Trẻ biếng ăn hay ốm vặt – Nỗi lo của mọi cha mẹ, làm sao để khắc phục?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 20/03/2023 15:00:44

Trẻ biếng ăn hay ốm vặt là nỗi lo của mọi cha mẹ. Bởi biếng ăn nên trẻ thường bị ốm, bị sốt. Miễn dịch suy giảm, sức đề kháng kém không chống chọi được với các tác nhân xấu từ môi trường.

Đọc thêm:

1. Trẻ biếng ăn hay ốm vặt ảnh hưởng tới sức khoẻ như thế nào?

Trẻ biếng ăn hay ốm vặt khiến cha mẹ lo lắng

Trẻ biếng ăn hay ốm vặt khiến cha mẹ lo lắng

Trẻ nhỏ hay ốm bởi sau khi sinh bé chỉ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch thụ động thông qua việc bú sữa mẹ. Khi lớn lên, bắt đầu từ lúc ăn dặm, hệ miễn dịch của trẻ sẽ được hoàn thiện dần. Điều này nhờ các chất dinh dưỡng khi dung nạp vào cơ thể sẽ giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch.

Như vậy, ngoài sữa mẹ thì dinh dưỡng được cung cấp cho cơ thể chủ yếu đến từ ăn uống. Nói cách khác, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe.

Chính vì vậy khi biếng ăn, lười ăn cơ thể sẽ:

  • Không được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho sự ổn định và phát triển của cơ thể.
  • Khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu. Do đó dễ bị tác động bởi các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài như: Vi khuẩn, virus, ảnh hưởng của thời tiết…

Tình trạng biếng ăn dẫn đến hay ốm vặt khiến cho trẻ thường xuyên mệt mỏi. Cơ thể thiếu dinh dưỡng dẫn đến chậm lớn, thấp còi và ảnh hưởng xấu đến cả tinh thần trẻ. Trẻ sẽ không còn thích vui chơi, cười đùa.

2. Nguyên nhân trẻ biếng ăn hay ốm vặt

Trẻ ốm vặt dẫn đến chứng biếng ăn

Trẻ ốm vặt dẫn đến chứng biếng ăn

Có nhiều nguyên nhân trẻ biếng ăn hay ốm vặt khác nhau. Có những nguyên nhân đến từ các yếu tố khách quan. Tuy nhiên đa phần là do cách chăm sóc con chưa khoa học, chưa hợp lý của cha mẹ.

  • Hệ miễn dịch kém, sức đề kháng thấp làm cho cơ thể mệt mỏi. Vì thế, dễ mắc bệnh khiến trẻ biếng ăn hay ốm vặt.
  • Tiêu hóa kém khiến trẻ táo bón, đau bụng, ợ hơi, đầy hơi… là nguyên nhân trẻ không muốn ăn.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Đồng thời khiến cơ thể mệt mỏi, dẫn đến trẻ chán ăn, biếng ăn.
  • Không rửa tay đúng cách cho trẻ khiến vi khuẩn tồn tại trên tay dễ dàng xâm nhập. Các bệnh như chân tay miệng, tiêu chảy, tả, lỵ, nhiễm giun sán, nhiễm cúm… rất dễ dàng lây lan. Nhất là khi vệ sinh cơ thể không sạch sẽ.
  • Khẩu phần ăn thiếu chất dinh dưỡng. Đặc biệt là thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình trao đổi của cơ thể dẫn đến biếng ăn, sức khỏe của trẻ suy giảm.
  • Âm hư khiến lượng tân dịch bị thiếu dẫn đến tình trạng nóng trong. Các biểu hiện của nóng trong như: Táo bón, miệng khô, biếng ăn, đổ mồ hôi trộm và có thể bị đái dầm,…

3. Cách trị chứng biếng ăn của trẻ

Cho trẻ ăn cùng gia đình để tạo hứng thú thèm ăn cho trẻ

Cho trẻ ăn cùng gia đình để tạo hứng thú thèm ăn cho trẻ

Để trị chứng biếng ăn của trẻ cần dựa vào nguyên nhân mới trị tận gốc được. Vì thế, trước tiên cần tìm hiểu vì sao trẻ biếng ăn, từ đó để tìm giải pháp thích hợp.

Các giải pháp trị chứng biếng ăn cho trẻ phổ biến:

  • Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn.
  • Không ép con ăn mà hãy tôn trọng ý kiến, sở thích của con.
  • Thay đổi thực đơn bữa ăn thường xuyên. Đa dạng về thực phẩm, cách chế biến sẽ giúp con hứng thú hơn với bữa ăn.
  • Chú ý trang trí món ăn đẹp mắt, ngộ nghĩnh.
  • Tập thói quen ăn uống tập trung. Giới hạn thời gian mỗi bữa ăn với bữa chính khoảng 30 phút, bữa phụ khoảng 20 phút.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh. Đặc biệt là thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Ngoài ra nên cho con ăn cơm cùng các thành viên khác trong gia đình. Tạo không khí ăn uống vui tươi, thoải mái vào bữa ăn cho con.
  • Bên cạnh đó nếu tình trạng biếng ăn của con kéo dài thì mẹ nên chủ động đưa con đi khám bác sĩ để kịp thời xử lý.
  • Đồng thời, mẹ có thể áp dụng sản phẩm Forikid TW3 để cải thiện tình trạng của con. Sản phẩm được có thành phần là thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn (không gây các tác dụng phụ như thuốc tây). Forikid TW3 được bào chế dưới dạng cao lỏng nên phát huy tối đa tác dụng của dược chất. Việc cho bé uống cũng dễ dàng hơn.

4. Cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt

Trẻ biếng ăn hay ốm vặt là tình trạng khá phổ biến ở những gia đình có nuôi con nhỏ. Tuy nhiên tình trạng này hoàn toàn có thể phòng và tránh được nếu mẹ biết chăm sóc con chu đáo, khoa học. Cách bảo vệ con khỏi chứng biếng ăn, hay ốm vặt được tổ chức y tế thế giới WHO khuyên như sau:

  • Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
  • Tiêm phòng vắc xin đầy đủ
  • Giữ ấm cơ thể cho bé đặc biệt là khi đi ra ngoài. Tuy nhiên cũng cần giữ cho bé thoáng, mát, thoải mái.
  • Vệ sinh cơ thể, tay chân cho bé sạch sẽ, nhất là trước khi ăn cơm.
  • Không cho bé tiếp xúc với những người đang bị bệnh lây nhiễm.
  • Không lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bé.
  • Khuyến khích bé vui chơi, hoạt động ngoài trời thay vì chỉ ngồi trong nhà.
  • Đặc biệt cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, uống đủ nước mỗi ngày.

5. Trẻ biếng ăn hay ốm vặt cần bổ sung chất gì?

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn hay ốm vặt

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn hay ốm vặt

Khi trẻ bị biếng ăn, hay ốm vặt thì việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ là cực kỳ cần thiết. Trong đó các chất dinh dưỡng cần thiết bổ sung bao gồm:

5.1. Một số vitamin nhóm B

  • Vitamin B1: Có tác dụng kích thích tạo thành men tiêu hóa thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn cho bé. Ngũ cốc là thực phẩm có chứa lượng vitamin B1 dồi dào.
  • Vitamin B2: Giúp chuyển hóa các chất đường, chất đạm, chất béo thành năng lượng. Bên cạnh đó Vitamin B2 còn giúp phục hồi tổn thương niêm mạc ruột khi bị tiêu chảy kéo dài. Thực phẩm chứa nhiều vitamin B2 là rau có màu xanh đậm.
  • Vitamin B3: Có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Các thực phẩm như thịt, cá, trứng là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin B3.
  • Vitamin B6: Tham gia vào men tiêu hóa giúp chuyển hóa thức ăn. Nấm, mầm ngũ cốc là những thực phẩm chứa nhiều vitamin B6.

5.2. Vitamin A

  • Vitamin A: Kích thích ăn ngon miệng, giúp hấp thu tốt. Vì vậy bổ sung các thực phẩm như dầu fan cá, các loại rau củ có màu vàng, đỏ sẽ giúp bé hấp thu tối đa dinh dưỡng cung cấp từ thức ăn.

5.3. Lysine

  • Lysine: Kích thích ăn ngon miệng, giúp hấp thu tốt, gia tăng chuyển hóa các chất dinh dưỡng để phát triển chiều cao, nó có khả tăng cường hấp thụ canxi, ngăn ngừa sự bài tiết chất khoáng này ra cơ thể, nên tác dụng chiều cao, ngăn các bệnh như còi xương, loãng xương. Lysine có nhiều trong các loại thịt nạc, các loại đậu.

5.4. Kẽm

  • Kẽm: Đóng vai trò tham gia quá trình tổng hợp các chất đạm trong cơ thể, để có thể kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Kẽm có nhiều trong thịt bò, hải sản, lòng đỏ trứng gà.

5.5. Selen

  • Selen: Giúp tổng hợp hormone tuyến giáp và kích thích đầu vào năng lượng đồng thời là chất chống oxy hóa nên có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Các loại thực phẩm chứa nhiều Selen mẹ có thể bổ sung trong bữa ăn của con là nấm, thịt, cá, ngô, bắp cải, đậu hà lan.

5.6. Khác

  • Ngoài ra cần bổ sung Canxi, sắt, vitamin D, E, A để trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần.

Trên đây là những điều cần biết khi trẻ biếng ăn hay ốm vặt.

Trong trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài thì cần đưa trẻ đi khám biếng ăn tại các cơ sở uy tín để được khám và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Trẻ biếng ăn hay ốm vặt – Nỗi lo của mọi cha mẹ, làm sao để khắc phục?
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC