Trẻ còi xương chậm lớn do đâu? Hướng xử lý giúp trẻ phát triển tốt nhất

Đăng bởi Forikid TW3 | Đăng lúc : 30/03/2023 14:13:07

Làm sao để con hay ăn chóng lớn luôn là nỗi trăn trở của các bà mẹ. Đặc biệt là ở giai đoạn 0 – 3 tuổi – giai đoạn trẻ còi xương chậm lớn xuất hiện khá phổ biến. Vậy nên, để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, các bậc phụ huynh cần có biện pháp phòng ngừa cho con ngay từ khi bé chào đời.

1. Biểu hiện chứng tỏ rằng bé đang bị còi xương

1.1. Biểu hiện trên cơ thể

Có rất nhiều dấu hiệu thể hiện rõ tình trạng trẻ còi xương chậm lớn

Có rất nhiều dấu hiệu thể hiện rõ tình trạng trẻ còi xương chậm lớn

Tùy từng giai đoạn mà trẻ còi xương chậm lớn sẽ có những biểu hiện khác nhau. Bố mẹ có thể nhận biết nhanh chóng qua mắt thường với những dấu hiệu đặc trưng sau đây:

Đối với trẻ nhỏ:

  • Thóp chậm liền, vòng đầu to, bướu trán, bướu đỉnh
  • Xương sọ mềm, đầu dễ bị méo mó
  • Chậm mọc răng, răng mọc không đều dù đã đến thời điểm mọc răng tự nhiên
  • Xương chi cong, vòng cổ tay, cổ chân

Đối với trẻ lớn hơn:

  • Biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn
  • Lồng ngực biến dạng, nhô ra phía trước
  • Chân tay cong, chân chữ bát…
  • Vẹo cột sống
  • Khung chậu hẹp
  • Da dẻ trông xanh xao, thiếu máu, sắc mặt vàng vọt
  • Chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao

1.2. Biểu hiện từ sinh hoạt

Trẻ chậm lớn sẽ có biểu hiện là chán ăn, không muốn ăn

Trẻ chậm lớn sẽ có biểu hiện là chán ăn, không muốn ăn

Bên cạnh những dấu hiệu về hình dáng và đặc điểm cơ thể, các thói quen ăn uống nghỉ ngơi của bé cũng có nguy cơ rối loạn khi gặp phải tình trạng chậm lớn, còi xương như:

  • Chán ăn, không muốn ăn hoặc ăn rất ít dù mẹ thường xuyên thay đổi thực đơn và cách chế biến món ăn.
  • Có ăn mà sự phát triển cơ thể của bé rất chậm. Bé trông gầy gò, ốm yếu, nhẹ cân, chậm tăng cân.
  • Ngủ không ngon, không sâu giấc, có thể bị mồ hôi trộm.
  • Hay quấy khóc, dỗi vặt.

2. Nguyên nhân khiến trẻ còi xương chậm lớn

Trẻ bị còi xương chậm lớn chủ yếu là do cơ thể không được cung cấp đủ vitamin D. Vitamin D có nhiệm vụ “chuyển” Canxi từ thực phẩm vào máu bằng cách tăng hấp thu Canxi tại ruột và tăng tái hấp thu Canxi ở thận. Canxi được cung cấp đầy đủ tăng kích thước độ rắn chắc của xương. Đây cũng là điều kiện để bé tránh được tình trạng còi xương, chậm lớn.

Vitamin D là yếu tố liên quan trực tiếp đến tình trạng trẻ còi xương chậm lớn

Vitamin D là yếu tố liên quan trực tiếp đến tình trạng trẻ còi xương chậm lớn

Cơ chế trên cho thấy, trẻ còi xương chậm lớn không chỉ do chế độ ăn uống thiếu hụt Canxi mà còn do thiếu hụt Vitamin D dẫn đến Canxi bổ sung vào cơ thể không hấp thu được. Một số dưỡng chất khác được đánh giá là ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hệ xương của trẻ như: Vitamin K, Mg, Kẽm… Điều này dẫn tới việc bé bị còi cọc, thậm chí là chậm phát triển chiều cao.

2.1. Mẹ thiếu hụt Vitamin D từ lúc mang thai

Chế độ dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ trong suốt thời gian hình thành và phát triển trong bụng mẹ. Do đó, mẹ không được bổ sung vitamin D đầy đủ đồng nghĩa với việc bé bị thiếu hụt loại vitamin này. Tình trạng này làm giảm khả năng hấp thu Canxi của thai nhi làm cản trở xương phát triển dẫn đến tình trạng còi xương, nhẹ cân ngay từ lúc mới sinh.

2.2. Khả năng tổng hợp Vitamin D của da từ ánh nắng kém

Khả năng tổng hợp Vitamin D kém cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn còi xương

Khả năng tổng hợp Vitamin D kém cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn còi xương

Trong nhóm vitamin D thì vitamin D3 là loại có hoạt tính mạnh nhất. Vitamin D3 được bổ sung qua thực phẩm và chuyển hóa trực tiếp từ hoạt chất 7-dehydro cholesterol tồn tại dưới da qua tác động của ánh nắng.

Ngoài ra, ánh nắng còn là yếu tố biến đổi vitamin D1 thành vitamin D2 để tạo ra tác dụng. Vậy nên, với những trẻ ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc có làn da sẫm màu sẽ hạn chế khả năng tổng hợp vitamin D và tăng nguy cơ trẻ còi xương chậm lớn.

2.3. Do chế độ dinh dưỡng bổ sung hằng ngày

Dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến sự phát triển thể chất của trẻ. Do đó, khi bé không được bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất, vitamin và chất  khoáng sẽ dẫn đến tình trạng còi xương chậm lớn. Với những bé bú mẹ hoàn toàn, yếu tố dinh dưỡng được quyết định hoàn toàn bởi chế độ dinh dưỡng của mẹ. Với những bé lớn hơn, mẹ cần điều chỉnh các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho con.

Bên cạnh tiêu chí cân đối và đầy đủ dinh dưỡng. Các mẹ cần đặc biệt quan tâm đến các dưỡng chất: Vitamin D, Canxi, Vitamin K, Magie, kẽm…

2.4. Còi xương chậm lớn do di truyền

Trẻ còi xương chậm lớn hoàn toàn có thể do nguyên nhân di truyền

Trẻ còi xương chậm lớn hoàn toàn có thể do nguyên nhân di truyền

Trường hợp trẻ còi xương chậm lớn do di truyền rất hiếm gặp nhưng mẹ vẫn cần lưu ý để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp phù hợp. Thường gặp nhất trong các trường hợp này là gen di truyền thiếu khoáng chất, điển hình nhất là thiếu photpho. Tình trạng này ảnh hưởng đến sự phát triển của xương gây còi xương, suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân trẻ chậm lớn và bị còi xương do di truyền rất khó để khắc phục chế độ dinh dưỡng. Cách tốt nhất cho trường hợp này là mẹ đưa bé đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và trực tiếp điều trị.

3. Giải quyết tình trạng còi xương chậm lớn ở trẻ

3.1. Tăng cường cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng

Tắm nắng là phương pháp phổ biến cải thiện tình trạng còi xương chậm lớn ở trẻ

Tắm nắng là phương pháp phổ biến cải thiện tình trạng còi xương chậm lớn ở trẻ

Tắm nắng thường xuyên giúp tăng cường khả năng tổng hợp vitamin D. Từ đó, giúp cơ thể hấp thu Canxi và phát triển hệ xương tốt hơn.

Việc tắm nắng ở trẻ nhỏ cần có phương pháp và lựa chọn được thời điểm phù hợp. Thông thường thời gian tắm nắng ở trẻ nhỏ là khoảng 6 – 8h sáng vào mùa hè và 7 – 9h sáng vào mùa đông. Thời gian tắm nắng có thể điều chỉnh tùy theo tình hình thời tiết. Tuy nhiên, không nên cho bé tắm nắng sau 9h sáng. Vì thời điểm này ánh nắng có chứa nhiều tia tử ngoại nguy hiểm với làn da bé.

3.2. Xem lại chế độ dinh dưỡng trong thực phẩm

Bổ sung Vitamin D và Canxi qua thực phẩm là cách cải thiện tình trạng còi xương chậm lớn được nhiều mẹ áp dụng

Bổ sung Vitamin D và Canxi qua thực phẩm là cách cải thiện tình trạng còi xương chậm lớn được nhiều mẹ áp dụng

Đa số các bé khi mới sinh đều được khuyến cáo sử dụng các chế phẩm vitamin D. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, cách bổ sung Vitamin D và dưỡng chất, khoáng chất… an toàn mà đem lại hiệu quả tốt nhất vẫn là qua thực phẩm. Theo đó, các thực phẩm mà mẹ nên chú ý để bổ sung cho con bao gồm:

  • Các thực phẩm giàu Vitamin D: Cá, trứng, sữa, bơ, nấm, đậu bắp, sữa…
  • Các thực phẩm giàu khoáng chất, canxi: Cá, hải sản, bông cải,….

3.3. Sử dụng thêm sản phẩm tăng cường Vitamin D, vitamin, khoáng chất

Mẹ cũng có thể cho bé sử dụng thuốc bổ để bổ sung dưỡng chất giúp trẻ mau lớn

Mẹ cũng có thể cho bé sử dụng thuốc bổ để bổ sung dưỡng chất giúp trẻ mau lớn

Khi chế độ dinh dưỡng không khắc phục được tình trạng còi xương chậm lớn. Mẹ cần chủ động bổ sung trực tiếp vitamin D và chất khoáng cần thiết cho con dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Một số chế phẩm bổ sung để mẹ tham khảo như:

  • Sản phẩm bổ sung vitamin D: Aquadetrim Vitamin D3, Morinaga D3, Ostelin, baby Ddrop….
  • Sản phẩm bổ sung Canxi: Canxi Corbiere, pre – vipteen, Ostelin….

4. Khi nào nên đưa trẻ tới bệnh viện

Theo các bác sĩ, các trường hợp trẻ còi xương chậm lớn mẹ không nên tự ý xử lý tại nhà mà cần đưa bé đến cơ sở y tế gồm có:

  • Trẻ chậm lớn còi xương trong thời gian dài:

Trẻ bị còi xương trong thời gian dài có thể là biểu hiện cho thấy các đầu xương đã bị cốt hóa và không dài ra được nữa. Để xác định chính xác tình trạng phát triển của xương, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế. Ngoài ra, còi xương trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin D, Canxi và các chất khoáng khác của cơ thể. Vậy nên, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, đánh giá và có phác đồ điều trị phù hợp.

  • Nếu còi xương là do di truyền:

Còi xương do di truyền nếu không được phát hiện sớm dễ gây ra tình trạng thấp lùn khi trẻ lớn lên. Vì nguyên nhân xuất phát từ các gen nên mẹ không thể xử lý được bằng các chế độ dinh dưỡng thông thường. Cách tốt nhất trong trường hợp này là đưa bé đến cơ sở y tế để được hướng dẫn các liệu pháp giúp cải thiện khả năng hấp thu chất khoáng và ngăn chặn nguy cơ còi xương chậm lớn ở trẻ.

5. Phòng ngừa còi xương chậm lớn thế nào?

Khi vấn đề còi xương chậm lớn của trẻ được khắc phục và các chỉ số thể chất đã đạt mức tiêu chuẩn, mẹ cần áp dụng các biện pháp để đảm bảo sự phát triển bình thường của con trong thời gian sau này:

  • Cho trẻ vui chơi, hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời tạo điều kiện cho con tiếp xúc với ánh nắng làm tăng khả năng tổng hợp vitamin D và hấp thu Canxi. Ngoài ra, hoạt động thể chất còn kích thích hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn.
  • Luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng: Các nhóm dưỡng chất cần được bổ sung cân đối và đầy đủ theo nhu cầu của bé ở từng giai đoạn phát triển.

Trên đây là các chia sẻ về tình trạng trẻ còi xương chậm lớn. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp mẹ tự tin hơn trong quá trình nuôi dưỡng con yêu.

Trẻ còi xương chậm lớn do đâu? Hướng xử lý giúp trẻ phát triển tốt nhất
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

kimnhi kimnhi292013@gmail.com

2020-04-27 09:11:59

con mình 7 tuổi, ăn được vậy còn ngày thấy cháu còi xương. xin hỏi ý kiến là bị sao vậy

Trả lời
  • Forikid TW3 namnguyen.pveser@gmail.com

    2020-05-07 11:07:01

    Chào chị, để nhận được tư vấn chi tiết nhất chị vui lòng liên hệ theo Hotline 1900.3199 để được chuyên gia hỗ trợ nhé.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC