Bé 4 tháng tuổi táo bón có phải nguy hiểm không?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 09/03/2023 10:31:58

Chị Linh (23 tuổi – Vĩnh Phúc): Chào bác sĩ, tôi muốn hỏi tình trạng bé 4 tháng tuổi táo bón liệu có phải là tình trạng bình thường? Có nguy hiểm gì hay điều gì cần lưu ý không? Một tuần đổ lại đây, tôi thấy bé nhà mình có nhiều biểu hiện: Đi tiêu phải rặn, gồng mình, mỗi lẫn đi tiêu đều nhăn mặt… Cả bà nội lẫn bà ngoại đều đang ở xa, có cách nào để cải thiện tình trạng này không ạ?

Bác sĩ trả lời: Chào chị Linh, táo bón ở trẻ 4 tháng tuổi khá là tình trạng khá thường gặp do chưa quen chăm sóc trẻ. Chị không cần quá lo lắng vì tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục được. Tuy nhiên, nếu như táo bón diễn ra trong một thời gian dài hoặc có thêm các triệu chứng khác thì chị cần đặc biệt lưu ý.

1. Bé 4 tháng tuổi bị táo bón có bình thường?

Nếu như thấy các biểu hiện như tần suất đi tiêu giảm, phân của bé rắn hơn, có mùi khó chịu… Đây đều là những triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh rất hay gặp. Nếu thấy những triệu chứng này, mẹ nên chú ý, rất có thể bé đang bị táo bón.

Bé 4 tháng tuổi táo bón có thể có biểu hiện quấy khóc, khó chịu

Bé 4 tháng tuổi táo bón có thể có biểu hiện quấy khóc, khó chịu

Tuy nhiên, nếu như bé 4 tháng tuổi có táo bón thì mẹ cũng không cần quá lo lắng. Đây là một tình trạng rất khá thường thấy và rất phổ biến ở các gia đình. Ở độ 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa hoàn thiện dẫn tới khả năng tiêu hóa của bé gặp nhiều vấn đề. Bên cạnh đó, mẹ vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm chăm trẻ cũng dẫn tới tình trạng này.

Dẫu vậy, vẫn không thể chủ quan khi bé đang bị táo bón được. Nếu như bé gặp phải tình trạng táo bón trong một thời gian dài. Thì đây là trường hợp khá nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của con. Do vậy, mẹ cần trang bị những kiến thức về táo bón để xử lý ngay khi thấy bé có những biểu hiện đầu tiên, tránh hậu quả khôn lường.

2. Nguyên nhân khiến bé 4 tháng tuổi táo bón

2.1. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ

Chất xơ là một trong những dưỡng chất quan trọng hàng đầu với sự phát triển và hệ tiêu hóa của trẻ

Chất xơ là một trong những dưỡng chất quan trọng hàng đầu với sự phát triển và hệ tiêu hóa của trẻ

Đây là nguyên nhân đầu tiên cũng là một trong các nguyên nhân chủ yếu. Chất xơ là thành phần quan trọng trong quá trình tiêu hóa của cơ thể. Thành phần này đảm bảo độ xốp của phân, giúp giữ hàm lượng nước trong phân. Do đó, khi chế độ ăn của bé thiếu chất xơ có thể dẫn đến tình trạng phân khô, cứng khiến con gặp khó khăn trong tiêu hóa.

Điều này có thể đến do chế độ ăn của mẹ hàng ngày vốn thiếu chất xơ. Từ đó, khi trẻ bú mẹ, thành phần dinh dưỡng và chất xơ trong sữa cũng bị thiếu hụt và gây ra tình trạng táo bón ở trẻ 4 tháng tuổi.

2.2. Trẻ không được cung cấp đủ nước cho cơ thể

Việc trẻ lười bú dẫn tới lượng nước trong cơ thể bị thiếu hụt

Việc trẻ lười bú dẫn tới lượng nước trong cơ thể bị thiếu hụt

Tương tự như chất xơ, nước cũng đóng góp rất quan trọng vào quá trình tiêu hóa. Nước là dung môi hòa tan của rất nhiều dưỡng chất khác nhau. Như vậy có thể hiểu, đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể sẽ giúp hòa tan dưỡng chất, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Ngoài ra, nước còn làm mềm phân, giúp việc đào thải trở nên dễ dàng hơn, không gây ra đau rát.

Đối với trẻ 4 tháng tuổi, lượng nước trong cơ thể chủ yếu tới từ việc bú mẹ. Do vậy, tình trạng trẻ bị thiếu nước sẽ có thể là do cữ bú quá dài hoặc bé bú quá ít. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ bị táo bón trong suốt quãng dưới 1 tuổi mà mẹ cần lưu ý.

2.3. Sử dụng sữa công thức sớm

Sử dụng sữa công thức quá sớm cũng có thể khiến bé 4 tháng tuổi táo bón

Sử dụng sữa công thức quá sớm cũng có thể khiến bé 4 tháng tuổi táo bón

Đây cũng là một nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ em 4 tháng tuổi rất thường gặp. Rất nhiều mẹ hay có thói quen cho bé sử dụng các loại sữa công thức từ sớm với mong muốn được cải thiện vóc dáng, cân nặng… cho trẻ. Tuy nhiên, ở độ này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Do đó, để thích ứng và tiêu hóa được loại thức ăn khác không phải là chuyện dễ dàng.

Ngoài ra, khác với sữa mẹ, sữa công thức có cấu trúc phức tạp và khó tiêu hơn gấp nhiều lần. Thành phần có trong sữa công thức cũng đều là thành phần bổ sung năng lượng rất nhiều. Do vậy, sẽ rất dễ gây ra tình trạng nóng trong và táo bón đối với cơ thể bé.

2.4. Phản xạ đi ngoài tự nhiên của trẻ gặp vấn đề

Phản xạ đi ngoài tự nhiên của bé gặp vấn đề cũng sẽ gây nên bệnh táo bón

Phản xạ đi ngoài tự nhiên của bé gặp vấn đề cũng sẽ gây nên bệnh táo bón

Phản xạ đi ngoài tự nhiên xuất hiện do nhu động co bóp của đại tràng được điều khiển bởi hệ thống thần kinh thực vật. Như vậy, khi hệ thần kinh thực vật có vấn đề, phản xạ đi ngoài tự nhiên ở trẻ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng táo bón.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới hệ thần kinh thực vật gặp vấn đề như rối loạn hệ thần kinh… Nếu như trẻ 4 tháng tuổi bị táo bón do phản xạ đi ngoài tự nhiên trục trặc, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến tình trạng của trẻ. Đồng thời, đưa trẻ tới ngay các cơ sở y khoa để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

2.5. Trẻ lười vận động

Lười vận động khiến nhu động ruột hoạt động kém và gây ra tình trạng táo bón

Lười vận động khiến nhu động ruột hoạt động kém và gây ra tình trạng táo bón

Lười vận động hoặc kém vận động cũng là một nguyên nhân trẻ 4 tháng tuổi bị táo bón. Vận động là cách để giúp cho nhu động ruột hoạt động một cách đều đặn và ổn định. Từ đó giúp cho việc hấp thu, tiêu hóa và đào thải diễn ra trơn tru. Chính vì vậy, nếu như trẻ kém hoạt động sẽ dẫn tới nhu động ruột cũng như hệ tiêu hóa hoạt động kém đi, từ đó dễ gây ra tình trạng táo bón hơn.

Đối với trẻ 4 tháng tuổi, vận động thông thường ở trẻ sẽ là tập lật, tập lẫy… Nếu như, bố mẹ không có cho bé tập lẫy mà chỉ để bé nằm, đặc biệt là nằm trong nôi, giường cũi… Tình trạng kém vận động, lười vận động ở bé sẽ khá là phổ biến.

2.6. Dị tật bẩm sinh ở hệ tiêu hóa

Dị tật bẩm sinh có thể gây ra đau đớn cũng như ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa ở trẻ

Dị tật bẩm sinh có thể gây ra đau đớn cũng như ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa ở trẻ

Có rất nhiều di tật bẩm sinh của hệ tiêu hóa ảnh hưởng tới khả năng đi tiêu của trẻ. Phình đại tràng bẩm sinh, tắc ruột phân su, hẹp ống hậu môn… Đây đều là những dị tật có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ 4 tháng tuổi.

Những di tật này không những khiến trẻ khó tiêu mà còn đem lại sự khó chịu, đau đớn đối với nhiều trẻ. Nếu thấy có những di tật này, bố mẹ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám. Đồng thời theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe, thể trạng của bé để có những biện pháp xử lý kịp thời.

2.7. Dấu hiệu của một số loại bệnh

Bé 4 tháng tuổi bị táo bón hoàn toàn có thể là ảnh hưởng của một số loại bệnh lý

Bé 4 tháng tuổi bị táo bón hoàn toàn có thể là ảnh hưởng của một số loại bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân đã kể trên, bé 4 tháng tuổi bị táo bón hoàn toàn có thể do ảnh hưởng của một số bệnh lý của cơ thể. Một số bệnh lý ảnh hưởng tới khả năng đi tiêu của bé có thể kể đến như:

  • Suy giáp bẩm sinh: Bệnh suy giáp ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của cơ thể lẫn hệ tiêu hóa. Việc cơ thể không sản sinh đủ Hormone tăng trưởng khiến hệ tiêu hóa của bé phát triển không hoàn thiện. Từ đó ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa và gây ra táo bón.
  • Xơ nang: Đây là rối loạn di truyền ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa. Những ống men tiêu hóa của cơ thể sẽ bị bít kín, khiến enzyme không xuống ruột non được. Điều này dẫn tới việc tiêu hóa của đường ruột gặp trục trặc.
  • Một số bệnh về thần kinh: Như đã nói ở trên, hệ thần kinh thực vật ảnh hưởng trực tiếp tới phản xạ đi ngoài tự nhiên ở trẻ. Do vậy, nếu như hệ thần kinh gặp phải vấn đề, phản xạ đi ngoài chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Đối với trẻ 4 tháng tuổi, nếu thấy có những biểu hiện hay dấu hiệu của các bệnh trên đây. Bố mẹ cần đưa bé tới ngay cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị. Đây không chỉ là vấn đề ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ trong tương lai.

2.8. Một số nguyên nhân khác

Khi trẻ bị ốm, sốt, mệt cũng sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả

Khi trẻ bị ốm, sốt, mệt cũng sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả

Bên cạnh những nguyên nhân cụ thể, bé cũng có thể bị táo bón do một số nguyên nhân như:

  • Tác dụng của thuốc: Một số loại thuốc, kháng sinh có thể tác động đến hoạt động trao đổi chất. Từ đó gây ra rối loạn hệ khuẩn đường ruột và gây ra tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ.
  • Trẻ đang ốm, sốt, mệt: Sức khỏe bé yếu, đồng thời thân nhiệt của bé sẽ tăng cao. Điều này khiến nhu cầu về nước và điện giải của cơ thể cũng tăng theo. Lúc này, cơ thể bé sẽ tái hấp thu nước trong lòng ruột để làm mát cơ thể. Quy trình này sẽ khiến cho phân bị khô và dẫn tới tình trạng khó đào thải, táo bón.

3. Bé 4 tháng tuổi táo bón phải làm sao?

3.1. Bổ sung lượng nước vào cơ thể

Tăng cường bú mẹ là cách giúp tăng lượng nước trong cơ thể cho bé 4 tháng tuổi

Tăng cường bú mẹ là cách giúp tăng lượng nước trong cơ thể cho bé 4 tháng tuổi

Như đã nói ở trên, nước giúp cho phân mềm và dễ dàng đào thải ra ngoài hơn. Do vậy, việc bổ sung nước vào cơ thể của bé là cách đầu tiên mà mẹ áp dụng. Hãy tăng số lần bú của trẻ trong ngày cũng như tăng thêm thời lượng mỗi lần bú. Như vậy, cơ thể của trẻ sẽ được bổ sung thêm nước một cách tự nhiên và an toàn nhất.

Các mẹ chỉ nên bổ sung nước cho trẻ bằng sữa mẹ, hạn chế dùng nước lọc, nước quả… Khi bé 4 tháng tuổi cũng như dưới 6 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho bé ăn sữa mẹ. Từ đó hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa ở trẻ tối đa.

3.2. Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho bé

Mẹ nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh để tăng lượng chất xơ có trong dinh dưỡng của trẻ

Mẹ nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh để tăng lượng chất xơ có trong dinh dưỡng của trẻ

Ngoài tăng cường lượng nước, mẹ cần cải thiện chế độ dinh dưỡng để hạn chế táo bón ở trẻ. Hãy đảm bảo bé luôn được cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể. Đối với bé 4 tháng tuổi, dinh dưỡng của bé phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Do đó để cải thiện chế độ dinh dưỡng, mẹ nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả… Một số thực phẩm khuyến khích mẹ sử dụng có thể kể đến: Chuối, bơ, đu đủ, rau ngót…

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần hạn chế những món ăn không tốt cho tiêu hóa. Những món cay nóng, dầu mỡ, nhiều đường… mẹ không nên sử dụng. Ngoài ra, cũng cần tuyệt đối tránh các thực phẩm kích thích như rượu, cà phê…

3.3. Tăng cường cho bé vận động

Bài tập đạp xe giúp khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón ở trẻ 4 tháng tuổi

Bài tập đạp xe giúp khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón ở trẻ 4 tháng tuổi

Hoạt động thể chất là “liều thuốc” tự nhiên giúp điều hòa nhu động hệ tiêu hóa của trẻ. Với những bé 4 tháng tuổi, các bé có thể vận động bằng cách tập lẫy, tập lật… Ngoài ra, mẹ cũng có thể thực hiện giúp bé vận động với bài tập đạp xe.

Bài tập đạp xe khá đơn giản và dễ thực hiện. Đầu tiên, mẹ chỉ cần cho con nằm trên giường, sau đó, nắm lấy hai chân con và lần lượt đẩy từng đầu gối về phía bụng. Thực hiện bài tập này 1 – 2 lần/ ngày, mỗi lần 3 – 5 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3.4. Tạo thói quen, phản xạ đi ngoài cho trẻ

Việc đi ngoài của trẻ cũng có thể trở thành thói quen nếu mẹ biết cách luyện cho con. Thông thường thời điểm đi ngoài tốt nhất là lúc bé mới thức dậy lúc sáng sớm. Mẹ nên dành thời gian để “xi” cho con đi ngoài vào lúc này. Thói quen này không chỉ giúp bé hết táo bón mà còn làm sạch đường ruột tốt hơn, giúp tăng hấp thu và giúp trẻ mau lớn.

3.5. Một số mẹo dân gian giúp trẻ đi ngoài dễ hơn

Có một số mẹo giúp khắc phục tình trạng táo bón nhanh chóng và dễ dàng bao gồm:

  • Mật ong bôi hậu môn: Mật ong có khả năng làm mềm các cơ hậu môn. Nhờ vậy, hậu môn co giãn tốt và đẩy phân ra ngoài dễ dàng mà không bị tổn thương. Tuy nhiên, sau khi dùng mật ong, các mẹ cần rửa sạch hậu môn để tránh vi khuẩn phát triển.
  • Cọng mồng tơi ngoáy hậu môn: Lượng nhớt từ mồng tơi giúp phân trơn và dễ đẩy ra ngoài hơn. Từ đó làm giảm khó chịu cũng như dễ dàng giúp bé đi tiêu hơn.
  • Cho trẻ ngâm mông hoặc tắm nước ấm: Nước ấm cũng làm các cơ ở hậu môn mềm và giãn tốt hơn. Với cơ hậu môn mềm và được giãn nở, việc đào thải phân sẽ diễn ra dễ dàng. Không còn tình trạng táo bón hoặc đau, rát khi đi ngoài ở trẻ nữa.
  • Massage bụng: Các bài massage bụng giúp kích thích nhu động đường ruột hoạt động trơn tru. Điều này giúp tránh được tình trạng phân ứ trong ống tiêu hóa, khô cứng và táo bón.

4. Khi nào cần đưa bé đi khám

Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy tình trạng táo bón kéo dài hoặc xuất hiện dấu hiệu bệnh

Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy tình trạng táo bón kéo dài hoặc xuất hiện dấu hiệu bệnh

Đa số trường hợp bé 4 tháng tuổi táo bón đều có thể tự khắc phục được tại nhà. Tuy nhiên, với một số trường hợp dưới đây, bố mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

  • Khi mà có dị tật bẩm sinh hệ tiêu hóa.
  • Nếu phát hiện ngoài táo bón còn có dấu hiệu của một số bệnh khác.
  • Tình trạng táo bón kéo dài.
  • Táo bón kết hợp với bé quấy khóc, bỏ ăn.

Những trường hợp này đều là những trường hợp mà bố mẹ không thể can thiệp bằng biện pháp thông thường. Do đó, hãy sớm đưa trẻ đi khám và có lộ trình điều trị hợp lý. Tránh để lâu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.

5. Một số biện pháp ngăn ngừa táo bón ở trẻ

Ngoài biện pháp điều trị, mẹ cần biết một số thói quen ngăn chặn tình trạng táo bón ở trẻ. Một số biện pháp ngăn ngừa có thể kể đến như:

  • Cho trẻ ăn bằng sữa mẹ hơn là sữa công thức.
  • Đảm bảo cung cấp đủ nước, đủ chất xơ.
  • Chơi cùng còn và giúp con vận động mỗi ngày.
  • Tạo tâm lý thoải mái, tránh để con bị căng thẳng hay sợ hãi đặc biệt vào lúc đi ngoài.

Tình trạng bé 4 tháng tuổi táo bón không phải quá nguy hiểm. Tuy nhiên, không vì vậy mà bố mẹ được phép chủ quan. Hãy giải quyết tình trạng này sớm nhất để tránh ảnh hưởng tới khả năng phát triển của trẻ.

Bé 4 tháng tuổi táo bón có phải nguy hiểm không?
4.3 (85%) 4 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC