Tất tần tật về biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh. Mẹ cần lưu ý!

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 09/02/2023 10:03:11

Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh như thế nào, nguyên nhân và cách điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh ra sao. Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi của nhiều mẹ bỉm sữa gửi về cho chúng tôi và những chia sẻ từ các chuyên gia mà các mẹ nên biết.

1. Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh

1.1. Trẻ đi ngoài khó khăn

Trẻ sơ sinh bị táo bón quấy khóc khi đi ngoài

Trẻ sơ sinh bị táo bón quấy khóc khi đi ngoài

Chị Lan Anh hỏi: “Em chào bác sĩ, bé nhà em hiện nay được 6 tháng tuổi. Em mới bắt đầu tập cho con ăn dặm được 1 tuần thì thấy con đi ngoài khó khăn hơn, mỗi lần đi ngoài con đều rất khổ sở, phải rặn nhiều nữa. Em muốn hỏi bác sĩ có phải bé nhà em bị táo bón không ạ?”

Bạn Lan Anh thân mến, đi ngoài khó khăn là một biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên để nhận biết chính xác hơn thì bạn nên để ý thêm bé có các biểu hiện táo bón khác như phân cứng, vón cục hay không.

Bởi vì trong nhiều trường hợp bé đi ngoài khó khăn nhưng phân mềm thì bé hoàn toàn không bị táo bón.

1.2. Đi phân cứng và vón cục

Chị Hà Thị Hoài có gửi câu hỏi về cho chúng tôi với nội dung như sau: “Chào bác sĩ, em năm nay 27 tuổi, mới sinh bé được hơn 3 tháng, bé nhà em bú mẹ hoàn toàn. Mấy ngày gần đây bé nhà em mỗi lần đi ngoài phân thường cứng và bị vón cục chứ không mềm như trước nữa. Lần đầu làm mẹ nên em còn nhiều bỡ ngỡ và lo lắng quá. Cho em hỏi như vậy có phải là bé đã bị táo bón và tình trạng này có nguy hiểm không ạ?. Em cảm ơn bác sĩ.”

Chào bạn Hà Thị Hoài! Theo như mô tả của bạn thì bé nhà bạn đang gặp phải tình trạng táo bón rồi. Bé đi ngoài phân cứng và vón cục là biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh điển hình và dễ nhận biết.

Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng, bởi bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng. Bạn chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình bằng cách bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ hơn và uống nhiều nước.”

Các mẹ bỉm sữa thân mến, để nhận biết được trẻ sơ sinh có bị táo bón hay không thì các mẹ có thể quan sát một số dấu hiệu như trên và tình trạng phân của bé.

1.2.1. Phân bình thường của trẻ sơ sinh

  • Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn: Phân của trẻ thường mềm hoặc chảy nước, có màu vàng hoặc màu xanh. Quan sát phân sẽ thấy những lốm đốm giống hạt.
  • Đối với trẻ dùng sữa công thức: Phân thường có màu xanh xám đến vàng, nâu (tùy thuộc vào loại sữa con uống), mềm.

1.2.2. Phân của trẻ sơ sinh bị táo bón

Nhận biết biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh là cách được nhiều mẹ sử dụng. Cụ thể phân của trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ như sau.

Phân thường có màu sẫm, nâu đen và thường bị vón cục, phân rắn. Ngoài ra phân của bé bị táo bón còn có hình viên nhỏ như phân dê hoặc phân thỏ.

1.3. Trẻ sơ sinh đi ngoài ít hơn bình thường

Một câu hỏi khác của bạn Mai Hoa gửi về cho chúng tôi có nội dung như sau:

“Chào bác sĩ ạ. Bé nhà em bình thường mỗi ngày đi ngoài 1 lần, có hôm đi ngoài 2 lần, rất đều đặn. Nhưng 2 hôm nay em lại thấy bé không đi ngoài. Em muốn hỏi có phải bé bị táo bón không ạ. Rất mong nhận được phản hồi từ bác sĩ. Em xin cảm ơn.”

Chị Mai Hoa thân mến, nếu bé chỉ mới 2 hôm chưa đi ngoài thì chưa thể kết luận được là có phải bé bị táo bón hay là không. Bạn nên quan sát thêm xem bé có các dấu hiệu như phân cứng, vón cục, hay bé có bị đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, bé có muốn đi ngoài nhưng không đi được.

1.4. Bụng cứng, khó tiêu

“Bác sĩ ơi, bé nhà em được 4 tháng, đang bú mẹ hoàn toàn nhưng tự nhiên có dấu hiệu bụng cứng, khó tiêu có phải là do bé bị táo bón không ạ. Nếu bé bị táo bón thì điều trị như thế nào ạ. Em cảm ơn bác sĩ”.

Đây là câu hỏi của bạn Phương Lê và cũng là câu hỏi được rất nhiều chị em gửi về cho chúng tôi. Với câu hỏi này tôi xin được giải đáp như sau:

Bé có biểu hiện bụng cứng, khó tiêu chính là dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh. Cũng theo như chia sẻ của bạn thì bé nhà bạn đang bú mẹ hoàn toàn. Chính vì vậy để khắc phục tình trạng này thì bạn chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình bằng việc hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng.

Thay vào đó bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa chất xơ. Khi con bú sẽ hấp thụ nhiều chất xơ hơn, tình trạng táo bón sẽ được cải thiện.

1.5. Trẻ quấy khóc, lười ăn

Trẻ lười ăn vì cơ thể không thoải mái vì bị táo bón

Trẻ lười ăn vì cơ thể không thoải mái vì bị táo bón

Mẹ bỉm sữa có số điện thoại 0984000xxx có gửi một câu hỏi cho chúng tôi với nội dung

“Em chào bác sĩ. Em năm nay 22 tuổi, mới sinh cháu đầu lòng được 6 tháng. Trong khoảng 4,5 tháng đầu thì bé bú mẹ hoàn toàn.

Nhưng bước sang tháng thứ 6 thì em bắt đầu tập cho con ăn dặm và bú thêm sữa công thức ở ngoài để cho con không phải bỡ ngỡ khi mẹ đi làm lại.

Tuy nhiên cho bé ăn dặm và uống sữa công thức được mấy hôm thì em thấy bé có biểu hiện quấy khóc và lười ăn hơn. Bình thường ngày bé bú mẹ rất nhiều cữ và lần nào thì bé cũng đều rất háo hức, tu ti rất ngon lành ạ.

Bé nhà em như vậy có phải là biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh không ạ?”

Bạn thân mến, đây có thể là biểu hiện của táo bón ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do sự thay đổi đột ngột của loại thức ăn khiến con chưa thích nghi kịp thời.

Tuy nhiên dấu hiệu này cũng hoàn toàn có thể là biểu hiện của tình trạng sức khỏe khác của con. Chính vì vậy để nhận biết chính xác con có bị táo bón hay không thì bạn cần để ý xem con có các biểu hiện như: đi khó tiêu, đi ngoài phân vón cục, phân rắn … hay không bạn nhé.

1.6. Vết máu trong phân

Nhiều mẹ bỉm sữa cũng gửi về với thắc mắc con đi ngoài trong phân có máu thì có phải bị táo bón hay không. Với câu hỏi này chúng tôi xin được trả lời như sau:

Đi ngoài trong phân có máu là 1 trong những biểu hiện của táo bón ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên để kết luận chắc chắn hơn mẹ cần kiểm tra thêm xem phân của bé có bị cứng, vón cục hay bé có biểu hiện táo bón nào khác không.

Như vậy, trẻ sơ sinh mắc một trong các biểu hiện của táo bón kể trên thì hoàn toàn chưa thể kết luận rằng con đã bị táo bón. Cần phải có từ 2 – 3 dấu hiệu nhận biết trở lên thì mới kết luận được.

Xem thêm: Thế nào là táo bón ở trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh

Sau khi thấy phân biệt và biết được những biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh. Mẹ cần biết được nguyên nhân gây táo bón ở trẻ và tìm cách chữa trị phù hợp.

2.1. Chế độ dinh dưỡng của bé

Chế độ dinh dưỡng của bé ít chất xơ, bị thiếu nước là nguyên nhân chính gây nên táo bón. Do chất xơ thúc đẩy nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.

Vì vậy khi chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, giàu chất béo như phô mai, thịt và trứng thì bé sẽ dễ bị táo bón.

2.2. Chế độ ăn của mẹ

Đối với trẻ sơ sinh đang bú mẹ hoàn toàn thì chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của con.

Chính vì vậy nếu chế độ ăn của mẹ thiếu chất xơ hay mẹ ăn nhiều đồ ăn cay nóng, thực phẩm khó tiêu thì bé sẽ gặp phải tình trạng táo bón ngay.

2.3. Bệnh lý

Các bệnh có xu hướng làm chậm sự di chuyển của phân qua đại tràng, trực tràng hoặc hậu môn có thể gây táo bón, bao gồm những bệnh như:

  • Rối loạn thần kinh: Bệnh đa xơ cứng (MS), bệnh Parkinson, đột quỵ, chấn thương tủy sống, tắc nghẽn đường ruột vô căn mạn tính….
  • Điều kiện nội tiết và chuyển hóa: Ure huyết, tiểu đường, tăng canxi máu, kiểm soát đường huyết kém và suy giáp.
  • Bệnh hệ thống: Đây là những bệnh ảnh hưởng đến một số cơ quan và mô. Hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, chúng bao gồm lupus, xơ cứng bì , amyloidosis.

2.4. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc bổ sung sắt, thuốc giảm nhu động ruột … . Nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây táo bón.

Vì vậy nếu trẻ đang sử dụng thuốc gặp phải tình trạng táo bón thì cần ngưng sử dụng thuốc ngay và báo cáo với bác sĩ điều trị để đổi loại thuốc phù hợp hơn.

2.5. Bé ít vận động

Trẻ ít vận động, hay ngồi 1 chỗ cũng là nguyên nhân khiến bé bị táo bón

Trẻ ít vận động, hay ngồi 1 chỗ cũng là nguyên nhân khiến bé bị táo bón

Bé ít vận động, chỉ nằm hay ngồi một chỗ quá nhiều cũng gây nên tình trạng táo bón.

Vì nhu động ruột ít hoạt động sẽ khó đào thải phân ra bên ngoài, dẫn tới táo bón. Ngoài ra, cũng có thể là do mẹ không tập thói quen đi ngoài cho bé hay do bé uống sữa công thức…

3. Cách điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp đẩy lùi chứng táo bón ở trẻ sơ sinh

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp đẩy lùi chứng táo bón ở trẻ sơ sinh

Khi có những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ cần có những điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ sinh hoạt hàng ngày của con. Cụ thể:

3.1. Tập thể dục

Cũng như người lớn, tập thể dục và vận động có xu hướng kích thích ruột của bé. Tuy nhiên, vì trẻ sơ sinh có thể chưa biết đi hoặc thậm chí bò, cha mẹ có thể giúp bé bắt chước chuyển động của việc đi xe đạp. Điều này giúp kích thích nhu động ruột hoạt động và giảm táo bón.

3.2. Tắm nước ấm

Cho em bé tắm nước ấm có thể thư giãn cơ bụng và giảm căng thẳng. Nó cũng có thể làm giảm một số khó chịu liên quan đến táo bón.

3.3. Thay đổi chế độ ăn uống

Với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên loại bỏ một số loại thực phẩm như sữa, đồ ăn nóng, đồ uống có gas…. nên bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ hòa tan như rau mồng tơi, nước ép mận… vào chế độ ăn của mình.

Đối với trẻ bú sữa công thức, tốt nhất nên chuyển sang loại sữa khác có chứa chất xơ hòa tan FOS.

Với trẻ ăn dặm, cha mẹ nên lựa chọn thực phẩm như táo, bông cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt (bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc), quả đào, quả lê, quả mận, …

3.4. Bổ sung thêm nước

Trẻ sơ sinh thường không cần bổ sung thêm nước vì nước đã có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên đối với trẻ bị táo bón thì mẹ nên bổ sung thêm một lượng nhỏ nước mỗi ngày để bé dễ dàng đi ngoài hơn.

3.5. Massage cho bé

Mẹ có thể áp dụng một số cách để giảm táo bón cho bé nhanh chóng

Sử dụng đầu ngón tay để tạo chuyển động tròn trên dạ dày theo mô hình kim đồng hồ

Giữ đầu gối và bàn chân của em bé với nhau và nhẹ nhàng đẩy bàn chân về phía bụng

Vuốt ve từ lồng xương sườn xuống qua rốn bằng mép ngón tay

  • Cho bé uống thêm nước ép trái cây: Nước ép mận hoặc nước táo … có thể giúp điều trị táo bón. Tuy nhiên mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu áp dụng những biện pháp trên mà tình trạng không giảm.

Xem thêm:

Trên đây là những giải đáp của các bác sĩ về biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh cùng những cách điều trị đơn giản tại nhà. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp chị em chăm sóc bé tốt hơn.

Tất tần tật về biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh. Mẹ cần lưu ý!
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC