Nguyên nhân bé biếng ăn kéo dài và cách trị triệt để

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 08/02/2023 09:07:27

Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ từ 1 – 3 tuổi tỉ lệ biếng ăn có thể đến đến 30 – 40%. Bé biếng ăn kéo dài sẽ chịu nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển.

Vậy đâu là nguyên nhân bé biếng ăn kéo dài? Cách trị triệt để như thế nào? Dưới đây là chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu.

1. Bé biếng ăn lâu ngày có phải điều bình thường?

Đọc thêm:

Bé biếng ăn kéo dài mẹ nên cẩn thận và lưu ý

Bé biếng ăn kéo dài mẹ nên cẩn thận và lưu ý

Biếng ăn được xem là hiện tượng bình thường và khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Đây được xem là một biểu hiện “tất nhiên” trong quá trình phát triển ở mỗi đứa trẻ.

Biếng ăn trong một số giai đoạn phát triển nhất định thì là hiện tượng sinh lý bình thường.

biếng ăn sinh lý thường xảy ra khoảng 1 vài ngày đến 1 vài tuần là sẽ chấm dứt. Tuy nhiên bé biếng ăn kéo dài thì mẹ nên cẩn thận và lưu ý.

Bởi đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như sốt, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, các rối loạn liên quan đến đường tiêu hóa như táo bón, co thắt dạ dày, viêm đại tràng, đầy hơi, đau bụng… và cũng có thể do trẻ bị âm hư (hiện tượng mất cân bằng âm dương do thiếu hụt phần âm).

Như vậy, nếu trẻ chỉ biếng ăn trong 1 vài ngày hoặc 1 vài tuần do sinh lý có sự thay đổi thì mẹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên khi trẻ bị biếng ăn xuất phát từ bệnh lý thì cần được chữa trị ngay vì nó sẽ gây nhiều tác động xấu tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

2. Nguyên nhân bé biếng ăn kéo dài

Đọc thêm: Phân biệt khi trẻ 5 tuổi biếng ăn sinh lý, tâm lý, bệnh lý. Mẹ cần làm gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Trong đó các yếu tố sinh lý, tâm lý hay bệnh lý được xem là các tác nhân chính.

Ngoài ra những sai lầm của mẹ trong quá trình chăm sóc con, khi cho con ăn cũng vô tình khiến bé biếng ăn kéo dài.

Bé biếng ăn có nhiều nguyên nhân khác nhau

Bé biếng ăn có nhiều nguyên nhân khác nhau

Các yếu tố khiến bé biếng ăn thường gặp:

2.1. Yếu tố sinh lý

Sự thay đổi sinh lý trong các giai đoạn phát triển khác nhau ở trẻ nhỏ là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn và đứa trẻ nào cũng trải qua trong đời.

Đó là khi trẻ tập lẫy, tập bò, tập chững, tập đi, khi trẻ mọc răng, … khiến bé cảm thấy bỡ ngỡ, cơ thể có những biến đổi làm bé lười ăn, nhác ăn hơn.

2.2. Yếu tố tâm lý

Yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ khá nhiều. Theo đó trẻ có thể cảm thấy không thoải khi phải ăn một mình, trẻ bị quát mắng, không được tự do trong ăn uống là những nguyên nhân khiến trẻ không hào hứng với bữa ăn và lười ăn hơn.

2.3. Mắc các bệnh lý

Các bệnh lý trẻ nhỏ hay gặp phải như sốt, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, các rối loạn liên quan đến đường tiêu hóa như táo bón, co thắt dạ dày, viêm đại tràng, đầy hơi, đau bụng, âm hư thận yếu… được xem là những nguyên nhân gây nên tình trạng bé biếng ăn kéo dài .

3. Sai lầm của mẹ khi cho con ăn

Không nên ép bé ăn sẽ khiến bé sợ hãi và khó chịu

Không nên ép con ăn sẽ khiến bé sợ hãi và khó chịu

Khi trẻ đến giai đoạn biếng ăn sinh lý, nếu không chăm sóc cẩn thận có thể khiến trẻ có chướng ngại tâm lý, từ đó biếng ăn kéo dài mãi về sau. Các sai lầm của mẹ khi cho con ăn thường gặp phải bao gồm:

3.1. Cai sữa không đúng lúc

  • Cai sữa cho con là việc làm cần thiết, tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng biết thời điểm thích hợp để cai sữa cho con. Việc cai sữa cho con quá sớm hoặc quá muộn đều ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và việc ăn uống của con.
  • Nếu cai sữa quá sớm, trước 1 tuổi, con sẽ bị thiếu dinh dưỡng do ở độ tuổi này con vẫn chưa ăn được nhiều, các chất dinh dưỡng vẫn chủ yếu cung cấp từ lượng sữa mẹ.
  • Ngược lại khi con đã trên 2 tuổi mà chưa cai sữa thì cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của con vì thời điểm này dinh dưỡng từ sữa mẹ thường không đủ để cung cấp cho con, đồng thời việc chưa cai sữa mẹ cũng khiến cho con lười ăn hơn.

3.2. Cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn 

Thời điểm thích hợp để cho con ăn dặm theo các chuyên gia dinh dưỡng kiến nghị là trẻ từ 5 tháng tuổi trở đến.

Điều này có nghĩa nếu cho con ăn dặm sớm hoặc muộn sẽ ảnh hưởng tới con rất nhiều.

Tác động của việc cho con ăn dặm sớm là con chưa biết ăn, cơ thể chưa thích nghi được với việc ăn thức ăn khiến cho tâm lý cũng như hệ tiêu hóa gặp vấn đề. Ăn dặm muộn thì sẽ làm cho con khó thích nghi hoặc bị chậm giai đoạn, khiến bé biếng ăn kéo dài.

3.3. Ép con ăn

Rất nhiều bà mẹ khi cho con ăn nếu con không ăn thường ép con ăn để mong con ăn được nhiều hơn.

Tuy nhiên hành động ép con ăn chỉ khiến con sợ việc ăn và trong nhiều trường hợp khi con cảm thấy no rồi mà mẹ không biết vẫn ép con ăn sẽ khiến con khó chịu, ảnh hưởng tới cả tinh thần lẫn sức khỏe.

3.4. Không chọn món ăn phù hợp độ tuổi, khẩu vị của con

Khi chọn món ăn cho con các mẹ thường chọn theo ý nghĩ chủ quan, chọn lựa món ăn đảm bảo chất dinh dưỡng mà quên mất con trẻ cũng có sở thích riêng.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn món ăn và cách chế biến phù hợp với độ tuổi cũng sẽ giúp con dễ dàng tiếp nhận món ăn hơn.

3.5. Cho con uống quá nhiều nước hoa quả

Nước hoa quả rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên uống nhiều nước hoa quả quá cũng sẽ không tốt cho con.

3.6. Cho con ăn uống lung tung 

Ăn uống không khoa học, ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh cũng là nguyên nhân khiến con lười ăn, nhác ăn.

3.7. Bữa ăn có quá nhiều chất đạm

Bữa ăn quá nhiều chất đạm sẽ khiến cho con bị đầy bụng vì vậy con sẽ ăn không muốn ăn khi đến bữa.

3.8. Lạm dụng thức ăn xay nhuyễn

Trẻ có thể không thích thức ăn xay nhuyễn nên sẽ lười ăn, nhác ăn hơn.

4. Hậu quả của chứng biếng ăn kéo dài

Bé biếng ăn kéo dài và những hậu quả cha mẹ không ngờ đến

Bé biếng ăn kéo dài và những hậu quả cha mẹ không ngờ đến

Bé biếng ăn kéo dài sẽ làm thiếu hụt chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.

4.1. Chậm phát triển cân nặng, chiều cao, thiếu máu, còi xương

Đây là những hậu quả dễ gặp nhất ở bé biếng ăn kéo dài do thiếu dinh dưỡng.

4.2. Suy dinh dưỡng

Đây là hệ quả tất yếu nếu trẻ bị biếng ăn kéo dài, bởi sau 1 tuổi sữa mẹ sẽ không còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Thay vào đó thức ăn mới là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu. Việc con biếng ăn kéo dài sẽ làm thiếu hụt đi lượng dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển.

4.3. Rối loạn tăng trưởng

Thiếu các chất dinh dưỡng khiến cho các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn không còn thực hiện đúng chức năng dẫn đến rối loạn tăng trưởng.

4.4. Trí não chậm phát triển

Những năm tháng đầu đời là giai đoạn trẻ phát triển và hoàn thiện các chức năng trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Khi dinh dưỡng không đủ sẽ khiến cho não phát triển không hoàn thiện, dẫn đến trí não chậm phát triển.

4.5. Suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị bệnh

Nguồn miễn dịch của trẻ sơ sinh là từ sữa mẹ, đây được xem là miễn dịch thụ động. Tuy nhiên khi lớn hơn 1 chút, nhất là khi con không bú nữa thì miễn dịch thụ động không còn nữa, thay vào đó là từ thức ăn.

Chính vì vậy khi bé biếng ăn kéo dài hệ miễn dịch, sức đề kháng sẽ bị suy yếu, bé sẽ không còn tự bảo vệ trước các tác nhân xấu từ môi trường.

4.6. Ảnh hưởng đến chỉ số cảm xúc (EQ)

Đọthêm: Test EQ – Chỉ số EQ của bạn là bao nhiêu? 

Không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà biếng ăn kéo dài còn gây ảnh hưởng đến tinh thần, cảm xúc của trẻ nhỏ. Theo đó bé bị biếng ăn lâu ngày thường hay quấy khóc, cáu bẳn, khó chịu hơn so với những bé ăn giỏi.

4.7. Ảnh hưởng đến tâm sinh lý và tính cách của trẻ

Trẻ biếng ăn thường không thể kiềm chế cảm xúc của mình mà trở nên xấu tính hơn. Ngoài ra những thói quen ăn uống không tốt như bị ép ăn, đòi hỏi trong ăn uống (đòi đi chơi, xem tivi, ipad, điện thoại…) sẽ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ sau này.

5. Sản phẩm dùng cho trẻ biếng ăn

Sau khi biết được nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn cũng như các sai lầm khi cho bé ăn của mẹ, các mẹ sẽ biết nên làm thế nào khi trẻ biếng ăn. Ứng với mỗi nguyên nhân sẽ có cách khắc phục phù hợp.

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

5.1. Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng

Đưa con đi khám để được các bác sĩ chỉ định phương án điều trị phù hợp. Bạn có thể kết hợp với việc cho con dùng các sản phẩm hỗ trợ giúp bé ăn ngon miệng, tăng cường tiêu hóa như Forikid TW3.

Sản phẩm có thành phần là những thảo dược từ thiên nhiên nên an toàn, không lo tác dụng phụ khi dùng cho trẻ.

5.2. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết

Khi bé bị biếng ăn kéo dài đồng nghĩa với việc con bị thiếu hụt dinh dưỡng. Việc thiếu hụt dinh dưỡng lại khiến con trở nên biếng ăn hơn .

5.3. Thay đổi món ăn, làm phong phú thực đơn

Ăn mãi một món ăn sẽ làm cho con bị chán. Chính vì vậy mẹ hãy thay đổi món ăn đa dạng hơn, cách trình bày phong phú, đẹp mắt hay ngộ nghĩnh sẽ khiến con thích thú và hào hứng với bữa ăn hơn.

5.4. Thay đổi cách cho con ăn (không ép con ăn)

Không quát mắng, dọa dẫm hoặc ngừng cho con ăn khi con không muốn ăn nữa. Điều này không chỉ giúp con thoải mái với bữa ăn mà còn là cách để mẹ đo lường lượng thức ăn mỗi bữa bởi vì sẽ không ai hiểu được cái “dạ dày” của con bằng chính con cả.

5.5. Tạo thói quen ăn uống khoa học cho con

Không kéo dài bữa ăn, không xem TV, chơi điện thoại khi ăn, ăn uống đúng giờ, không ăn vặt trước bữa ăn,…

5.6. Chia nhỏ bữa ăn

Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp trẻ không bị áp lực khi phải ăn nhiều mỗi bữa và cũng sẽ giúp con dễ dàng tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn hơn.

Đáng giá bài viết

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC