Bé nhà bạn đang gặp vấn đề về bài tiết và đại tiện? Bé bị táo bón rách hậu môn gây đau đớn, quấy khóc dữ dội. Mẹ loay hoay không biết phải xử lý thế nào? Đừng lo lắng, những chia sẻ sau đây sẽ giúp mẹ đối phó với tình trạng này dễ dàng.
1. Nứt hậu môn là gì?
Nứt hậu môn là bệnh thường mắc phải ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi.
Nứt hậu môn là một vết rách nhỏ xuất hiện ở niêm mạc của ống hậu môn, vết nứt gây đau đớn và chảy máu khi đi vệ sinh. Yếu tố khiến bé bị rách hậu môn là táo bón.
Một số trường hợp trẻ bị nứt hậu môn có thể tự lành. Thời gian tự lành rất lâu và gây khó chịu cho bé.
Trường hợp nứt hậu môn nặng và không tự lành trong thời gian dài sẽ cần các biện pháp can thiệp như thoa thuốc hoặc đặt thuốc nhét hậu môn. Trường hợp bệnh chuyển sang tình trạng mãn tính thì cần phẫu thuật.
2. Triệu chứng và dấu hiệu bé bị táo bón rách hậu môn
Nguyên nhân chính gây nên chứng nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ là táo bón. Một số nguyên do khác là do thói quen đi vệ sinh thiếu khoa học và tình trạng thiếu nước của cơ thể. Làm sao để ba mẹ biết trẻ đang mắc phải bệnh này? Sau đây là các triệu chứng cho thấy bé bị táo bón rách hậu môn:
- Trẻ đau rát và quấy khóc khi đại tiện: Trẻ sẽ có biểu hiện không muốn đi khi đi vệ sinh, khóc lớn và khó chịu vì vùng hậu môn đau rát.
- Bé bị táo bón đi ngoài ra máu: Sau khi bé đi vệ sinh xong mẹ quan sát thấy trên phân có dính máu hoặc trên tã có dính máu màu đỏ tươi nhỏ giọt hoặc một vùng nhỏ.
- Ngứa vùng hậu môn: Khi ngồi hoặc sinh hoạt bình thường, vùng hậu môn ngứa rát.
- Đau đớn nhiều giờ sau khi đi vệ sinh: Sau khi đi vệ sinh, trẻ quấy khóc, khó chịu và tỏ ra đau đớn nhiều giờ.
Nứt hậu môn không chỉ khiến cho bé đau đớn la khóc mà còn làm bé sợ hãi mỗi khi đi vệ sinh, sinh ra tâm lý sợ hãi, trốn tránh. Về lâu dài còn ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể.
3. Nguyên nhân khiến bé bị táo bón rách hậu môn
3.1. Nguyên nhân khiến bé bị táo bón
3.1.1. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn thiếu chất xơ và vitamin dẫn đến việc táo bón ở trẻ. Với những bé còn bú sữa mẹ, chế độ ăn uống không hợp lý của mẹ sẽ khiến bé bị táo bón.
3.1.2. Bệnh lý
Các bé có bệnh lý khác như cảm, sốt, các bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh rất dễ bị táo bón. Việc dùng thuốc tây và thuốc kháng sinh khiến hệ tiêu hóa của trẻ mất căn bằng gây ra các bệnh đường ruột.
3.1.3. Thói quen sinh hoạt hằng ngày
Những bé không có giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ cố định cũng ảnh hưởng đến việc hoạt động của hệ tiêu hóa, gây táo bón.
Các bé ít vui chơi, đùa nghịch cũng ảnh hưởng đến nhu động ruột, khiến phân tồn đọng trong cơ thể lâu hơn mà không được đẩy ra ngoài.
3.1.4. Do yếu tố tâm lý
Có những bé sợ đau, sợ bẩn hoặc lạ chỗ (khi đi xa), các bé sẽ nhịn và không chịu đi ngoài. Điều này sẽ gây chứng khó đi ngoài và táo bón.
3.1.5. Do âm hư
Theo y học cổ truyền chứng âm hư là do tà khí xâm nhập, rối loạn tình chí … khiến cho tân dịch hư tổn, âm dịch hư suy. Trẻ có biểu hiện mất ngủ, khó ngủ, hay ra mồ hôi trộm, nóng trong, táo bón, nước tiểu ít sắc vàng. Trẻ chán ăn, thể trạng gầy còm, ốm yếu.
Đọc thêm: Bé bị nóng trong hay táo bón – Giải đáp mọi thắc mắc cho mẹ
3.2. Nguyên nhân khiến bé bị rách hậu môn
3.2.1. Sinh lý ở trẻ
Theo thống kê, 80 % trẻ em bị rách hậu môn trong năm đầu tiên của cuộc đời. Đây là tình trạng dễ gặp ở trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa và hệ bài tiết trước hoàn thiện.
Xem thêm: Top 6 dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh
3.2.2. Viêm vùng hậu môn trực tràng
Tình trạng viêm hậu môn dẫn đến vùng hậu dễ tổn thương, từ đó dẫn đến việc nứt và rách hậu môn.
3.2.3. Bé bị táo bón lâu ngày
Bị táo bón khiến bé phải rặn và dùng nhiều sức khi đi tiêu, việc dùng sức quá nhiều gây nên nứt hậu môn.
4. Bé bị táo bón rách hậu môn mẹ phải làm sao?
Bé bị táo bón rách hậu môn gây ảnh hưởng mạnh đến tâm lý. Để điều trị bệnh rách hậu môn, ba mẹ phải chữa chứng táo bón ở trẻ. Bé không còn bị táo bón sẽ giúp việc điều trị diễn ra nhanh hơn. Việc đi vệ sinh dễ dàng và phân mềm sẽ giúp vùng hậu môn đỡ đau rát và vết nứt mau lành hơn.
4.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý
Với thực đơn cho bé táo bón, ba mẹ nên cho bé ăn nhiều rau củ, uống nhiều nước lọc và bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin khác nhau.
Thường xuyên thay đổi thực đơn sẽ giúp bé hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng và đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Bài viết chi tiết: Chất xơ cho bé táo bón?
4.2. Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên
Việc vận động giúp cơ thể bé hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn tốt hơn và tốt cho hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ giúp việc đại tiện dễ dàng hơn.
4.3. Tập cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ
Thói quen đi đại tiện đúng giờ sẽ giúp cơ thể bé hoạt động tốt hơn và khỏe mạnh hơn. Bé sẽ quen dần khung giờ đi vệ sinh và ăn uống, việc này hạn chế tình trạng đi ngoài khó khăn.
4.4. Bổ sung thực phẩm giúp làm mềm phân
Đu đủ, nước đậu đen, mướp là những thực phẩm rất tốt cho những bé bị táo bón rách hậu môn. Ba mẹ nên chia nhỏ thực phẩm để trẻ ăn nhiều lần trong ngày.
4.5. Massage bụng
Massage phần bụng dưới giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, bé sẽ tránh được tình trạng khó tiêu và nặng bụng.
4.6. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Ba mẹ nên vệ sinh hậu môn của bé kỹ mỗi lần bé đi vệ sinh xong. Thường xuyên lau hậu môn và thay tã để tránh nước tiểu và phân dính vào vết thương gây nhiễm trùng.
4.7. Cho trẻ đi khám kịp thời
Khi phát hiện bé có các triệu chứng của bệnh rách hậu môn, ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và xác định tình trạng bệnh.
Đọc thêm: Khám táo bón cho trẻ ở đâu tốt?
5. Chữa nứt kẽ hậu môn ở trẻ như thế nào?
Nếu ba mẹ đã thực hiện chữa tình trạng nứt rách hậu môn nhưng không khỏi thì nên áp dụng các cách khác. Nếu tình trạng bệnh kéo dài trên 8 tuần sẽ dẫn đến bệnh mãn tính. Một số cách điều trị chứng rách hậu môn cho trẻ như sau.
5.1. Các phương pháp điều trị không phẫu thuật
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt: Việc điều trị táo bón ở trẻ đôi khi sẽ bắt đầu từ những thứ cơ bản và quen thuộc nhất. Thay đổi một chế độ dinh dưỡng phù hợp cùng cách sinh hoạt hợp lý. Điều này đem lại kết quả rất tích cực trong việc trị táo bón ở trẻ.
- Sử dụng thuốc cho hậu môn: Phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ kê thuốc bôi và thuốc nhét hậu môn cho trẻ.
- Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón:
- Để chữa chứng táo bón do âm hư gây ra, mẹ nên sử dụng những bài thuốc bổ âm từ Y học cổ truyền.
- Bài thuốc bổ âm sẽ giúp sinh tân dịch, giảm nóng trong và cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ.
- Thay vì phải sắc thuốc, mẹ có thể dùng sản phẩm cải thiện táo bón được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên như: Sinh địa, Thạch hộc, Táo chua, Tỳ giải, Hoài sơn, Khiếm thực,…
- Các thảo dược này có tác dụng bổ âm, sinh tân dịch, điều trị chứng âm hư hiệu quả.
Sản phẩm Forikid TW3 có công dụng: Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón, tăng cường sức khỏe.
Được bào chế dưới dạng cao lỏng nên vẫn giữ nguyên được thành phần trong thảo dược, lại có vị ngọt dễ uống giúp bé “thoát khỏi” chứng táo bón chỉ sau thời gian ngắn sử dụng.
5.2. Các phương pháp điều trị phẫu thuật
Trường hợp nứt kẽ hậu môn hoặc rách hậu môn trên 12 tuần vẫn chưa khỏi hoặc vết thương quá lớn và sâu thì sẽ tiến hành phẫu thuật để điều trị. Những trường hợp tái đi tái lại nhiều lần cũng cần thực hiện phẫu thuật để chữa dứt điểm. Có 2 phương pháp điều trị rách hậu môn bằng phẫu thuật phổ biến:
- Phẫu thuật cắt cơ vòng hậu môn trong để điều trị nứt hậu môn
- Phẫu thuật cắt bỏ cả vết nứt lẫn những mô sợi xơ chung quanh.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm thông tin cho các bậc phụ huynh về chứng bệnh này. Bé bị táo bón rách hậu môn hoàn toàn có thể tự khỏi được nếu được phát hiện sớm và kịp thời.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.