REVIEW | Kinh nghiệm chữa trị cho bé bị táo bón kéo dài hiệu quả

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 08/02/2023 16:24:35

Nỗi lo bé bị táo bón kéo dài sẽ chấm dứt với những chia sẻ thiết thực sau đây từ mẹ Phương. Các mẹ hãy cùng xem đó là những cách gì nhé!

Mẹ Phương chia sẻ:

Mấy hôm rồi mình thấy các mẹ rộ lên hỏi cách chữa táo bón cho trẻ 4 tuổi bị táo bón. Bé nhà mình cũng thường xuyên bị táo bón có lẽ cũng 1 phần do bị di truyền cái máu nóng của mẹ. Mình cũng khốn khổ tìm cách chữa cho con vì thấy con mỗi lần “đi nặng” đến khổ. Rồi con lười ăn, con bị sút cân … xót xa lắm các mẹ. 

Người ta nói có bệnh thì vái tứ phương. Mình cũng vậy, vì thương con mà mày mò, tìm đủ mọi cách để trị táo bón cho con. May mắn thay trời không phụ công người, cuối cùng thì mình cũng đã biết cách trị chứng táo bón kéo dài của con. Dưới đây là thành quả của hành trình chữa táo bón cho con mà mình đã đúc kết được. Hi vọng những chia sẻ này của mình sẽ giúp ích được cho các mẹ.”

Chứng táo bón kéo dài khiến trẻ xấu hổ mỗi lần đi đại tiện

1. Táo bón là gì? 

Táo bón là tình trạng khó khăn khi đi đại tiện, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Từ người già, trẻ nhỏ và cả người trưởng thành. Trong đó táo bón xảy ra phổ biến nhất ở người già và trẻ nhỏ.

Tình trạng đi đại tiện được xem là táo bón nếu buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh. Tần suất đi đại tiện mỗi lần cách nhau quá xa. Thường trên 3 ngày hoặc đại tiện dưới 3 lần/tuần đi kèm với những cơn đau bụng, phân rắn, vón cục …

2. Dấu hiệu nhận biết khi bé bị táo bón kéo dài

Dấu hiệu khi bé bị táo bón kéo dài

Dấu hiệu khi bé bị táo bón kéo dài

Trẻ bị táo bón thường có nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau. Một số dấu hiệu táo bón ở trẻ để mẹ nhận biết khi bé bị táo bón kéo dài như: 

  • Đi tiêu ít hơn bình thường (dưới 3 lần/tuần);
  • Đau và căng thẳng khi đi tiêu.
  • Chán ăn, đau bụng, chướng bụng.
  • Phân khô, cứng, tạo thành các cục nhỏ.
  • Sợ đi tiêu và thậm chí sợ ngồi vào bồn cầu.
  • Không có cảm giác mót đại tiện.
  • Có cảm giác đi đại tiện chưa hết phân.
  • Đau ở hậu môn.
  • Phân có thể lẫn máu do nứt hậu môn.
  • Phân có mùi khó chịu.
  • Đái rắt, nhiễm trùng tiết niệu.
  • Són phân lỏng.

3. Tại sao bé bị táo bón kéo dài?

Thiếu chất xơ - nguyên nhân khiến bé bị táo bón kéo dài

Thiếu chất xơ – nguyên nhân khiến bé bị táo bón kéo dài

Theo mình tìm hiểu thì có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng táo bón của trẻ nhỏ. Trong đó các nguyên nhân phổ biến là: Do thức ăn, do bé uống sữa công thức; Thiếu nước, thiếu chất xơ; Do một số vấn đề liên quan đến sức khỏe … 

3.1. Thức ăn

Thức ăn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng bé bị táo bón kéo dài phải kể đến đầu tiên.

Những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường. Những loại thực phẩm gây nóng trong, các loại thức ăn khó tiêu … là những tác nhân gây nên tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ.

3.2. Bé uống sữa công thức

Sữa công thức là loại sữa giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên lại ít chất xơ và có nhiều thành phần gây khó tiêu ở trẻ. Do đó việc lựa chọn loại sữa công thức không phù hợp sẽ gây táo bón cho trẻ.

3.3. Thiếu nước

Nước là thành phần không thể thiếu đối với cơ thể mỗi người, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Khi cơ thể bé bị thiếu nước sẽ khiến cho lượng nước cung cấp cho hệ tiêu hóa, cho ruột sẽ bị ít đi, dẫn tới tình trạng khó tiêu, phân vón cục, cứng.

Vì vậy bé sẽ đi ngoài khó khăn, tình trạng thiếu nước kéo dài sẽ gây nên tình trạng táo bón và làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn.

3.4. Thiếu chất xơ

Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Khi khẩu phần ăn thiếu chất xơ sẽ gây nên tình trạng táo bón.

Một số loại thực phẩm như ổi, măng, xơ mít… có chứa chất xơ không hòa tan sẽ không giúp cải thiện tình trạng táo bón mà ngược lại sẽ khiến tình trạng táo bón trầm trọng hơn.

3.5. Do các vấn đề sức khỏe 

Một số bệnh lý như:

  • Đại tràng bị phình to (bệnh Hirschsprung)
  • Bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme)
  • Hẹp hậu môn, rối loạn vận động ruột
  • Bất thường thần kinh
  • Bệnh nội tiết chuyển hóa
  • Bệnh thần kinh – cơ…
  • Âm hư, thận yếu cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ. 

Trong những bệnh lý đó, âm hư, thận yếu là nguyên nhân bệnh lý phổ biến nhất. Âm hư, thận yếu là tình trạng âm dương mất cân bằng, âm hư khiến phần âm thiếu hụt. Lượng tân dịch trong cơ thể bị thiếu dẫn đến tình trạng nóng trong, táo bón, miệng khô, biếng ăn, đổ mồ hôi trộm và có thể bị đái dầm.

3.6. Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì một số nguyên nhân khác có thể gây nên tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ là:

  • Lười vận động.
  • Thói quen đi ngoài sai cách.
  • Do tâm lý sợ đau nếu đi ngoài khiến bé càng nín nhịn đi táo bón. Lâu ngày chứng táo bón sẽ kéo dài hơn.
  • Một số bé có tâm lý sợ thối, sợ bẩn mà nhịn đi ngoài khiến tình trạng táo bón càng kéo dài.

4. Biến chứng khó lường khi bé bị táo bón kéo dài

Táo bón kéo dài khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Táo bón kéo dài khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Táo bón tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Song táo bón kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. 

Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu tình trạng táo bón ở bé kéo dài.

4.1. Trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Bé biếng ăn, chậm tăng cân là điều dễ dẫn đến khi trẻ bị táo bón lâu ngày. Táo bón khiến thức ăn không tiêu được gây nên tình trạng đầy bụng, đầy hơi, chướng bụng. Việc này làm cho bé không có cảm giác đói, thèm ăn, dẫn đến tình trạng biếng ăn.

Biếng ăn lâu ngày sẽ gây nên thiếu hụt dinh dưỡng. Cộng với việc táo bón làm kém hấp thu sẽ làm cho bé chậm tăng cân, thậm chí là suy dinh dưỡng.

4.2. Nứt kẽ hậu môn

Khi bị táo bón phân sẽ trở nên cứng và vón cục .Do đó bé cần sử dụng nhiều sức lực để rặn gây rách ống hậu môn từ đó gây nên nứt kẽ hậu môn.

4.3. Sức đề kháng của con bị suy giảm

Do kém hấp thu khiến cho cơ thể trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đặc biệt là thiếu hụt vitamin và khoáng chất khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Ngoài ra táo bón còn gây tích tụ độc tố trong cơ thể khiến cho sức đề kháng cũng bị ảnh hưởng. 

4.4. Trẻ dễ bị suy kiệt, nhiễm độc

Phân không được đào thải ra ngoài gây tích tụ độc tố cho cơ thể khiến cơ thể bị nhiễm độc, sức đề kháng bị suy giảm.Từ đó dẫn tới trẻ dễ bị suy kiệt, suy nhược cơ thể.

4.5. Viêm ống hậu môn trực tràng – Abces hậu môn – rò hậu môn

Táo bón kéo dài gây nứt kẽ hậu môn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên ổ abces giữa 2 cơ thắt hay abces quanh hậu môn. Nguy hiểm nhất là tình trạng rò hậu môn có thể xảy ra khi bị táo bón kéo dài.

4.6. Tắc ruột do khối “u phân”

U phân là khối phân rắn, kết dính với nhau tạo thành. U phân sẽ gây nên tình trạng đau bụng, chướng bụng, tắc ruột.

4.7. Nguy cơ bị ung thư hậu môn – trực tràng tăng cao

Việc tích tụ phân dễ dẫn đến các loại độc tố như deoxycholic acid, lithocholic acid và các phức hợp nitroso (NOCs). Những loại độc tố này nằm lâu trực tràng làm tăng nguy cơ bị ung thư. 

4.8. Tăng nguy cơ bị viêm ruột thừa

Trẻ có nguy cơ bị viêm ruột thừa do thói quen đại tiện bị thay đổi vì táo bón kéo dài. Hơn nữa trẻ dễ xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, tiểu dắt.

4.9. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong những biến chứng nghiêm trọng mà các mẹ cần lưu ý khi bé bị táo bón kéo dài. Việc phân tích tụ lâu ngày trong trực tràng có thể gây nên trĩ do vì gây cản trở quá trình tuần hoàn trong máu. Nguy hiểm hơn bé sẽ bị ung thư trực tràng rất nguy hiểm.

Chính vì vậy, khi bé bị táo bón, mẹ cần nhanh chóng tìm ra phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ để tình trạng này không kéo dài.

Chi tiết: Bé bị táo bón đi ngoài ra máu – Những nguy hiểm rình rập

4. Cách phòng tránh và điều trị cho bé bị táo bón kéo dài

4.1. Khi nào cần đưa bé bị táo bón đi khám?

Khi trẻ bị táo bón gặp phải các trường hợp sau cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay:

  • Trẻ bị táo bón kéo dài nhiều ngày và bị tái phát thường xuyên dù mẹ đã áp dụng nhiều biện pháp chữa trị khác nhau.
  • Trẻ vẫn bị táo bón dù mẹ đã thay đổi chế độ ăn, bổ sung nhiều chất xơ, nước… trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Táo bón kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn, trong phân có máu, rò rỉ hậu môn, bị trĩ, biếng ăn, giảm cân, thần kinh chậm phát triển thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
  • Táo bón gây nên tình trạng trẻ bị biếng ăn, giảm cân, suy dinh dưỡng hoặc có dấu hiệu nghi ngờ táo bón bệnh lý.

4.2. Cách phòng tránh và điều trị cho bé bị táo bón kéo dài

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé bị táo bón kéo dài

4.2.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Mẹ nên cho bé uống đủ nước, bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan cũng như các khoáng chất cần thiết như hoa quả bao gồm: Bưởi, chuối chín, lê, xoài chín, bơ, thành long, mận, cam, đu đủ chín, dưa hấu … .

Cho bé uống nước ép mận khô, nước ép khoai tây, nước mía, nước ép cam, nước ép cần tây. Hoặc bổ sung vào khẩu phần ăn các loại củ quả như khoai tây, khoai lang, cà chua, bí đỏ, măng tây. 

Đặc biệt cung cấp các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ cho bé táo bón như: Súp lơ, rau dền đỏ, rau bắp cải, cải thảo, mồng tơi … . Các loại ngũ cốc, yến mạch hay bột sắn dây cũng sẽ giúp cải thiện và phòng tránh tình trạng táo bón.

Bên cạnh các loại thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn cho bé táo bón như trên. Mẹ cũng nên tránh một số loại thức ăn là sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt đỏ, rau già, đồ ngọt, hoa quả có vị chát, thực phẩm chứa nhiều tinh bột… để phòng tránh và giúp quá trình điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả hơn.

4.2.2. Tác động đến hành vi và thói quen sinh hoạt của trẻ

Ngoài việc cải thiện chế độ dinh dưỡng thì các mẹ cũng nên khuyến khích bé tăng cường vận động, tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày và đi đại tiện đúng cách.

  • Việc tăng cường vận động sẽ giúp cho nhu động ruột hoạt động trơn tru và hiệu quả. Từ đó việc đi đại tiện của bé cũng trở nên dễ dàng hơn.
  • Cha mẹ cần thường xuyên quan sát, nhắc nhở và khuyến khích khi thấy bé có tư thế ngồi chưa đúng cách và lười đi vệ sinh hằng ngày.
  • Kê ghế dưới chân cho trẻ khi ngồi bồn cầu để việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Tư thế này giống như khi trẻ đang ngồi xổm. Lúc này góc hậu môn không bị thắt và vì thế việc đi ngoài trở nên trơn tru dễ dàng hơn.
  • Cha mẹ tập thói quen đi đại tiện cho bé, tốt nhất là 1 lần/ngày.

4.2.3. Bé bị táo bón nên uống thuốc gì

Khi trẻ bị táo bón kéo dài thì việc sử dụng thuốc để điều trị táo bón là một trong những biện pháp cần thiết. Tuy nhiên các mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị táo bón cho con tại nhà mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi mua. Dưới đây là một số loại thuốc có thể sử dụng để điều trị táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ:

  • Duphalac
  • Citrucel
  • Norgalax
  • Bisacodyl
  • Forlax
  • Sorbitol
  • Rectiofar

Việc sử dụng thuốc tây trong điều trị táo bón ở trẻ được xem là phương án cuối cùng trong điều trị táo bón ở trẻ nhỏ. Thay vào đó các phương pháp điều trị dân gian như sử dụng cọng mồng tơi, mật ong, mận khô, rau má, rau diếp cá, nước bồ kết được khuyến khích hơn cả bởi tính an toàn mà nó mang lại. 

Nếu các mẹ ngại điều trị cho con bằng các bài thuốc dân gian vì không tìm thấy nguyên liệu hay cách thực hiện có phần phức tạp, rắc rối thì việc sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên sẽ giúp giải quyết vấn đề đó. Một trong những sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng đó chính là Forikid.

Sản phẩm rất an toàn vì từ các thảo dược thiên nhiên. Đặc biệt sản phẩm được bào chế dưới dạng cao lỏng giúp lưu giữ tối đa thành phần dược liệu, phát huy tác dụng nhanh chóng, vị ngọt dịu dễ uống.

4.2.4. Một số cách khác

Ngoài các biện pháp phòng ngừa và điều trị táo bón ở trẻ kể trên thì mẹ nên kết hợp cho con uống đủ nước, massage bụng, điều chỉnh tâm lý của trẻ (đối với trẻ thường nhịn, sợ đi ngoài do sợ bẩn, sợ mùi …).

Táo bón ở trẻ nhỏ rất dễ tái phát. Chính vì vậy nếu như khi bé đã hết táo bón ở một thời điểm nào đó, mẹ vẫn cần chú trọng đến việc phòng tránh táo bón cho con ngay từ những điều nhỏ nhất như: Chế độ ăn, cách đi vệ sinh …

5. Lời kết

Trên đây là những kiến thức, chia sẻ thiết thực cho các mẹ bỉm sữa khi chưa có kinh nghiệm chăm bé. Khi bé bị táo bón kéo dài thì các mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân táo bón của con và từ đó có biện pháp điều trị hợp lý nhất.

REVIEW | Kinh nghiệm chữa trị cho bé bị táo bón kéo dài hiệu quả
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC