Trẻ 8 tháng biếng ăn do nguyên nhân gì và cách khắc phục thế nào? Những chia sẻ của mẹ Bống sau đây sẽ giúp mẹ giải đáp các thắc mắc trên.
Chào các mẹ! Em làm mẹ lần đầu nên ít kinh nghiệm chăm sóc con. Bé Bống nhà em hồi mới sinh cũng chịu bú mẹ, tăng cân đều nhưng từ hồi 6 tháng bé cứ biếng ăn dần. Đến khi 8 tháng thì bé càng biếng ăn hơn và không tỏ ra có hứng thú với việc ăn uống.
Bé bú mẹ ít hơn, không chịu bú sữa công thức và cũng lười ăn dặm. Bé chỉ ăn vài thìa đầu rồi không chịu ăn nữa. Lần nào em cũng phải làm đủ trò để dỗ bé đến cả tiếng đồng hồ mới hết 1 nửa bát bột bé tẹo.
Mỗi lần cho con ăn làm em thấy sợ và stress kinh khủng. Từ hồi hơn 6 tháng tới lúc hơn 8 tháng bé chẳng tăng thêm lạng nào, cứ bú và ăn có tí tẹo vậy thôi. Có lúc còn bỏ bữa nữa.
Rồi em hỏi han, tìm hiểu và cũng đưa bé đi khám cả bác sĩ dinh dưỡng. Em thay đổi thực đơn, thói quen ăn uống cho bé và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ tích cực chữa biếng ăn.
Sau 2 tuần thì bé dần có hứng thú ăn uống hơn. Tuần thứ 3 bé đã ăn uống tự giác và vui vẻ hơn rồi ạ. Cả nhà em mừng quá.
Em chia sẻ kinh nghiệm về hành trình chữa biếng ăn cho trẻ 8 tháng để các mẹ cũng từng rơi vào thời kỳ khủng hoảng vì con biếng ăn như em tham khảo ạ.
1. Dấu hiệu cho thấy trẻ 8 tháng biếng ăn
Trẻ 8 tháng tuổi là thời điểm trẻ thường vẫn bú mẹ hoặc bú sữa công thức và đã ăn dặm (thường là bắt đầu ăn dặm tháng thứ 6).
Đây là giai đoạn có nhiều thay đổi về dinh dưỡng và tiêu hóa đối với trẻ. Vì vậy có rất nhiều bà mẹ gặp phải tình trạng trẻ 8 tháng biếng ăn.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ biếng ăn bao gồm:
- Trẻ không muốn ăn.
- Không đòi ăn, lười ăn dặm, lười bú mẹ, bú sữa công thức.
- Cha mẹ phải ép, phải dỗ và làm đủ trò để bé chịu nuốt, chịu ăn.
- Thời gian ăn mỗi bữa rất lâu nhưng bé vẫn ăn rất ít.
- Nghiêm trọng hơn có bé còn nhìn thấy bát bột, thìa bột là khóc, không chịu ăn rồi lè ra, nôn trớ khi bị ép ăn. Khiến cha mẹ vô cùng stress mỗi lần cho con ăn.
Xem thêm về: Trẻ 9 tháng biếng ăn liệu có phải mắc bênh? Mẹ phải làm sao?
2. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ biếng ăn
2.1. Biếng ăn sinh lý
Dưới đây là một số lý do về sinh lý khiến trẻ 8 tháng biếng ăn và cách nhận biết:
2.1.1. Bé mọc răng
Giai đoạn 8 tháng tuổi có thể là thời điểm bé mọc răng nên thường bị ngứa và đau nướu, tiêu chảy, sốt nhẹ, khó chịu nên thường biếng ăn. Sau khi mọc răng thì tình trạng biếng ăn của bé sẽ được cải thiện ngay.
2.1.2. Tuần hình thành kỹ năng (wonder week)
Vào tháng thứ 8, bé có thể rất khó tính vào tuần 36. Đây được gọi là tuần wonder week, bé thường quấy khóc, bám mẹ, ít ngủ và biếng ăn trong thời kỳ này.
Tuy nhiên mẹ đừng quá lo lắng mà hãy kiên nhẫn, quan tâm bé hơn và không ép bé ăn. Bé sẽ ăn uống bình thường trở lại khi thời kỳ này qua đi.
2.1.3. Khủng hoảng thời kỳ ăn dặm
Đa số các bé bắt đầu ăn dặm khi được 5,5-6 tháng tuổi với thức ăn loãng. Sang tháng thứ 7, 8 bé sẽ bắt đầu tập ăn thức ăn đặc hơn và dần chuyển sang thức ăn lợn cợn. Lượng ăn dặm và số bữa ăn dặm của bé sẽ tăng dần lên.
Tuy nhiên, đa số các bé sẽ gặp khó khăn để thích nghi với việc ăn dặm nhiều hơn thay vì chỉ bú và tiêu hóa sữa như trước đây.
Hệ tiêu hóa của bé sẽ nhạy cảm hơn và bé cũng có thể chán ăn, không muốn ăn dẫn tới biếng ăn. Thời kỳ khủng hoảng này không kéo dài.
Ngay khi bé thích nghi với việc ăn dặm và có hứng thú với thức ăn thì tình trạng biếng ăn sẽ được cải thiện.
2.2. Biếng ăn tâm lý
2.2.1. Bé sợ ăn do bị ép ăn quá nhiều, quá thường xuyên
Nhiều bậc phụ huynh vì lo lắng con thiếu cân, chậm phát triển. Chính vì vậy ép con ăn liên tục, các bữa cách nhau quá dày.
Ăn quá nhiều mỗi bữa hoặc ăn khẩu phần có quá nhiều chất cũng có thể khiến hệ tiêu hóa của bé bị quá tải, bé chán ăn, hay nôn trớ và dẫn tới biếng ăn. Ép con ăn cũng có thể khiến bé sợ ăn.
2.2.2. Bé bắt đầu biết chọn lọc thức ăn
Vào thời điểm 8 tháng tuổi bé sẽ được cung cấp dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau:
- Bú sữa mẹ.
- Bú thêm sữa công thức.
- Ăn dặm với các thực đơn khác nhau.
Một số trẻ kén ăn thường thích một vị hoặc loại thức ăn nhất định nên có bé chỉ thích bú sữa mẹ, không ăn dặm. Có bé lại chỉ ăn một số loại thức ăn dặm nhất định nhưng lười bú, không thích bú mẹ nữa. Mẹ đổi sang thực đơn ăn dặm khác bé cũng không thích ăn.
2.3. Biếng ăn do bệnh lý
2.3.1. Tác dụng phụ của thuốc
Trẻ 8 tháng biếng ăn sau thời kỳ phải dùng thuốc điều trị. Đặc biệt là kháng sinh vì các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và niêm mạc miệng của trẻ.
Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để có biện pháp giảm thiểu tác dụng phụ cho bé. Một số loại kháng sinh có thể nên uống kèm với men tiêu hóa theo hướng dẫn của bác sĩ.
2.3.2. Trẻ bị tưa lưỡi (còn gọi là nấm miệng, nấm lưỡi)
Đây là bệnh do nấm Candida albicans gây ra. Nhiều trẻ 8 tháng tuổi bị nấm miệng vì sau khi ăn dặm, nấm miệng sẽ phát triển mạnh hơn.
Nấm miệng làm xuất hiện những bợn trắng thành mảng dày và bám rất chắc trên lưỡi của bé khiến bé đau khi ăn, bú, ảnh hưởng vị giác nên bé rất biếng ăn, sợ ăn.
2.3.4. Do trẻ bị bệnh âm hư
Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 8 tháng biếng ăn. Ngoài biếng ăn, ăn ít, trẻ bị âm hư còn thường có biểu hiện:
- Lòng bàn tay, bàn chân nóng.
- Đổ mồ hôi trộm.
- Lưỡi đỏ bệu.
- Miệng khô.
- Nhiệt miệng.
- Trẻ táo bón biếng ăn.
- Chậm lớn.
2.3.5. Bé bị đầy hơi
Một số trẻ có thể bị đầy hơi do đang thích nghi với ăn dặm. Đặc biệt là thức ăn dạng lỏng, lợn cợn, nhiều chất khiến trẻ có thể gặp vấn đề tiêu hóa dẫn tới khó tiêu, đầy hơi kéo dài khiến trẻ kén ăn.
2.3.6. Hiện tượng thiếu máu
Thiếu máu có thể khiến trẻ gầy yếu, mệt mỏi và dẫn tới biếng ăn.
2.3.7. Tiêu chảy, táo bón
Tiêu chảy, táo bón là những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ 8 tháng tuổi. Đặc biệt là khi bé mới bắt đầu ăn dặm và khiến bé biếng ăn.
Tiêu chảy có thể khiến trẻ mệt mỏi, mất nước, tiêu hóa kém dẫn tới biếng ăn. Táo bón khiến trẻ bị khó tiêu, hấp thụ kém, đau bụng…nên ăn uống kém.
2.3.8. Ốm sốt
Trẻ bị ốm, ho, sốt do thay đổi thời tiết thường mệt mỏi, lười ăn, quấy khóc.
2.3.9. Vấn đề về da
Trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi cũng dễ gặp các vấn đề về da như: Rôm sảy, chàm sữa … khiến bé ngứa ngáy, khó chịu và ăn ít hơn.
3. Những sai lầm điển hình khiến tình trạng biếng ăn nặng hơn
Khi bé biếng ăn, cha mẹ thường rất lo lắng và sốt ruột. Đồng thời tìm cách ép bé ăn thêm hoặc bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng cách khác.
Tuy nhiên, một số sai lầm dưới đây không những không cải thiện tình trạng trẻ 8 tháng biếng ăn mà còn làm bé càng lười ăn hơn.
3.1. Thời gian bữa ăn kéo dài
Cha mẹ không nên cho bé ăn mỗi bữa ăn quá lâu. Nhiều gia đình dành tới 1-1,5 giờ để cho bé ăn một bữa. Vì bé không chịu ăn nên phải làm trò, phải bế bé vừa đi chơi vừa ăn.
Tuy nhiên nếu thời gian ăn mỗi bữa quá lâu bé sẽ không có cảm giác ngon miệng, ảnh hưởng đến tiêu hóa và có thói quen ăn uống không tốt.
Nếu bé bắt đầu chán ăn, không ăn thì cha mẹ không nên kéo dài bữa ăn quá 30 phút mà nên dừng và tiếp tục cho con ăn vào bữa sau hoặc là khi con đói và đòi ăn.
3.2. Cho con ăn vặt trước bữa ăn
một số bé không thích bú sữa và ăn bột, cháo khi ăn dặm nhưng lại tỏ ra rất thích thú với các loại thức ăn vặt đặc biệt là bánh.
Nếu cha mẹ cho bé thử hoặc ăn đồ ăn vặt trước bữa ăn thì bé sẽ không đói và đến bữa sẽ không muốn ăn.
3.3. Ép trẻ ăn món con không thích
Mặc dù trẻ 8 tháng tuổi còn nhỏ nhưng đã có một số sở thích về khẩu vị nhất định. Bé có thể rất thích vị ngọt hoặc vị hơi chua, hơi mặn … và có hứng thú hơn với các loại đồ ăn bé thích.
Nếu bạn cho bé ăn mà thấy bé cứ lè ra hoặc không ăn nhiều, bé có biểu hiện nhăn mặt, khó nuốt…thì nên đổi thực đơn cho bé.
Cha mẹ nên thường xuyên làm khẩu phần ăn phong phú và không ép bé ăn những món ăn bé không thích.
3.4. Không cho con ngồi ghế ăn đàng hoàng
Từ 6-8 tháng tuổi trẻ nên được rèn thói quen ăn uống và nên ngồi ở ghế ăn dặm đàng hoàng.
Nếu cha mẹ cho bé ăn ở nhiều nơi khác nhau, bế bé đi chơi vừa đi vừa đút, cho bé xem tivi, điện thoại, ipad khi ăn … thì bé sẽ không ý thức được khi nào bé cần tập trung ăn.
Dần dần sẽ có tình trạng trẻ 8 tháng biếng ăn và chỉ ăn khi được bế đi chơi, xem tivi, điện thoại.
3.5. Cho trẻ ăn bột quá lâu
Tâm lý của một số bà mẹ là trẻ chỉ nên ăn thức ăn lỏng ở dạng bột loãng. Tuy nhiên không phải bé 8 tháng tuổi nào cũng yêu thích dạng thức ăn này.
Bé muốn khám phá các mùi vị khác và cũng cần được rèn luyện với thức ăn đặc và lợn cợn. Nếu bé ăn bột quá lâu thì sẽ bị ngán, chán ăn kéo dài.
4. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng biếng ăn
4.1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng tuổi
Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính chiếm 60-70% nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, ăn dặm chỉ chiếm khoảng 30-40% vì vậy mẹ cần cho bé tiếp tục bú sữa (sữa mẹ, sữa công thức).
Đối với ăn dặm, trẻ 8 tháng tuổi cần được cung cấp đủ các loại dưỡng chất thiết yếu bao gồm:
4.1.1. Tinh bột
Lượng tinh bột cần thiết: 50g – 80g/bữa.
Thực phẩm giàu tinh bột: gạo, yến mạch, ngũ cốc, bột mì, khoai lang, khoai tây…
4.1.2. Rau củ quả (chất xơ, vitamin)
Lượng rau củ quả cần thiết cho 1 bừa nên là 20g-30g.
Các loại rau mẹ có thể bổ sung vào khẩu phần ăn cho bé 8 tháng: rau ngót, rau dền, rau bina, rau mồng tơi, rau muống, rau cải ngọt, súp lơ, nấm rơm.
Củ: su hào, cà rốt, khoai lang, khoai tây…
Quả: cà chua, bơ, chuối, lê, táo…
4.1.3. Chất đạm
Với chất đạm nên bổ sung khoảng 10g-15g/bữa.
Các loại thực phẩm giàu chất đạm mẹ có thể bổ sung cho bé 8 tháng tuổi: thịt gà, thịt lợn, sườn lợn, chim, cá đồng, đậu hũ, sữa, trứng.
4.1.4. Bữa phụ
Ngoài ra mẹ nên cho bé ăn bữa phụ giữa hai bữa chính bằng bánh quy ăn dặm, hoa quả, sữa chua, phô mai, váng sữa…
Trẻ 8 tháng tuổi nên ăn 4 bữa: 2 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày.
5. Thực đơn cho trẻ 8 tháng biếng ăn
Dưới đây là thực đơn hấp dẫn dành cho trẻ 8 tháng biếng ăn trong 1 tuần các mẹ có thể tham khảo:
Thứ | Bữa chính 1 | Bữa phụ 1 | Bữa chính 2 | Bữa phụ 2 |
2 | Cháo tôm rau dền Bí luộc nhừ | Sinh tố bơ | Cháo rau ngót thịt thăn Cà rốt luộc nhừ | Sữa chua |
3 | Cháo gà nấm Súp lơ luộc nhừ | Sinh tố chuối sữa | Cháo cá Bí xanh luộc nhừ | Chè đỗ xanh |
4 | Cháo sườn bí đỏ Đậu hà lan luộc nhừ | Súp ngô | Cháo tôm rau dền Bí luộc nhừ | Sinh tố bơ |
5 | Cháo trứng Khoai lang luộc nhừ | Sữa chua | Cháo thịt bò rau ngót Su hào luộc nhừ | Sinh tố vú sữa |
6 | Cháo rau ngót thịt thăn Cà rốt luộc nhừ | Sinh tố bơ | Cháo trứng Khoai lang luộc nhừ | Phô mai |
7 | Cháo cá Bí xanh luộc nhừ | Chè đỗ xanh | Cháo gà nấm Súp lơ luộc nh | Váng sữa |
CN | Cháo chim, nấm Súp lơ luộc nhừ | Sinh tố vú sữa | Cháo cá Bí xanh luộc nhừ | Súp ngô |
6. Có nên dùng thuốc chữa biếng ăn cho trẻ không?
Khi trẻ 8 tháng biếng ăn. Đặc biệt là biếng ăn kéo dài thì cha mẹ nên theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân và xác định trẻ có thể biếng ăn do bệnh lý hay không.
Cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ dinh dưỡng nếu cần. Nếu bé biếng ăn do bệnh lý thì cần khám và mua thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bé khỏi bệnh sẽ dần hết biếng ăn.
Một số bé 8 tháng biếng ăn do âm hư với các biểu hiện biếng ăn, hay đổ mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ bệu, miệng khô, nhiệt miệng, táo bón, nước tiểu vàng, rôm sảy cha mẹ có thể tìm hiểu về sản phẩm có tác dụng bổ âm.
Đây là sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược có tác dụng bổ âm như thục địa, táo chua, hoài sơn, tỳ giải, củ súng, thạch hộc…Sản phẩm được bào chế dưới dạng cao lỏng có công dụng hỗ trợ kích thích tiêu hóa, cải thiện tình trạng biếng ăn do âm hư.
Xem thêm kinh nghiệm chăm: Trẻ 8 tuổi biếng ăn
Trẻ 8 tháng biếng ăn có thể chữa trị và cải thiện hiệu quả khi mẹ hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục. Hy vọng những chia sẻ từ mẹ Bống đã giúp mẹ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc trẻ khỏe mạnh hơn.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.