 14 giờ chiều: Bột thịt gà, rau xanh.
  • 16 giờ chiều: Nước cam ép.
  • 18 giờ tối: Bú mẹ hoặc uống sữa 150 – 200ml.

4.4. Thực đơn ăn dặm cho trẻ 5 tháng biếng ăn vào thứ 7

Các loại thực phẩm cho bé vào ngày thư 7 như sau:

  • 6 giờ sáng: Bú mẹ hoặc uống 150 – 200ml sữa
  • 9 giờ sáng: Bột trứng gà, rau xanh.
  • 10 giờ sáng: Xoài chín 50g.
  • 11 giờ trưa: Bú mẹ.
  • 14 giờ chiều: Bột sữa, rau xanh.
  • 16 giờ chiều: Nước cam ép.
  • 18 giờ tối: Bú mẹ hoặc uống sữa 150 – 200ml.

Xem thêm: 

Hy vọng với những chia sẻ về điều cần biết khi chăm trẻ 5 tháng biếng ăn này, các mẹ sẽ hiểu và biết cách chăm sóc con tốt hơn, để bé hay ăn, chóng lớn và khỏe mạnh hơn.

Trẻ 5 tháng biếng ăn, không chịu bú ảnh hưởng tới sức khoẻ như thế nào?
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC