BÉ BỊ NÓNG TRONG HAY TÁO BÓN – Giải đáp mọi thắc mắc cho mẹ

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 17/03/2023 14:48:18

Bé bị nóng trong hay táo bón không chỉ quấy khóc, mệt mỏi mà còn chán ăn, biếng ăn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần điều trị sớm cho trẻ càng sớm càng tốt.

1. Biểu hiện khi trẻ bị nóng trong hay táo bón

1.1. Biểu hiện khi trẻ bị nóng trong 

Bé xuất hiện các vết mẩn đỏ là biểu hiện khi bé bị nóng trong

Bé xuất hiện các vết mẩn đỏ là biểu hiện khi bé bị nóng trong

Trẻ nhỏ chưa biết biểu hiện các trạng thái của cơ thể. Nhưng mẹ vẫn có thể phát hiện trẻ bị nóng trong thông qua các dấu hiệu sau:

  • Cơ thể bé xuất hiện nhiều đốm mụn nhọt, các vết mẩn đỏ li ti và rôm sảy khiến bé cảm thấy ngứa và khó chịu.
  • Trẻ bỏ bú, ăn uống kém do bị nhiệt miệng.
  • Làn da và môi của trẻ sẽ bị khô, hơi thở nóng.
  • Trẻ bị đổ mồ hôi trộm, khi đi tiểu thì nước tiểu có màu vàng sậm.
  • Trẻ thường gãi, khó ngủ hoặc mất ngủ về đêm.
  • Có trường hợp trẻ bị choáng, sốt hoặc nhức đầu.

1.2. Biểu hiện khi trẻ bị táo bón

  • Trẻ bài tiết phân không thường xuyên, trung bình ít hơn 3 lần một tuần.
  • Phân của trẻ có dạng cứng, to hoặc đôi khi nhỏ như phân dê.
  • Trẻ đi tiêu khó khăn, có trường hợp phân kèm cả máu tươi.
  • Khi đi đại tiện trẻ sẽ cảm thấy rất đau đớn.

Bài viết chi tiết: Dấu hiệu táo bón ở trẻ

2. Vì sao bé bị nóng trong hay táo bón?

Bé bị nóng trong hay táo bón khiến trẻ hay quấy khóc

Bé bị nóng trong hay táo bón khiến trẻ hay quấy khóc

Nguyên nhân khiến bé bị nóng trong hay táo bón, đầu tiên phải kể đến việc chức năng thanh lọc của gan và thận ở trẻ chưa được hoàn thiện. Khả năng đào thải chất độc cũng chưa mạnh. Nên qua một thời gian, các chất tích tụ trong cơ thể trẻ sẽ gây hiện tượng nóng trong, táo bón. Những nguyên nhân chính có thể là:

Do âm hư: Theo y học cổ truyền, âm dương trong cơ thể cân bằng. Nhưng ở trẻ nhỏ, phần âm bị thiếu hụt nên gọi là âm hư. Âm hư khiến cho tân dịch hao tổn, âm dịch hư suy. Khi bị âm hư, trẻ sẽ có các biểu hiện: Thể trạng gầy còm, miệng ráo họng khô, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, tiểu tiện ít sắc vàng, táo bón, lưỡi đỏ rêu ít…

Chế độ ăn uống kém khoa học: Do bé ăn quá nhiều thịt, nhiều đạm và béo nhưng lại ít rau hay thực phẩm giàu chất xơ. Cũng có thể là do trẻ uống không đủ nước hay dùng sữa không thích hợp.

Dùng thuốc kháng sinh hay thuốc điều trị bệnh: Sử dụng kháng sinh trị bệnh trong một thời gian dài có thể gặp tác dụng phụ là nóng trong. Điều này là một trong các nguyên nhân gây nên chứng táo bón ở trẻ em.

Hệ tiêu hóa: Chưa hoàn chỉnh nên trẻ sẽ gặp một số vấn đề về hấp thụ dinh dưỡng và bài tiết.

3. Mẹ làm gì khi bé bị nóng trong hay táo bón?

Xem thêm:

3.1. Trẻ bị nóng trong người, hay táo bón nên ăn gì?

3.1.1. Chế độ dinh dưỡng phù hợp 

Nếu bé nhà bạn đang gặp phải chứng nóng trong và táo bón thì các mẹ nên dành thời gian để điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ. Mẹ có thể tham khảo những lời khuyên của chuyên gia sau đây:

  • Tăng cường rau xanh và thực phẩm làm mát cho bé như: Rau mồng tơi, khổ qua, bí đao, vv…
  • Bổ sung lượng vitamin hằng ngày qua các loại trái cây như: Dưa hấu, kiwi, cam, táo, vv…
  • Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước hằng ngày.
  • Cần phải hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm mang tính cay và nóng; Các món ăn chứa nhiều đạm hay dầu mỡ.
  • Đảm bảo lượng đạm cho trẻ. Theo đó thì các trẻ em từ 1 đến 3 tuổi sẽ cần đến 13g đạm/ngày. Trẻ từ 4 tới 8 tuổi sẽ cần khoảng 19g đạm/ngày.

3.1.2. 6 thực phẩm cho trẻ bị nóng trong hay táo bón 

Bột sắn có tác dụng làm mát tốt, hỗ trợ điều trị cho bé bị nóng trong hay táo bón

Bột sắn có tác dụng làm mát tốt, hỗ trợ điều trị cho bé bị nóng trong hay táo bón

Dưới đây là 6 gợi ý để mẹ bổ sung những thực phẩm này vào thực đơn cho bé táo bón.

  • Rau má: Rau máu có tính mát, giúp cơ thể thanh nhiệt, thanh lọc độc tố. Nhờ vậy, rau má được tin tưởng trong việc giúp cả người lớn lẫn trẻ nhỏ giải độc gan, làm mát gan, tiêu trừ nóng trong.
  • Rau ngót: Rau ngót mang tính hàn, rất giàu chất xơ, lại vô cùng dễ tiêu hóa. Khi bị nóng trong, mẹ chỉ cần cho trẻ ăn canh rau ngót thường xuyên.
  • Bột sắn: Bột sắn dây giúp làm mát và đẩy lùi độc tố tích tụ trong cơ thể. Mẹ có thể lấy bột sắn dây đem nấu chín với nước hoặc nấu thành cháo rồi cho bé ăn.
  • Rau mồng tơi: Rau mồng tơi là loại rau có tính hành, vị hơi chua. Rau có tác dụng tán nhiệt, giải độc, chữa rôm sảy mụn nhọt các loại. Bên cạnh đó, rau còn chứa lượng dinh dưỡng rất dồi dào. Trung bình nửa chén rau sẽ cung cấp tới 190% vitamin A và 20% chất sắt. Vì vậy, khi sử dụng cho trẻ, các mẹ cũng nên lưu ý để tránh tình trạng thừa chất.
  • Mướp đắng: Mướp đắng rất tốt cho gan, giúp cơ thể thanh lọc, hạ nhiệt… Các mẹ có thể dùng mướp đắng để nấu canh, xào hoặc ép lấy nước cho bé uống. 
  • Dưa chuột: Dưa chuột giúp thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể mau chóng. Có thể dùng dưa chuột để làm salad hoặc làm món ăn kèm cho bé.

3.2. Tập và rèn luyện thể thao thường xuyên

Các phụ huynh nên hướng cho bé chơi những môn thể thao vừa sức như chạy bộ, bơi lội … để giúp bé được vận động.

Tập thể dục thể thao rất có lợi cho hệ tiêu hóa, hệ bài tiết cũng như quá trình trao đổi chất và thanh lọc cơ thể.

3.3. Bé bị nóng trong hay táo bón nên uống gì?

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Một số vị thuốc chuyên trị nóng trong táo bón trẻ em rất hiệu quả mà mẹ nên thử như: Huyền sâm, Hoài sơn, Mạch môn … Đây đều là các thảo dược có tác dụng bổ âm nên cải thiện táo bón nhanh chóng.

Tuy nhiên việc chế biến các dược liệu cũng khá cầu kỳ. Chính vì vậy, việc sử dụng sản phẩm từ các thảo dược thiên nhiên kết hợp với công nghệ bào chế hiện đại sẽ tiện dụng và hiệu quả hơn. Tiêu biểu như sản phẩm cải thiện táo bón của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 3 sản xuất. 

Sản phẩm Forikid TW3 được bào chế từ các dược liệu thiên nhiên:

  • Sinh địa
  • Đảng sâm
  • Thạch hộc
  • Tỳ giải
  • Cam thảo
  • Táo chua
  • Hoài sơn
  • Khiếm thực

Sản phẩm có công dụng: Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng. Hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón, tăng cường sức khỏe. Sản phẩm được bào chế dưới dạng cao lỏng, mùi vị thơm ngon dễ uống.

Chi tiết liên hệ: 

  • Địa chỉ: Số 26 Bùi Quốc Khái, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
  • Điện thoại: 1900.3199
  • Email: cskh@tw3.vn

Xem thêm: Bé bị táo bón uống thuốc gì?

4. Hướng dẫn làm 5 món cháo đơn giản tại nhà cho bé bị nóng trong hay táo bón 

4.1. Cháo thịt gà hạt sen

Nguyên liệu: 100g hạt sen, 200g gạo tẻ, 100g gạo nếp, 300g thịt gà, 50g đậu xanh, hành hoa, gia vị các loại…

Cách thực hiện:

  • Vo sạch gạo, ngâm trong vòng 30 phút cho nở.
  • Đậu xanh đem ngâm nước 20 phút.
  • Hạt sen rửa sạch rồi bỏ tim sen đắng bên trong, thịt gà cũng nấu chín rồi xé nhỏ.
  • Dúng nước luộc gà nấu với gạo, đậu, hạt sen thành cháo với lửa liu riu. Nêm nếm vừa ăn.
  • Khi cháo chín thì múc ra đĩa, cho gà xé và hành, tiêu lên trên.

4.2. Cháo ngao mồng tơi

Nguyên liệu: 300g ngao, 3 tới 5 lá mồng tơi, 1 bát cháo trắng, dầu ăn, gia  vị…

Cách thực hiện:

  • Làm sạch ngao rồi luộc sơ, băm nhỏ.
  • Cho rau mồng tơi đã thái nhỏ vào nước luộc ngao, nấu chín.
  • Tiếp tục cho ngao vào nấu chung, đảo đều và nêm nếm vừa ăn.

4.3. Cháo tôm nấu rau dền

Nguyên liệu: 20g bột gạo, 20g tôm đồng băm nhuyễn, 10g rau dền băm, 200ml nước, 5g dầu ăn.

Cách thực hiện:

  • Đun sôi nước rồi cho tôm, rau dền vào nấu chín.
  • Khi cháo còn nóng cho bột vào khuấy chín từ từ, sau cùng cho 5g dầu ăn vào.

4.4. Cháo bí xanh tôm nõn

Nguyên liệu: 80g tôm nõn, 100g bí xanh, 150g gạo tẻ, hành lá, mùi tàu, gia vị các loại. 

Cách thực hiện:

  • Sơ chế tôm, gọt bỏ vỏ và hạt bí đao rồi thái mỏng.
  • Phi hành tỏi cho thơm rồi đổ nước dùng vào nấu sôi với vỏ tôm.
  • Khi nước đã sôi, ta vớt bỏ vỏ tôm rồi bỏ gạo vào nấu thành cháo.
  • Cháo nhừ thì cho bí  xanh và tôm vào nấu chín, nêm nếm vừa ăn.

4.5. Cháo vịt đậu xanh

Nguyên liệu: 1 con vịt vừa, 200 gạo thơm, 200g đậu xanh, 3 củ gừng, 2 củ hành tím, 100g hành lá, rau thơm, gia vị

Cách thực hiện:

  • Đem vịt đi làm sạch, chà xát với rượu và gừng để khử mùi. 
  • Bắc 3l nước lên nồi, đun sôi lăn tăn rồi cho vịt vào luộc chín.
  • Sau khi vịt chín thì vớt ra, chặt thành khúc vừa ăn.
  • Cho gạo và đậu vào nước dùng nấu thành cháo, nêm nếm vừa ăn.
  • Pha nước mắm với chanh, ớt, tỏi, gừng để ăn kèm.

Xem thêm: Thực đơn cho bé táo bón ở các lứa tuổi HIỆU QUẢ NHẤT!!!

Trên đây là một số điều cần biết khi bé bị nóng trong hay táo bón. Mong rằng các mẹ đã hiểu hơn về chứng bệnh này để có thể chữa trị hiệu quả cho con em mình.

BÉ BỊ NÓNG TRONG HAY TÁO BÓN – Giải đáp mọi thắc mắc cho mẹ
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC