“Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu?” Câu hỏi được đa số các cha mẹ đặt ra khi chăm sóc bé đang ở tuổi mọc răng.
Mọc răng là hiện tượng sinh lý bình thường ở mọi đứa trẻ. Tuy nhiên việc mọc răng không hề dễ chịu chút nào mà nó thường gây ngứa, đau làm trẻ biếng ăn. Vậy trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu? Cần làm gì khi trẻ mọc răng? Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia tư vấn.
1. Các giai đoạn mọc răng của trẻ
Một người trưởng thành sẽ trải qua 3 giai đoạn mọc răng chính là:
- Giai đoạn mọc răng sữa.
- Giai đoạn thay răng sữa để mọc răng vĩnh viễn.
- Giai đoạn mọc răng khôn.
Vào những giai đoạn mọc răng khác nhau đều làm xáo trộn những hoạt động (ăn uống) bình thường của cơ thể.
1.1. Giai đoạn mọc răng sữa
Trẻ nhỏ mọc răng sữa trong khoảng thời gian từ 6 đến 30 tháng tuổi. Tùy từng trẻ mà răng mọc xong sớm hoặc muộn. Nhưng thông thường răng sữa sẽ mọc xong lúc trẻ được 2 – 3 tuổi.
Trẻ 1 tuổi thường sẽ có từ 6 – 8 chiếc răng sữa và trẻ 2 tuổi thường có từ 18 – 20 răng sữa. Nguyên tắc mọc răng sữa theo nguyên tắc cộng 4 (+4), có nghĩa là:
- Khoảng tháng thứ 7: Mọc răng cửa đầu tiên.
- Khoảng tháng thứ 11: Mọc đủ 4 răng cửa.
- Khoảng tháng thứ 15: Mọc đủ 8 răng cửa.
- Khoảng tháng thứ 19: Mọc thêm 4 răng hàm nhỏ.
- Khoảng tháng thứ 23: Mọc thêm 4 răng nanh.
- Khoảng tháng thứ 27: Mọc thêm 4 răng số 5.
Lúc này trẻ đã hoàn thành việc mọc đủ 20 răng sữa.
1.2. Giai đoạn thay răng sữa
Ở giai đoạn này, trẻ thay răng sữa để mọc răng vĩnh viễn. Bắt đầu khoảng 6 tuổi trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn.
Thời gian thay răng có thể khác nhau ở từng bé, và theo giới tính. Thông thường bé gái sẽ thay răng sữa sớm hơn so với bé trai. Và quá trình thay răng sẽ kéo dài khá lâu, chiếc răng sữa cuối cùng thường rụng khi bé khoảng 12 – 13 tuổi.
Thứ tự rụng răng và thay răng mới thường theo thứ tự mà chúng mọc. Đầu tiên sẽ là răng cửa hàm dưới, sau đó đến răng cửa hàm trên, răng cối sữa thứ nhất, răng nanh và răng cối sữa thứ 2.
1.3. Giai đoạn mọc răng khôn
Răng khôn thường mọc muộn và kéo dài trong nhiều năm.
Thông thường từ 17 tuổi răng khôn bắt đầu nhú và sẽ mất khá nhiều năm để 1 chiếc răng khôn mọc hoàn chỉnh. Tuy nhiên cũng sẽ có những trường hợp nhiều người không mọc răng khôn do hiện tượng thiếu răng.
Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến giai đoạn mọc răng sữa ở trẻ nhỏ. Giai đoạn mọc răng này là 1 trong những nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn.
Khi mọc răng thường gây ngứa, đau, sưng và khó chịu trong miệng thậm chí là bị sốt. Vì vậy mà trẻ thường không muốn ăn, từ chối khi được đút ăn, biếng ăn.
2. Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu?
Thông thường khi mọc răng, nhất là với những chiếc đầu tiên, sẽ gây cảm giác đau, khó chịu cho bé. Lúc này bé thường bị sưng nướu, bị viêm, tấy đỏ hoặc thậm chí là bị loét làm trẻ không muốn ăn và biếng ăn hơn.
Tuy nhiên đây là giai đoạn phát triển bình thường ở trẻ nhỏ và các triệu chứng do mọc răng chỉ xuất hiện từ 3 – 5 ngày. Do đó khi mọc răng trẻ thường chỉ biếng ăn trong khoảng thời gian 3 – 5 ngày mọc răng là kết thúc. Trẻ sẽ ăn uống ngon miệng lại như lúc trước.
Mọc răng là hiện tượng bình thường, bắt buộc phải diễn ra ở trẻ nhỏ. Vì vật khi trẻ biếng ăn do mọc răng mẹ không cần quá lo lắng.
Mọc răng cũng không để lại bất kỳ hậu quả hay ảnh hưởng xấu gì cho cơ thể trẻ mà thay vào đó trẻ sẽ dần hoàn thiện hàm răng và có thể nhai nhiều loại thức ăn rắn hơn.
3. Mẹ cần làm gì khi trẻ mọc răng biếng ăn?
Mọc răng thường khiến trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu, dẫn đến tính khí trở nên nóng nảy hơn bình thường. Những biểu hiện thường thấy ở trẻ mọc răng:
- Lợi (nướu) sưng, đỏ.
- Bé thường chảy dãi nhiều hơn.
- Cằm, quanh miệng có thể nổi ban, bé có thể sốt, tiêu chảy, rôm sảy, ho, sổ mũi…
- Bé hay đưa tay lên miệng, nhất là chỗ phần lợi sưng.
- Bé có thể mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ, dễ bị kích động, bứt rứt khó chịu…
Mẹ không nên để tình trạng bé biếng ăn kéo dài. Vì biếng ăn sẽ có thể dẫn đến những tình trạng như: Trẻ biếng ăn chậm tăng cân, trẻ biếng ăn chậm lớn. Bởi lẽ đó khi con mọc răng mẹ cần chú ý:
- Nhẹ nhàng dỗ dành.
- Không ép trẻ ăn
- Cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt.
- Đảm bảo đủ chất độ dinh dưỡng, đặc biệt là Canxi bởi canxi là thành phần chính cấu tạo nên răng.
- Chăm sóc răng miệng cho bé. Ở giai đoạn đầu khi đang còn ít răng thì mẹ có thể dạy bé súc miệng bằng nước muối vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Ngoài ra mẹ có thể thực hiện một số cách giảm đau cho con như: Chườm lạnh, cho bé ăn trái cây ướp lạnh (nên bỏ trái cây này vào túi ăn chống hóc để đảm bảo an toàn cho bé,) hoặc dùng tay để mát-xa nhẹ nướu và răng để bớt đau nhức, khó chịu cho con …
4. Thực đơn cho bé mọc răng biếng ăn
Chữa biếng ăn thuận tự nhiên cho bé bằng việc có một chế độ dinh dưỡng phù hợp là cách đơn giản và dễ để thực hiện.
Mọc răng thường làm cho bé lười ăn, biếng ăn hơn bình thường. Chính vì vậy để giúp bé vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng thì mẹ cần lựa chọn thực đơn phù hợp.
Bú sữa mẹ, ăn những món ăn mềm, dễ nuốt là sự lựa chọn tối ưu cho trẻ trong giai đoạn mọc răng.
4.1. Thời kỳ trẻ mọc được 2 răng (4 – 8 tháng)
Ở thời kỳ này mẹ chỉ cần cho con bú sữa mẹ hoàn toàn là đủ. Nếu việc mọc răng gây đau, khó chịu cho bé thì mẹ có thể cho bé uống sữa công thức bằng muỗng, bình sữa thay vì để bé bú qua núm giả.
Đối với những bé đã ăn dặm thì mẹ có thể trộn cháo xay nhuyễn với sữa hoặc nước hoa quả để kích thích bé ăn cũng như cung cấp đủ chất dinh dưỡng đối với trẻ.
Ngoài ra mẹ cũng có thể cho bé ăn các thực phẩm như: Khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng, cháo ngũ cốc.
Chi tiết thêm: [REVIEW] Kinh nghiệm chăm trẻ 8 tháng biếng ăn
4.2. Thời kỳ bé mọc được 4 răng (8 – 10 tháng)
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở giai đoạn này cao hơn so với giai đoạn trước. Tuy nhiên ở giai đoạn này bé thường cảm thấy bứt rứt, khó chịu và trở nên nhác ăn hơn.
Do đó mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm như: Đậu hũ nghiền, khoai tây nghiền, bí đỏ nghiền, cà rốt nghiền và thịt băm nhuyễn.
4.3. Thời kỳ trẻ đã mọc 6 đến 8 răng (11-13 tháng)
Răng của bé lúc này đã có thể nhai những thực phẩm rắn hơn. Vì vậy mẹ có thể luộc rau củ chín mềm rồi cho bé ăn.
Nếu bé mọc răng bị ngứa và tức thì mẹ có thể thái chuối theo từng lát mỏng rồi cho để lạnh, sau đó cho bé ăn sẽ dễ chịu hơn.
4.4. Thời kỳ bé mọc từ 8 – 12 răng
Vào giai đoạn này bé không còn bị khó chịu do mọc răng nữa. Do đó món salad rau củ nhiều màu sắc (cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột…) sẽ giúp bé thích thú với bữa ăn hơn.
4.5. Thời kỳ bé mọc từ 12 – 20 răng
Răng của bé lúc này đã dần hoàn thiện và ổn định. Mặc dù vậy việc mọc răng cũng có thể gây ra vài triệu chứng khó chịu nhẹ cho bé.
Trong khoảng thời gian này mẹ nên giảm bớt khẩu phần ăn xuống một chút và cải biến các món ăn cho mới lạ. Ví dụ như món bánh mì kẹp thịt thay vì ăn thịt với cơm …
Như vậy trẻ mọc răng sữa là giai đoạn phát triển sinh lý bình thường. Tuy nhiên nó có thể khiến cho trẻ biếng ăn do việc mọc răng gây đau, khó chịu cho bé. Chính vì vậy mẹ cần chú ý theo dõi quá trình phát triển của con để kịp thời xử lý khi con biếng ăn do mọc răng.
Hy vọng những giải đáp trên đã giúp mẹ không còn băn khoăn trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu. Chúc bé lớn khỏe mỗi ngày!
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.