Táo bón ở trẻ sơ sinh: Từ nguyên nhân đến cách chữa

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 28/03/2023 14:48:59

Trẻ sơ sinh bị táo bón có những dấu hiệu gì để nhận biết? Cách chữa trị ra sao và mẹ cần chú ý những gì trong quá trình điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh. Những chia sẻ của các chuyên gia dưới đây sẽ giúp mẹ tìm được câu trả lời.

Nội dung bài viết

1. Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón ở trẻ sơ sinh khiến bé đầy bụng khó chịu

Táo bón ở trẻ sơ sinh khiến bé đầy bụng khó chịu

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện nên dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Khi em bé sơ sinh táo bón, mẹ có thể nhận biết dễ dàng thông qua một số dấu hiệu điển hình như là:

1.1. Trẻ bị đầy hơi, khó tiêu

Khi bị táo bón, thức ăn trong bụng không tiêu hóa được. Điều này khiến trẻ cảm thấy chướng bụng, khó chịu và sờ vào bụng thấy cứng. Đi kèm với các triệu chứng kể trên là hiện tượng bé xì hơi nặng mùi và đầy hơi.

1.2. Trẻ sơ sinh quấy khóc, lười ăn

Táo bón khiến cho các chất cặn bã và các độc tố không được đẩy ra ngoài mà bị dồn ứ trong bụng. Và làm cho cho độc tố bị hấp thụ ngược trở lại. Việc nay khiến cho bé cảm thấy khó chịu, cơ thể mệt mỏi, ngủ không ngon giấc.

Vì mệt mỏi nên bé thường hay quấy khóc hơn, nhất là vào ban đêm.

Ngoài ra do không tiêu hóa được thức ăn nên bé không có cảm giác đói. Vì vậy mà trẻ táp bón biếng ăn, lười ăn, chán ăn.

1.3. Trẻ đi ngoài khó khăn

Nếu mẹ thấy mỗi lần đi ngoài bé phải rặn, đỏ mặt tía tai hay khóc thì đây rất có thể là biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh.

Bởi táo bón khiến cho phân trở nên cứng hơn, to hơn. Vì thế bé sẽ phải rặn nhiều hơn bình thường, khiến cho mặt đỏ bừng lên, vã mồ hôi. Thậm chí là khóc vì đau và rát.

1.4. Bé đi ngoài ít hơn so với bình thường

Trung bình trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường đi ngoài từ 2 – 3 lần/ngày. Vì vậy nếu thấy bé đi ngoài ít, 1 – 2 ngày mới đi 1 lần thì mẹ cần nghĩ ngay đến việc có thể bé đã bị táo bón.

Tuy nhiên để chắc chắn hơn em bé sơ sinh táo bón hay không, mẹ nên theo dõi con thêm các dấu hiệu khác.

1.5. Phân của trẻ sơ sinh cứng, vón cục

Theo dõi tình trạng phân của bé là một trong những cách giúp nhận biết bé có bị táo bón hay không một cách nhanh nhất.

Theo đó đối với tình trạng phân mềm thì bình thường. Ngược lại nếu phân vón cục, rắn, sẫm màu, có hình viên nhỏ như phân dê. Hoặc phân thỏ hay phân kèm theo máu thì đây là dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh.

2. Biểu hiện ở trẻ sơ sinh khiến mẹ dễ nhầm tưởng trẻ bị táo bón

Bé có thể bị căng thẳng khi đi ngoài nhưng chưa chắc đã bị táo bón

Bé có thể bị căng thẳng khi đi ngoài nhưng chưa chắc đã bị táo bón

Những biểu hiện ở trẻ sơ sinh khiến mẹ dễ nhầm tưởng trẻ bị táo bón:

  • Tần suất đi ngoài giảm

Nhiều mẹ khi thấy con đi vệ sinh ít hơn bình thường thì nghĩ ngay con bị táo bón. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không chính xác.

Bởi trẻ sơ sinh, nhất là đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Vì thế bé hoàn toàn có thể hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ khiến cho số lần đi đại tiện ít hơn.

  • Căng thẳng khi đi ngoài

Đi ngoài khó khăn là một biểu hiện của táo bón ở trẻ sơ sinh. Khác với căng thẳng khi đi ngoài là phản ứng hoàn toàn bình thường của trẻ sơ sinh từ 4 – 6 tuần tuổi.

Do đây là giai đoạn trẻ bắt đầu nhận thức về cơ thể mình. Lúc này trẻ đang tập làm quen dần với hành động tống phân ra khỏi cơ thể.

Việc căng thẳng này sẽ giảm dần theo thời gian, khi bé đã học được cách đi ngoài.

3. Các giai đoạn trẻ dễ bị táo bón

Ở một số giai đoạn phát triển như khi trẻ tập ăn dặm, trẻ tập ngồi bồn cầu hay khi trẻ bắt đầu đi học là những thời kỳ trẻ dễ bị táo bón nhất.

3.1. Giai đoạn trẻ ăn dặm

Đang trong giai đoạn bú mẹ hoặc bú bình rồi chuyển sang ăn dặm với thức ăn đặc hơn.Việc này khiến trẻ thường bị táo bón.

Do tính chất thức ăn thay đổi và lượng nước cũng như chất xơ trong thức ăn dặm thường không đủ, không nhiều.

3.2. Giai đoạn tập ngồi bồn cầu

Giai đoạn trẻ tập ngồi bồn cầu là giai đoạn trẻ dễ bị táo bón. Do trẻ không thích hoặc chưa sẵn sàng để thích nghi với môi trường mới.

Vì vậy phản xạ của trẻ ở giai đoạn này thường là cố gắng nhịn mỗi lần phải ngồi vào bồn cầu đi vệ sinh.

3.3. Giai đoạn bắt đầu đi học

Đi học cũng là giai đoạn trẻ thường bị táo bón. Do thói quen nhịn đi vệ sinh vì không quen đi vệ sinh ở trường học . Hoặc trẻ ngại ngùng khi đi vệ sinh ở nơi lạ.

4. Nguyên nhân gây táo bón trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.

4.1. Bổ sung thực phẩm chưa đúng cách

4.1.1. Đối với trẻ đang bú mẹ hoàn toàn

Táo bón ở trẻ sơ sinh nguyên nhân có thể từ do sữa mẹ

Táo bón ở trẻ sơ sinh nguyên nhân có thể từ do sữa mẹ

Đối với trẻ đang bú mẹ thì việc mẹ ăn gì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn sữa con bú. Đây cũng chính là nguồn thức ăn của con.

Do đó nếu mẹ ăn các thức ăn cay nóng, thức ăn có ít chất xơ cũng sẽ là nguyên nhân khiến con bị khó tiêu.

4.1.2. Đối với trẻ uống thêm sữa công thức

Đối với trẻ bú bình thì việc lựa chọn loại sữa cho con bú rất quan trọng. Bởi với loại sữa có thành phần chứa ít chất xơ sẽ khiến bé khó tiêu, lâu ngày dẫn đến táo bón.

Ngoài ra đối với trẻ bú bình, bú sữa công thức thì mỗi bé sẽ hợp với loại sữa khác nhau. Do đó nên mẹ nên thay đổi loại sữa cho con khi thấy con có triệu chứng táo bón.

4.1.3. Trẻ ăn dặm

Ăn dặm là giai đoạn con hay bị táo bón. Do con đang chuyển từ việc bú sữa sang các loại thức ăn dạng đặc hơn . Và con chưa kịp thích nghi.

Ngoài ra việc chế biến các món ăn dặm giàu chất đạm, ít chất xơ cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh.

4.2. Bệnh lý, các vấn đề về sức khỏe

Khi trẻ bị mệt mỏi, bị cảm cúm. Hay mắc bệnh. Trẻ bị âm hư, thận yếu cũng là những nguyên nhân khiến cho con bị đổ nhiều mồ hôi, nóng trong dẫn đến mất nước, táo bón.

4.3. Tác dụng phụ khi dùng thuốc

Ngoài ra tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh hay thuốc giảm ho chứa codeine … cũng sẽ gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.

Bên cạnh đó một số trẻ cũng bị táo bón do các bệnh lý bẩm sinh như:

  • Đại tràng bị phình to (bệnh Hipschsprung).
  • Bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme)
  • Hẹp hậu môn
  • Rối loạn vận động ruột.
  • Bất thường thần kinh
  • Bệnh nội tiết chuyển hóa
  • Bệnh thần kinh- cơ…

5. Trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Để trị dứt điểm chứng táo bón ở trẻ sơ sinh, mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân là gì để từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.

5.1. Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt?

Sử dụng thuốc nhuận tràng hay thuốc bơm thụt để trị táo bón cho trẻ sơ sinh là phương pháp điều trị táo bón được các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng.

Và chỉ nên sử dụng như là giải pháp cuối cùng và phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Nguyên nhân là bởi việc thụt hậu môn sẽ khiến cho trẻ trở nên thụ động khi đi đại tiện. Nhu động ruột giảm, phân chậm di chuyển hơn khiến cho tình trạng táo bón dễ tái phát hơn.

5.2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ

Đọc thêm:

5.2.1. Đối với trẻ sơ sinh đang bú mẹ hoàn toàn

Đối với trẻ đang bú mẹ hoàn toàn thì việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cho phù hợp với con chính là việc thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ. Bởi những gì mẹ ăn sẽ hấp thụ vào sữa con bú.

Vì vậy mẹ cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mình nhiều chất xơ hơn. Từ đó giúp bổ sung chất xơ cho con, giúp con dễ đi đại tiện hơn.

5.2.2. Đối với trẻ sơ sinh uống thêm sữa công thức

Nên chọn loại sữa chứa nhiều chất xơ với trẻ sơ sinh dùng thêm sữa công thức

Nên chọn loại sữa chứa nhiều chất xơ với trẻ sơ sinh dùng thêm sữa công thức

Riêng đối với trẻ sơ sinh uống sữa công thức thì chính là việc tìm 1 loại sữa công thức phù hợp hơn với con. Đó nên là loại sữa chứa nhiều chất xơ hơn để giúp hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh hơn.

5.2.3. Đối với trẻ ăn dặm

Đối với trẻ ăn dặm thì mẹ nên xây dựng một thực đơn dinh dưỡng cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là chất xơ.

Bên cạnh đó mẹ cũng cần chú ý cho con uống thêm nước. Bởi giai đoạn này con sẽ dễ bị thiếu hụt nước. Do thức ăn bây giờ không phải là sữa, không chứa nhiều nước nữa.

5.3. Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Ngâm hậu môn bằng nước ấm sẽ giúp cho tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh được cải thiện. Bởi nước ấm sẽ giúp cơ hậu môn giãn nở hơn. Đồng thời bôi trơn hậu môn giúp phân ra dễ dàng hơn.

5.4. Bài tập “xe đạp”

Bài tập đạp xe sẽ giúp cho các cơ hoạt động. Đặc biệt là cơ bụng và cơ hậu môn, nhờ đó kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. Vì vậy mà tình trạng táo bón của con được cải thiện hơn.

5.5. Massage bụng cho bé

Massage bụng giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

Massage bụng giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

Massage bụng cho bé theo chiều từ trên xuống dưới. Bắt đầu từ đoạn dưới rốn sẽ giúp cho bé giảm các triệu chứng khó chịu do táo bón.

Không những thế còn giúp cho tình trạng táo bón cải thiện rõ rệt nhờ những cử động massage giúp phân chuyển động đi xuống, kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài.

5.6. Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Trong các trường hợp sau thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

6. Trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng thuốc và thảo dược

6.1. Thuốc trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Thuốc trị táo bón cho trẻ sơ sinh được phân thành 3 nhóm chính là:

  • Nhóm thuốc kích thích: Bao gồm hoạt chất Bisacodyl, thuốc thụt Glycerol. Thuốc có tác dụng tăng nhu động ruột, giúp quá trình đẩy phân ra dễ dàng hơn.
  • Nhóm thuốc thẩm thấu: Bao gồm hoạt chất Lactulose, Macrogol. Với cơ chế hút nước vào lòng ruột, giúp làm mềm phân hơn.
  • Nhóm thuốc tạo khối độn: Với hoạt chất là chất xơ, Inulin… có tác dụng làm trương nở và tăng khối lượng phân.

Bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tuy nhiên cần cho trẻ đi khám và được bác sĩ chẩn đoán điều trị một cách an toàn hiệu quả. Không nên tự ý mua các thuốc trên để tránh các tác dụng phụ của thuốc.

6.2. Thảo dược trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Các loại thảo dược thường được sử dụng cho trẻ táo bón

Các loại thảo dược thường được sử dụng cho trẻ táo bón

Đối với trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày, những biện pháp khắc phục như: Thay chế độ ăn, massage bụng, bài tập đạp xe … không đem lại hiệu quả cao. Thì mẹ nên sử dụng các thảo dược thiên nhiên vừa hiệu quả lại vừa an toàn.

Các loại thảo dược thường được sử dụng để trị táo bón cho trẻ sơ sinh bao gồm: Sinh địa, Đảng sâm, Hoài sơn, Thạch hộc, Táo chua, Tỳ giải, Cam thảo, Khiếm thực.

Những loại thảo dược này được tổng hợp, phát triển từ bài Bổ thận âm, giúp cải thiện chứng âm hư, thận yếu ở trẻ nhỏ.

Hiện nay, nhờ công nghệ hiện đại, các vị thuốc kể trên đã được chiết xuất và tổng hợp trong sản phẩm cải thiện táo bón do Công ty CPDP TW3 sản xuất.

Sản phẩm của TW3 giúp bổ thận âm, không những hỗ trợ cải thiện chứng táo bón và biếng ăn. Mà còn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa ở trẻ nhỏ rất hiệu quả.

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Sản phẩm được đánh giá cao và tin dùng bởi các bác sĩ, bà mẹ trên cả nước.

7. Mẹo trị táo bón ở trẻ sơ sinh

7.1. Nước bồ kết

Nước bồ kết là mẹo trị táo bón ở trẻ sơ sinh được nhiều người biết đến và áp dụng xưa kia. Nước bồ kết giúp bé bị táo bón đi ngoài dễ dàng.

  • Mẹ chỉ cần lấy 3 quả bồ kết nướng chín rồi giã nhỏ.
  • Hòa vào khoảng 500ml nước đun sôi để nguội.
  • Để lắng một lúc để cặn bồ kết lắng xuống rồi dùng xilanh hút lớp nước phía trên.
  • Bơm vào hôm môn của bé.

7.2. Rau mồng tơi

Trong rau mồng tơi chứa nhiều chất xơ. Nên đối với bé đã ăn dặm rồi thì dùng rau mồng tơi để chế biến món ăn cho con cũng sẽ giúp bổ sung chất xơ. Giúp con đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Ngoài ra thì một cách làm phổ biến khác là:

  • Sử dụng cọng mồng tơi tươi.
  • Rửa sạch, bóc vỏ.
  • Dùng ngoáy lỗ hậu môn cho bé.

Chất nhờn ở cọng mồng tơi sẽ bôi trơn lỗ hậu môn. Cùng phản ứng kích thích nhu động ruột sẽ giúp bé đi vệ sinh. Tác dụng của phương pháp này mẹ có thể thấy ngay sau khoảng 5 phút áp dụng.

7.3. Mật ong

Mật ong là phương pháp được sử dụng rộng rãi cho trẻ bị táo bón

Mật ong là phương pháp được sử dụng rộng rãi cho trẻ bị táo bón

Mật ong được sử dụng để trị táo bón cho con đơn giản, an toàn và hiệu quả cao. Cách sử dụng rất đơn giản. Mẹ chỉ cần sử dụng tăm bông sạch, thấm 1 ít mật ong nguyên chất rồi bôi vào vùng hậu môn của con.

Trong vòng từ 3 – 5 phút sau con sẽ đi đại tiện được ngay.

7.4. Nước ép bưởi

Bưởi giàu vitamin C, chất chống Oxy hóa, lycoten và chất xơ. Vì vậy sử dụng nước ép bưởi để cho bé uống sẽ cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.

Lưu ý mẹ nên pha loãng nước ép bưởi với nước lọc để bé dễ hấp thu, không nên pha với đường hay mật ong.

7.5. Nước ép mận khô

Nước ép mận khô giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh rất tốt

Bổ sung nước ép mận khô để trẻ nhanh hết táo bón

Sử dụng nước ép mận khô chữa táo bón ở trẻ sơ sinh vẫn được nhiều mẹ áp dụng cho đến nay.

Trong quả mận có chứa 15% chất sorbitol có khả năng hút nước ở thành ruột, giúp làm mềm phân. Đồng thời cùng với enzyme tiêu hóa chủ động có trong vỏ mận làm tăng tiết dịch. Từ đó giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và chống lại các vi khuẩn có hại.

Ngoài các mẹo kể trên thì mẹ có thể sử dụng: Chuối chín, lê, táo, quả mâm xôi, xoài chín, bơ, thanh long, mơ, dưa hấu hay đu đủ chín cũng có tác dụng tương tự.

8. Lưu ý cho mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị táo bón

8.1. Những sai lầm nên tránh khi chăm trẻ sơ sinh bị táo bón

Không ít mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ bị táo bón, do thiếu kiến thức về táo bón ở trẻ sơ sinh mà mắc phải các sai lầm. Tình trạng táo bón của trẻ không những không được cải thiện mà còn trầm trọng hơn.

Do đó trong quá trình chăm sóc bé bị táo bón mẹ cần tránh:

  • Bổ sung chất xơ cho con vô tội vạ: Các chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa bao gồm các chất xơ có trong rau xanh, hoa quả chín. Tránh các loại chất xơ có trong măng, ổi, xơ mít sẽ làm tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng thuốc, men tiêu hóa để điều trị táo bón cho con: Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh việc sử dụng thuốc điều trị hay men tiêu hóa là cực kỳ hạn chế. Bởi nó tuy có tác dụng tức thời nhưng về lâu về dài sẽ khiến cho bé bị phụ thuộc vào thuốc, ruột của bé sẽ không tự sản sinh được các enzyme tiêu hóa nữa.
  • Sử dụng thuốc thụt hậu môn, thuốc xổ: Nhiều mẹ vì quá nóng ruột khi thấy con bị táo bón nên sử dụng thuốc thụt hậu môn, thuốc xổ để trị táo bón khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn. Đây là hành động sai lầm bởi về lâu về dài sẽ khiến cho bé bị phụ thuộc vào thuốc. Tình trạng táo bón sẽ dễ tái phát và nghiêm trọng hơn.

8.2. Một số lưu ý khác

  • Trong trường hợp bé bị táo bón gây nứt hậu môn thì cần rửa sạch hậu môn. Sau đó bôi dung dịch Natri Bạc 2% để sát khuẩn và nhanh chóng làm lành vết thương.
  • Khi trẻ bị táo bón, trước hết cần cải thiện bằng chế độ ăn. Khi thay đổi thực đơn dinh dưỡng mà tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh vẫn không thuyên giảm. Thì mới sử dụng tới dược phẩm nhưng cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Các biện pháp điều trị táo bón như: Thụt hậu môn, thuốc xổ là biện pháp điều trị táo bón cuối cùng. Chỉ áp dụng khi các cách điều trị khác không mang lại hiệu quả. Và cũng chỉ được phép áp dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, còn non nớt. Do đó mẹ cần quan sát con mỗi ngày để nhận biết sớm tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Táo bón ở trẻ sơ sinh: Từ nguyên nhân đến cách chữa
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC