Điều trị táo bón ở trẻ và Những sai lầm cần tránh

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 18/06/2019 10:01:31

Hiện tại có nhiều cách khác nhau để điều trị táo bón ở trẻ. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp nào cần phải dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Bởi nếu tùy tiện điều trị có thể làm cho chứng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Vậy có những nguyên nhân và cách điều trị táo bón nào ở trẻ?

1. Táo bón là gì?

Táo bón là gì?

Táo bón là gì?

Táo bón là tình trạng đi ngoài khó khăn hoặc không thể đi ngoài được dù có cảm giác buồn do phân bị vón cục, cứng. Bên cạnh đó táo bón còn được hiểu là tình trạng đi ngoài với số lần quá ít hoặc cách xa nhau (thường là ít hơn 3 lần/tuần). Tuy nhiên mỗi người có thói quen đi đại tiện khác nhau, không có quy chuẩn chung cho việc này.

Táo bón không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng của bệnh ở trực tràng (ruột già và ruột kết) hoặc cũng có thể là táo bón cơ năng do cơ thể thiếu nước hay thiếu chất gì đó.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón

Dấu hiệu táo bón ở trẻ thường được nhận biết rất dễ dàng, thông qua các dấu hiệu như:

  • Số lần đi vệ sinh thưa, ít hơn 3 lần/tuần.
  • Mỗi lần đi vệ sinh thường phải rặn, rất khó khăn.
  • Thường có cảm giác bị đầy hơi, chướng bụng.
  • Một số trường hợp sẽ gây ra đau bụng, buồn nôn.
  • Phân cứng, khô, bị vón cục và có máu trong phân hoặc bị chảy máu khi đi đại tiện.
  • Sau khi đi đại tiện xong thì vẫn có cảm giác muốn đi đại tiện nữa.

3. Nguyên nhân trẻ bị táo bón

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị táo bón

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị táo bón

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng táo bón, bao gồm:

  • Táo bón do bệnh lý: một số bệnh lý của đường tiêu hóa như tăng canxi máu, co thắt, nhu động giảm, phình đại trường… suy nhược cơ thể, ức chế thần kinh… có thể dẫn đến tình trạng táo bón.
  • Táo bón chức năng: rối loạn chức năng vận chuyển của ruột, chức năng tuyến giáp suy giảm, chức năng truyền dẫn của ruột già mất điều khiển…
  • Tác dụng phụ của thuốc: thuốc chống trầm cảm, thuốc nhuận tràng, thuốc giảm đau opioid … tác động đến hệ ruột gây táo bón.
  • Đi đại tiện sai cách
  • Lười vận động
  • Stress, căng thẳng
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu chất xơ và một số chất cần thiết cho hệ tiêu hóa khác.
  • Cơ thể bị thiếu nước, không uống đủ nước.

4. Cách điều trị táo bón ở trẻ

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây táo bón là gì mà từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp như cải thiện chế độ dinh dưỡng, sử dụng thuốc, massage…

4.1. Thực phẩm cho trẻ bị táo bón

Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý là cách trị táo bón ở trẻ hiệu quả

Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý là cách trị táo bón ở trẻ hiệu quả

  • Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại măng… để bổ sung chất không xơ hòa tan, làm phân xốp dễ dàng đi ra ngoài.
  • Nước ép nho khô cũng chứa nhiều chất xơ hỗ trợ giảm táo bón hiệu quả. Mẹ nên cho bé uống vào buổi sáng.
  • Nên ăn thực phẩm nhuận tràng như mật ong, bơ, sữa, vừng… khoai lang, đu đủ, chuối…
  • Nếu trẻ bị táo bón do âm hư, thận yếu thì có thể sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên để giúp cân bằng âm dương, điều hòa cơ thể.

Các loại thảo dược thiên nhiên như thục địa, thạch hộc, tỳ giải, hoài sơn, củ súng… có tác dụng bổ thận âm, cải thiện chứng táo bón ở trẻ nhỏ. Các thảo dược được bào chế dưới dạng sản phẩm cao lỏng tiện dụng và dễ uống. Sản phẩm giúp giảm nhanh các triệu chứng táo bón, đồng thời kích thích tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng. Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng giảm các triệu chứng nóng trong, nhiệt miệng, thanh nhiệt giải độc cơ thể hiệu quả.

4.2. Thuốc trị táo bón ở trẻ

Đưa bé đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc phù hợp

Đưa bé đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc phù hợp

Bên cạnh việc cải thiện chế độ ăn, trẻ bị táo bón vẫn nên sử dụng thuốc để điều trị táo bón nhanh khỏi. Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc trị táo bón ở trẻ bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

4.2.1. Polyethylene glycol (PEG)

Polyethylene glycol là thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Các nghiên cứu cho biết polyethylene glycol (macrogol) 4000 giúp cải thiện tần suất đi tiêu và giúp bệnh nhân táo bón chức năng dễ thải phân hơn so với lactulose.

Thuốc có hiệu quả sau 24 đến 48 giờ sau điều trị. Nên duy trì dùng thuốc khoảng 3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

4.2.2. Sorbitol

Sorbitol là thuốc nhuận tràng thẩm thấu có tác dụng trong điều trị táo bón và chứng khó tiêu. Sorbitol là 1 rượu chứa nhóm hidroxit có khả năng thúc đẩy sự hydrat hóa những chất trong dạ dày, nhờ đó có tác dụng kích thích tiết cholecystokinin – pancreazymin cũng như tăng nhu động ruột, vì vậy làm cho phân trở nên mềm và dễ đẩy ra ngoài hơn.

Lưu ý: Không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài mà chỉ sử dụng để hỗ trợ cho phương pháp điều trị táo bón bằng cải thiện chế độ ăn uống.

Có 2 dạng thuốc Sorbitol là thuốc uống và thuốc đặt trực tràng.

4.2.3. Lactulose

Lactulose thường được sử dụng để giúp phân mềm hơn đối với người bị táo bón. Ngoài ra thuốc còn được dùng trong điều trị hôn mê gan hoặc tiền hôn mê gan.

Trong điều trị táo bón Lactulose được chỉ định liều dùng cho các trường hợp khác nhau là khác nhau. Do đó trước khi điều trị bố mẹ cần trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để sử dụng đúng nhất.

Liều dùng khuyến nghị đối với trẻ nhỏ như sau:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: Sử dụng 2.5ml/lần và uống 2 lần/ngày.
  • Trẻ từ 1 đến 5 tuổi: Uống 5ml/lần và 2 lần/ngày.
  • Trẻ từ 5-10 tuổi: Uống 10ml/lần và uống 2 lần/ngày.

Lưu ý: Lactulose nên dùng cùng với thức ăn nhằm giảm tình trạng khó chịu đối với đường tiêu hóa.

4.2.4. Rectiofar

Rectiofar là thuốc thụt hậu môn có thành phần chính là Glycerin là hoạt chất có tác dụng nhuận tràng. Hoạt chất này khi vào đường ruột sẽ kích thích ruột giữ nước nhiều hơn, nhờ vậy có tác dụng làm mềm phân, việc đi đại tiện sẽ dễ dàng hơn.

Các công dụng của Rectiofar bao gồm:

  • Nhuận tràng, trị táo bón
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đau đại tràng có biểu hiện táo bón
  • Ngoài ra thuốc còn còn có thể được sử dụng để làm sạch đường ruột trước khi nội soi đại trực tràng.

4.2.5. Duphalac

Duphalac là loại thuốc được sử dụng để điều trị táo bón nhờ công dụng nhuận tràng giúp tăng số lần đi đại tiện trong 1 ngày và tăng số lần đi đại tiện trong 1 tuần lên.

Với thành phần Lactulose có trong Duphalac sẽ giúp cho phân mềm ra, khối lượng và thể tích của phân tăng lên kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Liều dùng thuốc được kiến nghị dành cho trẻ em như sau:

  • Với trẻ sơ sinh: Uống 5ml/ngày.
  • Với trẻ từ 1 – 6 tuổi: Uống 5 – 10ml/ngày.
  • Với trẻ từ 7 đến 14 tuổi: Uống 15ml với liều mở đầu. Sau đó duy trì với liều từ 10-15ml mỗi ngày.

Xem thêm: Top 6 dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

4.3. Dùng liệu pháp làm sạch đại trực tràng trị táo bón ở trẻ

Đối với trẻ bị táo bón lâu ngày, táo bón mãn tính thì bác sĩ sẽ tiến hành liệu pháp làm sạch đại trực tràng như liệu pháp Chlorophyll, sử dụng nước, chất xơ, thực phẩm lên men hay thay đổi thói quen đi ngoài để trị táo bón ở trẻ.

4.3.1. Chlorophyll

Chlorophyll là phần diệp lục của các loại thực phẩm như cỏ linh lăng, cỏ lúa mì, cỏ lúa mạch, tảo Spirulina, tảo xanh lam có tác dụng giúp cơ thể tổng hợp nhiều oxy và đào thải các chất có hại trong trực tràng. Nhờ nó có tác dụng làm sạch ruột già, được sử dụng để làm sạch trực tràng.

4.3.2. Nước

Uống nhiều nước giúp làm mềm phân, bôi trơn đường tiêu hóa, giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn. Đồng thời bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày cũng là cách phòng ngừa chứng táo bón hiệu quả.

4.3.3. Chất xơ

Chất xơ luôn được biết đến là thành phần quan trọng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và ổn định. Chính vì vậy, một chế độ dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, loại bỏ độc hại và làm sạch đại trực tràng.

4.3.4. Thực phẩm lên men

Trẻ bị táo bón nên sử dụng thực phẩm lên men như sữa chua

Trẻ bị táo bón nên sử dụng thực phẩm lên men như sữa chua

Sữa chua và các thực phẩm lên men khác là nguồn bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, cũng như giúp cho các lợi khuẩn phát triển, loại bỏ những vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa. Do đó sữa chua và các thực phẩm lên men sẽ giúp làm sạch đại trực tràng, xây dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

4.3.4. Thói quen đi ngoài

Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày không những giúp cho trẻ có phản xạ đi đại tiện mà đồng thời còn giúp loại bỏ lượng phân ùn ứ trong cơ thể ra ngoài, cũng chính là loại bỏ độc tố cho cơ thể.

Thời gian đi đại tiện tốt nhất là vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy.

5. Sai lầm cần tránh khi trị táo bón ở trẻ

Có rất nhiều cách khác nhau để trị táo bón ở trẻ. Tuy nhiên trên thực tế vì thiếu hiểu biết hoặc do quá xót con mà nhiều bà mẹ đã áp dụng 1 cách thái quá hoặc không tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều này dẫn đến một số sai lầm khiến cho tình trạng táo bón không những không được cải thiện mà còn nặng nề hơn.

Một số sai lầm thường gặp phải và nên tránh khi trị táo bón ở trẻ là:

  • Đột ngột bắt con ăn quá nhiều chất xơ
  • Sử dụng thuốc xổ khi thể chất trẻ chưa hoàn thiện
  • Tự ý dùng thuốc thụt hậu môn
  • Lạm dụng men tiêu hóa, men vi sinh
  • Lạm dụng xà phòng
  • Kéo phân trực tiếp bằng tay

Như vậy việc trị táo bón ở trẻ sẽ có nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng táo bón của trẻ mà các mẹ nên áp dụng biện pháp phù hợp. Riêng trường hợp sử dụng thuốc để trị táo bón cho trẻ thì mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước, không nên tự ý điều trị vì dễ gây ra những tác dụng phụ không đáng có.

Điều trị táo bón ở trẻ và Những sai lầm cần tránh
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC