Top 06 dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh cha mẹ NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 09/02/2023 09:56:12

Top 6 dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh cha mẹ nhất định phải biết khi chăm bé.

Táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải là chuyện hiếm gặp. Tuy nhiên đa phần các bố mẹ trẻ đều ít nhiều lúng túng do chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con nhỏ.

Vậy nên, dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh và cách giải quyết trong bài viết dưới đây chắc chắn là những lời tư vấn hữu ích cho các bố mẹ.

1. Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh quấy khóc khi bị táo bón

Trẻ sơ sinh quấy khóc khi bị táo bón

Có nhiều tác động gây ra chứng táo bón ở trẻ sơ sinh. Nhưng nhìn chung, chúng bao gồm 04 nhóm nguyên nhân chính:

1.1. Chế độ dinh dưỡng của mẹ

Đối với các trẻ sơ sinh còn bú mẹ hoàn toàn thì chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp và gần như hoàn toàn đến sức khỏe của bé.

Chế độ ăn nhiều chất cay, nóng, chát, đắng như ớt, tiêu, nước cafe … . Hay chứa nhiều chất khó tiêu, phụ phẩm sắt, canxi … cũng có thể gây bất ổn cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ dẫn đến táo bón.

Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng khá phổ biến

1.2. Bé dùng sữa công thức chưa phù hợp

Cho trẻ sơ sinh sử dụng sữa công thức quá sớm, trong khi hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chưa có khả năng hấp thụ chính là nguyên nhân gây ra táo bón.

Ngoài ra, các loại sữa công thức thường dễ gây nóng, ít xơ và khó tiêu hơn sữa mẹ rất nhiều. Cách thức pha sữa không đúng quy cách, sữa quá đặc cũng có tác động không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ.

1.4. Do chế độ ăn dặm

Hệ tiêu hóa chưa thích ứng được với sự thay đổi thức ăn cũng có thể gây ra những bất ổn về đường ruột. Ngoài ra, thức ăn quá đặc, quá nhiều đạm, tinh bột. Nhưng lại thiếu hụt chất xơ có thể gây ra chứng táo bón ở trẻ sơ sinh.

1.5. Do các bệnh lý

Trẻ mắc táo bón một phần cũng là do các nguyên nhân xuất phát từ chính bên trong cơ thể. Điển hình như các tổn thương đường tiêu hóa hay các bệnh lý bẩm sinh như:

Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nóng, sốt, ốm, ho … cho trẻ có thể vô tình quét đi hệ lợi khuẩn đường ruột, làm các dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh xuất hiện.

2. Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Để có thể điều trị táo bón hiệu quả, điều kiện cần thiết đầu tiên chính là nhận biết chính xác các dấu hiệu bệnh ở trẻ.

2.1. Đi phân cứng vón cục dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Phân của trẻ bị táo bón sẽ cứng, thô, vón cục … so với trẻ bình thường. Vì thế, các bố mẹ có thể thường xuyên theo dõi tình trạng phân của trẻ để xem trẻ có bị táo bón hay không.

Dưới đây là bảng so sánh để nhận biết dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh thông qua cách phân biệt qua phân.

Trẻ bình thườngTrẻ táo bón
Trẻ sơ sinh bú mẹPhân rất mềm hoặc chảy nước; có màu vàng hoặc hơi xanh, có những lốm đốm giống hạt.Phân bị vón cục, thô cứng, sẫm màu, có dạng viên nhỏ nhỏ như phân dê.
Trẻ sơ sinh bú bìnhPhân trẻ mềm có màu xám xanh, nâu hoặc vàng tùy vào loại sữa mà trẻ đang sử dụng

2.2. Trẻ hay quấy khóc, lười ăn

Trẻ hay quấy khóc lười ăn khi bị táo bón khiến cha mẹ lo lắng

Trẻ hay quấy khóc lười ăn khi bị táo bón khiến cha mẹ lo lắng

Trẻ bị táo bón có xu hướng chán ăn, ăn không ngon. Điều này dẫn đến lười ăn, sụt cân và xanh xao ở trẻ.

Mặt khác, sự thiếu hụt khẩu phần ăn và dinh dưỡng cũng làm trẻ trở nên đổi tính, quấy khóc và cau có.

2.3. Trẻ căng thẳng, khóc khi đi ngoài

Trẻ bị táo bón đi đại tiện khó khăn, đau rát nên có cảm giác sợ, căng thẳng khi đi vệ sinh. Nhưng không phải trường hợp nào bé căng thẳng hay rên rỉ cũng là biểu hiện của chứng táo bón.

Các biểu hiện này chỉ đang chứng tỏ bé đang dần nhận thức chức năng của cơ thể và đang dần học cách sử dụng nó.

Tuy nhiên nếu tình trạng căng thẳng, quấy khóc kèm sợ hãi khi đi đại tiện kéo dài thì đây rất có thể là một triệu chứng của táo bón.

2.4. Trẻ sơ sinh đi ngoài ít hơn bình thường

Vì thời gian lưu phân lâu nên tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh bị táo bón ít hơn nhiều so với trẻ bình thường. Tần suất đi đại tiện của trẻ sơ sinh là 1-4 lần/ngày. Tuy nhiên con số này chỉ đạt 1-2 lần/tuần đối với trẻ bị táo bón.

Sự giảm tần suất đi ngoài có thể bắt đầu diễn ra đối với trẻ từ 2-6 tuần tuổi vì các dưỡng chất từ sữa mẹ được hấp thụ hết và không hình thành cặn phân.

Do đó, nếu phân của trẻ vẫn mềm, trẻ không sợ hãi, căng thẳng hoặc bú sữa, tăng cân đều thì rõ ràng đây không thực sự do táo bón gây nên.

2.5. Bụng cứng (trẻ bị đầy hơi, khó tiêu)

Ở trẻ bị táo bón, phân tích tụ lâu trong trực tràng có thể chèn ép các bộ phận khác của hệ tiêu hóa gây ra các chứng đầy bụng, khó tiêu,….

Nếu khi bố mẹ sờ bụng trẻ thấy bụng luôn cảm thấy cứng, phình to thì rất có thể đây chính là triệu chứng báo hiệu táo bón.

2.6. Vết máu đỏ trong phân

Đây là điểm rõ nhất cho dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh. Phân của trẻ trở nên thô, cứng làm cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn.

Trẻ rất tốn sức để tống chúng ra ngoài. Mặt khác, chúng còn có thể gây rách hậu môn, chảy máu làm xuất hiện các vết đỏ trong phân của trẻ.

Chi tiết:

3. Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày mẹ nên làm gì?

Một chế đô dinh dưỡng đủ chất, cân bằng chất xơ sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

Một chế đô dinh dưỡng đủ chất, cân bằng chất xơ sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

Đừng lo lắng quá về táo bón, mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa và giảm tác động của triệu chứng này đến trẻ chỉ với một vài điều đơn giản sau.

3.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều mẹ nên làm trước tiên khi nhận thấy những dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh.

3.1.1. Bổ sung chất lỏng (nước, nước hoa quả)

Nước rất cần thiết cho cơ thể. Thiếu hụt nước làm cơ thể khô hanh. Là nguyên nhân hàng đầu tạo nên chứng táo bón. Vì thế, bố mẹ cần quan tâm bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày cho trẻ.

Trẻ sơ sinh đang bú mẹ thì không cần bổ sung nước. Nhưng nếu trẻ bị táo bón thì các bố mẹ vẫn nên cho bé dùng từ 100 – 200 ml. Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng tuổi, lượng nước cần thiết lúc này  là 200 – 300 ml.

3.1.2. Cân bằng chất xơ trong thực đơn hằng ngày

Chất xơ rất quan trọng để đảm bảo quá trình hoạt động ổn định của bộ máy tiêu hóa.

Mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm với rau xanh, củ quả, các loại quả chín … để tăng cường lượng chất xơ trong khẩu phần ăn.

Đối với trẻ đang uống sữa công thức: Mẹ cũng có thể chọn mua các loại sữa có bổ sung chất xơ hòa tan (FOS) cho trẻ sử dụng.

3.2. Chế độ ăn của mẹ

Có thể bạn chưa biết: Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Trẻ trong giai đoạn bú mẹ. Vậy trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?

Rau xanh, các loại hoa quả như đu đủ, chuối, khoai lang … hoặc các thực phẩm có tính nhuận tràng là rất cần thiết cho mẹ. Ngoài ra, các mẹ còn có thể sử dụng thêm sữa chua để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Hơn hết, mẹ tuyệt đối không nên sử dụng nhiều các loại thực phẩm có tính nóng, đắng, chát như: Ớt, hồng xiêm, trà đắng hay các loại nước có gas … .

Xem thêm: [Kinh nghiệm] Chữa táo bón ở trẻ sơ sinh DỨT ĐIỂM

3.3. Một số biện pháp khác

3.3.1. Tập thói quen đi ngoài cho bé

Việc tập thói quen đi ngoài cho trẻ tại một khung giờ nhất định có thể tạo ra phản xạ có điều kiện trong trẻ. Đến những khung giờ ấy, cơ thể trẻ sẽ tự sản sinh nhu cầu đi ngoài nhờ vào thói quen hình thành từ những lần trước.

Từ đó giúp quá trình vệ sinh được thực hiện thường xuyên và liên tục. Hạn chế sự tích tụ lâu ngày của phân trong cơ thể.

3.3.2. Xoa bụng

Việc thường xuyên xoa bụng cho trẻ có thể gián tiếp giúp trẻ sơ sinh vận động.

  • Thực hiện xoa nhẹ nhàng bụng bé theo khung đại tràng từ 3-4 lần theo chiều từ phải sang trái.
  • Thực hiện ngày 2-3 lần để kích thích thích các nhu động ruột.

Xoa bụng thường xuyên có thể giúp cải thiện chất lượng bộ máy tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Từ đó hạn chế hữu hiệu tình trạng xuất hiện của chứng táo bón.

3.3.3. Động tác đạp xe

Tương tự như xoa bụng, động tác đạp xe cũng là một phương pháp giúp cải thiện chứng táo bón ở trẻ. Vận động chân và cơ bụng có thể giúp tạo ra nhu động ruột và tăng cường hoạt động của các cơ vòng hậu môn của trẻ.

Nên chơi đùa và vận động cho trẻ tại các thời gian rảnh rỗi. Nhất là sau bữa ăn để tạo tâm lý thoải mái và tận dụng khoảng thời gian hoạt động cao của nhu động ruột.

3.3.4. Ngâm mông trẻ với nước ấm

Ngâm mông trẻ với nước ấm trong khoảng 5 phút với 1-2 lần/ngày có thể mang đến tác dụng kích thích các cơ vòng hậu môn của trẻ, từ đó giúp dễ đi ngoài hơn.

Xem thêm: Trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Trên đây là những dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh thường thấy nhất và cách xử lý. Hy vọng những thông tin chúng tôi đưa ra đã hữu ích đến bạn.

Top 06 dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh cha mẹ NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC