Biếng ăn ở trẻ nhỏ thì nghe và gặp nhiều nhưng biếng ăn ở tuổi dậy thì thì không phải mẹ nào cũng biết. Bởi vậy nhiều mẹ thường lúng túng không biết phải giúp con thế nào khi rơi vào trường hợp này. Dưới đây là 4 điều cần biết về chứng biếng ăn ở tuổi dậy thì. Các mẹ có thể tham khảo để giúp con vượt qua.
1. Thế nào là chứng biếng ăn ở tuổi dậy thì?
Để biết con mình có phải đang mắc chứng biếng ăn ở tuổi dậy thì hay không các mẹ cần quan sát con trong một thời gian xem con mình có các triệu chứng sau hay không:
- Biểu hiện tâm lý cảm xúc thất thường như hay cáu gắt hơn, dễ nổi nóng hơn, bướng bỉnh hơn…
- Con lúc nào cũng nghĩ mình quá béo, cố gắng giảm cân.
- Con đang thực hiện những nguyên tắc ăn kiêng khá khắc nghiệt. Nếu không tuân thủ được hôm nào thì con sẽ rất buồn.
- Con uống thuốc nhuận tràng, có lúc còn còn tự ép mình phải nôn ra hết sau khi ăn và giành rất nhiều thời gian để tập thể dục.
- Con đang chịu một sức ép tâm lý nào đó quanh môi trường con học và ở.
- Có một môn học nào đó khiến con cảm thấy bất lực và không hài lòng với bản thân.
- Con có các biểu hiện bệnh lý khác ngoài biếng ăn như da nhợt nhạt, sốt cao, nóng trong, tiểu dắt…
Như vậy, nếu trẻ có một trong các dấu hiệu trên thì rất có thể trẻ đang mắc chứng biếng ăn ở tuổi dậy thì.
2. Nguyên nhân gây ra biếng ăn ở tuổi dậy thì
Để chữa biếng ăn cho trẻ độ tuổi dậy thì, một điều vô cùng quan trọng mà các mẹ cần lưu ý là vì sao trẻ biếng ăn. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp, mẹ có thể tham khảo:
2.1. Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là tuổi mà cơ thể trẻ có nhiều thay đổi về mặt sinh học. Tâm lý của trẻ cũng rất thất thường và bị ảnh hưởng theo. Mỗi trẻ có thể có những biểu hiện khác nhau như trẻ bướng hơn, hay cáu gắt và có thể lười ăn, hay bỏ bữa.
2.2. Áp lực
Những áp lực từ học tập, gia đình gây stress, trầm cảm … . Tất cả những điều này đều khiến cho tâm trạng trẻ không được vui, không được ổn định thoải mái.
Trẻ cũng vì vậy mà không muốn ăn vì không thấy ngon miệng và lâu dần đâm ra biếng ăn.
2.3. Thói quen ăn uống không hợp lý
Nếu trước đó trẻ thường xuyên ăn uống không điều độ như: Giờ giấc ăn không đúng, hôm ăn hôm không và thường xuyên bỏ bữa, ăn nhiều những thức ăn không lành mạnh … thì dần dần cơ thể sẽ mất cảm giác ngon miệng, hệ tiêu hóa cũng kém hoạt động và dẫn đến chán ăn, biếng ăn.
2.4. Chơi thể thao quá mức
Chơi thể thao điều độ vừa phải giúp trẻ ăn uống và hấp thu tốt. Nhưng nếu vận động quá mức sẽ dễ khiến cho cơ thể mệt mỏi và không muốn ăn, lâu dần sẽ hình thành thói quen ăn ít và biếng ăn.
2.5. Muốn giảm cân
Khi trẻ nghĩ mình đang quá béo hoặc trẻ bị bạn bè chê cười, trêu chọc, so sánh quá nhiều về thân hình của mình khiến trẻ thiếu tự tin thì trẻ cũng sẽ tự mình hạn chế ăn uống thậm chí thực hiện những chế độ ăn kiêng.
2.6. Ảnh hưởng của thuốc
Thuốc trợ tiêu, trợ tiểu,… nếu con bạn đang trong độ tuổi dậy thì và đang phải sử dụng một loại thuốc nào đó thường xuyên thì rất có thể việc trẻ biếng ăn là do ảnh hưởng của việc uống thuốc.
2.7. Ảnh hưởng của bệnh lý
Âm hư, sốt rét, cảm cúm, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, sốt thương hàn,…Cũng giống như các lứa tuổi khác, trẻ dậy thì khi đang trong giai đoạn bệnh lý thì đa phần đều biếng ăn do cơ thể lúc đó đang rất mệt mỏi.
3. Biếng ăn ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Biếng ăn không riêng ở lứa tuổi nào, ít nhiều đều ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tuổi dậy thì cũng vậy, trẻ em luôn cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển cả về trí lực lẫn thể lực. Nhưng nếu ăn uống không đầy đủ dẫn đến thiếu chất sẽ làm cho trẻ yếu ớt, không khỏe mạnh, thậm chí còi xương suy dinh dưỡng và khả năng tiếp thu bị hạn chế hơn so với bạn bè cùng lứa.
Mặc dù biếng ăn ở tuổi dậy thì không trực tiếp gây tử vong cho trẻ nhưng nó chính là nguyên nhân tiền đề dẫn đến nhiều bệnh lý khác. Bởi vậy, bố mẹ không nên chủ quan khi thấy con biếng ăn trong một thời gian dài để con không rơi vào trạng thái suy nhược khó cứu vãn.
4. Cách phòng tránh và khắc phục chứng biếng ăn ở tuổi dậy thì
Để có biện pháp phòng tránh và khắc phục biếng ăn ở tuổi dậy thì hiệu quả, trước hết mẹ phải biết nguyên nhân trẻ biếng ăn là gì. Dưới đây là một số cách mà các mẹ có con ở tuổi dậy thì có thể tham khảo.
4.1. Chữa bệnh nếu có
Nếu trẻ biếng ăn do bệnh lý thì trước hết phải tập trung chữa bệnh cho trẻ. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đối với những trẻ biếng ăn do mắc hội chứng âm hư hay nóng trong người, tỳ vị kém… thì các mẹ có thể cho con dùng sản phẩm Forikid TW3 được chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên rất an toàn và hiệu quả.
4.2. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh
Thói quen ăn uống điều độ, lành mạnh không chỉ giúp trẻ phòng tránh biếng ăn ở tuổi dậy thì, có một cơ thể khỏe mạnh mà nó còn là tiền đề giúp trẻ ổn định tâm lý, tránh những stress ở tuổi dậy thì và vượt qua giai đoạn này một cách vui vẻ, thành công nhất.
Đọc thêm: Trị biếng ăn cho trẻ bằng cách kích thích Cảm Giác Thèm Ăn
4.3. Để tinh thần thoải mái, tránh stress
Tinh thần thoải mái ở tuổi dậy thì sẽ giúp trẻ hạn chế tối đa các stress không đáng có và từ đó phòng tránh những tác dụng phụ của stress gây ra.
Bởi vậy cha mẹ nên thường xuyên quan tâm, tâm sự với con cái về cuộc sống, học tập…để hiểu con và giúp con luôn vui vẻ, lạc quan, yêu đời.
4.4. Tránh suy nghĩ tiêu cực về việc giảm cân
Nói chuyện với con nhiều hơn để con không suy nghĩ quá tiêu cực về việc giảm cân hay cân nặng nếu như trẻ đang có những dấu hiệu tự ti mặc cảm về cân nặng của mình, nhất là các bé gái. Đừng để đến khi quá muộn mẹ mới phát hiện ra.
4.5. Tham gia các hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với phim ảnh, trò chơi bạo lực
Bố mẹ nên khuyến khích con tham gia nhiều các hoạt động xã hội để bé hoạt bát, năng nổ, tích cực hơn. Đồng thời kiểm soát trẻ tránh xa với những thể loại phim ảnh và trò chơi bạo lực mang tính chất tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ.
4.6. Đi khám bác sĩ
Nếu tình trạng biếng ăn ở tuổi dậy thì kéo dài mà bố mẹ không tìm được cách khắc phục thì nên cho bé đi khám biếng ăn cho trẻ để được tư vấn cách giải quyết tốt nhất. Tránh để con thiếu chất do biếng ăn quá lâu.
Tuổi dậy thì là tuổi mà trẻ có rất nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Bởi vậy nên trẻ thường rất nhạy cảm với những tác động từ gia đình, xã hội, trường học… Nên nếu muốn phòng tránh biếng ăn ở tuổi dậy thì cho trẻ thì bố mẹ hãy thường xuyên tâm sự và quan tâm trẻ để trẻ hiểu rõ về vấn đề này.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.