[Kinh nghiệm] Chữa táo bón ở trẻ sơ sinh DỨT ĐIỂM

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 13/02/2023 07:58:15

Sơ sinh là giai đoạn trẻ dễ bị táo bón nhất. Chính vì vậy việc chữa táo bón ở trẻ sơ sinh như thế nào cũng là điều được rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm.

Những chia sẻ của chị Hoài có con 5 tháng tuổi bị táo bón đã chữa thành công dưới đây hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ đang tìm kiếm cách chữa táo bón ở trẻ.

Chị Hoài chia sẻ: “Bé nhà mình bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu đời. Bước vào tháng thứ 5 thì mình bắt đầu cho bé tập thêm bú bình và ăn dặm. Vì muốn con làm quen dần trước khi mình quay lại công việc bình thường.

Uống sữa ngoài và ăn dặm được một thời gian thì con bắt đầu có dấu hiệu bị táo bón. Nếu như bình thường con đi ngoài mỗi ngày 1 – 2 lần. Thì nay 3 – 4 ngày vẫn chưa thấy đi, sờ bụng con thì thấy cứng, con cũng ít ăn hơn.

Mình rất lo lắng và ngay lập tức đi tìm hiểu cách chữa. Mình đã hỏi các bà, các mẹ trong nhà, đưa con đi khám bác sĩ. Sau khi được tư vấn và áp dụng cách chữa theo hướng dẫn, con đã hết táo bón và không còn khó chịu.”

1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón

Hay khó chịu, chướng bụng đầy hơi có thể là dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Bé hay khó chịu, chướng bụng đầy hơi có thể là dấu hiệu táo bón

Khi có những dấu hiệu sau, mẹ có thể bước đầu xác định trẻ bị táo bón

  • Thời gian mỗi lần đi đại tiện lâu, thường cách nhau 3 – 4 ngày mới đi 1 lần.
  • Bé thường xì hơi nặng mùi.
  • Đi đại tiện khó khăn, bé phải rặn nhiều.
  • Bé thường hay quấy khóc, ngủ không ngon.
  • Bụng chướng, đầy hơi, sờ vào thấy cứng.
  • Phân của bé cứng, vón cục, sẫm màu, có hình viên nhỏ như phân dê hoặc phân thỏ.

Chi tiết thêm:

2. Biểu hiện dễ bị nhầm sang táo bón

Tần suất đi ngoài giảm

Sự thay đổi về số lần đi ngoài là dấu hiệu nhận biết đầu tiên khi trẻ sơ sinh bị táo bón. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp điều này hoàn toàn không đúng.

Trong nhiều trường hợp bé đi ngoài ít đi. Nhưng phân mềm và bé không có các dấu hiệu táo bón khác thì bé hoàn toàn không bị táo bón.

Bé bị căng thẳng mỗi lần đi ngoài

Nhiều mẹ khi thấy con bị căng thẳng khi đi vệ sinh thì nghĩ ngay đến nguyên nhân con bị táo bón. Nhưng rất có thể mẹ đã bị nhầm.

Bởi bé có thể rất căng thẳng mỗi lần đi vệ sinh do bé sợ mùi, sợ bẩn hay chưa quen với việc ngồi bồn cầu hoặc đi vệ sinh ở chỗ lạ.

Táo bón ở trẻ sơ sinh thường có nhiều biểu hiện khác nhau. Vì vậy để nhận biết trẻ sơ sinh có bị táo bón hay không cần căn cứ vào nhiều biểu hiện. Mẹ không nên vội vàng kết luận khi chỉ mới nhận thấy bé có 1 biểu hiện bất thường.

3. Nguyên nhân phổ biến gây táo bón ở trẻ sơ sinh

Chế độ đinh dưỡng không hợp lý của mẹ là nguyên nhân khiến bé sơ sinh táo bón

Chế độ đinh dưỡng không hợp lý của mẹ là nguyên nhân khiến bé sơ sinh táo bón

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới táo bón ở trẻ sơ sinh. Phổ biến nhất là

  • Do chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý: Đối với bé bú mẹ hoàn toàn thì chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Đặc biệt là hệ tiêu hóa của con. Vì vậy nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ nhiều chất đạm, nhiều mỡ, ít chất xơ cũng sẽ khiến cho bé dễ bị táo bón hơn.
  • Do trẻ dùng sữa công thức: Sữa công thức thường chứa ít chất xơ nên thường gây khó tiêu ở trẻ sơ sinh.
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị hoặc thuốc bổ: Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc ho điều trị bệnh ở trẻ sơ sinh … có thể gây ra tác dụng phụ là táo bón ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra nhiều trẻ cũng gặp phải tình trạng táo bón do mẹ bổ sung sắt, canxi không hợp lý.
  • Do bệnh lý: Những tổn thương thực thể của đường tiêu hóa hay một số các dị tật bẩm sinh như: Hipschsprung gây phình đại tràng, bệnh suy giáp trạng… cũng là nguyên nhân gây nên táo bón ở trẻ sơ sinh.

4. Chữa táo bón ở trẻ sơ sinh dứt điểm

Táo bón ở trẻ sơ sinh thường không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên tình trạng này nếu để kéo dài sẽ gây nên những hậu quả như: Trẻ táo bón biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi … Và ảnh hưởng tới tinh thần của bé nữa. Do đó khi trẻ bị táo bón cần kịp thời chữa dứt điểm để bé khỏe mạnh, vui vẻ.

Chữa táo bón ở trẻ sơ sinh cần kết hợp từ chế độ ăn uống đến cách sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Cụ thể như sau.

4.1. Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo cung cấp đủ nước và chất xơ, vitamin và các khoáng chất là chế độ dinh dưỡng “điểm 10” cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trong trường hợp trẻ bị táo bón thì chế độ dinh dưỡng của trẻ cần được cung cấp đủ nước và chất xơ để kích thích tiêu hóa dễ hơn.

4.1.1. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn

Mẹ nên bổ sung chất xơ hòa tan để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

Mẹ nên bổ sung chất xơ hòa tan để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ

Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì mẹ cần bổ sung chất xơ và nước vào khẩu phần ăn của chính mình. Điều này giúp đảm bảo cung cấp đủ nước và chất xơ cho bé.

Mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả chín trong khẩu phần ăn của mình để bổ sung nhiều chất xơ hơn. Bên cạnh đó mẹ cũng nên tránh các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Vì những thực phẩm này sẽ làm tình trạng táo bón ở trẻ trầm trọng hơn.

4.1.2. Với trẻ uống thêm sữa công thức

Đối với trẻ uống sữa công thức hay bú mẹ nhưng vẫn uống thêm sữa ngoài nếu gặp phải tình trạng táo bón thì cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Mẹ cần dừng việc cho trẻ uống loại sữa đó ngay.
  • Thay vào đó một loại sữa công thức mới. Tốt nhất là sữa có thành phần chứa nhiều chất xơ FOS hơn để trẻ dễ tiêu hóa hơn.
  • Ngoài ra việc pha sữa công thức cho con cần đúng theo hướng dẫn.

4.1.3. Với trẻ ăn dặm

Khi trẻ sơ sinh bước vào độ tuổi ăn dặm thì mẹ nên cho bé ăn dặm từ từ. Bé cần có thời gian làm quen với loại thức ăn mới. Và mẹ cũng nên cho bé ăn thức ăn từ loãng đến đặc dần chứ không nên cho bé ăn thức ăn đặc ngay.

Bên cạnh đó mẹ cũng nên cho con uống thêm nước lọc, nước trái cây để bổ sung nước, vitamin. Và đặc biệt là chất xơ cho con.

4.2. Massage bụng cho trẻ sơ sinh

Tác động từ trong ra ngoài sẽ giúp việc chữa táo bón ở trẻ sơ sinh trở nên hiệu quả hơn. Xoa bụng để trị táo bón cho trẻ sơ sinh là cách làm đơn giản, đem lại hiệu quả bất ngờ. Đây là biện pháp cải thiện mà mẹ có thể áp dụng cho trẻ 2 tháng, trẻ 4 tháng tuổi táo bón đến tận khi dưới 1 tuổi.

Mẹ nên xoa bụng cho con sau bữa ăn 1 tiếng.

  • Đầu tiên mẹ đặt bé nằm ngửa, ở trần và chân hướng về phía mẹ.
  • Sau đó mẹ đặt tay ở dưới rốn rồi ấn nhẹ xuống và xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ.
  • Mẹ nên xoa từ chậm đến nhanh để con dễ dàng thích ứng hơn.
  • Đồng thời mở rộng vòng tròn cho đến khi ngón tay chạm vào hông bên phải của bé.
  • Thực hiện tương tự với bên còn lại.

Để bài massage có hiệu quả nhất thì mẹ nên thực hiện massage cho con mỗi bên 30 vòng.

4.3. Bài tập “đạp xe đạp”

Bài tập “đạp xe đạp” là một trong những bài thể dục thú vị nên áp dụng đối với trẻ sơ sinh. Đây là cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả và cũng để tăng cường sức khỏe cho bé.

Mẹ nên thực hiện bài tập “đạp xe đạp” để bé có hệ tiêu hóa tốt và phòng ngừa cũng như trị táo bón cho trẻ sơ sinh.

Các thực hiện đơn giản như sau.

  • Mẹ để cho bé ở tư thế nằm ngửa.
  • Nhẹ nhàng nắm lấy 2 chân của con rồi di chuyển lên xuống theo vòng tròn hướng về bụng bé.
  • Đối với mỗi bên thực hiện đi thực hiện lại ba lần cho rồi để bé tự do.

Hiệu quả trị táo bón của phương pháp này thường có ngay sau mỗi lần thực hiện.

4.4. Ngâm nước ấm giúp bé táo bón dễ đi ngoài hơn

Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn, chữa táo bón ở trẻ sơ sinh rất tốt.

Ngâm nước ấm giúp thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Chính vì việc chữa táo bón ở trẻ sơ sinh bằng ngâm nước ấm mang lại hiệu quả bất ngờ.

Mẹ có thể trị táo bón cho con bằng việc ngâm hậu môn của con vào nước ấm.

  • Mẹ nên chuẩn bị 1 chậu nước ấm rồi cho bé ngồi vào trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày để có hiệu quả trị táo bón tốt nhất.

4.5. Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt?

Thụt hậu môn khi trẻ bị táo bón dường như là biện pháp trị táo bón cuối cùng. Bởi thụt hậu môn có thể trị táo bón ngay lập tức song hậu quả mà nó để lại lại rất nghiêm trọng.

Với biện pháp này trẻ dường như sẽ bị phụ thuộc, mất dần phản xạ đi ngoài tự nhiên. Thụt hậu môn nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ viêm hậu môn, gây đau rát, khiến trẻ có thói quen nín nhịn, càng dễ gây ra chứng táo bón. Vì vậy mà tình trạng táo bón của bé dễ bị tái phát hơn.

Đọc thêm: Bé sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Mẹ hỏi bác sĩ trả lời

5. Trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón cần đi khám bác sĩ

Những trường hợp cần đưa trẻ sơ sinh bị táo bón đến các cơ sở y tế có chuyên môn để thăm khám và điều trị bao gồm:

  • Trẻ bị táo bón kèm theo sốt cao, nôn trớ.
  • Bé đi ngoài phân cứng, vón cục kèm theo máu trong phân.
  • Đi ngoài khó khăn khiến bé bị táo bón rách hậu môn.
  • Bé bị sút cân kéo dài.
  • Bé biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng.
  • Bé bị táo bón đi ngoài ra máu.
  • Bé khó ngủ, hay quấy khóc.
  • Ngoài ra bé bị táo bón kéo dài và thường hay bị tái phát cũng là trường hợp cần đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp nhất.

6. 20 mẹo chữa táo bón ở trẻ sơ sinh từ các loại rau quả phổ biến

Với những mẹo trị táo bón đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả dưới đây sẽ giúp mẹ thở phào nhẹ nhõm khi con bị táo bón.

6.1. Trà bạc hà

Công dụng: Tinh dầu bạc hà có thể giúp thư giãn dạ dày, giúp phân di chuyển qua ruột dễ dàng hơn. Đồng thời tinh dầu bạc hà còn làm tăng tiết mật giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.

Cách dùng: Sau bữa ăn của trẻ khoảng 30 phút thì mẹ cho bé uống 1 ly trà bạc hà. Chứng táo bón của bé sẽ được cải thiện rõ rệt.

6.2. Vừng đen chữa táo bón ở trẻ sơ sinh

Công dụng: Hạt vừng đen có chứa nhiều tinh dầu, protein, methionine, phytin, vị ngọt, tính bình có lợi cho nhu động ruột. Vì vậy sử dụng vừng đen để chữa táo bón sẽ thúc đẩy quá trình đại tiện dễ dàng.

Cách sử dụng: Chữa táo bón bằng vừng đen áp dụng cho trẻ ở táo bón ở giai đoạn ăn dặm. Mẹ dùng 1 nắm vừng đen rang chín rồi xay nhuyễn, sau đó trộn với bột hoặc cháo cho bé ăn dặm. Công dụng trị táo bón của vừng đen sẽ công hiệu chỉ sau 1 lần ăn.

6.3. Quả bơ

Công dụng: Trong quả bơ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, đặc biệt là chứa rất nhiều chất xơ. Do đó bổ sung bơ trong thực đơn ăn dặm của bé sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Cách dùng: Mẹ xay nhuyễn bơ rồi trộn với 1 vài hạt muối tinh sau đó đút cho bé ăn, bé sẽ không còn bị thiếu chất xơ nữa.

6.4. Nước bồ kết

Công dụng: Nước bồ kết giúp bôi trơn lỗ hậu môn, giúp phân đi ra ngoài dễ dàng hơn mà không gây đau đớn cho bé.

Cách thực hiện: Mẹ nướng khoảng 3 quả bồ kết cho cho vào 500ml nước đun sôi, để nguội. Sau đó lấy xilanh bơm vào hậu môn cho bé. Sau khi thực hiện xong bé sẽ đi ngoài dễ dàng hơn.

6.5. Rau mồng tơi

Công dụng: Cọng mồng tơi có chất nhớt nên sử dụng để ngoáy lỗ hậu môn sẽ giúp bé đi vệ sinh dễ và ít đau đớn hơn.

Cách thực hiện: Mẹ chọn cọng mồng tơi tươi, xanh. sau đó bóc vỏ rồi ngoáy vào lỗ hậu môn của con. Thực hiện ngoáy trong vòng khoảng 5 – 10 phút là bé sẽ đi ngoài được.

Ngoài ra đối với những bé đã biết ăn dặm thì mẹ có thể sử dụng lá mồng tơi để chế biến món ăn cho con cũng mang lại hiệu quả trị táo bón ở trẻ sơ sinh.

6.6. Mật ong

Mật ong ngoáy hậu môn chữa chứng táo bón ở trẻ sơ sinh rất tốt

Mật ong ngoáy hậu môn chữa chứng táo bón ở trẻ sơ sinh rất tốt

Công dụng: Mật ong có tính nóng nên sẽ gây kích thích co thắt các vòng cơ hậu môn. Nhờ đó mà bé sẽ dễ dàng đi ngoài.

Cách thực hiện: Mẹ dùng tăm bông thấm mật ong rồi ngoáy vào hậu môn của bé với độ sâu khoảng 1cm, sau 1 lúc bé sẽ đi được vệ sinh ngay.

6.7. Quả Mơ

Công dụng: Trong quả mơ có chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, Kali nên có tác dụng trị táo bón hiệu quả.

Cách dùng: Mẹ sử dụng nước mơ ngâm pha với nước cho loãng hơn rồi cho bé uống mỗi ngày sẽ có hiệu quả trị táo bón.

6.8. Vaseline

Công dụng: Vaseline không chỉ có tác dụng làm mềm mà còn kích thích phân thoát ra ngoài dễ hơn, vì vậy nó được các mẹ bỉm sữa tin tưởng sử dụng để trị chứng táo bón ở trẻ sơ sinh.

Cách dùng: Mẹ dùng 1 ít vaseline thoa lên vùng hậu môn của bé, sau một vài lần thực hiện bé sẽ đi vệ sinh được.

6.9. Nho khô

Công dụng: Nho chứa nhiều vitamin và chất xơ nên rất hữu hiệu khi sử dụng để chữa táo bón. Bên cạnh đó quả nho còn có vị ngọt, dễ ăn nên bé rất thích.

Cách dùng: Mẹ có thể cho bé ăn nho tươi đối với bé đã biết ăn hoặc ép nước hay dùng nước nho khô ngâm để cho bé uống cũng đều sẽ chữa được táo bón cho trẻ.

6.10. Bột sắn

Công dụng: Bột sắn dây có tính mát nên giúp bé thanh nhiệt, hết nóng và đi tiêu dễ dàng.

Cách dùng: Áp dụng cho bé đã biết ăn dặm. Mẹ dùng một ít bột sắn dây quấy vào cháo để chế biến món ăn dặm cho bé ăn.

6.11. Nước mía mật ong

Công dụng: Nước mía có tính mát, giải nhiệt và nhuận tràng. Ngoài ra nước mía còn có tác dụng tan đờm, hạn chế giun đũa, trị ho.

Cách dùng: Kết hợp nước mía và mật ong với 40ml nước mía, 5ml mật ong trộn lại với nhau rồi khuấy đều cho bé uống. Thực hiện 2 lần/ngày vào sáng và chiều, bé sẽ khỏi táo bón.

6.12. Nước mận chữa táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Cho trẻ sơ sinh dùng nước mận giúp cải thiện chứng táo bón rất tốt

Cho trẻ sơ sinh dùng nước mận giúp cải thiện chứng táo bón rất tốt

Công dụng: Nước ép mận có lợi cho việc bôi trơn để phân của trẻ dễ dàng thoát ra. Ngoài ra trong quả mận còn chứa sobitol giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.

Cách dùng: Pha nước ép mận với nước theo tỉ lệ 1:4 rồi khuấy đều cho bé uống. Tình trạng táo bón sẽ được giải quyết ngay.

6.13. Sữa chua cải thiện tình trạng bé táo bón nhanh chóng, hiệu quả

Công dụng: Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho đường ruột, đặc biệt là probiotic. Vì vậy bổ sung sữa chua vào thực đơn cho bé táo bón sẽ giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện tình trạng táo bón. Đồng thời  giảm trầm cảm và thúc đẩy sức khỏe tim mạch hiệu quả.

Cách dùng: Mẹ cho bé ăn trực tiếp sữa chua hoặc trộn với bột hoặc cháo ăn dặm để trị táo bón cho trẻ.

6.14. Nước cam

Công dụng: Trong 1 quả cam có chứa khoảng 3g chất xơ, và có chứa axit có tác dụng nhanh trong ruột nên uống nước cam sẽ giúp bé muốn đi ngoài nhanh.

Cách dùng: Mẹ pha 60ml nước cam với nước rồi cho bé uống mỗi ngày.

6.15. Táo chín

Công dụng: Trong táo chứa sorbitol nên có tác dụng chữa táo bón hiệu quả.

Cách làm: Mẹ có thể ép lấy nước táo cho bé uống hoặc xay nhuyễn táo để nấu với bột, cháo ăn dặm. Ngoài ra mẹ cũng có thể cho bé ăn táo đối nếu bé đã biết ăn cũng sẽ giúp trị táo bón và phòng ngừa táo bón hiệu quả. (Trong trường hợp bé chưa bị táo bón).

6.16. Quả thanh long

Công dụng: Thanh long có tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt giải độc và hỗ trợ chữa táo bón hiệu quả.

Cách dùng: Mẹ có thể cho bé ăn thanh long mỗi ngày để phòng và chữa táo bón cho trẻ. Đối với những bé chưa biết ăn thì mẹ có thể xay sinh tố để bé uống dễ dàng hơn.

6.17. Quả lê

Công dụng: Lê có tính mát, nhiều nước và nhiều chất xơ nên rất tốt cho trẻ bị táo bón.

Cách dùng: Mẹ có thể ép lấy nước hoặc xay nhuyễn để chế biến thành món ăn dặm để trị táo bón cho con. Tuy nhiên tốt nhất là mẹ nên cho bé ăn nguyên miếng đối với những bé đã biết ăn sẽ tốt hơn nhiều.

6.18. Dưa hấu

Nước ép dưa hấu tốt cho bé

Nước ép dưa hấu được sủ dụng chữa táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Công dụng: Dưa hấu chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin A và Kali, có vị ngọt dễ ăn. Vì vậy được sử dụng để trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Cách dùng: Mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước, xay sinh tố cho bé ăn đều được.

6.19. Đu đủ

Công dụng: Đu đủ giàu chất xơ, vitamin A, vừa tốt cho mắt, vừa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Cách dùng: Mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước hay xay sinh tố cho bé ăn đều có tác dụng trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

6.20. Bí đỏ

Công dụng: Bí đỏ tốt cho mắt, giàu vitamin E, B6, folate và sắt giúp bé phát triển thể chất và cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách dùng: Mẹ dùng bí đỏ vừa đủ để chế biến món ăn dặm cho bé.

7. Sai lầm dễ mắc phải của mẹ khi chăm trẻ sơ sinh bị táo bón

Những sai lầm mà mẹ cần tránh khi chữa táo bón ở trẻ sơ sinh:

Bổ sung quá nhiều chất xơ không tốt cho việc chữa táo bón cho trẻ

Đối với trẻ bị táo bón, việc bổ sung chất xơ là rất cần thiết. Tuy nhiên nếu nhồi nhét một cách vô tội vạ thì lại phản tác dụng.

Bởi nó sẽ khiến thức ăn trong bụng bị nhồi nhét thêm, khiến cho bé bị đầy bụng và khó tiêu hơn.

Cho con uống rất nhiều nước

Cũng giống như chất xơ, việc bổ sung nước đối với trẻ bị táo bón cũng rất cần thiết. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau lượng nước cần để bổ sung cho trẻ cũng sẽ được quy định khác nhau.

Ngoài ra nếu cho bé uống quá nhiều nước cũng sẽ khiến cho bé bị đầy bụng và máu loãng, dẫn tới bé bị thiếu máu, mệt mỏi.

Sử dụng và lạm dụng men tiêu hóa, men vi sinh

Sử dụng men tiêu hóa, men vi sinh sẽ khiến cho bé bị phụ thuộc vào những enzyme tiêu hóa. Từ đó khiến cho cơ thể không tự sản sinh ra các lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa nữa.

Sử dụng thuốc xổ hoặc thuốc thụt hậu môn

Thuốc xổ và thuốc thụt hậu môn sẽ giúp bé đi vệ sinh ngay lập tức. Tuy nhiên các phương pháp này sẽ làm cho bé bị phụ thuộc, phản xạ đi ngoài tự nhiên sẽ không còn nữa.

Điều này khiến cho bé thường dễ bị tái phát táo bón và táo bón sẽ khó điều trị hơn.

8. Lời kết

Như vậy để chữa táo bón ở trẻ sơ sinh có rất nhiều biện pháp khác nhau. Mẹ có thể thực hiện các biện pháp vật lý như: Xoa bụng, bài tập “đạp xe” hay cũng có thể sử dụng các mẹo chữa táo bón dân gian … . Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng thuốc, men vi sinh để chữa táo bón cho con.

Tuy nhiên với những biện pháp này cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn cho trẻ và tránh những ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ về lâu về dài.

Chúc mẹ thành công với những chia sẻ thật hữu ích từ mẹ Hoài về cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh nhé.

[Kinh nghiệm] Chữa táo bón ở trẻ sơ sinh DỨT ĐIỂM
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC