GIẢI PHÁP nào dành cho trẻ biếng ăn chậm lớn?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 20/03/2023 14:22:51

Thay vì cho trẻ xem tivi, vừa ăn vừa chơi, mẹ hãy tìm những phương pháp khoa học hơn để khắc phục chứng biếng ăn tự nhiên, hiệu quả. Trẻ ăn ngon miệng, ăn khỏe thì tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn sẽ không xảy ra nữa.

1. Cứ biếng ăn là sẽ chậm lớn? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng không còn là khái niệm xa lạ với các bậc phụ huynh. Biếng ăn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Thực đơn nhàm chán, bé mải chơi hoặc sợ hãi do bị quát mắng thường xuyên, …

Bé ăn uống không đủ chất, ăn ít có thể bị suy dinh dưỡng, chậm lớn. Nhưng đây không phải là tất cả nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn. Có nhiều bé dù ăn khỏe nhưng vẫn thấp còi hơn trẻ khác, đó là do những nguyên nhân sau.

1.1. Chế độ dinh dưỡng không đủ

Đó là do mẹ chỉ cho trẻ ăn thiên về một nhóm thực phẩm. Trẻ ăn không đủ bốn nhóm chất thiết yếu gồm protein, chất béo, tinh bột và muối khoáng. Ví dụ như chỉ ăn thịt, cá, ít ăn rau củ quả.

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp cũng sẽ gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn ở trẻ

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp cũng sẽ gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn ở trẻ

Trẻ ăn nhiều nhưng ít chất, ví dụ: Một bát cháo cho trẻ cần đến 30-40g thịt cá tôm, rau củ và hai thìa dầu nhưng mẹ lại không cho dầu vào cháo. Nếu đủ lượng dầu cần thiết thì năng lượng có thể tăng lên 25%. 

Có những trường hợp trẻ bị mẹ ép ăn khiến lượng thức ăn nạp vào vượt quá khả năng tiêu hóa của cơ thể. Sinh ra các vấn đề tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu khiến trẻ không thể dung nạp thêm thực phẩm cần thiết khác làm thiếu hụt chất dinh dưỡng, gây biếng ăn chậm lớn…

1.2. Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của bé không tốt

Trẻ gặp vấn đề trong việc hấp thu chất dinh dưỡng do bị rối loạn tiêu hóa, sử dụng kháng sinh hay một số thuốc trong thời gian dài dẫn đến rối loạn khuẩn ruột, hoặc bị thiếu hụt enzym… Tất cả những nguyên nhân này khiến chỉ có một lượng nhỏ chất dinh dưỡng được hấp thu, dẫn đến còi cọc, chậm lớn.

1.3. Trẻ không tham gia hoạt động hoặc ít hoạt động

Ngồi nhiều, ít vận động dẫn tới việc tiêu hao năng lượng ít, bé sẽ không có nhu cầu bổ sung năng lượng vào bữa ăn

Ngồi nhiều, ít vận động dẫn tới việc tiêu hao năng lượng ít, bé sẽ không có nhu cầu bổ sung năng lượng vào bữa ăn

Vận động, vui chơi hàng ngày giúp cơ thể sản sinh và tiêu thụ nhiều năng lượng, trẻ cảm thấy đói và muốn ăn nhiều hơn, không cần ép buộc. Bởi vậy, những trẻ lười vận động, hay nằm hoặc ngồi xem tivi, chơi điện thoại… sẽ không có cảm giác thèm ăn, muốn ăn.

Nếu cha mẹ không can thiệp, trẻ sẽ bỏ lỡ giờ ăn, ăn ít trong bữa chính và ăn vặt nhiều hơn khi trẻ đói. Trẻ chậm lớn, chậm phát triển chiều cao là điều có thể xảy ra.

1.4. Chậm lớn do những vấn đề sức khỏe

Một số trẻ mắc các bệnh miễn dịch gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa khiến khó hấp thu chất dinh dưỡng cũng khiến cho trẻ chậm lớn. Trẻ mắc các bệnh lý về đường ruột như nhiễm giun sán hoặc các loại ký sinh đường ruột khác. Trẻ mắc các bệnh về tuyến nước bọt, gan tụy hay cắt bỏ một đoạn ruột đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều mà vẫn chậm lớn.

1.5. Chậm lớn do vóc dáng di truyền

Chậm lớn do vóc dáng di truyền cũng có thể là một trong những nguyên nhân cần quan tâm. Tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân quan trọng và nó có thể hoàn toàn khắc phục bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

2. Giải pháp giúp con ăn ngon mà vẫn cao lớn

Dinh dưỡng luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cao lớn. Vì vậy đây cũng chính là điều mà các bố mẹ nên quan tâm hàng đầu. 

2.1. Đảm bảo cho bé ăn đa dạng thực đơn, dinh dưỡng

Chế độ ăn phù hợp sẽ giúp trẻ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất đạm, đường, béo. Những bữa ăn trong ngày phải đầy đủ nhóm dinh dưỡng trên.

Thay đổi đa dạng đồ ăn, cách chế biến sẽ giúp trẻ hứng thú và ăn uống ngon miệng hơn

Thay đổi đa dạng đồ ăn, cách chế biến sẽ giúp trẻ hứng thú và ăn uống ngon miệng hơn

Đồng thời, làm đa dạng thực đơn để tránh sự nhàm chán, tạo hứng thú hơn với bữa ăn. Mẹ có thể làm đa dạng thực đơn bằng cách phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau hoặc thay đổi cách chế biến đa dạng. Ngoài ra, mẹ cần chú ý đến lượng dầu mỡ trong bữa ăn, đây là điều mà nhiều mẹ thường quên mất. Mỗi chén cháo, bột hoặc cơm của trẻ cần một muỗng canh dầu và mỡ. 

Thay vì chỉ cho trẻ ăn 1 món thì mẹ cần cho bé thử nghiệm nhiều món ăn mới. Hãy cho trẻ tham gia việc chuẩn bị món ăn từ đó sẽ tạo nên hứng thú muốn thử món mà mình làm ra. Mẹ cũng có thể cho trẻ đi chợ cùng để có thể biết được trẻ thích ăn gì. 

2.2. Bổ sung thêm dinh dưỡng từ sữa, sữa chua

Sữa và sữa chua vẫn luôn nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu nhất với trẻ nhỏ. Thông qua nguồn thực phẩm này trẻ có thể được bổ sung các loại dinh dưỡng khác nhau giúp tăng cân tốt. 

Sữa chua giúp trẻ tăng cường tiêu hóa, cải thiện tình trạng biếng ăn chậm lớn rất hiệu quả

Sữa chua giúp trẻ tăng cường tiêu hóa, cải thiện tình trạng biếng ăn chậm lớn rất hiệu quả

Trong sữa hay sữa chua đều cho chứa lượng dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất với liều lượng được nghiên cứu phù hợp cho mỗi độ tuổi. Ngoài ra trong sữa chua còn chứa men tiêu hóa có thể hỗ trợ khả năng tiêu hóa và hấp thu của trẻ. 

Mẹ cần đảm bảo bổ sung cho trẻ đủ cả về lượng và chất. Mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu sữa khác nhau.

  • 0-6 tháng: trẻ bú mẹ hoàn toàn
  • 6 – 12 tháng: trẻ vừa bú mẹ vừa uống thêm sữa ngoài
  • Trẻ em 1-3 tuổi uống khoảng 100ml sữa và ăn 100-125g sản phẩm từ sữa như sữa chua và pho mát. 
  • Bé 4-10 tuổi uống 130-150ml sữa, 1 hộp nhỏ sữa chua hoặc váng sữa.

2.3. Có thời điểm bữa ăn, số bữa ăn phù hợp với trẻ

Thời điểm bữa ăn hay số bữa ăn quyết định đến nhu cầu ăn uống của trẻ. Mẹ nên chia nhỏ thành 4-5 bữa ăn, không nên để thời gian kéo dài khiến trẻ không còn hứng thú ăn uống. 

Thời gian dành cho bữa chính không nên quá 30 phút và bữa phụ không quá 20 phút. Ngoài thời gian này thì trẻ không được ăn nữa. Ngoài ra, mẹ cần hạn chế tối đa cho trẻ ăn vặt trước các bữa ăn. 

Những việc này sẽ góp phần giúp trẻ hình thành nên thói quen ăn uống tốt và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn từ đó hạn chế trẻ biếng ăn chậm lớn.

2.4. Tránh ảnh hưởng tâm lý của trẻ trong bữa ăn

Có rất nhiều cha mẹ vì lo lắng trẻ biếng ăn chậm lớn mà ép trẻ ăn quá nhiều. Biến mỗi bữa ăn của trẻ thành một cuộc chiến. Điều này sẽ khiến trẻ hình thành nên tâm lý lo sợ khi đến mỗi bữa ăn. 

Tạo tâm lý vui vẻ, thoái mái cho các bé trong bữa ăn là điều nên làm

Tạo tâm lý vui vẻ, thoái mái cho các bé trong bữa ăn là điều nên làm

Trong thời gian bữa ăn, các mẹ nên tạo cho trẻ một không gian ăn uống vui vẻ, thoải mái. Thay vì trách mắng hay dành cho trẻ những lời khen, khích lệ mỗi khi trẻ ăn tốt hoặc chịu thử những món ăn mới. Trẻ sẽ biết nếu trẻ làm vậy có thể khiến mẹ vui, vì vậy trẻ sẽ cố gắng ăn hết khẩu phần ăn để có thể nhận được những lời khen đấy. 

Mẹ cũng có thể trang trí bữa ăn bằng các hình ngộ nghĩnh và tự sáng tạo câu chuyện thú vị xung quanh những nhân vật đó. Đảm bảo trẻ sẽ rất thích thú khi được tham gia bữa ăn vui vẻ như vậy.

3. Một số biện pháp giúp trẻ phát triển cao lớn khác

3.1. Cho trẻ tăng cường vận động, tập thể dục

Vận động giúp trẻ tiêu hao năng lượng, tạo cảm giác thèm ăn

Vận động giúp trẻ tiêu hao năng lượng, tạo cảm giác thèm ăn

Tập thể dục mỗi ngày có thể giúp trẻ vừa tăng cường sức khỏe vừa giúp trẻ hết biếng ăn, ăn uống ngon miệng hơn. Mẹ có thể dành thời gian cùng bé tham gia một số hoạt động thể dục nhẹ như đi bộ, chơi trốn tìm, đá bóng… Hoặc cho bé vui chơi cùng anh chị, bạn bè với sự theo dõi từ bố mẹ.

3.2. Có chế độ sinh hoạt, học tập điều độ

Tạo một chế độ sinh hoạt, học tập điều độ sẽ rất tốt cho đồng hồ sinh học của trẻ và mẹ cũng có thể chủ động trong lịch trình của chính mình. Khuyến khích trẻ ăn uống đúng giờ, hạn chế ăn vặt trước bữa ăn chính.

Không cho trẻ xem tivi, chơi trò chơi hay nghịch điện thoại trong bữa ăn để tránh việc mất tập trung, ngậm thức ăn.

3.3. Sử dụng thêm sản phẩm bổ trợ

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn của trẻ thì việc sử dụng thực phẩm bổ trợ cho trẻ không còn là việc quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Các sản phẩm giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng phổ biến hiện nay là Forikid TW3. 

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 có thành phần hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên an toàn gồm: Sinh địa, Thạch hộc, Táo chua, Tỳ giải, Hoài sơn, Khiếm thực, Đảng sâm, Cam thảo. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ kích thích tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. 

Đặc biệt sản phẩm được bào chế dưới dạng cao lỏng vị ngọt dịu nên rất phù hợp với trẻ nhỏ. Trẻ sẽ ăn ngon miệng và hấp thu tốt hơn, cải thiện tình trạng biếng ăn chậm lớn hữu hiệu.

3.4. Tránh ăn uống, sử dụng các chất kích thích

Dùng thực phẩm kích thích là điều mà ngay cả người lớn cũng nên tránh không riêng gì trẻ nhỏ. Với trẻ nhỏ, cần tuyệt đối tránh cà phê, thuốc lá, bia, rượu… Các chất kích thích này có thể gây tổn thương niêm mạc đường ruột, ảnh hưởng đến cơ thể… Từ đó gây nhiều tác hại cho sự phát triển của trẻ.

Tình trạng biếng ăn của trẻ không phải là không có giải pháp, điều quan trọng là các mẹ có biết áp dụng các biện pháp cải thiện thực sự hiệu quả hay không. Cải thiện chế độ ăn uống, rèn luyện kết hợp với sử dụng sản phẩm hỗ trợ an toàn chính là chìa khóa giúp trẻ hết biếng ăn, chậm lớn.

GIẢI PHÁP nào dành cho trẻ biếng ăn chậm lớn?
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC