Chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ được chia thành 3 loại chính là: Biếng ăn sinh lý, biếng ăn tâm lý và biếng ăn bệnh lý. Trong đó biếng ăn sinh lý là tình trạng phổ biến nhất hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu xem biếng ăn sinh lý là gì, có nguy hiểm không và mẹ cần làm gì nhé!
1. Biếng ăn sinh lý là gì?
1.1. Biếng ăn sinh lý là gì?
Biếng ăn sinh lý là một dạng biếng ăn phổ biến nhất ở trẻ nhỏ hiện nay.
- Biếng ăn sinh lý có thể gặp phải khi bé bắt đầu từ 1 đến 2 tuần tuổi. Giai đoạn này tương ứng theo sự biến đổi của chu kỳ phát triển tự nhiên ở trẻ. Trong các giai đoạn phát triển khác nhau có sự thay đổi sinh lý, trẻ thường biếng ăn, lười ăn.
- Các giai đoạn biếng ăn sinh lý thường kéo dài từ 2-3 tuần. Và thường sẽ không có ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ.
Ngoài biếng ăn sinh lý thường gặp, một số trẻ còn biếng ăn do tâm lý hoặc bệnh lý.
Biếng ăn tâm lý là những ảnh hưởng về mặt tinh thần khiến trẻ lười ăn, sợ ăn. Biếng ăn bệnh lý là do trẻ mắc phải một bệnh lý nào đó ảnh hưởng tới sức khỏe làm cho trẻ trở nên lười ăn hơn.
1.2. Biểu hiện khi trẻ biếng ăn sinh lý
Các biểu hiện của trẻ biếng ăn sinh lý thường gặp như:
- Bé thường lảng tránh hoặc từ chối ăn.
- Bé rất hay ngậm thức ăn trong miệng lâu mà không chịu nuốt.
- Bữa ăn có thể kéo dài cả tiếng đồng hồ.
- Số bữa ăn trong ngày hoặc lượng thức ăn của bé ăn được trong mỗi bữa ít hơn so với các bạn cùng độ tuổi khác.
- Trong không chịu ăn hoặc từ chối một số loại thức ăn như trứng, sữa, thịt, cá hoặc tỏ ra chán nản với mọi loại thức ăn.
- Bé không mấy khi đòi ăn mà thường thích chơi hoặc ngủ.
- Bé giữ nguyên cân nặng hoặc không tăng cân trong nhiều tháng liên tiếp.
- Ngoài ra một số bé còn thường giả vờ đau bụng, đau đầu… để trốn tránh bữa ăn.
2. Các tuần biếng ăn sinh lý
Dưới đây là các giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ.
Tuần khủng hoảng (Wonder Week) là một cách để mô tả các giai đoạn phát triển mạnh mẽ của trẻ. Có những thời điểm cao điểm khi tất cả các bé phát triển nhanh chóng và trải qua các giai đoạn thúc đẩy tăng trưởng thể chất và tinh thần.
Những thay đổi tâm sinh lý bé thường gặp phải trong các giai đoạn này thường là:
- Ăn ít hoặc biếng ăn hơn.
- Ngủ ít hoặc thức dậy nhiều lần
- Khóc nhiều hơn
- Hay cáu kỉnh hơn
- Bám sát bạn mọi lúc
- Bị bệnh thường xuyên hơn
- Không hài lòng, bất kể bạn làm gì.
Sau đây là các giai đoạn biếng ăn của trẻ sơ sinh, cùng những ảnh hưởng của Wonder Week tới việc ăn uống của trẻ:
Tuần tuổi | Thay đổi ở trẻ | Ảnh hưởng đến việc ăn uống |
5 tuần | Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu có nhận thức với môi trường xung quanh. Lúc này trẻ chú ý hơn đến thế giới xung quanh. | Giai đoạn này bé thường quấy khóc từ 5 – 10 hoặc 11 giờ tối. Vì vậy mẹ cần chú ý âu yếm bé và cho bé bú thường xuyên, nhất là vào buổi tối. |
8-9 tuần | Bé bắt đầu nhận ra và tạo ra những hoa văn đơn giản trong thế giới của mình. Giai đoạn này bé sẽ thực hành di chuyển bàn tay của mình theo cùng một cách lặp đi lặp lại, hoặc tạo ra âm thanh lẩm bẩm tương tự nhau. | Tất cả sự tò mò và tỉnh táo này có thể khiến bé khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Điều này cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, do đó bé thường nhác ăn, biếng ăn hơn. Mặt khác đây cũng là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu thực hiện các thói quen cho trẻ như thói quen ăn uống, ngủ nghỉ. |
12 tuần | Chuyển động của bé trở nên mượt mà và phối hợp hơn. Bé cũng bắt đầu nhận ra những thay đổi trong thế giới của mình và mô hình của những thay đổi này (Ví dụ mỗi khi chuông máy sấy tắt, mẹ rời khỏi phòng). | Bé biếng ăn sinh lý do biết lẫy, biết lật, biết ngửa cổ và thích khám phá mọi thứ xung quanh hơn. |
23-26 tuần | Bé bắt đầu nhận ra khoảng cách vào thời điểm này – thế giới trở thành một nơi rộng lớn hơn nhiều đối với bé! Đây có thể là một lý do tại sao nhiều em bé bắt đầu lăn / bò vào thời điểm này. | Giai đoạn này bé bắt đầu tập lăn, bò, vì vậy mà bé thường thích thú với sự thay đổi lạ lẫm này của cơ thể mà trở nên lười ăn hơn. |
33-37 tuần | Bé cũng có những bước tiến lớn trong khả năng vận động, học cách bò tốt, kéo lên đứng và có thể thực hiện các bước hỗ trợ. | Trẻ lớn hơn và bắt đầu tập đi, điều mới lại này khiến trẻ thích thú. Trẻ sẽ muốn đi nhiều hơn, chơi nhiều hơn vì vậy mà cũng lười ăn hơn. Đây cũng là giai đoạn mẹ nên tạo thói quen mới trong ăn uống của bé, đó là cai sữa vào ban đêm, không để trẻ dậy bú vào đêm nữa. |
42-46 tuần | Bé bắt đầu nhận ra các bước liên quan đến các nhiệm vụ đơn giản, như mặc quần áo, hoặc làm bữa trưa. | Việc “huấn luyện” cách ăn uống cho con rất quan trọng ở giai đoạn này. Mẹ cần duy trì việc ăn uống khoa học cho con, tránh hình thành thói xấu biếng ăn về sau. |
52-55 tuần | Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu bày tỏ sở thích của mình về màu sắc, hình khối… | Trẻ đang học cách khẳng định sự độc lập và sở thích của mình. Chính vì vậy bữa ăn của trẻ cần được bài trí đẹp mắt hơn để thu hút trẻ nếu không chúng sẽ từ chối bữa ăn một cách khá “phũ phàng” |
61-64 tuần | Giai đoạn này trẻ học được rằng hành động của mình có những hậu quả nhất định | Giai đoạn này trẻ thích chạy nhảy và khám phá, tìm tòi mọi thứ xung quanh. Chính vì vậy mẹ cần áp dụng kỷ luật để thiết lập ranh giới và thiết lập giới hạn cho trẻ, tránh trẻ mải chơi mà không chịu ăn uống |
3. Cách khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ
3.1. Cách cho trẻ ăn uống
Tùy giai đoạn phát triển, trẻ sẽ phù hợp với các loại thức ăn và cách chế biến khác nhau. Khi trẻ đến tuần biếng ăn sinh lý, mẹ hãy lưu ý khi cho trẻ ăn uống:
- Trẻ tập ăn dặm: Nên cho bé ăn bột ăn dặm, thức ăn được xay nhuyễn hoặc cháo. Đây là các món giúp trẻ dễ nuốt và dễ hấp thụ thức ăn.
- Trẻ từ 9 tháng đến dưới 2 tuổi: Mẹ có thể cho bé ăn cháo, ăn cơm và thức ăn được nấu mềm, thịt băm… Lưu ý, thức ăn cần được chế biến mềm hơn để con dễ nhai và nuốt.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Mẹ có thể cho bé ăn các thức ăn như các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên tùy vào khẩu vị của trẻ để chế biến món ăn phù hợp với trẻ.
Chi tiết thêm về: Trẻ 9 tháng biếng ăn
3.2. Một số lưu ý chung
Như vậy, biếng ăn sinh lý là hiện tượng bình thường mà trẻ phải trải qua. Gia đình tuyệt đối không nên nóng vội, thay vào đó hãy chú ý 6 điều sau:
3.2.1. Không vội dùng thuốc biếng ăn cho trẻ
Khi trẻ biếng ăn mẹ cần theo dõi tình trạng trong một vài ngày. Và thử các phương pháp khắc phục tự nhiên trước khi tìm đến thuốc kích thích.
Nếu sử dụng thuốc, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Lưu ý, dùng theo chỉ dẫn để đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ.
3.2.2. Nên chia nhỏ các bữa ăn, không ép con ăn
Trẻ nhỏ thường không thể ăn nhiều trong một bữa. Vì vậy, nên chia nhỏ các bữa ăn để con ăn hết khẩu phần ăn tiêu chuẩn mỗi ngày.
Đồng thời mẹ không nên ép con ăn nếu con không đói. Vì như thế sẽ khiến bé hình thành tâm lý sợ ăn về sau.
3.2.3. Tạo thực đơn đa dạng, bổ sung đủ chất dinh dưỡng
Một món ăn nếu ăn 1 lần thì sẽ ngon nhưng nếu ăn liên tục thì sẽ chán. Điều này không chỉ đúng với người lớn mà đối với trẻ nhỏ cũng vậy.
Vì vậy mẹ nên bổ sung thêm món mới vào thực đơn để đa dạng sự lựa chọn cho trẻ. Tuy nhiên các món ăn mới vẫn phải đảm bảo đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày.
3.2.4. Trang trí món ăn đẹp mắt
Trang trí món ăn đẹp mắt sẽ giúp món ăn có hình thức hấp dẫn, kích thích vị giác và làm cho bữa ăn trở nên ngon hơn. Vì vậy ngoài thời gian chế biến món ăn cho con mẹ nên dành thêm một chút thời gian nữa để trang trí món ăn đẹp mắt hơn sẽ giúp trẻ thích thú với món ăn mẹ nấu hơn.
Mẹ có thể trang trí món ăn hình cây cối, hoa lá hay hình những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu cũng sẽ giúp bé yêu thích món ăn của mẹ hơn.
3.2.5. Cho trẻ ăn thức ăn dễ nuốt
Đối với trẻ nhỏ việc chế biến thức ăn rất quan trọng. Thức ăn dành cho trẻ thường không được quá cứng, không có xương để trẻ dễ nuốt. Đối với trẻ đang ăn dặm thì mẹ nên sử dụng thức ăn xay nhuyễn hoặc thức ăn dạng bột.
Tuy nhiên khi trẻ lớn hơn, khoảng 9 tháng tuổi thì nên chuyển từ thức ăn xay sang thức ăn băm nhỏ và thức ăn có thể cứng hơn, to hơn dần theo sự phát triển của con.
3.2.6. Chú ý cách nêm nếm gia vị
Ở mỗi độ tuổi, trẻ có nhu cầu và khả năng thích ứng với đồ ăn khác nhau. Do đó việc nêm gia vị hay dùng dầu ăn cần phù hợp. Nêm gia vị vào món ăn quá sớm có thể gây rối loạn vị giác của trẻ.
Dư thừa muối, đường sẽ ảnh hưởng đến thận và các vấn đề sức khỏe khác. Cho nhiều dầu ăn làm món ăn nhiều dầu mỡ gây cản trở hấp thu. Trẻ dễ bị đầy bụng, thừa cân, béo phì.
Theo đó cần chú ý những điều sau :
- Đối với trẻ dưới 1 tuổi:
Không nêm nếm gia vị đường, muối, nước mắm, dầu ăn hoặc chỉ nêm nếm với số lượng ít… Vì nếu cho gia vị không đúng sẽ làm rối loạn vị giác của trẻ.
- Trẻ 1 đến 3 tuổi:
- Nêm 1 lượng ít muối, đường, hạt nêm có thể chỉ 1/2 muỗng/ngày…,
- Nước mắm 1 muỗng/ngày.
- Hạt tiêu 1/3 muỗng/ngày, các gia vị hành, tỏi, rau thơm, mật ong nêm 1 muỗng/ngày.
- Mẹ có thể dùng dầu oliu, dầu đậu nành, dầu óc chó, hướng dương cho bé. Không nên sử dụng dầu dừa, dầu thực vật tinh luyện hay mỡ động vật. Liều dùng đối với dầu ăn là 2 – 3 muỗng/ngày, 4 ngày/tuần.
Xem thêm:
Như vậy, các mẹ đã tìm được câu trả lời cho “Biếng ăn sinh lý là gì?” cùng những lưu ý khi chăm sóc trẻ.
Cần luôn nhớ rằng , ngoài theo dõi sức khỏe và sự phát triển của trẻ, mẹ cũng cần có chế độ chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.