Điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 02/03/2023 09:32:56

Trị táo bón ở trẻ sơ sinh nếu không đúng cách có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ, bé chán ăn, chậm tăng cân thậm chí là suy dinh dưỡng. Vì vậy bố mẹ cần hết sức lưu ý để chọn phương án điều trị phù hợp nhất.

1. Nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh táo bón khiến bé chậm tăng cân

Trẻ sơ sinh táo bón khiến bé chậm tăng cân

Trẻ sơ sinh chưa biết nói, chính vì vậy để nhận biết được tình trạng sức khỏe của con mẹ cần quan sát những dấu hiệu bất thường. Đối với táo bón ở trẻ sơ sinh cũng vậy, mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường như:

  • Bé chậm đi đại tiện, bé đi đại tiện trên 3 ngày 1 lần đối với bé bú bình và trên 5 ngày 1 lần đối với bé bú mẹ hoàn toàn.
  • Phân đi đại tiện phân cứng, vón cục
  • Mỗi lần đi đại tiện khó khăn, đau đớn, thậm chí là quấy khóc khi đi đại tiện.
  • Bụng bé thường căng tức, sờ thấy cứng cứng.
  • Bé lười bú hơn bình thường, một số bé còn bỏ bú.
  • Bé chậm tăng cân.

Xem thêm: 

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón

2.1. Trẻ sinh non

Sinh non khiến cho hệ thống tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, khiến cho bé dễ gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,… hơn so với các bé sinh đủ tháng.

2.2. Dùng sữa không phù hợp

Đối với những trẻ sơ sinh không bú sữa mẹ mà uống sữa công thức thì nguy cơ táo bón thường cao hơn rất nhiều so với trẻ bú sữa mẹ. Nguyên nhân là do trong sữa công thức có chứa thành phần protein khác với protein trong sữa mẹ. Đồng thời sữa công thức thường thiếu chất xơ nên dễ làm cho con bị táo bón hơn.

2.3. Trẻ bị thiếu nước

Trẻ sẽ dễ bị táo bón nếu thiếu nước. Lúc này đường ruột sẽ không đủ nước để làm mềm phân, khiến cho phân bị cứng, vón cục khiến cho việc thải ra ngoại gặp khó khăn, dẫn đến táo bón.

2.4. Tác dụng phụ khi dùng thuốc

Một số loại thuốc bổ như sắt với liều cao, canxi hoặc thuốc kháng sinh có thể khiến trẻ bị táo bón. Đặc biệt là các loại thuốc điều trị viêm đường hô hấp.

2.5. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ

Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ khiến trẻ sơ sinh bị táo bón

Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ khiến trẻ sơ sinh bị táo bón

Đối với trẻ bú mẹ bị táo bón thì nguyên nhân táo bón là do chế độ dinh dưỡng của mẹ thiếu chất xơ khiến bé cũng bị thiếu chất xơ, gây nên táo bón.

Bên cạnh đó, thức ăn dặm đặc, thiếu chất xơ dễ dẫn đến việc trẻ sơ sinh dễ bị táo bón. Việc cho bé ăn dặm sớm so với lứa tuổi cũng sẽ khiến con dễ bị táo bón hơn. Độ tuổi thích hợp để bé tập ăn dặm là từ 4 tháng tuổi trở lên.

2.6. Đường tiêu hóa bị tổn thương

Tổn thương thực thể đường tiêu hóa như phình đại tràng, bệnh suy giáp trạng khá hiếm gặp, có tỉ lệ chiếm khoảng 5% nguyên nhân gây táo bón.

Những bệnh lý này sẽ khiến cho trẻ thường cảm thấy đau khi đi đại tiện, hậu môn bị nứt hoặc co thắt làm cho trẻ sợ đại ngoài khiến cho chất thải bị giữ lại trong ruột.

Lúc này cơ thể sẽ hấp thụ lại nước từ phân làm cho phân thêm rắn, táo bón trở nên trầm trọng hơn.

2.7. Trẻ bị âm hư, thận yếu

Âm hư khiến cho phần âm dương mất cân bằng, phần âm thiếu hụt, âm hư sinh nội nhiệt, lượng tân dịch trong cơ thể bị thiếu dẫn đến tình trạng nóng trong, táo bón, mồ hôi trộm, gầy gò, không tăng cân.

3. Cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Sau khi đã biết được những nguyên nhân gây táo bón thì trị táo bón ở trẻ sơ sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Phương pháp điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh dựa trên nguyên tắc bổ sung nước, chất xơ để làm mềm phân. Bên cạnh đó một số phương pháp vật lý như massage, đạp xe … cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

3.1. Bổ sung nước đầy đủ cho trẻ

Đối với trẻ sơ sinh bị táo bón đang bú mẹ thì mẹ nên cho con bú cách 2 giờ 1 cữ để bổ sung nước đầy đủ. Bên cạnh đó mẹ cũng cần uống nhiều nước, khoảng 2.5 – 3 lít mỗi ngày.

Lượng nước bổ sung nên theo khuyến nghị của chuyên gia đó là:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Nên bổ sung 100 – 200ml nước mỗi ngày.
  • Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Nhu cầu nước ở tuổi này khoảng 100 ml trên mỗi kg cân nặng cơ thể.

3.2. Cho bé ăn nhiều rau xanh và quả chín

Với những bé ăn dặm bị táo bón thì trong thực đơn của con mẹ nên bổ sung thành phần rau xanh và bổ sung hoa quả để tăng cường chất xơ.

Sự tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn sẽ giúp cho phân trở nên mềm hơn. Ngoài ra trong rau và hoa quả chín còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin rất tốt cho sức khỏe của bé.

Chi tiết:

3.3. Đổi sữa công thức phù hợp cho bé

Nếu nguyên nhân là do uống sữa công thức thì mẹ nên dừng sử dụng loại sữa đó ngay. Hãy đổi sang một loại sữa mới chứa chất xơ để hỗ trợ việc tiêu hóa của con dễ dàng hơn.

3.4. Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị táo bón có một phần nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng của mẹ. Do vậy muốn trị táo bón ở trẻ sơ sinh, chắc chắn cần xem lại chế độ dinh dưỡng của mẹ.

Thức ăn của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa của con. Do đó để cải thiện tình trạng táo bón mà con gặp phải thì mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn nhiều chất xơ hòa tan. (Có trong rau, củ, quả chín, uống nhiều nước.)

Tránh ăn các đồ ăn cay nóng hay ăn thịt, hải sản quá nhiều. Bên cạnh đó mẹ cũng nên tránh ăn các thực phẩm chứa các chất xơ khó tiêu như măng, ổi xanh, xơ mít…

3.5. Tắm cho trẻ bằng nước ấm

Ngâm nước ấm giúp trẻ sơ sinh đi ngoài dễ hơn

Ngâm nước ấm giúp trẻ sơ sinh đi ngoài dễ hơn

Tắm và ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, cơ bụng được thư giãn. Nhờ vậy mà giảm các cơn đau do đầy hơi và kích thích nhu động hoạt giúp cho bé dễ đi đại tiện hơn.

Lưu ý, cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh này chỉ thực hiện cho bé từ 1 tháng tuổi trở lên.

3.6. Massage bụng cho bé

Massage bụng là một trong những biện pháp vật lý đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả rất tích cực. Mẹ chỉ cần đặt 3 ngón tay lên phía bên trái vùng dưới rốn của bé.

Sau đó massage vòng trong nhẹ nhàng phần bụng theo chiều kim đồng hồ trong vòng khoảng 3 phút là sẽ có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột. Bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ đi đại tiện hơn.

3.7. Bài tập “đạp xe”

Một biện pháp vật lý đơn giản khác giúp trị táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả khác là bài tập đạp xe. Theo đó mẹ cầm chân bé, vận động nhẹ nhàng mô phỏng động tác đạp xe.

Thực hiện thao tác này một lúc sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và còn thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt hơn.

3.8. Bổ sung nước hoa quả cho trẻ sơ sinh

Bổ sung nước hoa quả là cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh đơn giản mà dễ thực hiện.

Nước hoa quả không chỉ giúp bổ sung nước mà ngoài ra còn bổ sung vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất xơ. Chúng giúp phân mềm hơn, cải thiện nhu động ruột nên bé sẽ dễ đi đại tiện hơn.

Bên cạnh đó nước hoa quả sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bé khỏe mạnh và phát triển ổn định.

4. Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị táo bón đi khám bác sĩ

Trong trường hợp áp dụng những biện pháp điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh kể trên nhưng không mang lại hiệu quả. Mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra trong những trường hợp trẻ bị táo bón kèm theo những triệu chứng sau mẹ cũng cần đưa con đi khám ngay:

  • Tình trạng táo bón không được cải thiện.
  • Bé bị sốt cao, có triệu chứng nôn trớ.
  • Khi đi đại tiện trong phân của bé có kèm theo máu.
  • Cân nặng của bé bị sụt.
  • Bé táo bón có phân cứng và khô.
  • Bé bị rách hậu môn do phân quá cứng, bé phải rặn nhiều trong lúc đi vệ sinh.

5. Sản phẩm giúp cải thiện táo bón cho trẻ sơ sinh

Bé bị táo bón uống thuốc gì?“. Câu hỏi mà nhiều mẹ băn khoăn và thắc mắc.

Trên thực tế các bác sĩ khuyến cáo mẹ không nên lạm dụng thuốc tây để trị táo bón ở trẻ sơ sinh. Vì lâu dài nó sẽ làm mất đi phản ứng đi ngoài tự nhiên của cơ thể.

Thay vào đó mẹ nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược. Vì chúng lành tính nên sẽ an toàn, không gây phản ứng phụ có hại cho trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý nên lựa chọn các sản phẩm dạng nước, cao lỏng, siro,… và có vị ngọt để trẻ dễ uống. Và một điều quan trọng nữa đó là sản phẩm phải phù hợp với độ tuổi của trẻ.

6. Cách phòng tránh táo bón ở trẻ sơ sinh

Phòng hơn trị. Trị táo bón ở trẻ sơ sinh xong và để phòng tránh táo bón tái phát mẹ cần lưu ý:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng bằng việc cho bé uống nhiều nước.
  • Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn đối với bé đã biết ăn dặm và vào khẩu phần ăn của mẹ đối với những bé đang bú mẹ.
  • Giúp bé và đảm bảo bé có vận động thể chất. Bởi hoạt động này sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột đi vào hoạt động.
  • Phân bổ các bữa ăn cho bé đều đặn trong ngày.
  • Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày cho bé.

7. Lưu ý cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị táo bón

Những điều cần lưu ý cho mẹ khi chăm sóc bé sơ sinh táo bón. Và những sai lầm thường mắc phải khi trị táo bón ở trẻ sơ sinh.

  • Cho bé uống quá nhiều nước

Trên thực tế, cái gì quá cũng không tốt. Như việc bổ sung nước cho con quá nhiều khi con bị táo bón cũng hoàn toàn không hợp lý.

Điều này có thể sẽ khiến con bị mệt mỏi hoặc đầy bụng, chướng bụng thêm.

  • Bổ sung chất xơ không đúng cách

Bổ sung chất xơ khi trẻ bị táo bón là rất cần thiết. Nhưng việc bổ sung chất xơ quá nhiều lại gây ra tình trạng ngược lại. Táo bón sẽ không khỏi mà còn trầm trọng hơn.

Ngoài ra không phải chất xơ nào cũng tốt cho hệ tiêu hóa mà mẹ chỉ nên bổ sung các chất xơ hòa tan. Không bổ sung chất xơ không hòa tan như măng, xơ mít, ổi…

  • Tự ý sử dụng thuốc, men tiêu hóa

Nhiều mẹ vì mong muốn con sớm khỏi táo bón mà sử dụng thuốc hoặc men tiêu hóa một cách tùy tiện. Nhưng sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ sẽ khiến hệ tiêu hóa của con bị phụ thuộc vào thuốc hoặc enzyme bổ sung từ men tiêu hóa.

  • Lạm dụng thuốc thụt, thuốc xổ

Các loại thuốc này chỉ được phép sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Và không sử dụng thường xuyên. Bởi nó sẽ khiến cho các cơ hậu môn mất đi phản xạ giãn nở tự nhiên khi cơ thể có nhu cầu đào thải chất cặn bã.

8. 10 mẹo dân gian chữa táo bón cho trẻ sơ sinh

8.1. Mật ong

Mật ong là cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh khá phổ biến và được nhắc đến nhiều.

Sử dụng mật ong để bôi hậu môn cho trẻ sẽ giúp kích thích các cơ vòng hậu môn. Giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn nhờ tính nóng của mật ong.

Với cách làm này mẹ có thể áp dụng cho bé từ 1 tháng tuổi trở lên.

  • Mẹ sử dụng tăm bông sạch.
  • Lấy 1 ít mật ong rồi ngoáy vào lỗ hậu môn của bé.
  • Nên ngoáy sâu khoảng 1cm là tốt nhất.
  • Trong vòng 5 – 10 phút sau bé sẽ đi ngoài được.

8.2. Rau mồng tơi

Rau mồng tơi có tính mát nên trị táo bón ở trẻ sơ sinh rất tốt.

Rau mồng tơi không chỉ là nguồn bổ sung chất xơ hiệu quả khi bị táo bón. Mà còn có thể sử dụng cọng mồng tơi để kích thích đi ngoài dễ dàng hơn.

  • Theo đó mẹ lựa chọn cọng mồng tơi tươi xanh. Có cuống cứng và có độ to vừa phải.
  • Rửa sạch rồi tước bỏ vỏ ngoài.
  • Sau đó ngoáy hậu môn của bé khoảng 3 – 4 lần.
  • Sau 5 – 10 phút bé sẽ đi đại tiện được.

8.3. Bồ kết

Trị táo bón ở trẻ sơ sinh bằng bồ kết là mẹo được nhiều mẹ áp dụng

Trị táo bón bằng bồ kết là mẹo được nhiều mẹ áp dụng

Sử dụng bồ kết để trị táo bón ở trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi là mẹo trị táo bón rất hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng.

Với cách làm khá đơn giản.

  • Mẹ chỉ cần lấy 3 quả bồ kết nướng lên rồi cho vào 500ml nước đun sôi, để nguội.
  • Khi nước bồ kết đã nguội thì dùng 1 các xilanh sạch bơn nước bồ kết vào hậu môn của con.
  • Nước bồ kết sẽ kích thích cơ hậu môn giãn nở và trơn hơn. Nhờ đó bé sẽ đi ngoài dễ dàng mà không đau đớn.

8.4. Baking soda

Sử dụng bột baking soda cũng là một cách trị táo bón đơn giản mà hiệu quả cho trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi trở lên.

Mẹ có thể thêm vào chậu nước tắm của con 1 vài muỗng cafe bột baking soda rồi hòa tan vào nước tắm. Mẹ nên tắm cho con khoảng 10 phút để baking soda được hấp thụ tốt nhất, giúp bé thư giãn. Làm dịu cơ vòng hậu môn, làm cho bé đi ngoài dễ dàng, không đau đớn.

Thực hiện khoảng 1 – 2 lần/tuần.

8.5. Vừng đen

Vừng đen được sử dụng để trị táo bón ở trẻ sơ sinh từ khoảng 6 tháng tuổi trở lên. Lúc này bé đã bước vào độ tuổi ăn dặm. Nên mẹ lấy vừng đen rang thơm, xay nhuyễn rồi trộn vào bột/cháo cho bé ăn.

Các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ có trong vừng đen sẽ giúp kích thích tiêu hóa hiệu quả.

8.6. Kem vaseline

Kem Vaseline được xem là sản phẩm lành tính. Vì vậy nó được lựa chọn để sử dụng cho trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi để trị táo bón.

Mẹ chỉ cần sử dụng 1 chút Vaseline bôi lên hậu môn của con. Massage 1 lúc để Vaseline thẩm thấu vào da sẽ giúp làm mềm và kích thích phân ra ngoài dễ dàng.

8.7. Mơ

Trong quả mơ chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, K và nhiều chất dinh dưỡng khác cùng với hoạt tính axit giúp bé tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

Mẹ hãy sử dụng nước ép mơ, pha loãng với nước rồi cho bé uống.

Mặc dù nước mơ hơi chua. Song tốt nhất là mẹ không cho thêm đường vào mà cho bé uống luôn bởi đường là thực phẩm nên tránh khi bị táo bón.

8.8. Mận

Cho trẻ sơ sinh dùng nước ép mận giúp cải thiện chứng táo bón rất tốt

Cho trẻ sơ sinh dùng nước ép mận giúp cải thiện chứng táo bón rất tốt

Cũng có tác dụng tương tự nước mơ. Nước mận cũng được sử dụng để trị táo bón ở trẻ sơ sinh và cả người lớn một cách cực kỳ hiệu quả.

Để áp dụng phương pháp này:

  • Mẹ cần pha tỉ lệ 3/4 nước và 1/4 nước ép mận.
  • Lắc đều rồi cho con uống.
  • Lưu ý: Nước uống này không thay thế sữa hay nước cho con. Mẹ vẫn cho con bú sữa và uống nước như bình thường.

8.9. Nho khô

Nho khô thích hợp để trị táo bón ở trẻ sơ sinh từ 8 tháng tuổi trở lên. Mẹ có thể sử dụng nước cốt nho khô để cho bé uống vào buổi sáng để trị táo bón cho con.

Tuy nhiên, để có nước cốt nho khô cho bé uống:

  • Mẹ cần ngâm 4 – 5 quả nho khô vào 1 cốc nước lọc, để qua đêm.
  • Rồi đến sáng hôm sau mẹ lấy nho ra, ép lấy nước cốt rồi cho bé uống.

8.10. Trà bạc hà pha loãng

Trà bạc hà pha loãng được sử dụng để trị táo bón ở trẻ sơ sinh đã biết ăn dặm. Theo đó sau các bữa ăn, mẹ pha trà bạc hà ấm pha loãng cho bé uống.

Nước ấm sẽ kích thích khả năng đại tiện, rất có hiệu quả trong trị táo bón kết hợp với bạc hà làm dịu dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và đại tiện.

Nếu không có trà bạc hà, mẹ có thể thay thế bằng trà Cúc La Mã cũng có tác dụng xoa dịu các mô và hệ thần kinh nên sẽ giúp bé vừa thư giãn, vừa không bị táo bón.

Hy vọng với những chia sẻ cùng mẹo trị táo bón ở trẻ sơ sinh theo dân gian đơn giản tại nhà sẽ giúp các mẹ có những phương án trị táo bón cho con hiệu quả.

Điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh như thế nào?
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC