Bé bị táo bón lâu ngày – Nguyên nhân và Cách điều trị

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 08/02/2023 16:34:24

Bé bị táo bón lâu ngày” Nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào cho đúng? Bài viết này sẽ giúp cha mẹ giải đáp những băn khoăn khi chăm bé bị táo bón lâu ngày. 

Táo bón sẽ gây nên tình trạng khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu không được điều trị sớm và kịp thời.

Nội dung bài viết

1. Dấu hiệu nhận biết bé bị táo bón lâu ngày 

Thời gian đi đại tiện kéo dài là dấu hiện nhận biết bé bị táo bón lâu ngày

Thường xuyên đi đại tiện lâu là dấu hiện nhận biết bé bị táo bón

Táo bón là một trường hợp phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Táo bón gây nên các triệu chứng như đi khó, đau rát khi đại tiện hoặc thời gian giữa hai lần đại tiện quá lâu.

Những biểu hiện thường gặp nhất ở bé bị táo bón lâu ngày có thể kể đến như:

  • Tần suất đi đại tiện ở trẻ thấp hơn 3 lần/tuần.
  • Thời gian đi đại tiện kéo dài lâu hơn bình thường.
  • Trẻ đi tiêu khó khăn, căng thẳng hoặc đau rát.
  • Phân khô, cứng hoặc lẫn một ít máu.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón lâu ngày

Những nguyên nhân khiến bé bị táo bón lâu ngày

Những nguyên nhân khiến bé bị táo bón lâu ngày

2.1. Chế độ dinh dưỡng

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng là một điều rất cần thiết đối với sức khỏe của trẻ. Việc thiếu hay thừa các chất đều có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa non nớt của bé nhà bạn. Và gây ra tình trạng táo bón.

2.1.1. Chế độ ăn ít chất xơ

Hầu hết trẻ nhỏ chỉ thích ăn thịt mà làm ngơ với những món ăn từ rau củ. Do đó, tình trạng thiếu hụt chất xơ ở trẻ rất thường xuyên xảy ra.

Chất xơ tuy không tham gia trực tiếp đến việc thiết lập cấu trúc cơ thể nhưng có tác dụng rất lớn đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Nếu thiếu chất xơ, trẻ sẽ rất dễ bị táo bón.

2.1.2. Uống ít nước 

Hơn 60% số trẻ em táo bón lâu ngày đều không uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.

Nếu cơ thể thiếu nước, tác động tái hấp thu nước ở thức ăn mà cụ thể là ở ruột già sẽ được đẩy mạnh hơn bình thường.

Một lượng lớn nước bị lấy đi khiến phân trở nên thô và cứng. Do đó gây đau, rát, thậm chí rách, chảy máu hậu môn khi trẻ đi đại tiện.

2.1.3. Trẻ dùng sữa công thức

Đối với các trẻ đang bú bình, việc tuân thủ đúng công thức pha cũng là một điều cần được chú ý.

Bố mẹ pha quá nhiều sữa bột có thể làm lượng dinh dưỡng nhiều quá mức so với khả năng cơ thể bé có thể hấp thụ. Lượng dinh dưỡng dư thừa sẽ cản trở tiêu hóa, gây ra các biểu hiện của chứng táo bón.

Mặt khác nếu các bé vẫn bị táo bón kéo dài trong khi bố mẹ đã pha sữa đúng quy cách. Hãy thay đổi hiệu sữa bé đang sử dụng vì rất có thể đấy không phải là loại phù hợp với bé.

2.2. Bệnh lý 

Trong một vài trường hợp, bệnh lý cơ thể cũng là những nguyên nhân gây nên chứng táo bón ở trẻ.

Trẻ bị sốt hoặc nóng trong người lâu ngày có thể dẫn đến sự xuất hiện của táo bón. Một vài trường hợp khác có thể kể đến như suy nhược thần kinh, nhiễm khuẩn, giảm nhu động ruột hoặc nhiễm độc chì … .

2.2.1. Loạn khuẩn đường ruột

Trong cơ thể bình thường, tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột luôn được cân bằng. Nhưng nếu loạn khuẩn đường ruột xảy ra, hệ tiêu hóa sẽ mất cân bằng dẫn đến rối loạn chức năng do tác động của hại khuẩn. 

2.2.2. Phình đại tràng bẩm sinh

Phình đại tràng bẩm sinh là một bệnh nguy hiểm có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Nhưng nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh.

Khi mắc bệnh, nhu động ruột của người bệnh sẽ bị thay đổi. Trực tràng và đại tràng sigma nhu động kém dẫn đến việc phân bị đùn tắc, gây táo bón.

2.2.3. Cơ thành bụng yếu hoặc liệt 

Tương tự như bệnh lý phình đại tràng bẩm sinh, việc cơ thành bụng liệt hoặc giảm chức năng cũng có tác động xấu đến việc tiêu hóa và di chuyển phân của có thể. Phân bị đùn không được đào thải có thể làm bé bị táo bón lâu ngày.

2.3. Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh

Tác dụng phụ của thuốc dẫn đễn tình trạng táo bón ở trẻ

Tác dụng phụ của thuốc dẫn đễn tình trạng táo bón ở trẻ

Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc cũng góp một phần nào đó trong việc dẫn đến chứng táo bón ở trẻ. Việc sử dụng các loại thuốc có kháng sinh, giảm đau, an thần … có thể gây ra táo bón như một tác dụng phụ.

2.4. Thói quen sinh hoạt 

Thói quen sinh hoạt không tốt cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng táo bón lâu ngày ở trẻ em.

Trẻ ngồi lì, ít vận động, thường xuyên bỏ qua nhu cầu đại tiện. Điều này có thể thay đổi thói quen sinh hoạt của cơ thể, gây ra những hiệu ứng không tốt đến sức khỏe.

2.4.1. Không tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ

Thông thường, các bố mẹ thường tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ để tạo phản xạ tự nhiên cho trẻ. Khi bé đã quen sẽ tự cảm thấy muốn đi vệ sinh mỗi khi đến giờ đã tập.

Do đó, bé có thể nhịn đi đại tiện do ham chơi … nếu bố mẹ không tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ. Lâu dần sẽ gây ra chứng táo bón.

2.4.2. Lười vận động

Trẻ có thói quen ngồi lì một chỗ, chơi game, xem ti vi, thường bỏ qua nhu cầu đại tiện … Cơ thể không được vận động khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém.

Mặt khác, lười vận động có thể thay đổi thói quen đi đại tiện của trẻ và gây nên táo bón.

2.5. Ảnh hưởng yếu tố tinh thần 

Nhịn đi đại tiện vì sợ thối khiến bé bị táo bón

Bé sợ mùi thối của phân mà lười, không muốn đi đại tiện

Ngoài các tác động dinh dưỡng và sinh hoạt, yếu tố tinh thần cũng góp một phần lớn đến việc làm bé bị táo bón lâu ngày.

  • Đi đại tiện tất nhiên sẽ có mùi thối của phân. Một số bé lại rất ngại những vấn đề này và sinh ra tâm lý ngại đi đại tiện.
  • Mặt khác, các bé đang đi học lớp mầm non hoặc nhà trẻ thường có tâm lý rất sợ cô giáo.  Do đó bé không dám xin đi đại tiện mỗi khi có nhu cầu. Các bé thường chọn cách nhịn đại tiện và đợi về nhà để giải quyết.

Những yếu tố này tác động rất lớn đến sự thay đổi nhu cầu đại tiện của cơ thể. Về lâu dài, cơ thể sẽ giảm dần sự biểu hiện nhu cầu và gây ra chứng táo bón.

3. Bé bị táo bón lâu ngày – những hậu quả khó lường

Táo bón có thể là một chứng khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu để táo bón lâu ngày có thể dẫn đến những biến chứng rất khó lường.

  • Táo bón làm xáo trộn hoạt động tiêu hóa của trẻ dẫn đến cảm giác chán ăn, bỏ ăn, ăn không ngon,…lâu ngày làm bé bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, sụt cân,…
  • Đại tiện khó khăn, đau rát … nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ: làm trẻ lo lắng, sợ hãi việc đi tiêu, thậm chí cáu gắt, dễ nóng nảy.
  • Phân không được đào thải, đùn lâu ngày sẽ gây hại đến sức khỏe và cản trở lưu thông máu trong cơ thể … Gây ra những bệnh liên quan đến trực tràng như phình đại tràng, sa trực tràng, trĩ … .
  • Phân khô, cứng, tích tụ lâu trong cơ thể có thể chứa nhiều độc tố hơn bình thường. Trong đó có Deoxycholic AcidNOCs là hai tác nhân dẫn đến ung thư trực tràng phổ biến nhất hiện nay.

4. Sai lầm dễ mắc phải của mẹ khi chăm bé bị táo bón lâu ngày

Trẻ em thường có xu hướng nhịn đi ngoài khi đang chơi đùa

Trẻ em thường có xu hướng nhịn đi ngoài khi đang chơi đùa

4.1. Dùng ống thụt đít trẻ một cách vô tội vạ 

Dùng ống bơm trực tràng có thể giải quyết chứng táo bón rất nhanh chóng. Tuy nhiên đây không phải là một giải pháp an toàn nếu bố mẹ lạm dụng chúng.

Việc sử dụng ống bơm đít vô tội vạ sẽ làm giảm khả năng co bóp của trực tràng, làm quá trình tiêu hóa không hiệu quả. Mặt khác, sử dụng quá nhiều sẽ làm cơ thể mất đi phản xạ đi ngoài tự nhiên.

Sử dụng ống thụt đít cũng có thể gây đau, chảy máu hậu môn khiến trẻ sợ hãi mỗi khi phải đi đại tiện.

4.2. Cho trẻ uống men tiêu hóa không theo chỉ định của bác sĩ 

Thông thường, sử dụng men tiêu hóa chính là giải pháp được lựa chọn khi bé gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Tuy nhiên, cho trẻ sử dụng men tiêu hóa quá nhiều, không tuân theo chỉ định của bác sĩ sẽ làm cơ thể bị lệ thuộc vào thuốc, không tự sản sinh ra lượng men tiêu hóa như trẻ bình thường.

4.3. Không quan tâm, nhắc nhở trẻ đi vệ sinh đúng giờ

Trẻ em thường có xu hướng nhịn đi ngoài khi chúng đang chơi đùa. Thời gian ủ phân lâu trong người sẽ làm phân trở nên thô cứng. Từ đó gây khó khăn, đau, rát khi trẻ đi đại tiện.

Mặt khác, phân đùn lâu trong cơ thể sẽ tạo điều kiện cho các chất độc có thể xâm nhập qua quá trình tái hấp thu của cơ thể.

5. Cách điều trị cho bé bị táo bón lâu ngày 

Các bố mẹ thường hỏi nhau rằng: “Bé bị táo bón lâu ngày phải làm sao?”. Và đây chính là lời giải đáp cho những câu hỏi đó.

5.1. Trẻ bị táo bón nên ăn gì?

5.1.1. Uống đủ nước

Nước uống giúp quá trình lưu thông máu và các chất được diễn ra hiệu quả. Nếu trẻ không uống đủ nước, cơ thể sẽ đẩy mạnh quá trình hấp thụ nước ở ruột già làm phân khô và cứng.

Do đó để hạn chế chứng táo bón ở trẻ, các bố mẹ nên đảm bảo lượng nước cần thiết mỗi ngày bằng cách nhắc nhở bé uống nước đầy đủ.

5.1.2. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ 

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn cho bé táo bón là việc làm cần thiết. Chất xơ rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa của cơ thể. Nếu không đảm bảo lượng chất xơ cần thiết, bé có thể bị táo bón.

Các bố mẹ cần thiết lập chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời tăng lượng rau, củ, quả vào khẩu phần ăn của trẻ nhằm tăng lượng chất xơ cần thiết cho bé táo bón.

5.1.3. Chọn sữa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng

Chọn sữa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ

Chọn sữa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ

Mỗi giai đoạn phát triển bé sẽ cần cung cấp một hàm lượng dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể. Do đó, lựa chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ là điều vô cùng cần thiết.

Mặt khác, bố mẹ cần tuân thủ theo quy cách pha sữa cho bé để hạn chế sự thiếu hụt hoặc quá dư thừa dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

5.2. Bé bị táo bón lâu ngày nên uống thuốc gì? – Bài thuốc thảo dược

Sử dụng thuốc là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp hạn chế và chữa trị chứng táo bón lâu ngày. Mẹ có thể áp dụng một trong những bài thuốc thảo dược sau đây:

5.2.1. Đại hoàng

Mẹ lấy từ 3-10g đại hoàng sắc thành nước uống. Ngày uống 2 lần.

5.2.2. Chút chít 

Mẹ lấy 1-3g chút chít sắc thành nước uống hoặc dùng thuốc bột theo hướng dẫn của bác sĩ.

5.2.3. Hậu phác 

Dùng 6-12g hậu phác sắc thành nước uống.

5.2.4. Hà thủ ô đỏ

Dùng 10-20g sắc thành nước uống.

5.2.5. Đương quy

Dùng 10-20g dạng thuốc sắc.

5.3.6. Sản phẩm thảo dược 

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Theo y học cổ truyền, các thảo dược có tác dụng bổ âm giúp sinh tân dịch, tăng cường lượng nước trong cơ thể.Từ đó làm giảm nóng trong và cải thiện tình trạng táo bón nhanh chóng.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm có thành phần là các thảo dược bổ âm được tin dùng vì giúp giảm táo bón hiệu quả mà lại tiện dụng. Vì dạng bào chế là cao lỏng vị ngọt dễ uống, không mất công sắc thuốc như cách truyền thống. 

Sản phẩm có các thảo dược bổ âm bao gồm:

  • Sinh địa
  • Đảng sâm
  • Thạch hộc
  • Cam thảo
  • Tỳ giải
  • Táo chua
  • Khiếm thực
  • Hoài sơn

Sản phẩm Forikid TW3 mang đến những tác dụng hỗ trợ:

  • Bổ tỳ vị
  • Giảm nguy cơ táo bón
  • Tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng
  • Tăng cường sức khỏe

5.3. Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên 

Vận động giúp quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn, cơ thể bé cũng vậy.

Vận động thường xuyên giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. Từ đó hạn chế chứng táo bón xảy ra. Vì vậy, các bố mẹ nên khuyến khích trẻ vận động, chơi thể thao hoặc chơi đùa cùng trẻ.

5.4. Massage bụng

Massage bụng giúp hạn chế và cải thiện chứng táo bón ở trẻ

Massage bụng giúp hạn chế và cải thiện chứng táo bón ở trẻ

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khó có thể tự vận động. Bố mẹ có thể áp dụng các động tác massage bụng để tạo ra sự vận động tại cơ bụng của trẻ.

Các bài massage nhẹ nhàng có thể thúc đẩy hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn và hạn chế táo bón.

5.5. Tập cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ 

Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ có thể giúp cơ thể bé có thể đào thải phân đều đặn, tránh tình trạng đùn phân gây táo bón.

Hơn nữa, cơ thể bé sẽ tự động xuất hiện nhu cầu đại tiện khi đến giờ đi tiêu hàng ngày. Từ đó bố mẹ có thể gián tiếp quản lý sức khỏe tiêu hóa của trẻ.

5.6. Cho trẻ đi khám kịp thời

Đối với các bé có triệu chứng sau cần đưa ngay đến bác sĩ chuyên khoa để kịp thời chữa trị:

Các bố mẹ có thể có những cách chữa táo bón cho trẻ em tại nhà. Tuy nhiên, nếu táo bón xuất hiện lâu ngày thì những lời tư vấn của bác sĩ quả thực là một cứu cánh thực sự.

Bé bị táo bón lâu ngày sẽ không còn gây khó chịu cho bé nếu bố mẹ phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp chữa trị. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bố mẹ giải quyết tình trạng “bé bị táo bón lâu ngày” và chăm sóc bé khỏe mạnh.

Bé bị táo bón lâu ngày – Nguyên nhân và Cách điều trị
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC