[Chuyên gia y tế tư vấn] Bé bị táo bón sau tiêu chảy phải làm sao?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 17/03/2023 10:18:41

Bé bị táo bón sau tiêu chảy khiến bố mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên khi không biết làm cách nào để chữa trị. Vậy thì đừng bỏ qua những chia sẻ hữu ích từ chuyên gia trong bài viết sau nhé.

Mẹ Phương gửi câu hỏi đến chúng tôi:

“Thưa chuyên gia, bé Bông 2 tuổi nhà em gần đây bị tiêu chảy. Em đã đưa đi khám và được kê thuốc uống. Sau đó, bé ngừng tiêu chảy thì lại xuất hiện dấu hiệu của táo bón. Bé bị như vậy là do làm sao và có cách nào chữa trị không ạ. Em cảm ơn chuyên gia.”

Trả lời:

“Mẹ Phương không cần quá lo lắng. Táo bón là tình trạng hay gặp ở trẻ và có thể chữa khỏi khi mẹ áp dụng đúng cách chữa trị.”

1. Thế nào là tiêu chảy?

Tiêu chảy làm bé kiệt sức, mệt mỏi

Tiêu chảy làm bé kiệt sức, mệt mỏi

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần hoặc nhiều lần mỗi ngày. Tiêu chảy có 2 dạng phổ biến là tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính. 

Nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy phổ biến nhất là nhiễm trùng đường ruột do virus, siêu vi hoặc ký sinh trùng gây nên.

Hoặc tiêu chảy cũng có thể do các nguyên nhân khác như: Tăng năng tuyến giáp, không dung nạp lactose, viêm đường ruột, hội chứng ruột kích thích … .

Đa số các trường hợp bị tiêu chảy đều do bị nhiễm khuẩn từ người mắc bệnh tiêu chảy.

Tiêu chảy được chia thành 3 loại chính là:

  • Tiêu chảy phân nước ngắn hạn.
  • Tiêu chảy phân có máu ngắn hạn.
  • Tiêu chảy kéo dài nếu tiêu chảy bị trên 2 tuần.

2. Táo bón là gì?

Táo bón khiến bé đi vệ sinh lâu hơn bình thường

Táo bón khiến bé đi vệ sinh lâu hơn bình thường

Táo bón là tình trạng hệ thống tiêu hóa gặp vấn đề trong việc đẩy phân ra ngoài do tình trạng phân khô, cứng. Trẻ bị táo bón thường có cảm giác buồn đi vệ sinh nhưng không đi được, và thường phải rặn rất mạnh mỗi lần đi vệ sinh. 

Trẻ bị táo bón thường có thời gian đi ngoài lâu hơn bình thường, thường trên 3 ngày mới đi ngoài 1 lần.

Một số biểu hiện thường gặp ở trẻ bị táo bón bao gồm ít đi ngoài, đau bụng, khó khăn khi đi ngoài … .

Xem thêm: 10 dấu hiệu táo bón ở trẻ cha mẹ nào cũng nên biết 

3. Tại sao bé bị táo bón sau tiêu chảy

Nguyên nhân khiến bé bị táo bon sau tiêu chảy là gì?

Táo bón sau tiêu chảy là hệ quả khá phổ biến ở trẻ nhỏ sau khi bị tiêu chảy.

3.1. Cơ thể bị mất nước

Bé bị táo bón sau tiêu chảy do cơ thể bị mất nước. Khi bị tiêu chảy cơ thể của trẻ sẽ bị mất nước nhiều. Sự bổ sung nước hay bú mẹ sẽ không thể bổ sung được lượng nước mà cơ thể đã mất đi.

Chính vì vậy, lúc này cơ thể sẽ kích thích ruột già hút nước từ phân để hấp thụ ngược trở lại. Nhằm cung cấp lượng nước đang bị thiếu hụt khiến cho phân bị khô, cứng.Từ đó dẫn đến phân khó bị đẩy ra ngoài gây nên tình trạng táo bón.

3.2. Tác dụng phụ sau khi dùng thuốc tiêu chảy

Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị tiêu chảy gây nên tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ. Hay việc sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy liều cao trong một thời gian dài cũng khiến cho phân bị khô, cứng dẫn tới trẻ dễ bị táo bón sau tiêu chảy hơn.

4. Biện pháp khắc phục cho bé bị táo bón sau tiêu chảy

Bổ sung nước và chất xơ cho bé bị táo bón sau tiêu chảy

Bổ sung nước và chất xơ cho bé bị táo bón sau tiêu chảy

Để khắc phục tình trạng táo bón sau tiêu chảy ở trẻ nhỏ mẹ cần bổ sung nước, chất xơ, cũng như các biện pháp điều trị táo bón khác.

4.1. Bổ sung lượng nước thích hợp

Bé bị táo bón sau tiêu chảy cần bổ sung lượng nước phù hợp. Bổ sung nước đủ cho cơ thể. Đặc biệt là với trẻ bị táo bón sẽ giúp làm mềm phân, thúc đẩy nhu động ruột, bé sẽ dễ đi ngoài hơn.

Tuy nhiên việc bổ sung nước với từng độ tuổi khác nhau phải đúng liều lượng. Các mẹ có thể dựa vào màu sắc nước tiểu của bé để nhận biết bé đã uống đủ nước hay chưa. Theo đó nước tiểu của bé nếu có màu gần như trắng trong đến vàng nhạt là bé đã uống đủ nước.

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Bé dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn thông thường không cần bổ sung nước. Tuy nhiên với trẻ bị táo bón thì mẹ nên cho con uống thêm từ 100 – 200ml/ngày.
  • Đối với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Với trẻ trong độ tuổi này nhu cầu nước cần thiết cho cơ thể sẽ được tính khoảng 100ml/kg.
  • Đối với trẻ trên 1 tuổi: Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày là khoảng 1000ml. Với trẻ nặng trên 10kg thì mỗi ngày bổ sung thêm 50ml/kg. 
  • Đối với trẻ từ 10 tuổi trở lên: Mỗi ngày nên bổ sung từ 2.000 – 2.500ml nước mỗi ngày.

4.2. Bổ sung lượng chất xơ hợp lý vào thực đơn hằng ngày

Bổ sung chất xơ cho bé táo bón vào thực đơn bữa ăn hàng ngày. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng bé bị táo bón sau tiêu chảy một cách hiệu quả.

Bởi chất xơ giúp:

  • Đi ngoài thuận lợi nhờ khả năng làm mềm và tăng kích thước phân.
  • Hạn chế và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến đường ruột.
  • Ngăn ngừa ung thư đại, trực tràng….

Tuy nhiên lượng chất xơ cần bổ sung mỗi ngày đối với từng lứa tuổi trẻ nhỏ cần đúng liều lượng, tránh để tác dụng ngược. Cụ thể:

  • Đối với trẻ dưới 5 tuổi: Cần bổ sung 15g/ngày.
  • Đối với trẻ từ 5 – 11 tuổi: Cần bổ sung 20g/ngày.
  • Đối với trẻ từ 11 – 16 tuổi: Cần bổ sung 25g/ngày.

Lưu ý: Chất xơ bổ sung cho trẻ là chất xơ dạng hòa tan.

4.3. Tập thói quen đi ngoài hằng ngày cho bé

Tập cho trẻ thói quen đi ngoài hàng ngày, đúng giờ là biện pháp phòng ngừa táo bón ở trẻ hiệu quả.

Việc đi vệ sinh hàng ngày, đặc biệt là vào buổi sáng, sau khi thức dậy không những phòng ngừa táo bón mà còn giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn nhờ đào thải phân và các độc tố tích tụ trong cơ thể suốt 1 ngày đêm. 

4.4. Dạy bé tư thế ngồi đại tiện đúng cách

Các chuyên gia cho rằng việc ngồi xổm tự nhiên khi đi ngoài sẽ giúp tránh khỏi bệnh trĩ, táo bón và các bệnh về khung xương chậu … . Nhờ góc hậu môn không bị thắt và việc đi ngoài trở nên dễ dàng, nhẹ bụng. 

Chính vì vậy ngay từ khi bé còn nhỏ mẹ nên tập cho bé ngồi đại tiện đúng cách. Ngay cả khi bé bị táo bón việc ngồi đại tiện đúng cách cũng sẽ giúp cho phân ra ngoài dễ dàng hơn, bé không phải gồng, rặn nhiều.

4.5. Cho trẻ vận động thường xuyên

Mất một lượng nước kha khá khiến bé bị táo bón sau tiêu chảy. Do vậy để bé nhanh phục hồi sức khỏe và lấy lại trạng thái bình thường trong việc đi ngoài, mẹ nên khuyến khích con vận động thường xuyên,

Vận động thường xuyên không những giúp lưu thông máu mà còn kích thích nhu động ruột hoạt động. Nhờ vậy mà việc đẩy phân ra khỏi cơ thể sẽ thuận lợi hơn.

Việc cho trẻ vận động thường xuyên không chỉ thực hiện ở trẻ đã biết đi mà đối với những trẻ dưới 1 tuổi cũng nên thực hiện. Cách thức vận động đối với trẻ như sau:

  • Đối với bé dưới 1 tuổi: Nẹ tập cho bé theo động tác đạp xe đạp. Vì ở tuổi này bé chưa thể tự mình thực hiện được. Do đó mẹ có thể giúp đỡ bé thông qua việc cầm hai chân bé mà thao tác mô phỏng theo động tác đạp xe đạp.
  • Đối với trẻ trên 1 tuổi: Từ độ tuổi này trở lên bé đã có thể tự mình vận động được. Do đó mẹ nên khuyến khích con tự đi bộ, chạy nhảy nhẹ nhàng, tập bài thể dục đạp xe đạp … để trị cũng như phòng ngừa táo bón.

4.6. Động tác massage bụng

Massage bụng khiến bé đi cầu dễ dàng hơn

Massage bụng khiến bé đi cầu dễ dàng hơn

Bé bị táo bón sau tiêu chảy mẹ nên áp dụng những bài tập massage cho bé.

Massage bụng không những giúp bé thư giãn mà còn là cách chữa táo bón vô cùng hiệu quả cho trẻ nhỏ. Mẹ nên thực hiện massage bụng cho con sau bữa ăn 1 tiếng sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

Có nhiều cách thực hiện massage khác nhau. Một trong những cách massage phổ biến là mẹ massage theo kiểu  “I Love U”. Mẹ sẽ massage mô phỏng các chữ cái “I, L, U”. 

4.7. Sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Sau tiêu chảy trẻ bị mất nước nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng táo bón. Vì vậy cần bổ sung đầy đủ nước cho trẻ. Ngoài cách bổ sung trực tiếp nước uống, nếu tình trạng táo bón nặng có thể sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên.

Những thảo dược có tác dụng sinh tân dịch như Sinh địa, Thạch hộc, Táo chua. Các thảo dược này có tác dụng dưỡng âm, tạo ra lượng nước lượng dịch trong cơ thể để bù đắp lượng nước bị mất đi do tiêu chảy.

Công ty dược phẩm TW3 đã nghiên cứu và vận dụng các thảo dược trên cùng công nghệ bào chế hiện đại cho ra đời sản phẩm giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.

Sản phẩm là dạng cao lỏng, vị ngọt dịu dễ uống nên rất tiện sử dụng cho trẻ. Ngoài ra các thành phần hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, hiệu quả mà không có tác dụng phụ nên có thể yên tâm sử dụng.

4.8. Đi khám bác sĩ

Nếu trẻ sau khi bị tiêu chảy bị táo bón kéo dài hoặc có các biểu hiện đi kèm như:

  • Trẻ bị táo bón kèm theo nôn trớ, sốt cao.
  • Khi đi ngoài, trong phân của bé bị vón cục, kèm theo có máu trong phân.
  • Hậu môn bị rách.
  • Táo bón khiến bé bị sút cân kéo dài, biếng ăn, chậm lớn.
  • Táo bón kèm theo biểu hiện khi ngủ thường quấy khóc, ngủ không yên giấc.
  • Táo bón bị tái đi tái lại liên tục.

Thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Chi tiết: [Địa chỉ uy tín] Khám táo bón cho trẻ ở đâu tốt 2019

5. Các loại thực phẩm cho bé bị táo bón sau tiêu chảy

Ngoài các biện pháp trị táo bón kể trên thì chữa táo bón bằng những loại quả từ thiên nhiên như: Bơ, đu đủ, … vừa đơn giản, vừa mang lại hiệu quả điều trị cao.

5.1. Quả bơ

Cho bé bị táo bón sau tiêu chảy ăn bơ. Trong bơ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho việc chữa táo bón ở trẻ.

  • Quả bơ giàu chất xơ. Vitamin B, K, E, C và khoáng chất thiết yếu như đồng, kali. Ngoài ra trong quả bơ còn chứa 7% nước, 15% chất béo không bão hòa đơn, 8.5% carbohydrate (chủ yếu là chất xơ) và 2.5% protein.
  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: Nhờ thành phần chứa nhiều chất xơ cũng như vitamin C và lượng nước dồi dào nên bơ được sử dụng để chữa táo bón ở trẻ hiệu quả.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến: Sinh tố bơ, kem bơ, bánh mì nướng bơ phô mai, rau câu bơ … .

5.2. Đu đủ

Đủ đủ tốt cho việc điều trị chứng táo bón cho trẻ.

  • Thành phần: Trong quả đu đủ chứa nhiều beta caroten, vitamin C, vitamin E, đường có lợi.  Đặc biệt là chất xơ.
  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: Chất xơ có trong quả đu đủ có tác dụng làm giảm mỡ máu, thu gom độc tố gây bệnh trong kết tràng và ngăn ngừa ung thư kết tràng. Đu đủ rất tốt cho những người mắc bệnh đường ruột như táo bón.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến từ đu đủ như: Đu đủ chín ăn ngay hoặc sinh tố đu đủ, đu đủ nấm tuyết, đậu hũ gà sốt đu đủ, chè đu đủ…

5.3. Quả thanh long

  • Thành phần: Thanh long là loại quả giàu chất xơ, vitamin C và một số chất chống oxy hóa cao. 
  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: Ngoài thành phần chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa thì theo đông y thanh long còn có tính mát, nhiều nước nên rất tốt cho người bị táo bón.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến từ thanh long là thanh long chín ăn trực tiếp, sinh tố thanh long, nước ép, siro thanh long.

5.4. Táo chín

Táo giúp nhuận tràng, cải thiện táo bón hiệu quả cho bé bị táo bón sau tiêu chảy

Táo giúp nhuận tràng, cải thiện táo bón hiệu quả

Táo giúp nhuận tràng và cải thiện táo bón rất tốt cho bé bị táo bón sau tiêu chảy.

  • Thành phần:Táo là loại quả chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: Ngoài chất xơ trong quả táo còn chứa sorbitol có tác dụng nhuận tràng, giúp chữa táo bón hiệu quả.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến: Táo chín ăn trực tiếp hoặc chế biến thành món nước ép táo, bánh táo, trà táo mật ong,…

5.5. Lê

  • Thành phần: Cũng như táo, lê là loại quả chứa nhiều chất xơ, nước, vitamin và khoáng chất tốt cho trẻ nhỏ.
  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: hàm lượng nước trong lê khá cao không chỉ giúp giảm nóng trong, bổ sung nước mà các khoáng chất còn có tác dụng nhuận tràng, giúp bé đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến: nước ép lê, lê hấp xay nhuyễn, táo lê nghiền…

5.6. Quả mơ

  • Thành phần: quả mơ chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C và Kali tốt cho sức khỏe và trị táo bón hiệu quả.
  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: Không những chứa chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà hoạt tính axit có trong quả mơ còn giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến: Đối với quả mơ để trị táo bón cho trẻ nhỏ thì tốt nhất mẹ nên ép lấy nước hoặc ngâm lấy nước. 

5.7. Dưa hấu

  • Thành phần: nước, hàm lượng vitamin A, C cao, giàu chất xơ hòa tan, kali, lycopene…
  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: dưa hấu giàu chất xơ tự nhiên có thể giảm nhu động ruột, hàm lượng nước cao giúp làm sạch hệ tiêu hóa, làm phân mềm và dễ “ra ngoài”.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến: sinh tố dưa hấu, dưa hấu dầm sữa chua, trà dưa hấu, dưa hấu mix dưa chuột…

5.8. Cà chua

  • Thành phần: Dưa hấu chứa nhiều nước, chất xơ, và nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Ngoài ra dưa hấu còn là loại quả thanh mát và mọng nước.
  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: Cho bé ăn hoặc uống nước ép dưa hấu, sinh tố dưa hấu sẽ giúp bổ sung nước và chất xơ, đồng thời giúp cơ thể thanh mát, do đó hiệu quả trong điều trị táo bón.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến: Mẹ có thể cho bé ăn dưa hấu trực tiếp hoặc uống nước ép dưa hấu, sinh tố dưa hấu để trị táo bón.

5.9. Quả cam

  • Thành phần: Quả cam chứa nhiều nước, vitamin C, chất xơ, đường fructoza, khoáng chất tự nhiên ….
  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: Bổ sung nước và chất xơ cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường năng lượng.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến: Ăn trực tiếp, nước ép cam, trà cam táo, …

5.10. Súp lơ

Súp lơ rất tốt cho bé bị táo bón sau tiêu chảy. Trong súp lơ chứa nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất khác nhau.

  • Thành phần: Súp lơ rất giàu chất xơ, chất khoáng, vitamin, và chất chống oxy hóa có chứng minh sức khỏe lợi ích. 
  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: Cung cấp chất xơ hòa tan giúp hệ tiêu hóa hoạt động đỡ vất vả hơn, phần xốp và dễ “ra ngoài” hơn.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến: súp bí ngô kết hợp súp lơ xanh, cháo súp lơ và thịt gà, …

5.11. Rau mồng tơi

Rau mồng tơi rất tốt cho bé bị táo bón sau tiêu chảy

Rau mồng tơi dễ ăn và tốt cho hệ tiêu hóa

  • Thành phần: Rau mồng tơi chứa nhiều vitamin C, PP, A, B1, B2, Kali, canxi, chất xơ…
  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: Ngoài cung cấp chất xơ thì theo đông y mồng tơi còn có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt nên rất tốt để điều trị táo bón cho trẻ.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến: Cháo mồng tơi tôm biển, cháo cua đồng mồng tơi, cháo ngao mồng tơi…

5.12. Rau bắp cải

  • Thành phần: Rau bắp cải chứa nhiều chất xơ, vitamin A, canxi…
  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: Cung cấp chất xơ cho cơ thể.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến: Súp bắp cải, bắp cải nghiền nhuyễn, shabu shabu bắp cải, …

5.13. Rau cải thảo

Trong rau cải thảo chưa nhiều natri, kali, chất xơ, protein, vitamin A, B, C, E, kẽm … . Vì vậy rau cải thảo rất tốt cho bé bị táo bón sau tiêu chảy.

  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: Cung cấp chất xơ và các khoáng chất giúp cải thiện nhu động ruột.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến: Bột thịt bò cải thảo, cháo tôm cải thảo, cháo tim lợn cải thảo, …

5.14. Rau dền đỏ

  • Thành phần: Rau dền có vị ngọt, chứa sắt, vitamin B2, vitamin C, axit nicotic và canxi và nhiều chất xơ..
  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: Cung cấp chất xơ có lợi, nước và các khoáng chất giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến: Bột rau dền đỏ thịt bò, bột rau dền đỏ đậu hũ, bột cá lóc rau dền đỏ, bột trứng rau dền…

5.15. Bí đỏ

  • Thành phần: Bí đỏ chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin A, canxi…
  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: Cung cấp chất xơ, cải thiện tình trạng phân cứng, vón cục.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến: Cháo bí đỏ, bí đỏ nghiền, súp khoai lang bí đỏ, cháo thịt bò bí đỏ, …

5.16. Giá đỗ

Giá đỗ có vị ngọt, mát, mềm dễ ăn tốt cho trẻ bị táo bón sau tiêu chảy

Giá đỗ có vị ngọt, mát, mềm dễ ăn tốt cho trẻ bị táo bón sau tiêu chảy

Bé bị táo bón sau tiêu chảy nên bổ sung giá đỗ. Giá đỗ có vị ngọt, mát, mềm, dễ ăn, tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của trẻ.

  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: Cung cấp chất xơ và thanh nhiệt cơ thể.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến: giá luộc, giá xào thịt gà, giá xào thịt bò…

5.17. Khoai lang

  • Thành phần: Khoai lang chứa nhiều chất xơ, vitamin A, canxi…
  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: Bổ sung chất xơ, giúp nhuận tràng.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến: Khoai lang luộc, khoai lang hầm, khoai lang chiên, chè khoai lang…

5.18. Các loại đỗ

  • Thành phần: Chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: Bổ sung chất xơ.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến: Cháo đỗ, chè từ các loại đỗ, ngũ cốc…

5.19. Măng tây

  • Thành phần: Măng tây chứa hàm lượng chất xơ cao, cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nữa.
  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: Bổ sung chất xơ, giúp tăng hoạt động của nhu động ruột.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến: cháo măng tây, măng tây luộc, măng tây xào…

5.20. Nước mía

  • Thành phần: Sắt, magie, canxi, chất xơ, đường…
  • Tác dụng trong việc trị táo bón cho trẻ: Nước mía có tính mát, giải nhiệt và nhuận tràng.
  • Những món ăn phổ biến có thể chế biến: Nước mía, nước mía mật ong…

Chia sẻ kinh nghiệm: Cách chữa táo bón ở trẻ em

6. Lưu ý khi điều trị cho bé bị táo bón sau tiêu chảy

Trong quá trình điều trị táo bón cho bé sau khi bị tiêu chảy mẹ cần hết sức lưu ý những điểm sau:

  • Bổ sung nước đủ mỗi ngày cho con để giúp điều hòa các hoạt động trong cơ thể hiệu quả. Điều này cũng sẽ giúp ngăn ngừa táo bón trở lại.
  • Chú ý bổ sung chất xơ. Đặc biệt là chất xơ thiên nhiên từ rau xanh, hoa quả. Ngoài ra việc bổ sung rau xanh và hoa quả còn là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào giúp bé khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
  • Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, các loại thực phẩm khó tiêu và dễ gây nóng trong như bim bim, đồ ăn đông lạnh, đồ ăn cay nóng…
  • Bên cạnh đó các loại thịt chứa màu đỏ cũng nên hạn chế. Bởi chúng chứa nhiều sắt sẽ làm cho phân cứng hơn.
  • Không tự ý mua men vi sinh, men tiêu hóa hay thuốc uống, thuốc thụt hậu môn để về điều trị tại nhà cho bé khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

Như vậy, đối với bé bị táo bón sau tiêu chảy mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và khuyến khích trẻ vận động để điều trị cũng như phòng táo bón quay trở lại.

[Chuyên gia y tế tư vấn] Bé bị táo bón sau tiêu chảy phải làm sao?
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC