Thế nào là táo bón ở trẻ sơ sinh? Cách chăm sóc bé bị táo bón

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 15/09/2019 16:30:23

Thế nào là táo bón ở trẻ sơ sinh?” Câu hỏi chúng tôi nhận được rất nhiều từ các mẹ bỉm sữa lần đầu chăm con.

Táo bón là nỗi lo của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Đặc biệt là mẹ bỉm sữa có con đang còn trong độ tuổi sơ sinh.

Tuy nhiên táo bón sẽ không còn là nỗi lo lắng nữa nếu các mẹ hiểu rõ về chứng bệnh này và các cách chăm sóc phù hợp.

1. Thế nào là táo bón ở trẻ sơ sinh? Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non yếu. Vì vậy thường gặp phải 2 tình trạng liên quan tới hệ tiêu hóa phổ biến là tiêu chảy và táo bón.

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé chậm đi ngoài, khoảng 3 – 5 ngày mới đi 1 lần với phân cứng, vón cục, bé đi ngoài khó khăn, đầy bụng, quấy khóc…

1.1. Trẻ sơ sinh quấy khóc, lười ăn

Trẻ sơ sinh quấy khóc lười ăn khi bị táo bón

Trẻ sơ sinh quấy khóc lười ăn khi bị táo bón

Khi bị táo bón trẻ thường có biểu hiện hay quấy khóc. Nhất là lúc đi ngoài và khi đi ngủ. Điều này được lý giải là bởi khi đi ngoài do phân cứng, vón cục nên việc đi ngoài của con rất khó khăn. Con sẽ phải gồng mình để rặn và thường bị đau.

Ngoài ra thì táo bón khiến các chất cặn bã không thể đẩy ra khỏi cơ thể. Mà trong chất cặn bã lại chứa các độc tố. Vì vậy các độc tố có trong phân khi bị ùn ứ lại trong cơ thể sẽ bị hấp thụ ngược lại khiến con bị mệt mỏi, tinh thần bị ảnh hưởng. Do đó khi ngủ thường quấy khóc.

Táo bón cũng khiến trẻ lười ăn hơn do thức ăn không tiêu nên trẻ không có cảm giác đói. Ngoài ra táo bón còn gây đầy bụng. Nhiều trường hợp là đau bụng nên bé thường sợ ăn hơn.

1.2. Trẻ sơ sinh đi ngoài ít hơn bình thường

Đi ngoài ít hơn bình thường là biểu hiện rõ rệt nhất của táo bón. Do thức ăn không được tiêu hóa hoặc tiêu hóa chậm, nhu động ruột kém hoạt động dẫn đến ít đi ngoài hơn.

Số lần đi ngoài của trẻ sơ sinh bình thường sẽ là 1 – 4 lần/1 – 2 ngày. Nếu 3 – 5 ngày trẻ mới đi ngoài 1 lần thì rất có thể trẻ đã bị táo bón.

1.3. Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu

Đầy bụng, chướng bụng khó tiêu.,khi sờ vào bụng thấy cứng là dấu hiệu của táo bón ở trẻ sơ sinh. Khi thức ăn đi vào không được tiêu hóa sẽ dồn ứ trong ruột khiến cho bụng bị đầy, đầy hơi và khó tiêu do vi khuẩn sinh hơi trong đại tràng.

1.4. Phân cứng, vón cục

Trong trường hợp bé đi ngoài có phân cứng, vón cục hoặc trong phân vón cục có máu thì đây chính là dấu hiệu để mẹ nhận biết.

1.4.1. Nhận biết phân trẻ sơ sinh bình thường

  • Đối với trẻ bú sữa mẹ: Phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ 100% sẽ mềm, chảy nước, có màu vàng hoặc hơi xanh với những lốm đốm giống hạt.
  • Đối với trẻ bú bình: Phân trẻ sơ sinh bú bình bình thường mềm, màu xám xanh đến vàng, nâu tùy thuộc vào loại sữa công thức mà con uống.

1.4.2. Phân của trẻ sơ sinh bị táo bón

Khi bị táo bón, phân của con sẽ thường bị vón cục, cứng, sẫm màu, có hình viên nhỏ như phân dê hoặc phân thỏ. Trong một số trường hợp phân của con còn bị dính máu do rách hậu môn chảy máu gây nên.

1.5. Bé đi ngoài khó khăn

Trẻ sơ sinh bị táo bón quấy khóc khi đi ngoài khó khăn

Trẻ sơ sinh bị táo bón quấy khóc khi đi ngoài khó khăn

Do táo bón khiến phân trở nên cứng, vón cục, do đó bé đi ngoài sẽ khó khăn hơn bình thường. Bé thường sẽ phải rặn nhiều, gồng mình để rặn, thậm chí là quấy khóc do không đi được.

Đọc thêm:

2. Nguyên nhân chủ yếu gây táo bón ở trẻ sơ sinh

Chế độ ăn uống quyết định nhiều trong việc dẫn đến chững táo bón ở trẻ sơ sinh

Chế độ ăn uống quyết định nhiều trong việc dẫn đến chững táo bón ở trẻ sơ sinh

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Những nguyên nhân có thể kể đến bao gồm:

  • Do trẻ không được bổ sung đủ nước.
  • Chế độ ăn uống là yếu tố quyết định nhiều đến việc trẻ sơ sinh bị táo bón. Nhiều mẹ chăm bé lần đầu không biết liệu thế nào là táo bón ở trẻ sơ sinh. Các mẹ nên chú ý đến những biểu hiện được nêu trên và chú ý trong chế độ ăn uống của mình. Có thể kể đến như tránh đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu, …
  • Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức không phù hợp cũng là nguyên nhân gây táo bón cho trẻ. Do một số sữa công thức ít chất xơ dẫn đến việc bé táo bón.
  • Việc mắc một số bệnh lý như: Đại tràng bị phình to (bệnh Hipschsprung); Bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme), Hẹp hậu môn, Rối loạn vận động ruột, Bất thường thần kinh, Bệnh nội tiết chuyển hóa, Bệnh thần kinh… là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh.
  • Ngoài ra các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc trị ho, các loại thuốc bổ khác như sắt, canxi cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ.
  • Trẻ không vận động nhiều cũng sẽ khiến cho nhu động ruột không được vận động làm cho việc đi ngoài khó khăn.

3. Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Massage bụng tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Massage bụng giúp bé dễ chịu và đi ngoài dễ hơn

Sau khi biết được những biểu hiện hay thế nào là táo bón ở trẻ sơ sinh. Các mẹ nên trang bị kiến thức để phòng tránh cũng như cách khắc phục khi bé sơ sinh bị táo bón.

Những biện pháp dưới đây sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc “Bé sơ sinh bị táo bón phải làm sao?” của mẹ

  • Có cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý với lượng chất xơ cân bằng. Hạn chế những thực phẩm cay nóng và khó tiêu.
  • Đối với trẻ đã dùng sữa công thức mẹ nên cho bé dùng sữa chứa chất xơ hòa tan FOS giúp con dễ tiêu hơn.
  • Ngâm hậu môn bằng nước ấm.
  • Massage bụng cho bé kết hơp bài tập đạp xe.
  • Dùng nước ép hoa quả.
  • Trà bạc hà pha loãng (phương pháp được áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi).
  • Một số biện pháp khác trị táo bón cho trẻ sơ sinh như sử dụng mật ong, nước bồ kết, cọng mồng tơi, bột sắn dây, nho khô, mè đen, khoai lang … là những mẹo dân gian trị táo bón ở trẻ rất hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng.

Chi tiết thêm KINH NGHIỆM: Chữa táo bón ở trẻ sơ sinh

4. Khi nào cần cho trẻ sơ sinh bị táo bón đi khám ?

Trẻ sơ sinh bị táo bón trong những trường hợp sau thì cần đưa đến cơ sở y tế có chuyên môn để thăm khám và điều trị ngay:

  • Tình trạng táo bón của trẻ kéo dài nhiều ngày (trên 1 tuần) và trẻ dễ bị tái phát trở lại.
  • Trẻ bị táo bón kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như nôn trớ, sốt cao.
  • Bé đi ngoài trong phân có máu.
  • Táo bón khiến trẻ mệt mỏi, giảm cân, chậm lớn, suy dinh dưỡng.

5. Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?

Như đã chia sẻ ở trên, trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn bị táo bón thì mẹ cần cải thiện chế độ dinh dưỡng của mình ngay. Mẹ nên bổ sung các món ăn hay các loại thực phẩm:

  • Các loại rau lá xanh như rau mồng tơi, rau khoai lang, rau dền, măng tây…
  • Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen…
  • Đu đủ chín vì trong đu đủ chín chứa nhiều vitamin A, vitamin C, chất xơ, hoạt chất papain, các nguyên tố vi lượng sẽ giúp thúc đẩy hệ miễn dịch, cải thiện táo bón ở trẻ.
  • Mận, trong quả mận chứa chất xơ và đặc biệt là hoạt chất sorbitol có công dụng nhuận tràng. Đồng thời thành phần neochlorogenic acid và chlorogenic trong loại quả này khi vào sữa mẹ cũng giúp trẻ sơ sinh giảm chứng táo bón hiệu quả.
  • Sữa chua sẽ giúp bổ sung probiotic là lợi khuẩn tốt cho cơ thể đồng thời tăng cường cường hệ miễn dịch. Vì vậy mẹ ăn sữa chua sẽ giúp trẻ sơ sinh trị táo bón và phòng ngừa táo bón.

6. Cách phòng tránh và lưu ý cho mẹ khi chăm trẻ sơ sinh bị táo bón

Khuyến khích bé vận động tốt cho nhu động ruột, giảm táo bón

Khuyến khích bé vận động tốt cho nhu động ruột, giảm táo bón ở trẻ sơ sinh

6.1. Cách phòng tránh để trẻ sơ sinh không bị táo bón

Nhiều mẹ bỉm sữa chưa có kinh nghiệm chăm con có thể sẽ không biết được những cách phòng tránh để con không bị táo bón. Cùng tham khảo những chia sẻ sau nhé.

  • Cải thiện chế độ ăn bằng cách cho trẻ uống đủ nước. Ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ và những thực phẩm hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa như: Sữa chua, hoa quả chín tùy vào từng giai đoạn tháng tuổi của trẻ.
  • Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động với các bài tập nhẹ nhàng.
  • Hiểu về sự phát triển của con và những giai đoạn con dễ bị táo bón như tập ăn dặm, tập ngồi bô … để có những phương án xử lý phù hợp.
  • Hiểu rõ về nguyên nhân và cách phòng tránh táo bón ở trẻ sơ sinh để giúp con tránh được chứng táo bón khó chịu.

6.2. Lưu ý cho mẹ khi chăm trẻ sơ sinh bị táo bón

Sau khi đã biết được thế nào là táo bón ở trẻ sơ sinh cũng như nguyên nhân và một số cách điều trị. Chúng tôi có một số lưu ý để các mẹ chú ý.

  • Không pha sữa quá loãng. Vì không cung cấp đủ năng lượng cho con, khiến con sẽ bị chậm phát triển chứ hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa của con.
  • Bổ sung lượng nươc phù hợp với độ tuổi của trẻ. Việc bổ sung nước quá nhiều sẽ làm trẻ bị đầy bụng và làm loãng máu khiến trẻ bị mệt mỏi, thiếu máu.
  • Khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ không nên sử dụng biện pháp thụt nhiều lần. Lạm dụng thụt hậu môn sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc, các cơ hậu môn sẽ mất đi phản xạ tự nhiên. Điều này sẽ khiến tình trạng táo bón dễ tái phát.
  • Không tự ý sử dụng các sản phẩm trị táo bón và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Xem thêm: Trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Trên đây là những lời chia sẻ và giải thích ” Thế nào là táo bón ở trẻ sơ sinh?” cùng cách phòng tránh và chăm sóc bé. Hy vọng mẹ đã trang bị thêm được nhiều kiến thức khi chăm con.

Thế nào là táo bón ở trẻ sơ sinh? Cách chăm sóc bé bị táo bón
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC