Bé bị táo bón mãn tính: 8 kiến thức cần nằm lòng cho mẹ !!!

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 09/02/2023 08:28:44

Bé bị táo bón mãn tính là tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bố mẹ cần sớm khắc phục tình trạng này để trẻ không còn khó chịu và phát triển toàn diện theo đúng độ tuổi.

1. Táo bón mãn tính là gì?

Táo bón mãn tính là gì?

Táo bón mãn tính là gì?

 

Táo bón là trạng thái phân khô cứng, buồn mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi ngoài lâu hoặc nhiều ngày mới đi ngoài một lần trong điều kiện ăn uống bình thường.

Táo bón được phân làm 2 loại:

  • Táo bón cấp tính: Là tình trạng táo bón mới khởi phát. Ăn uống không hợp lý cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây lên táo bón cấp tính. Táo bón cấp tính không gây nguy hiểm và có thể điều trị được. Bố mẹ chỉ cần thay đổi lại chế độ dinh dưỡng và ăn uống của trẻ.
  • Táo bón mãn tính: Là tình trạng táo bón kéo dài. Đối với táo bón mãn tính, nguyên nhân không chỉ do chế độ ăn uống không hợp lý mà có thể trẻ đã mắc những bệnh về đại tràng. Nếu tình trạng táo bón kéo dài và thường xuyên bố mẹ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.

2. Trẻ độ tuổi nào thường mắc táo bón?

Giai đoạn bé bắt đầu dến trường là thời điểm khiến trẻ dễ mắc táo bón

Giai đoạn bé bắt đầu dến trường là thời điểm khiến trẻ dễ mắc táo bón

Có 3 thời điểm táo bón dễ xảy ra với các bé:

2.1. Giai đoạn chuyển từ chế độ ăn lỏng sang đặc (ăn dặm)

Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên bất cứ sự thay đổi nào từ chế độ ăn uống cũng gây nên ảnh hưởng. Thức ăn dạng đặc hơn sẽ khiến quá trình tiêu hóa gặp khó khăn và gây táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi.

Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài quá lâu. Khi hệ tiêu hóa thích ứng dần, chứng táo bón sẽ giảm dần.

2.2. Thời kỳ bé tập ngồi bô một mình (tuổi biết đi)

Lúc này bé còn khá bỡ ngỡ, cơ thể chưa quen với cách đi đại tiện này gây nên một số trở ngại trong tâm lý khiến bé ngại đi đại tiện, gây táo bón.

Đây cũng là thời kỳ bé 2 tuổi dễ bị táo bón lâu ngày nhất. Chính vì vậy, mẹ cần đặc biệt quan tâm trong khoảng thời gian này.

2.3. Giai đoạn bắt đầu đến trường (mẫu giáo, tiểu học)

Sự thay đổi môi trường sinh hoạt, học tập cũng là lý do khiến trẻ có tâm lý sợ hãi. Trẻ sẽ ngại làm phiền cô giáo mỗi khi “buồn”. Lâu dần trẻ quên mất thời gian đi đại tiện, phân tích tụ lâu trong cơ thể gây táo bón.

3. Dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ

Thời gian trẻ đi cầu lâu là dấu hiện táo bón ở trẻ

Thời gian trẻ đi cầu lâu là dấu hiện táo bón ở trẻ

Ở từng độ tuổi, trẻ bị táo bón lại có những biểu hiện khác nhau. Sau đây là một số dấu hiện táo bón ở trẻ thường thấy.

  • Với trẻ nhỏ hơn 12 tháng: Trẻ đi cầu thường có phân cứng và giống như những viên bi tròn nhỏ hay còn gọi là phân dê. Trẻ có thể khóc mỗi khi cố gắng rặn đi ngoài hay trẻ có thể đi cầu ít lần hơn trước đó. Bình thường ở lứa tuổi này có khi trẻ đi từ 3 – 4 lần/ ngày. Nhưng bị táo bón thì trẻ đi 1 lần/ ngày hoặc 2 ngày đi 1 lần. Trẻ nhỏ có thể uốn cong lưng, khép chặt mông và khóc.
  • Đối với trẻ mới biết đi: Trẻ sẽ lắc lư tới lui trong khi gồng chân và mông uốn cong lưng, nhón gót, vặn vẹo bồn chồn. Hoặc có thể ngồi trổm hổm hoặc có tư thế bất thường khi đi cầu.
  • Đối với trẻ lớn hơn: Trẻ đi ngoài ít lần hơn bình thường hoặc trẻ kêu đau mỗi lần đi ngoài. Bình thường trẻ đi cầu từ 1- 2 lần/ngày. Nếu 2 ngày mà trẻ vẫn chưa đi thì có thể trẻ bị táo bón.

4. Bé bị táo bón mãn tính – “ vòng luẩn quẩn” là do đâu?

4.1. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến bé rơi vào vòng luẩn quẩn "táo bón mãn tính"

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến bé rơi vào vòng luẩn quẩn “táo bón mãn tính”

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý thiếu các loại thức ăn có chất xơ, ngũ cốc nguyên cám như bánh mì đen, gạo lứt,… gây cản trở quá trình tiêu hóa của trẻ. 

  • Ít chịu ăn rau xanh và hoa quả: Một trở ngại lớn là trẻ em ít chịu ăn xanh và rau quả. Do đó mà cơ thể trẻ có thể thiếu vitamin, chất xơ, nước. Điều này làm cho cơ thể phải hấp thu nước trong phân khiến phân trở nên khô, cứng, khó ra ngoài, gây táo bón.
  • Uống nước ít: Trẻ không uống đủ nước sẽ làm cho phân đặc hơn, rắn hơn, khó lưu thông dẫn tới thực ăn bị lưu lại ở đại tràng lâu hơn, mất nước gây táo bón ở trẻ em.
  • Trẻ dùng sữa công thức: Thành phần giàu đạm, phospho, canxi, sắt và chất xơ trong sữa công thức chưa phù hợp hoặc mẹ pha sữa không đúng hướng dẫn cũng là nguyên nhân trẻ bị táo bón.

4.2. Bệnh lý

Bệnh suy giáp, xơ nang, một số bệnh thần kinh hay tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh ở trẻ … Cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, gây táo bón.

4.3. Thói quen sinh hoạt

  • Do ít vận động: Các bé lớn hơn 3 tuổi nếu không được vận động nhiều, ngồi một chỗ xem ti vi, ipad trong thời gian dài sẽ làm cho nhu động ruột không được điều hòa và làm cơ thành bụng yếu. Đây là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón mà nhiều cha mẹ lơ là.
  • Bé mải chơi lười đi vệ sinh: Nhiều trẻ dù khi cơ thể cảm thấy có nhu cầu cần đi đại tiện. Nhưng do mải chơi nên lười không đi vệ sinh. Khi phân ở lâu trong ruột già, sẽ trở nên cứng hơn, khô hơn. Chính điều này sẽ gây cho bé cảm giác đau, phải rặn lúc đi cầu. Việc nín nhịn không đi vệ sinh do mải chơi này lâu dần sẽ hình thành thói quen xấu cho trẻ. Khiến cơ thể mất dần đi sự biểu hiện của nhu cầu đi vệ sinh tự nhiên và khả năng khiến bé bị táo bón tăng cao.

4.4.  Phản xạ ức chế, tâm lý

Trẻ nhịn đi đại tiện vì sợ nhà vệ sinh bẩn tại trường học, sợ la mắng do đi đại tiện không hợp lý, nhất là ở lớp học.

Sợ đau do nứt kẽ hậu môn vì phải rặn nhiều gây mất phản xạ đi ngoài làm cho táo bón ngày càng nặng hơn.

Theo các chuyên gia, bé bị táo bón mãn tính còn là do bố mẹ chưa quan tâm và xử lý kịp thời khi táo bón diễn ra lần đầu. Khiến tình trạng táo bón kéo dài nhiều ngày dẫn đến mãn tính. Bé sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn “bị táo bón – khỏi bệnh – bị táo bón” bé chán ăn, mệt mỏi, lâu ngày ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

5. Cha mẹ cần làm gì khi bé bị táo bón mãn tính?

5.1. Kiên nhẫn và cố gắng

Việc điều trị táo bón trước tiên đòi hỏi cha mẹ phải hết sức kiên nhẫn vì táo bón không hết nhanh như các bệnh cảm sốt thông thường và các bé cũng ít chịu hợp tác tốt.

Điều trị táo bón phải kết hợp giữa sự thay đổi chế độ ăn uống, thói quen đi tiêu, hoạt động thể chất với việc dùng thuốc, nếu có. Đôi khi việc điều trị cần đến chuyên gia tâm lý.

5.2. Dạy bé tư thế ngồi bồn đúng cách

Cha mẹ nên tập cho trẻ tư thế ngồi đúng cách khi đi vệ sinh, tránh trẻ bị ứ phân, gây nên hiện tượng phân cứng, táo bón. Nếu trẻ có ứ phân thì phải tiến hành tháo sổ phân ngay. Nếu không có ứ phân thì phải điều trị duy trì ngay.

5.3. Chế độ dinh dưỡng

Mẹ tạo cho bé một thực đơn dinh dưỡng phù hợp

Mẹ tạo cho bé một thực đơn dinh dưỡng phù hợp

Thay đổi thực đơn cho bé táo bón một cách phù hợp là cách hữu hiệu để giúp bé hết táo bón nhanh chóng.

Bổ sung nước: Mẹ cần lưu ý cho trẻ bị táo bón uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Mỗi sáng khi thức dậy, mẹ hãy tập thói quen cho các bé uống một cốc nước ấm. Không chỉ giúp rửa trôi các chất thải, chất độc trong cơ thể mà uống nước ấm khi thức dậy còn giúp hạn chế các triệu chứng táo bón cho trẻ, là cách điều trị trẻ bị táo bón đơn giản

Bổ sung chất xơ: Chất xơ có trong các loại rau củ quả tươi xanh, cũng như các loại hạt. Rau củ không chỉ là thực phẩm tốt cho người lớn mà trẻ nhỏ cũng quan trọng vô cùng. Các mẹ nên đa dạng loại rau xanh để bổ sung nhiều dinh dưỡng cho bé. 

Hạn chế cho trẻ uống sữa ngoài: Các mẹ nên hạn chế cho trẻ uống sữa ngoài. (Hoặc nếu có hãy tìm loại phù hợp với nhu cầu và thể trạng của bé). Vì sữa ngoài chứa ít chất xơ, lại bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng không tự nhiên có thể gây nên táo bón ở trẻ. 

Với các bé không thích ăn rau: Mẹ có thể thay đổi cách chế biến, trình bày rau củ theo những hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu để thu hút sự chú ý của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể làm sinh tố hoặc nước ép trái cây để trẻ dễ uống. Trẻ sẽ thích thú với những ly nước cam hoặc đu đủ có màu sắc bắt mắt hơn đấy!

5.4. Thói quen sinh hoạt

Tập thói quen đi cầu, khen và khuyến khích khi bé mỗi khi đi cầu đúng thời gian.

Mẹ nên tập cho bé thói quen đi cầu vào buổi sáng sau khi ngủ dậy để đào thải độc tố ra ngoài, giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt cả ngày.

5.5. Liệu pháp làm sạch đại trực tràng

Để phá vỡ “chu kỳ táo bón”, ngoài việc sử dụng chất làm mềm phân (lactulose) thường xuyên. Cha mẹ nên làm sạch đại trực tràng cho trẻ.

Hiện có một phương pháp có thể được sử dụng để làm sạch ruột kết của trẻ, là kết hợp thực phẩm làm sạch ruột già vào chế độ ăn uống của trẻ. Cùng với rèn luyện một thói quen đi tiểu thường xuyên.

Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi thực hiện phương pháp này.

Xem thêm: 

6. Các bài thuốc từ thảo dược, mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ

6.1. Các bài thuốc từ thảo dược

  • Đại hoàng: 3-10g sắc uống
  • Hậu phác: 6-12g dạng thuốc sắc
  • Chút chít: 1-3g sắc uống
  • Hà thủ ô đỏ: 10-20g dạng thuốc sắc
  • Chỉ thực: 6-12g dạng thuốc sắc
  • Sa sâm nam: 20-40g rễ tươi dạng thuốc sắc
  • Đương quy: 10-20g dạng thuốc sắc
  • Muồng trâu: 4-12g dạng thuốc sắc
  • Trắc bá (hạt): 4-12g dạng thuốc sắc
  • Huyền sâm và mạch môn: 4-12g huyền sâm cùng với 6-20g mạch môn dạng thuốc sắc
  • Vừng (mè): uống 1 thìa cafe dầu vừng mỗi sáng

Mẹ có thể lựa chọn một trong các bài thuốc trên để sắc dùng cho bé. Mẹ nên cho bé uống 1-2 lần, theo dõi phản ứng để có quyết định dùng tiếp hay không.

6.2. Mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ

6.2.1. Rồng mồng tơi

Một trong những mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ rất lành, lại hiệu quả, đó chính là lấy cọng rau mồng tơi ngoáy hậu môn cho bé. Chọn những ngọn rau mồng tơi tươi, cuống không quá cứng, tước vỏ và ngoáy hậu môn của bé vài lần là bé có thể đi dễ dàng hơn. Tuy nhiên thì cách này chỉ mang tính tạm thời. 

6.2.2. Nước bồ kết

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi trở lên.

Mẹ có thể thử áp dụng bằng cách: lấy 3 quả bồ kết nướng lên rồi cho khoảng 500ml nước vào đun sôi, để nguội, sau đó, lấy 1 cái xilanh để bơm vào hậu môn của bé. Nước bồ kết cũng rất hiệu quả trong việc giúp trẻ đi tiêu.

6.2.3. Động tác đạp xe

Vận động cơ chân, đùi và mông nhiều giúp trẻ đi dễ hơn.

Với những trẻ còn nhỏ tuổi: Mẹ để bé nằm rồi, cầm chân bé rồi làm động tác như đang đạp xe cho trẻ. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và trẻ dễ đi cầu hơn.

6.2.4. Massage bụng

Massage bụng khiến bé đi cầu dễ dàng hơn

Massage bụng khiến bé đi cầu dễ dàng hơn

  • Bước 1: Đặt 2 ngón trỏ và ngón giữa gần với rốn của trẻ, ấn nhẹ và xoay vòng tại chỗ.
  • Bước 2: Xoay vòng quanh rốn và mở rộng dần vòng tròn cho đến khi ngón tay của mẹ gần với hông phải của trẻ. Nên nhớ chiều đi của bàn tay sẽ theo chiều kim đồng hồ. Các mẹ có thể dùng cả bàn tay thay vì 2 ngón tay.
  • Lưu ý: Mẹ cần phải duy trì lực ấn ở mức vừa phải.

6.2.5. Ngâm mông nước ấm

Ngoài các cây thuốc, vị thuốc dân gian thì phương pháp ngâm hậu môn bằng nước ấm cũng là lời khuyên tương đối hữu ích.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nước ấm có tác dụng rất lớn trong việc kích thích phần cơ ở hậu môn, tăng sự vận hành của lớp nhu động ruột và giúp nhanh chóng đẩy phân ra ngoài.

Với phương pháp này, mẹ có thể pha một chậu nước ấm rồi ngâm hậu môn cho bé từ 8 – 10 phút mỗi ngày. Ngoài cách ngâm, mẹ cũng có thể vắt khăn ấm sau đó chườm lên vùng mông và hậu môn để đạt được kết quả tương tự.

Xem thêm: Bé bị táo bón uống thuốc gì?

7. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dùng cho trẻ bị táo bón

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Theo Đông Y, táo bón là tình trạng thường xảy ra ở những trẻ bị chứng âm hư, nội nhiệt, tân dịch cơ thể bị thất thoát. Vì vậy, mẹ nên dùng các thảo dược có tác dụng bổ âm giúp tăng tân dịch để bé nhanh hết táo bón.

Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 3 đã cho ra đời sản phẩm Forikid TW3. Sản phẩm có các thành phần giúp bổ âm, sinh tân dịch cải thiện được tình trạng táo bón. Forikid TW3 được bào chế dưới dạng cao lỏng tiện dụng dễ uống. Thành phần sản phẩm gồm có:

  • Sinh địa
  • Đảng sâm
  • Thạch hộc
  • Tỳ giải
  • Cam thảo
  • Táo chua
  • Hoài sơn
  • Khiếm thực

Sản phẩm còn có công dụng: Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường sức khỏe. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin.

  • Địa chỉ: Số 26 Bùi Quốc Khái, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
  • Điện thoại: 1900.3199
  • Email: cskh@tw3.vn

8. Sai lầm cần tránh khi trẻ bị táo bón

  • Không quá lạm dụng dùng ống thụt hậu môn vì có thể khiến trẻ bị tổn thương, chảy máu, đau rát và sợ đi cầu. 
  • Không cho trẻ uống men tiêu hóa hoặc thuốc vô tội vạ. Dùng thuốc thiếu sự chỉ định của bác sĩ, quá liều hoặc quá nhiều gây hại lớn cho trẻ nhỏ. Khiến trẻ bị phụ thuộc vào thuốc. 
  • Trẻ thường nhịn đi ngoài do ham chơi. Cha mẹ cần để ý biểu hiện của trẻ và nhắc nhở trẻ thường xuyên để tránh tình trạng táo bón.

Bé bị táo bón mãn tính cần được xử lý nhanh chóng và kịp thời để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hy vọng bài viết thực sự hữu ích trong việc giúp bố mẹ điều trị bé bị táo bón mãn tính nói riêng và chăm sóc trẻ nhỏ nói chung.

Bé bị táo bón mãn tính: 8 kiến thức cần nằm lòng cho mẹ !!!
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC