Chứng táo bón ở trẻ em rất dễ xuất hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu táo bón trở thành hiện tượng mãn tính, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nhận biết sớm các triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ giúp cha mẹ có phương pháp điều trị nhanh chóng và kịp thời.
1. Thế nào là chứng táo bón ở trẻ em?
Có khoảng 30% trẻ thường xuyên gặp phải các triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ.
Táo bón thường xảy ra khi chất thải hoặc phân di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa, khiến phân trở nên cứng và khô. Táo bón làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể diễn ra chậm. Vì thế, chất thải lâu ngày tích tụ trong cơ thể có thể gây nứt hậu môn, trĩ … .
Tình trạng táo bón cảnh báo dấu hiệu không khỏe mạnh của hệ tiêu hóa. Hoặc cơ thể đang thiếu nước, thiếu chất xơ.
2. Nguyên nhân gây chứng táo bón ở trẻ em
Bị táo bón khiến trẻ vô cùng khó chịu. Có nhiều yếu tố có thể gây nên chứng táo bón ở trẻ em, bao gồm:
2.1. Hay nhịn đi đại tiện
Trẻ có thể phớt lờ nhu cầu đi nặng vì bé sợ đi vệ sinh hoặc không thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Nhiều trẻ ngại đi vệ sinh vì táo bón làm trẻ bị đau và trẻ sợ lặp lại trải nghiệm đó. Nhịn đi đại tiện thường xuyên khiến phân dồn ứ lại trong đại tràng là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón.
2.2. Do chế độ ăn uống
Chế độ ăn không đủ trái cây và rau quả giàu chất xơ hoặc chất lỏng có thể gây táo bón. Một trong những thời điểm trẻ thường bị táo bón là khi trẻ chuyển từ chế độ ăn toàn chất lỏng sang chế độ ăn uống có thức ăn đặc.
2.3. Thay đổi trong thói quen sinh hoạt
Mọi thay đổi trong thói quen của trẻ như đi du lịch, thời tiết nóng hoặc căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chức năng ruột. Trẻ em cũng có nhiều khả năng bị táo bón khi lần đầu tiên bắt đầu đi học.
2.4 Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc bổ sung Sắt, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu,… có thể góp phần gây chứng táo bón ở trẻ em.
2.5. Dị ứng sữa bò
Dị ứng với sữa bò hoặc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua …) đôi khi dẫn đến táo bón.
2.6. Di truyền
Trẻ em có thành viên gia đình bị táo bón có nhiều khả năng bị táo bón. Điều này có thể là do các yếu tố di truyền.
2.7. Yếu tố bệnh lý
Trường hợp hiếm táo bón ở trẻ em xảy ra do dị tật giải phẫu, hoặc vấn đề về chuyển hóa. Trẻ mắc bệnh lý về hệ tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích có khả năng bị táo bón.
2. Triệu chứng táo bón ở trẻ em
2.1. Đi ngoài ít hơn bình thường
Số lần đi ngoài của trẻ cũng có thể cho mẹ biết trẻ có đang bị táo bón hay không. Thông thường, các bé sơ sinh đi ngoài khoảng 4 lần/ngày.
Tuy nhiên, số lần đi ngoài trên thực tế của các bé có thể khác nhau do cơ địa và nguồn sữa được cung cấp. Các bé ăn sữa công thức đi ngoài ít hơn so với các bé ăn sữa mẹ.
Do vậy, để phát hiện trẻ táo bón, các mẹ cần theo dõi số lần đi ngoài trung bình của trẻ. Khi trẻ đi ngoài ít hơn bình thường, tới 1 hoặc 2 ngày mới đi ngoài thì đó có thể là triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ.
Trẻ bị táo bón đi ngoài nhiều lần hơn bình thường.
Xem thêm:
- Tổng hợp câu hỏi của mẹ về: Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh
- Top 6 dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh
2.2. Phải rặn khi đi ngoài
Khi trẻ bị táo bón, phân sẽ khô và cứng. Do đó, phân sẽ không dễ dàng bị đẩy ra ngoài lúc trẻ đi đại tiện. Việc đi ngoài của trẻ sẽ khá khó khăn.
Trẻ nhỏ có cơ bụng còn yếu nên việc co bóp bụng để đẩy phân ra ngoài không dễ dàng. Bé thường phải cố sức rặn khi đi đại tiện khiến cơ mông siết chặt, tốn nhiều sức lực. Tình trạng này kéo dài thường xuyên có thể dẫn tới bệnh trĩ.
2.3. Đau khi đi ngoài
Trẻ bị táo bón thường sợ đi đại tiện. Nguyên nhân là do bé có thể bị đau khi đi ngoài.
Phân của bé khi bị táo bón khá cứng, rắn. Khi đi qua hậu môn, phân cọ sát vào thành hậu môn khiến cơ quan này bị tổn thương. Nếu phân của trẻ có kích thước lớn thì sự cọ sát với hậu môn càng mạnh có thể gây ra nứt hậu môn gây đau đớn.
2.4. Phân dính máu do rách hậu môn
Phân của trẻ bị táo bón có đặc điểm khô và cứng. Khi trẻ cố gắng rặn đi đại tiện, phân cọ sát với thành hậu môn quá mức có thể gây ra hiện tượng nứt hậu môn làm phân có lẫn với máu.
Máu thường có trên bề mặt phân của trẻ hoặc có thể nhỏ thành giọt. Màu máu đỏ tươi, không bị bầy nhầy.
Chi tiết:
2.5. Phân cứng, thành khối to hoặc cục nhỏ
Một triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ đó là phân cứng và vón cục với hình dạng tương tự như phân dê. Phân có màu sẫm và có thể kết lại thành khối với kích thước lớn hình trụ dài.
Trường hợp bé đi ngoài ít hơn bình thường nhưng phân mềm thì mẹ không cần lo lắng.
2.6. Thời gian mỗi lần đi ngoài kéo dài
Thông thường, trẻ đi ngoài mất 5 – 10 phút. Tuy nhiên, khi trẻ bị táo bón thì thời gian này có thể kéo dài tới 30 phút hoặc hơn thế nữa.
Táo bón khiến phân của bé khô cứng, gặp khó khăn khi di chuyển ra ngoài. Khi phân còn ở trong cơ thể, cơ thể không ngừng phát tín hiệu cần đi đại tiện. Trẻ sẽ luôn có cảm giác chưa ra hết phân và cần tiếp tục đi ngoài. Vì thế trẻ phải mất nhiều thời gian cho quá trình đi đại tiện thay vì thời gian bình thường.
2.6. Chán ăn, chướng bụng
Chứng táo bón ở trẻ em làm phân dồn lâu trong đại tràng sinh ra khí gây chướng bụng, đầy bụng. Tình trạng đó khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu và ăn không ngon, chán ăn. Chướng bụng còn khiến trẻ bị đau bụng và quấy khóc.
2.7. Tâm trạng khó chịu, dễ cáu bẳn
Trẻ bị táo bón sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề như đau bụng, đau hậu môn, khó tiêu … . Chính vì thế, táo bón làm cơ thể trẻ mệt mỏi dẫn tới trẻ dễ khó chịu và cáu bẳn. Trẻ có thể dễ khóc và cáu gắt hơn bình thường khi bị táo bón.
Trẻ sẽ bị mất nhiều năng lượng và không còn tinh thần cho việc học tập, hoạt động vui chơi như thường ngày.
2.8. Đái rắt, nhiễm trùng tiết niệu
Bàng quang nằm gần vị trí của đại tràng và trực tràng. Các cơ quan này chịu sự điều khiển chung của nhiều dây thần kinh.
Khi trẻ bị táo bón, các dây thần kinh hoạt động quá mức có thể ảnh hưởng tới bàng quang và khiến trẻ bị đái rắt. Tình trạng đái rắt diễn ra thường xuyên gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác cho đường tiêu hóa.
2.9. Tâm lý sợ và căng thẳng khi đi ngoài
Quá trình đi đại tiện khó khăn và có thể kèm theo đau đớn khiến trẻ có cảm giác căng thẳng và sợ khi đi ngoài.
Do đó, trẻ bị táo bón thường có thói quen nhịn, tránh phải đi đại tiện. Tuy nhiên, tình trạng này khiến cho chứng táo bón ở trẻ em càng trầm trọng.
2.10. Són phân
Trẻ có thể bị són phân khi bị táo bón sau khi chạy nhảy nhiều, hoạt động mạnh.
Không ít trường hợp các mẹ thấy trẻ bị són phân lỏng lại nghĩ rằng bé bị tiêu chảy. Tuy nhiên, trường hợp són phân lỏng đi kèm với 1 -2 dấu hiệu trên đây cho thấy trẻ đã bị táo bón. Vì thế, các mẹ cần quan sát kỹ để tránh cho trẻ sử dụng thuốc chống tiêu chảy khiến tình trạng táo bón thêm nặng.
[Bác sĩ tư vấn]: Bé bị táo bón sau tiêu chảy phải làm sao?
3. Một số lời khuyên cho mẹ khi trẻ bị táo bón
3.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày
3.1.1. Thúc đẩy hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất thường xuyên có thể khuyến khích nhu động ruột và hạn chế triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ. Các mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi bộ hàng ngày. Với các bé chưa biết đi, mẹ hãy khuyến khích trẻ tập bò hoặc để trẻ cử động tay chân nhiều.
3.1.2. Tạo thói quen đi vệ sinh
Đây là một trong những cách tốt nhất để trị táo bón ở trẻ 2 tuổi trở lên.
Các mẹ nên khuyến khích bé ngồi trong nhà vệ sinh từ 5 đến 10 phút trong vòng 30 phút sau mỗi bữa ăn. Nếu cần thiết, các mẹ nên cung cấp một bệ ngồi để trẻ thoải mái khi trong nhà vệ sinh và có đủ đòn bẩy để giải phóng phân.
3.1.3. Thường xuyên quan sát, nhắc nhở bé
Một số trẻ bị cuốn vào trò chơi đến nỗi chúng bỏ qua sự thôi thúc muốn đi vệ sinh. Mẹ hãy quan sát bé nhà mình và nhắc trẻ thường xuyên.
3.1.4. Kiểm tra lại thuốc đang dùng
Nếu trẻ đang dùng một loại thuốc gây táo bón, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các lựa chọn khác.
3.2. Trẻ bị táo bón nên ăn gì?
3.2.1. Cung cấp cho trẻ thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ giúp tăng độ mềm cho phân, tránh tình trạng phân khô cứng. Các mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ cho bé táo bón như trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì … .
Nếu trẻ không quen với chế độ ăn nhiều chất xơ, hãy bắt đầu bằng cách thêm vài gram chất xơ mỗi ngày. Và hãy nhớ cho trẻ uống nước nhiều khi tăng chất xơ trong chế độ ăn uống của trẻ.
3.2.2. Ăn nhiều thực phẩm giàu Magie
Thực phẩm chứa nhiều Magie giúp cơ thể tăng cường hoạt động của ống tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, chống táo bón.
Các thực phẩm giàu Magie bao gồm: dưa hấu, hạt hướng dương, hạt vừng đen, hạt bí ngô, hạt lanh … .
3.2.3. Cung cấp nhiều thực phẩm giàu Kẽm
Bổ sung vừa đủ thực phẩm giàu kẽm vào thực đơn cho bé táo bón. Việc này giúp ổn định hoạt động của đại tràng và giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
Các thực phẩm giàu Kẽm bao gồm: Hàu, nghêu, ốc, tôm, mực, cua,…
3.2.4. Uống nhiều nước
Nếu em bé bú bình có xu hướng bị táo bón, các mẹ có thể thử cho trẻ uống nước giữa các cữ bú.
Trẻ lớn hơn và cai sữa có thể được uống nước trái cây pha loãng (tốt nhất là không thêm đường). Trái cây và rau củ xay nhuyễn là thức uống rất tốt để ngăn ngừa táo bón. Các mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều.
3.2.5. Ăn sữa chua
Sữa chua giúp trẻ tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột; Tăng sức khỏe cho đường tiêu hóa; Phòng tránh bệnh về tiêu hóa như chứng táo bón ở trẻ em.
3.3. Bé bị táo bón nên uống thuốc gì?
Khi trẻ bị táo bón, ngoài việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho trẻ, các mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc chữa táo bón. Một số loại thuốc phổ biến điều trị táo bón bao gồm:
3.3.1. Thuốc tạo khối (bổ sung chất xơ)
Nhóm thuốc này có công dụng chính là bổ sung chất xơ cho trẻ. Do đó, chúng sẽ hút nước ở ruột và giúp làm mềm phân khô cứng, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn, không bị đau đớn. Một số thuốc thường được sử dụng là Polycarbophil, Psyllium, Methylcellulose … .
3.3.2. Thuốc làm mềm phân
Nhóm thuốc này có khả năng kích thích hoạt động của nhu động ruột và giúp niêm mạc ruột tăng tiết chất nhầy. Do đó, chúng có tác dụng làm mềm phân, giúp khối phân tăng hút nước và dầu. Trẻ có thể dễ dàng đi ngoài mà không phải gồng mình rặn. Một số loại thuốc tiêu biểu như Docusat natri, Parafin lỏng,…
3.3.3. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Nhóm thuốc này giúp bôi trơn và làm mềm phân nhờ chứa các hoạt chất giúp tăng khả năng hút nước vào lòng ruột. Tuy nhiên, tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau bụng, tiêu chảy. Một số loại thuốc chữa chứng táo bón ở trẻ em này là Lactulose, Macrogol 4000, Sorbitol,…
3.3.4. Thuốc nhuận tràng kích thích
Sử dụng nhóm thuốc này giúp kích thích nhu động ruột, kích thích các đầu mút thần kinh nằm tại niêm mạc của kết tràng. Nhờ vậy, chúng giúp đẩy phân ra ngoài nhanh chóng. Tuy nhiên, tác dụng phụ thường thấy là mất nước, đau dây thần kinh ở bụng,….Một số loại thuốc thường dùng là Bisacodyl (Dulcolax).
3.3.5. Các thảo dược
Điều trị triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ bằng phương pháp Đông y là cách được nhiều mẹ áp dụng vì tính an toàn, ít tác dụng phụ và hiệu quả cao.
Sản phẩm từ Forikid TW3 giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ dựa vào tác dụng bổ âm, sinh tân dịch của các loại thảo dược. Từ đó cải thiện chứng âm hư, cải thiện được tinhf trạng táo bón.
Ngoài ra, Forikid TW3 còn có công dụng: Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cường sức khỏe. Liều lượng và cách dùng cho trẻ như sau:
- Trẻ dưới từ 1 – 5 tuổi: ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 ml
- Trẻ từ 5 tuổi trở lên: ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 ml
Liên hệ ngay để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể.
- Địa chỉ: Số 26 Bùi Quốc Khái, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
- Điện thoại: 1900.3199
- Email: cskh@tw3.vn
4. Kết luận
Đọc thêm: Khám táo bón cho trẻ ở đâu tốt?
Táo bón là một hiện tượng bình thường mà bất cứ trẻ nào cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, nếu chứng táo bón ở trẻ em diễn ra thường xuyên kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.