Biếng ăn ở bé có phải là bệnh hay không?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 06/02/2023 10:57:25

Biếng ăn là bệnh gì? Nguyên nhân nào khiến trẻ hay biếng ăn, chán ăn? Tất cả thông tin về trình trạng này cũng như cách chữa trị sẽ được chia sẻ ngay sau đây. Mẹ đừng bỏ qua nhé!

1. Biếng ăn là bệnh gì? Biếng ăn liệu có phải bệnh?

Biếng ăn không phải là bệnh mà chỉ là một tình trạng của cơ thể

Biếng ăn không phải là bệnh mà chỉ là một tình trạng của cơ thể

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia: Biếng ăn không phải là bệnh mà chỉ là tình trạng cơ thể cảm thấy chán ăn, không muốn ăn nhiều, không có cảm giác ngon miệng hay hứng thú với đồ ăn. Biếng ăn cũng có thể là một triệu chứng, dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó.

Nếu con bạn một ngày bỗng biếng ăn và không muốn ăn gì thì cần nhanh chóng tìm ra lý do và biện pháp khắc phục. Bởi biếng ăn sẽ khiến cơ thể không được bổ sung dinh dưỡng, cản trở sự phát triển chiều cao, cân nặng và trí nhớ của trẻ.

2. Những vấn đề sức khỏe có thể dẫn tới biếng ăn ở bé

2.1. Hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề

Trước tiên, nguyên nhân dẫn đến biếng ăn ở trẻ nhỏ có thể bắt đầu từ việc hệ tiêu hoá của bé đang gặp vấn đề. Chúng ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, làm trẻ mất đi cảm giác ngon miệng.

Những vấn đề tiêu hóa ở trẻ cũng khiến gây ra tình trạng táo bón

Những vấn đề tiêu hóa ở trẻ cũng khiến gây ra tình trạng táo bón

Một số vấn đề về tiêu hoá khiến bé biếng ăn như:

  • Táo bón, chướng bụng luôn khiến cơ thể bị “nặng nề”, khó chịu, không muốn nạp thêm đồ ăn.
  • Viêm dạ dày, viêm ruột làm cho việc tiêu hóa thức ăn trở nên kém hiệu quả. Cảm giác đau rát, xót ruột khiến bé sợ hãi đồ ăn. 
  • Tắc ruột, tắc tá tràng rất nguy hiểm đến hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng ăn uống.

2.2. Những vấn đề về tâm lý

Tâm lý không thoải mái cũng là vấn đề tiếp theo ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và tiêu hoá thức ăn ở dạ dày. Bạn nên quan sát con những biểu hiện tâm lý để biết được bé vui buồn như thế nào và tìm cách khắc phục nhanh chóng.

Tâm lý ảnh hưởng khá nhiều tới khả năng tiêu hóa, hấp thu ở trẻ

Tâm lý ảnh hưởng khá nhiều tới khả năng tiêu hóa, hấp thu ở trẻ

Một số vấn đề về tâm lý dẫn đến bệnh biếng ăn ở trẻ nhỏ như:

  • Nhận thức kém: đây là bệnh lý bẩm sinh và bé có phản xạ chậm với những tác động từ bên ngoài. 
  • Rối loạn tâm lý: Điều này có thể xuất phát từ môi trường sống không mong đợi hoặc gặp vướng mắc về khả năng giao tiếp với mọi người khiến trẻ né tránh, sợ hãi kể cả trong giờ ăn cơm.
  • Bị sốc tâm lý: Đây là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ khi bố mẹ không còn nuông chiều mình nữa. Từ hành động cấm cản của bố mẹ với những việc làm của mình, bé sẽ nảy sinh phản kháng và không chấp nhận được lời trách mắng của bố mẹ và hành động ngược với mong muốn của bố mẹ.

2.3. Bệnh suy tuyến giáp

Suy tuyến giáp là căn bệnh ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt hormone, ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng như hệ tiêu hoá và dẫn đến việc bé biếng ăn.

Đây là trường hợp cần được theo dõi đặc biệt vì không chỉ gây nên chứng biếng ăn mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể.

2.4. Vấn đề tới từ các cơ quan trong cơ thể

Dù bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể bắt đầu suy yếu hoặc có vấn đề cũng làm cho sức khỏe sụt giảm, năng lượng yếu đi. Tình trạng biếng ăn, chán ăn cũng vì thế mà phát sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện.

Hệ miễn dịch suy giảm, thận yếu, thiếu máu, bệnh về gan, phổi… chính là những vấn đề thường gặp và bố mẹ cần để ý nhiều hơn.

Do đó, nếu thấy bé bị biếng ăn mà còn có dấu hiệu của bệnh giống như 4 vấn đề trên bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để điều trị kịp thời.

3. Một số nguyên nhân khác dẫn tới việc biếng ăn ở trẻ

Chán ăn, không muốn ăn cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản, ít khi được để ý trong cuộc sống. Bao gồm:

3.1. Do trẻ quá ham chơi, không muốn ăn

Ham chơi điện thoại, máy tính bảng... là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ hàng đầu hiện nay

Ham chơi điện thoại, máy tính bảng… là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ hàng đầu hiện nay

Trẻ bị thu hút bởi tivi, trò chơi điện tử hoặc điện thoại di động và cho rằng việc ăn là không cần thiết, ăn ít vẫn không bị ảnh hưởng. Trẻ cảm thấy cần phải ăn nhanh, ăn vội để tiếp tục chơi. Một số trẻ còn có biểu hiện chống đối và lờ đi lời kêu gọi vào bữa.

Khi bị quát nạt, cấm đoán, trẻ có thể phản kháng bằng cách bỏ ăn nhiều hơn, đợi đến khi ba mẹ dỗ dành hoặc thỏa hiệp thì mới ăn. Đây là thói quen không tốt và cần khắc phục triệt để.

3.2. Biếng ăn do thực đơn nhàm chán

Thực đơn lặp đi lặp lại, nhàm chán quá mức khiến bé không có cảm hứng muốn ăn

Thực đơn lặp đi lặp lại, nhàm chán quá mức khiến bé không có cảm hứng muốn ăn

Món ăn không đa dạng hoặc phải ăn một thực đơn liên tục nhiều ngày khiến con cảm thấy ngán và không muốn ngồi vào bàn ăn. 

Đặc biệt, nhiều bố mẹ nghĩ rằng chỉ có thịt, cá mới tốt và ép trẻ ăn nhiều, thường xuyên ăn thịt cá. Tâm lý trẻ sẽ sinh ra sự “chán ghét” và muốn tránh xa những món ăn này càng nhanh càng tốt. Tình trạng biếng ăn sẽ trở nên nghiêm trọng.

3.3. Do ảnh hưởng của việc dùng thuốc

Một số loại thuốc trị bệnh có những thành phần khiến cơ thể bé cảm thấy khó chịu, “tiêu diệt” vi khuẩn có lợi. Chính điều này ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé. Con cảm thấy không đói và không muốn ăn nhiều.

3.4. Do bé ăn vặt quá nhiều

Đây là tình trạng phổ biến và sai lầm của nhiều bậc phụ huynh chiều con. Trước bữa ăn chính bạn cho con ăn quá nhiều thức ăn vặt như bánh kẹo, socola hoặc kem… Điều này khiến bé bị đầy bụng và không thể nạp thêm thức ăn ở bữa chính.

Trẻ nhỏ thích ăn vặt hơn là ăn cơm và cảm thấy chúng quan trọng hơn nên sẽ lơ là với món ăn chính.

Khi đã xác định các nguyên nhân gây biếng ăn, mẹ hãy áp dụng các cách chữa cho từng nguyên nhân theo hướng dẫn sau đây.

4. Cải thiện tình trạng biếng ăn ở bé hiệu quả

4.1. Thay đổi thực đơn đa dạng

Đa dạng thực đơn cho trẻ sẽ giúp cải thiện tình trạng biếng ăn rất tốt

Đa dạng thực đơn cho trẻ sẽ giúp cải thiện tình trạng biếng ăn rất tốt

Đầu tư thực đơn đa dạng với nhiều món ăn là việc làm cần thiết để con bạn có hứng thú khi bước vào bữa cơm. Thay vì chiên, luộc, hấp, bạn có thể làm phở, món cuốn, sushi, salad…

Đa dạng thịt, cá, hải sản, tôm, cua… Cho bé ăn nhiều loại rau củ mới, hoa quả tươi. Chế biến thành nước ép, kết hợp với nhiều loại thực phẩm như sữa chua, yến mạch, nui…

4.2. Trang trí thức ăn ngộ nghĩnh, đẹp mắt

Thức ăn được trang trí đẹp sẽ thu hút bé vào bàn ăn và thưởng thức món ăn. Bố mẹ hãy cùng bé trang trí để bé thấy hào hứng hơn.

Trang trí món ăn dễ thương khiến bé muốn ăn nhiều hơn

Trang trí món ăn dễ thương khiến bé muốn ăn nhiều hơn

Một số cách đơn giản mẹ có thể áp dụng như

  • Tỉa dưa chuột, cà rốt… thành cánh hoa, cành lá.
  • Xếp măng tây thành hình ngộ nghĩnh.
  • Nắm cơm với rong biển thành cây nấm, chú hề, chiếc xe…
  • Sử dụng chén, đĩa, bát… có hoa văn, hình dáng đẹp mắt.

4.3. Thiết lập quy tắc trên bàn ăn

Dù bạn cưng chiều con đến đâu cũng không nên bỏ qua nguyên tắc này. Việc quan trọng nhất là có kỷ luật đúng lúc. Bạn cần yêu cầu con tập trung khi ăn và không được làm việc khác như xem điện thoại, tivi hoặc đùa giỡn quá mức. Tạo dựng quy tắc trên bàn ăn cũng là cách giúp con bạn hiểu được giá trị của bữa ăn và từ đó hình thành thói quen tốt đến khi con trưởng thành

4.4. Luôn tạo không khí bữa ăn vui vẻ

Không gian vui vẻ trên bữa ăn sẽ giúp cho bé ăn ngon, tránh việc biếng ăn

Không gian vui vẻ trên bữa ăn sẽ giúp cho bé ăn ngon, tránh việc biếng ăn

Để con cảm thấy vui vẻ khi ăn là việc làm quan trọng, đừng sử dụng quát mắng để bắt con phải làm gì. Điều này có thể hình thành tâm lý sợ hãi và khiến con cảm thấy mình đang bị ép buộc và nghĩ rằng việc ăn thật đáng sợ. Do đó, hãy cùng con tham gia bữa ăn với những nụ cười và khuyến khích con ăn nhiều hơn, thử món này hay món kia.

4.5. Sử dụng sản phẩm giúp bé ăn ngon

Đây là phương pháp được nhiều bố mẹ áp dụng hiện nay đối với trẻ biếng ăn. Một trong những sản phẩm được sử dụng phổ biến là sản phẩm Forikid TW3.

Thành phần Forikid TW3 là từ các thảo dược

Forikid TW3 an toàn và hoàn toàn tự nhiên do được bào chế từ thảo dược. Sản phẩm giúp: Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón, tăng cường sức khỏe. 

4.6. Đưa trẻ tới các sở y tế để thăm khám

Khi đã áp dụng các biện pháp trên nhưng bé vẫn biếng ăn và có những biểu hiện dưới đây. Mẹ hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế để được phỏng đoán và điều trị bệnh nhanh chóng:

  • Trẻ biếng ăn trong thời gian dài, kể cả khi mẹ đã thay đổi thực đơn thường xuyên và cho bé dùng sản phẩm hỗ trợ.
  • Ngoài biếng ăn còn quấy khóc, sụt cân, chậm phát triển chiều cao.
  • Nếu mẹ nghi ngờ biếng ăn là do bệnh lý thì càng cần xử lý nhanh chóng và kịp thời.

Sau cùng, đừng quên dành cho con sự quan tâm và chăm sóc đúng lúc để nhận biết những thay đổi ở trẻ nhỏ. Các kiến thức trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi biếng ăn là bệnh gì ở trẻ nhỏ. Hy vọng bạn có đủ thông tin cần thiết cho mình để giúp bé sớm phục hồi và điều trị bệnh tốt hơn. 

Biếng ăn ở bé có phải là bệnh hay không?
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC