Trẻ 9 tháng biếng ăn liệu có phải mắc bệnh? Mẹ cần phải làm sao?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 06/02/2023 10:00:31

Nhiều mẹ luôn băn khoăn khi trẻ 9 tháng biếng ăn ngoài nguyên nhân sinh lý ra thì liệu trẻ có đang mắc bệnh gì không. Những chia sẻ của các chuyên gia dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc đó.

1. Trẻ 9 tháng biếng ăn có phải do mắc bệnh?

Trẻ 9 tháng khó chịu, không muốn ăn khi đến bữa

Trẻ 9 tháng khó chịu, không muốn ăn khi đến bữa

Giai đoạn tập đi là thời kỳ bé dễ biếng ăn nhất. Nguyên nhân là do sự thay đổi sinh lý khiến trẻ cảm thấy mới lạ, trẻ tò mò và thích thú với từng bước đi của mình. Vì vậy mà trẻ thường xao nhãng việc ăn, lười ăn hơn.

Bên cạnh đó trẻ 9 tháng biếng ăn cũng có thể là do mắc một số bệnh lý như: cảm cúm, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, đau amidan, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, đầy hơn, âm hư, thận yếu…

Ngoài ra trẻ biếng ăn còn có thể do yếu tố tâm lý. Trẻ có thể bị buồn, bị shock hay sợ hãi do bị quát mắng, bị ép ăn… cũng là những nguyên nhân khiến con lười ăn, sợ ăn dẫn tới chứng biếng ăn.

https://shopthiensu.com/wp-content/uploads/2018/09/be-9-thang-tuoi-bieng-an.jpg

Đọc thêm về:

2. Mẹo giúp trẻ 9 tháng khắc phục chứng biếng ăn

Bé 9 tháng biếng ăn phải làm sao? Những mẹo dưới đây sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng.

2.1. Không ép trẻ ăn món con không thích

Mẹ không ép con ăn khi con không muốn ăn và không nên ép con ăn món ăn mà con không thích. Thay vào đó mẹ hãy tìm hiểu xem con thích gì, thích kiểu chế biến nào để nấu món ăn mà con thích.

2.2. Kết hợp bú và ăn dặm dần dần, cho con kịp thích nghi

Trẻ từ 4-5 tháng tuổi là độ tuổi mẹ có thể cho con ăn dặm. Tuy nhiên mẹ nên cho con ăn dặm dần dần, kết hợp với cho con bú để con kịp thích nghi.

Tránh trường hợp cho con ăn dặm nhiều ngay từ đầu sẽ tạo sức ép về mặt tâm lý cũng như ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ nhỏ.

2.3. Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn

Ăn vặt trước bữa ăn sẽ làm cho con không cảm thấy đói khi đến bữa, lâu dần làm trẻ 9 tháng biếng ăn. Chính vì vậy mẹ không nên cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn để con được đói, sẽ hào hứng ăn và ăn ngon miệng hơn.

2.4. Quan sát món con thích ăn

Mẹ hãy quan sát món con thích ăn để chế biến món ăn phù hợp với bé

Mẹ hãy quan sát món con thích ăn để chế biến món ăn phù hợp với bé

Cùng với sự lớn lên của cơ thể, trẻ nhỏ bắt đầu hình thành sở thích và tính cách. Trẻ sẽ bắt đầu cảm nhận được mùi vị thức ăn, do đó sẽ có những món ăn mà con thích và không thích.

Vì thế mẹ cần chú ý quan sát con khi ăn để nhận biết món ăn mà con thích, từ đó sẽ chế biến món ăn phù hợp.

Tuy nhiên mẹ cũng cần cân đối các món ăn để đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng.

2.5. Thay đổi thực đơn thường xuyên, trang trí món ăn đẹp mắt

Trẻ nhỏ cũng giống như người lớn vậy, ăn mãi một món sẽ thấy nhàm chán, ngán ngẩm. Chính vì vậy thay đổi thực đơn thường xuyên sẽ giúp con làm quen với nhiều món ăn mới, con sẽ cảm thấy thích thú khi đến bữa nữa.

Bên cạnh cách chế biến món ăn thì trang trí món ăn cũng hết sức cần thiết. Mẹ nên trang trí món ăn đẹp mắt, ngộ nghĩnh để con cảm thấy hào hứng hơn khi ăn.

2.6. Cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình

Cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình không những giúp con cảm thấy vui hơn mà còn giúp con tự giác ăn uống. Do trẻ nhỏ thường hay học theo và bắt chước người khác.

2.7. Tắt TV và các thiết bị điện tử khi ăn

Nhiều bậc phụ huynh thường “dụ dỗ” con ăn bằng cách cho con xem tivi, điện thoại, ipad … .Tuy nhiên hành động nuông chiều con này là hoàn toàn sai lầm.

Thay vào đó mẹ nên tắt tivi và các thiết bị điện tử khi con ăn để giúp con tập trung vào bữa ăn, ăn nhanh và hiệu quả. Điều này cũng giúp con hình thành thói quen tốt trong ăn uống cũng như tính cánh của con sau này.

2.8. Không kéo dài thời gian ăn uống

Theo các chuyên gia dinh dưỡng: Đối với trẻ nhỏ bữa ăn chính không nên kéo dài quá 30 phút, bữa phụ không nên quá 20 phút.

Thời gian ăn quá lâu làm thức ăn mất ngon, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa làm trẻ 9 tháng biếng ăn, không muốn ăn.

Chính vì vậy mẹ nên tập cho bé thói quen ăn uống tập trung để không kéo dài bữa ăn.

2.9. Chăm sóc khi con mọc răng

Mọc răng thường khiến lợi khó chịu, ngứa, thậm chí là sưng đau. Khi đó con thường không muốn ăn, chán hoặc sợ ăn.

Trong trường hợp này mẹ nên dỗ dành con, đồng thời massage lợi cho con hoặc dùng khăn lạnh chườm lên mặt, chỗ phần xung quanh miệng để giảm đau và khó chịu cho con.

Xem thêm: Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu?

2.10. Cân bằng chế độ dinh dưỡng

Cho trẻ ăn uống đủ dưỡng chất giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện, không biếng ăn

Cho trẻ ăn uống đủ dưỡng chất

Chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ rất quan trọng. Đặc biệt là trẻ đang trong độ tuổi từ 0 – 3 tuổi.

Ở thời kỳ này trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, bao gồm protein, lipid, vitamin và khoáng chất, chất xơ… để con khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Nếu thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin, khoáng chất sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến sự phát triển.

Do đó các mẹ cần chú ý đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày của con cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng.

3. Trẻ 9 tháng ăn gì?

Dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi có nhiều sự thay đổi so với giai đoạn trước đó, bé bắt đầu bước sang giai đoạn ăn dặm mới.

Vì vậy nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé cũng có nhiều sự khác biệt, nhiều đổi mới.

3.1. Chất dinh dưỡng cần bổ sung

Bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho trẻ 9 tháng qua thực phẩm hằng ngày

Bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho trẻ 9 tháng qua thực phẩm hằng ngày

3.1.1. ARA (Arachidonic acid)

Cần thiết cho sự phát triển của não và thị giác. Cần cung cấp cho trẻ khoảng 4.6g/ngày.

3.1.2. Calcium

Cần thiết cho xương phát triển và chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ đông máu, hoạt động của cơ bắp, hệ thần kinh. Đối với trẻ nhỏ nhu cầu khuyến nghị là 400mg/ngày.

3.1.3. Carbohydrates

Cung cấp năng lượng cho bé hoạt động và tăng trưởng cung như giúp sử dụng hiệu quả protein giúp hình thành các mô mới. Nhu cầu khuyến nghị 95g/ngày.

3.1.4. Folate

Hỗ trợ tăng trưởng và giúp phát triển các tế bào máu. Khuyến nghị sử dụng 80mcg/ngày.

3.1.5. Iodine

Điều tiết sự tăng trưởng tế bào, giúp tổng hợp các hormone tuyến giáp. Khuyến nghị sử dụng 90mcg/ngày.

3.1.6. Iron (Sắt)

Cần thiết cho sự hình thành và hoạt động của tế bào hồng cầu. Khuyến nghị cần cung cấp 11mg/ngày;

3.1.7. Niacin

Giúp giải phóng năng lượng từ các chất dinh dưỡng khác. Nhu cầu khuyến nghị cung cấp là 4mg/ngày.

3.1.8. Protein

Giúp cấu tạo, duy trì và phục hồi các mô nhờ khả năng sản sinh các hormone, enzyme và kháng thể, đồng thời giúp điều tiết quá trình phát triển của cơ thể. Khuyến nghị 20g/ngày.

3.1.9. Các loại vitamin

Vitamin B2

Giúp giải phóng năng lượng từ các chất dinh dưỡng khác được đưa vào cơ thể. Khuyến nghị 0.4mg/ngày.

Vitamin B1

Tốt cho hệ thần kinh và sự trao đổi chất. Thiếu vitamin B1 trẻ có thể bị rối loạn ngôn ngữ. Khuyến nghị 0.3mg/ngày.

Vitamin A

Giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho cơ thể, đặc biệt tốt cho da, tóc, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch. Khuyến nghị 400mcg/ngày.

Vitamin B6

Giúp hình thành mô và chuyển hóa chất béo, cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra vitamin B6 còn giúp điều chỉnh cảm xúc, hỗ trợ sự tổng hợp các dẫn truyền thần kinh. Khuyến nghị 0.3mg/ngày.

Vitamin B12

Giúp tăng chức năng hệ thần kinh cũng như sự hình thành phần di truyền trong các tế bào máu. Khuyến nghị 0.4mcg/ngày.

Vitamin C

Giúp tạo collagen giúp duy trì các mô mạch, tốt cho não bộ, chữa lành vết thương, hấp thu sắt và chống nhiễm trùng cho cơ thể. Khuyến nghị 30mg/ngày.

Vitamin E

Giúp bảo vệ tế bào, chống lại các gốc oxy hóa tự do cũng như ngăn chặn vỡ mô. Khuyến nghị 4mg/ngày.

Vitamin K

Giúp đông máu, tham gia tổng hợp protein cho cơ thể. Khuyến nghị 9mcg/ngày.

3.1.10. Kẽm

Kẽm cực kỳ quan trọng đối với trẻ, đặc biệt là trẻ 9 tháng biếng ăn. Do nó có tác dụng tăng hệ miễn dịch, giúp lành vết thương và điều hòa sự hình thành máu, xương mô, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Khuyến nghị 3 -5mg/ngày.

3.2. Thực phẩm cho trẻ 9 tháng

Mẹ nên kết hợp rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ biếng ăn

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ 9 tháng tuổi

Những thực phẩm sử dụng để chế biến thức ăn cho trẻ 9 tháng tuổi cần đảm bảo sạch, tươi, đảm bảo chất lượng.

Mẹ nên bổ sung thịt, cá, trứng, sữa trong thành phần bữa ăn, kết hợp với rau xanh, hoa quả (chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất).

4. Thực đơn cho bé 9 tháng biếng ăn

Dưới đây là thực đơn 1 tuần dành cho trẻ 9 tháng biếng ăn do Viện dinh dưỡng Trung Ương gợi ý.

NgàyBữa sángBữa phụ buổi sángBữa trưaBữa phụ buổi chiềuBữa tối
Thứ 2Súp bí đỏ, thịt lợn nạc½ dĩa trái câyKhoai tây nghiền trộn phô maiTáo xay nhuyễnCháo gạo tẻ, thịt bò, rau ngót
Thứ 3Cháo chuối xay nấu với yến mạch½ bát súp cà chuaCháo gạo tẻ nấu với rau cải và tômLê hầm nghiềnCháo gạo tẻ nấu với cà rốt, thịt lợn nạc
Thứ 4½ bát ngũ cốc và 1 lát bánh mì mềmTáo và cà rốt nghiềnSúp cá chépBánh quy giòn 1 ít và trái cây khôCháo gạo tẻ nấu với khoai tây và thịt bò
Thứ 5Cháo yến mạch và trái cây khôSúp bông cải xanh trộn phô maiKhoai lang và đậu lăng nghiềnHoa quả hỗn hợp cắt nhỏCháo gạo tẻ, gấc và thịt lợn nạc
Thứ 6Cháo gạo tẻ, khoai tây và thịt lợn nạcBánh quy 1 ít miếngSúp gà 1 chénĐu đủ chín và táo xay nhuyễnCháo gạo tẻ, cá hồi và rau tần
Thứ 7Súp cuaHoa quả tươi cắt nhỏThịt gà hầm khoai lang và táoChuối nghiềnCháo đậu Hà Lan và thịt gà
Chủ nhậtMỳ hoặc nui cắt nhỏSalad rau binaCháo tía tô và thịt lợn nạcBánh quy và sữa chuaCháo cua nấu với cà rốt băm nhỏ

5. Thuốc/ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho trẻ biếng ăn

5.1. Sản phẩm thảo dược

Trẻ biếng ăn có thể là do bị âm hư. Đây là thuật ngữ của y học cổ truyền, bình thường âm dương trong cơ thể cân bằng, nhưng ở trẻ nhỏ phần âm bị thiếu hụt hay còn gọi là âm hư.

Để cải thiện tình trạng này cần dùng các thảo dược có tác dụng bổ âm.

Trẻ nên dùng các sản phẩm được bào chế dưới dạng cao lỏng hoặc siro có vị ngọt dịu cho dễ uống.

5.2. Cyproheptadine

Cyproheptadine là một thuốc kháng histamin. có công dụng chính là điều trị dị ứng.

Ngoài ra, Cyproheptadine còn có tác dụng kích thích sự thèm ăn nhờ đặc tính kháng Serotonin – chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến cảm giác no, đói. Do đó trong nhiều trường hợp Cyproheptadine sẽ được sử dụng để điều trị biếng ăn ở trẻ nhỏ.

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc để điều trị biếng ăn ở trẻ cần tham khảo ý kiến bác sĩ và Cyproheptadine cũng được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc này cho trẻ sơ sinh hoặc sinh non.

5.3. Thực phẩm chức năng chứa men tiêu hóa

Một số thực phẩm chức năng chứa men tiêu hóa mẹ có thể dùng để chữa chứng biếng ăn do táo bón, đầy hơi ở trẻ nhỏ như:

  • Enterogermina
  • Pediakid
  • Men Vi Sinh Health Aid Bifina
  • Lợi khuẩn đường ruột BioGaia Protectis Baby
  • ….

Tuy nhiên việc sử dụng thực phẩm chức năng chứa men vi sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bởi những loại thực phẩm này nếu sử dụng không đúng sẽ ảnh hưởng xấu tới dạ dày của bé.

Trên đây là những mẹo nhỏ mẹ cần biết để giúp trẻ biếng ăn vượt qua được giai đoạn này. Mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Ngoài ra trong trường hợp trẻ 9 tháng biếng ăn bệnh lý mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị bệnh ngay.

Trẻ 9 tháng biếng ăn liệu có phải mắc bệnh? Mẹ cần phải làm sao?
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC