Bé bị táo bón liên tục – 7 nguyên nhân và 13 cách chữa trị dứt điểm

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 08/02/2023 16:38:10

Bé bị táo bón liên tục không chỉ gặp phải nhiều phiền toái mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ. Do đó, các bố mẹ cần trang bị kiến thức về nguyên nhân cũng như cách điều trị cho bé bị táo bón liên tục để có hướng giải quyết kịp thời khi phát sinh tình huống. 

1. Táo bón là gì? 

Bé bị táo bón liên tục

Táo bón là gì?

Táo bón là hiện tượng đi đại tiện khó khăn, đau rát hoặc giảm tần suất đi đại tiện nhiều hơn bình thường.

Triệu chứng này không phân biệt độ tuổi, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em; gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Bé bị táo bón liên tục không được chữa trị sớm có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.

2. Biểu hiện táo bón ở trẻ

Trẻ em thường không biết cách thể hiện trạng thái sức khỏe của mình. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn có thể nhận biết trẻ đang bị táo bón qua các biểu hiện:

  • Bé đi tiêu ít hơn 3 lần/ngày. 
  • Căng thẳng, sợ hãi khi đi đại tiện.
  • Phân khô, cứng gây đau, rát, có thể lẫn máu do rách hậu môn khi đi đại tiện.
  • Bé thường xuyên bị đầy hơi, chướng hoặc cứng bụng.

3. Vì sao trẻ bị táo bón liên tục?

Táo bón do nhiều nguyên nhân gây nên, tuy nhiên người ta thường phân chúng thành 07 nguyên nhân chính.

3.1. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ 

Chất xơ rất quan trọng trong việc giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Do đó, chế độ ăn của bé có quá ít rau xanh, củ, quả có thể làm thiếu hụt đi lượng chất xơ cần thiết.

Mặt khác, ăn quá nhiều thịt, thực phẩm khó tiêu, nóng, nhiều dầu mỡ,…cũng ảnh hưởng xấu đến bộ máy tiêu hóa của trẻ nhỏ.

3.2. Không uống đủ nước 

Nước đảm bảo cho quá trình lưu thông máu và các chất được diễn ra dễ dàng. Nếu cơ thể không nhận được lượng nước cần thiết, quá trình hấp thụ nước ở ruột sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn làm phân khô, cứng, gây đau, rát, khó khăn khi đi đại tiện.

3.3. Dùng sữa công thức không phù hợp 

Dùng sữa công thức không phù hợp khiến bé bị táo bón liên tục

Dùng sữa công thức không phù hợp khiến bé bị táo bón liên tục

Mỗi độ tuổi bé cần được cung cấp những dưỡng chất với hàm lượng khác nhau. Mặt khác, bố mẹ pha sữa không theo công thức, pha quá nhiều khiến cơ thể bé không thể hấp thụ hết, các chất dinh dưỡng dư thừa có thể gây những tác động không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Vì thế, cho bé uống sữa công thức không phù hợp hoặc pha sữa không đúng cách là nguyên nhân có thể làm bé bị táo bón liên tục.

3.4. Các bệnh lý 

Các yếu tố bên trong cơ thể cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành chứng táo bón ở trẻ:

  • Các chất điện giải tham gia trực tiếp đến các hoạt động và có chức năng điều hòa cơ thể. Sự rối loạn các chất điện giải trong cơ thể có thể gây ra những triệu chứng không tốt đến với sức khỏe của trẻ, táo bón là một trong số đó.
  • Do các bệnh lý về bộ máy tiêu hóa như phình đại tràng bẩm sinh, rối loạn trương lực tại đại tràng, sa niêm mạc trực tràng,…
  • Trẻ sốt lâu ngày, nóng trong người, âm hư là một trong những nguyên nhân gây ra chứng táo bón ở trẻ.

Các cơ quan trong cơ thể có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì thế, một số bệnh lý khác cũng có thể tác động đến bộ máy tiêu hóa, gây ra chứng táo bón.

3.5. Không tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ 

Không tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ cũng khiến bé bị táo bón

Không tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ cũng khiến bé bị táo bón

Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ đi đại tiện theo nhu cầu tự nhiên có tỷ lệ xuất hiện chứng táo bón nhiều hơn so với trẻ được tập thói quen đại tiện đúng giờ.

Khi được tạo thói quen, cơ thể sẽ dần quen và tự xuất hiện nhu cầu vệ sinh khi đến khung giờ xác định. Nhờ đó quá trình đào thải phân của bé được diễn ra đều đặn, phân không bị đùn.

Mặt khác đối với trẻ không được tập thói quen, trẻ có xu hướng ham chơi, lười đi ngoài hay chú tâm điều gì đó có xu hướng bỏ qua nhu cầu đại tiện. Phân ở trong cơ thể lâu sẽ trở nên khô hơn, cứng hơn và khó khăn đại tiện hơn. Việc bỏ qua nhu cầu đại tiện lâu ngày có thể làm cơ thể mất dần sự biểu hiện nhu cầu vệ sinh tự nhiên, tăng khả năng làm bé bị táo bón liên tục.

3.6. Nín nhịn không đi đại tiện 

Một số bé không thích mùi thối khi đi vệ sinh, ngại bẩn,…có thể bỏ qua nhu cầu vệ sinh của cơ thể. Lâu ngày dẫn đến chứng táo bón.

Trong một trường hợp khác, trẻ có xu hướng nhịn, không dám xin đi đại tiện khi đến lớp do sợ cô giáo, thầy giáo cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng sự xuất hiện của triệu chứng này.

3.7. Ít vận động

Trẻ ít vận động, thích ngồi lì xem ti vi, chơi game khiến cơ thể bé dần trở nên thụ động, kém dẻo dai,….Ngồi lâu có thể khiến cơ thể giảm cảm giác muốn đi đại tiện, lâu ngày phân bị đùn, mất nước trở khô, rắn gây ra táo bón.

4. Bé bị táo bón liên tục phải làm sao? 

Nếu các bố mẹ đang có bé bị táo bón liên tục xin đừng quá lo lắng, bạn vẫn có thể giúp bé điều hòa cơ thể bằng những cách sau.

4.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý 

4.1.1. Cân bằng giữa các thành phần trong thưc đơn hằng ngày

Cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày giúp

Cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày giúp bé cải thiện tình trạng táo bón

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh.

Các bố mẹ có thể giúp bé hạn chế tình trạng táo bón bằng cách cân bằng lại tỷ lệ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.

Cách hiệu quả nhất là tăng tỷ lệ chất xơ bằng cách bổ sung rau, củ trong thức ăn cho trẻ. Mặt khác, hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn chứa tinh bột, chất béo, đồ ăn cay nóng hoặc các thức ăn nhanh đóng gói như bim bim, bánh snack,…để giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.

4.1.2. Bổ sung đủ nước mỗi ngày 

Nước rất cần thiết cho cơ thể của trẻ. Để giảm thiểu tình trạng táo bón cần đảm bảo trẻ uống đủ nước mỗi ngày.

Lượng nước cơ thể được đảm bảo giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Mặt khác, nó còn hạn chế quá trình hấp tái hấp thụ nước ở ruột già, làm phân mềm hơn chứ không còn trở nên thô, cứng.

4.1.3. Chọn sữa phù hợp với nhu cầu và độ tuổi 

Hầu hết các nhãn hiệu sữa đều nghiên cứu và sản xuất sữa theo từng nhóm tuổi nhất định để phù hợp với nhu cầu cơ thể trẻ nhỏ. Các bố mẹ có thể căn cứ theo điều này để chọn loại sữa phù hợp cho con trẻ của mình.

Mặt khác, bố mẹ còn cần phải tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhãn hàng khi thực hiện pha sữa cho bé.

4.2. Điều chỉnh hành vi, tâm lý của trẻ 

Tập thói quen đi đại tiện hằng ngày cho bé

Tập thói quen đi đại tiện hằng ngày sẽ cải thiện tình trạng bé bị táo bón

Trẻ nhỏ vốn ham chơi, hay lười đi đại tiện, và đôi khi là dáng ngồi khi đi vệ sinh cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.

Các bố mẹ có thể:

  • Tạo thói quen đại tiện theo giờ cho trẻ. Khi đến khung giờ quen thuộc, cơ thể bé sẽ sản sinh nhu cầu đại tiện giúp cho quá trình thải phân được diễn ra đều và liên tục.
  • Tư thế ngồi cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc đi vệ sinh của bé. Tư thế ngồi xổm có thể giúp đường ruột thẳng hơn. Từ đó khiến quá trình đại tiện của bé trở nên dễ dàng hơn. Do đó bố mẹ nên tập cho trẻ đi đại tiện với tư thế ngồi này. Nếu nhà bạn chỉ có bồn vệ sinh dạng ngồi bệt, hãy kê cho trẻ một chiếc ghế vừa tầm.
  • Một điều khác, bố mẹ hãy hướng dẫn cách đi cầu tốt cho bé. Không nên rặn quá mạnh có thể ảnh hưởng đến hậu môn. Hãy thả lỏng và vận sức ở các cơ quanh bụng để đẩy phân ra ngoài. Có thể khuyến khích trẻ dùng vòi nước ấm xịt nhẹ vào hậu môn để phân ướt và mềm hơn cho đại tiện dễ dàng.
  • Trẻ nhỏ thường có xu hướng ngại, xấu hổ khi mắc những vấn đề khác lạ. Hãy động viên khi bé bị táo bón. Đồng thời hướng dẫn cách khắc phục trong phạm vi giải quyết của trẻ.

4.3. Học cách xử lý khi bị són phân 

Hiện tượng són phân xuất hiện khi phần phân lỏng luồn lách qua khối phân khô cứng ở trực tràng và rò rỉ ra bên ngoài.

Để giải quyết tình trạng này, cách tốt nhất là giải quyết khối phân khô cứng do chứng táo bón gây nên.

Một số cách được áp dụng để giải quyết chứng són phân:

  • Dùng các biện pháp như thụt hậu môn, sử dụng thuốc đút hậu môn hay thuốc nhuận tràng … Để làm rỗng đại tràng.
  • Dùng các loại thuốc chống táo bón theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa như: Các loại thuốc bổ sung chất xơ, làm mềm phân, nhuận tràng thẩm thấu,…để giảm tình trạng phân khô và phục hồi khả năng co bóp của ruột.
  • Bổ sung chế độ ăn giàu chất xơ, hướng dẫn và tập thói quen đi đại tiện khoa học cho trẻ để hạn chế tình trạng táo bón.

4.4. Massage bụng cho bé 

Bạn có thể hỗ trợ vận động cho trẻ sơ sinh với các bài massage hàng ngày. Việc massage cho trẻ đều đặn có thể giúp kích thích tiêu hóa và giảm táo bón hiệu quả.

Massage nhẹ vùng bụng có tác dụng hữu hiệu cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những bé bị táo bón liên tục. 

4.5. Sử dụng các thảo dược thiên nhiên 

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Sử dụng các thảo dược tự nhiên có tác dụng bổ âm, giúp giảm nóng trong táo bón cho trẻ hiệu quả. 

Sản phẩm với sự kết hợp của các thành phần thiên nhiên như: 

  • Sinh địa
  • Đảng sâm
  • Thạch hộc
  • Tỳ giải
  • Cam thảo
  • Khiếm thực
  • Hoài sơn
  • Táo chua

Các thảo dược được phát triển từ bài Bổ thận âm giúp hỗ trợ:

  • Bổ tỳ vị
  • Tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng
  • Giảm nguy cơ táo bón
  • Tăng cường sức khỏe

Sản phẩm Forikid TW3 có nguồn gốc từ các thảo dược tự nhiên, hiệu quả và dễ uống. Sản phẩm đang được rất nhiều bố mẹ lựa chọn sử dụng để hỗ trợ điều trị chứng táo bón cho bé của mình.

4.6. Bé bị táo bón nên uống thuốc gì?

Các loại thuốc làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, nhuận tràng,…cũng là một giải pháp rất hữu hiệu để cải thiện tình trạng táo bón trên trẻ.

Tuy nhiên, các bố mẹ không nên tự ý sử dụng mà cần sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để có hướng dùng tốt nhất.

4.7. Cho trẻ đi khám kịp thời

Đối với các bé bị táo bón liên tục và kéo dài hoặc xuất hiện những triệu chứng nặng, không kiểm soát, bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay với các bác sĩ chuyên khoa gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Các triệu chứng sau được cho là nguy hiểm đối với trẻ táo bón:

  • Bé bị táo bón lâu ngày và không rõ nguyên nhân
  • Biếng ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng.
  • Bé lo lắng, sợ hãi, tâm trạng gắt gỏng khi đi đại tiện
  • Nôn mửa, sốt, đau bụng hoặc đi ngoài phân có lẫn máu,…

Đọc thêm: Khám táo bón cho trẻ ở đâu tốt?

5. 6 mẹo dân gian chữa táo bón cho trẻ

Bạn có thể thử những mẹo dân gian sau để tự chữa chứng táo bón ở trẻ.

5.1. Cọng rau mồng tơi 

Ngọn rau mồng tơi rửa sạch qua nước sôi, sau đó lột đi lớp vỏ bên ngoài và dùng ngoáy nhẹ vào mông trẻ.

Cách này có thể giúp kích thích cảm giác buồn đại tiện cho trẻ và giúp trẻ đi ngoài được.

5.2. Nước bồ kết 

Nướng 03 quả bồ kết, sau đó đun sôi với khoảng 500ml nước rồi để nguội. Bố mẹ có thể dùng ống bơm để bơm nước bồ kết vào hậu môn, cứ liên tục thực hiện như thế khoảng 10 ngày để tạo nhu cầu đại tiện cho trẻ.

5.3. Mật ong 

Bạn có thể dùng mật ong để chữa chứng táo bón nữa đấy.

Dùng mật ong pha với nước theo tỷ lệ 1:3. Sau đó dùng tăm bông thấm đều dung dịch và đút nhẹ vào hậu môn của trẻ.

Với tác dụng bôi trơn và kích thích cảm giác buồn đại tiện, bé sẽ đi ngoài dễ dàng hơn.

5.4. Vừng đen 

Dùng vừng đen giã nhuyễn, cho thêm mật ong và đun với một ít nước, khuấy đều cho đến khi vừng chín nhừ.

Dùng vừng mật ong cho trẻ uống đều đặn 02 lần mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón rõ rệt chỉ sau một tuần.

5.5. Bí đỏ 

Trong bí đỏ có chứa nhiều vitamin A, C, E, B6, kẽm, sắt,…và đặc biệt giàu chất xơ.

Cho trẻ ăn canh bí đỏ thường xuyên có thể giúp điều hòa cơ thể, bổ sung dinh dưỡng và cải thiện chứng táo bón nữa đấy.

5.6. Các loại đỗ 

Các loại đỗ chứa một hàm lượng chất xơ cao. Do đó, thường xuyên ăn các loại đỗ có bổ sung xơ cho cơ thể trẻ, hạn chế xuất hiện táo bón.

Bài viết trên đã tổng hợp những nguyên nhân cũng như cách chữa trị cho bé bị táo bón liên tục. Hy vọng đây sẽ là nguồn tin hữu ích giúp các bố mẹ tìm ra giải pháp điều trị chứng táo bón ở trẻ.

Bé bị táo bón liên tục – 7 nguyên nhân và 13 cách chữa trị dứt điểm
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC