[Chuyên gia tư vấn] 3 nguyên nhân chính khiến trẻ 3 tuổi ra mồ hôi trộm

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 01/02/2023 16:12:16

Hỏi: Thưa chuyên gia, tôi muốn hỏi về vấn đề trẻ 3 tuổi ra mồ hôi trộm.

Con gái tôi năm nay 3 tuổi. Cháu nặng 11kg và cao 87cm. Gần đây tôi thấy cháu có biểu hiện đi tiểu nhiều lần và đặc biệt là ra rất nhiều mồ hôi ở đầu và lưng ngay cả trời lạnh. Như vậy cháu bị bệnh gì, nguyên nhân là do đâu và cách chữa như thế nào?

Đậu Thị Phương Thảo (Hà Nam)

Đáp:

Chào chị,

Ra mồ hôi trộm khi ngủ là tình trạng thường thấy ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ từ 3 tuổi trở xuống. Đa phần đây là mồ hôi sinh lý dùng để hạ nhiệt độ khi cơ thể quá nóng do thời tiết oi bức, phòng ngủ thiếu khí hoặc bố mẹ đắp quá nhiều chăn cho bé khi ngủ.

Tuy nhiên nếu bé đổ mồ hôi nhiều ở phần đầu, lưng và gáy ngay cả khi trời lạnh kèm theo đó là tình trạng tiểu nhiều thì rất có thể bé bị đổ mồ hôi trộm do bệnh lý. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh khác nên tìm hiểu các nguyên nhân bé ra mồ hôi trộm để từ đó có các giải pháp điều trị kịp thời.

1. Tại sao trẻ 3 tuổi ra mồ hôi trộm?

trẻ 3 tuổi ra mồ hôi trộm vì suy dinh dưỡng

Trẻ 3 tuổi có thể ra mồ hôi trộm vì nguyên nhân suy dinh dưỡng

Theo thống kê, trung bình ở 3 tuổi bé trai cao 92,4 – 99,8 cm, nặng 12,7 – 16,2kg. Bé gái sẽ cao 91,2 – 98,9cm và nặng 12,2 – 15,8kg. Bé nhà chị nặng cao 87cm và nặng 11kg. Như vậy chiều cao và cân nặng của bé đang bị thấp so với độ tuổi.

Hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ có thể do cơ thể đang bị còi xương do thiếu Canxi, Vitamin D. Bên cạnh đó, việc đi tiểu nhiều lần có thể là dấu hiệu của chứng thận âm hư.

2. Cách xác định nguyên nhân trẻ 3 tuổi đổ mồ hôi trộm

2.1. Biểu hiện khi trẻ thiếu Canxi

trẻ 3 tuổi ra mồ hôi trộm vì thiếu canxi

Thiếu Canxi không chỉ khiến trẻ ra mồ hôi trộm, mà còn làm trẻ hay quấy khóc

Canxi là một chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển về thể chất của trẻ nhỏ.

Thiếu Canxi, đặc biệt là trong giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi trẻ sẽ rất dễ bị bẹp đầu, hay quấy khóc, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, các mẹ cần nắm rõ các biểu hiện trẻ bị thiếu canxi dưới đây để “chẩn bệnh” kịp thời và sớm bổ sung lượng canxi còn thiếu cho bé.

2.2. Biểu hiện khi trẻ thiếu Vitamin D

trẻ 3 tuổi ra mồ hôi trộm và rụng tóc vành khăn

Trẻ rụng tóc vành khăn do thiếu Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi và phốt pho qua đường tiêu hóa của trẻ. Thiếu vitamin D trẻ rất dễ bị còi xương. Các bà mẹ có thể nhận biết trẻ bị thiếu Vitamin D qua các dấu hiệu sau:

Dấu hiệu sớm: Các dấu hiệu từ hệ thần kinh

  • Trẻ hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc, hay giật mình khi ngủ
  • Ra nhiều mồ hôi trộm vào ban đêm
  • Rụng tóc vành khăn
  • Thể lực kém, cơ nhão, da xanh xao…

Dấu hiệu muộn: Các dấu hiệu từ xương

  • Chậm mọc răng
  • Chậm biết lẫy, biết bò, biết đi
  • Lâu liền thóp
  • Chân vòng kiềng, cong vẹo cột sống
  • Biến dạng hộp sọ, đầu bẹt
  • Biến dạng xương
  • ….

2.3. Biểu hiện khi trẻ bị âm hư

Khi trẻ bị âm hư sẽ có các biểu hiện sau:

  • Bứt rứt, hồi hộp khó ngủ
  • Mắc chứng hay quên
  • Hay tiểu đêm, tiểu nhiều lần
  • Lòng bàn tay, lòng bàn chân nóng
  • Nóng về đêm và ra nhiều mồ hôi trộm

3. Cách bổ sung Canxi và Vitamin D cho trẻ 3 tuổi ra mồ hôi trộm

Vitamin D và Canxi là cặp đôi “thân thiết” tương trợ nhau trong sự phát triển của trẻ. Vì Vitamin D giữ vai trò làm tăng khả năng hấp thu Canxi vào cơ thể nên khi bố mẹ bổ sung Canxi và Vitamin D cho bé cần phải bổ sung cùng một lúc.

3.1. Liều lượng

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, trẻ 3 tuổi sẽ bổ sung Vitamin D và Canxi theo liều lượng như sau:

  • Canxi: 500mg/ngày
  • Vitamin D: 600 IU/ngày

3.2. Nguồn cung cấp Vitamin D

Với những trẻ 3 tuổi ra mồ hôi trộm do thiếu Canxi và Vitamin D, bố mẹ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách bổ sung thêm các chất cho bé thông qua thuốc hoặc thực phẩm ăn hàng ngày.

Riêng với Vitamin D, ngoài thuốc và thực phẩm bố mẹ cũng có thể tắm nắng cho trẻ để cơ thể bé tự tổng hợp Vitamin D.

3.2.1. Bằng thuốc

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chứa Vitamin D và Canxi giúp trẻ bổ sung lượng chất còn thiếu đồng thời hạn chế được tình trạng đổ mồ hôi trộm.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được chính xác liều lượng cần phải bổ sung cho bé mỗi ngày, thời điểm nào bổ sung cho bé là phù hợp và đặc biệt là tránh được tình trạng mua phải những sản phẩm thuốc kém chất lượng được quảng cáo và bán trôi nổi trên thị trường gây hại cho sức khỏe của bé.

3.2.2. Bằng thực phẩm

Món cháo trai thơm ngon dành cho trẻ 3 tuổi ra mồ hôi trộm

Món cháo trai thơm ngon dành cho trẻ 3 tuổi ra mồ hôi trộm

Canxi và Vitamin D có thể được nạp vào cơ thể thông qua một số loại thực phẩm như hải sản (tôm, cua, cá, sò, hến…), các loại rau như rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây.

Dưới đây là một số món ăn giúp hạn chế chứng đổ mồ hôi trộm của trẻ, bố mẹ có thể tham khảo và bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của bé.

  • Cháo trai: Trai đem luộc chín, bỏ ruột bẩn, rửa sạch thái nhỏ rồi xào phi hành thơm. Nấu nhừ thịt trai cùng 50g gạo nếp, 50g gạo tẻ. Khi cháo chín thêm một chút lá dâu non đã thái nhỏ vào, gia vị cho đậm đà và bắc ra khỏi bếp. Với món cháo trai bố mẹ có thể cho bé ăn 2 lần trong ngày, dùng từ  3 – 5 ngày.
  • Cháo sò, hến: Sò, hến chín thái nhỏ. Rễ cây hẹ (3g) đem rửa sạch giã lọc lấy nước. Gạo 50g đem xay thành bột, cho nước rễ hẹ quấy đều tay trên bếp. Khi cháo chín cho sò, hến vào đun sôi thêm 1 lần nữa rồi bắc ra. Món cháo sò hến, các bé nên ăn 1 lần/ngày, duy trì trong 3 -5 ngày. Bố mẹ nên đan xen bữa cho bé tránh tình trạng ăn nhiều bé bị chán ăn và bỏ bữa.
  • Cháo cá quả: Cá quả làm sạch, hấp cách thủy rồi gỡ lấy thịt nạc. Xương cá đem luộc lấy nước cốt. Gạo xay nhuyễn thành bột mịn, cho vào nước cá quả rồi quấy đều, đun đến khi chín thì cho thịt cá vào thêm gia vị để hương vị đậm đà hơn.
  • Canh rau ngót: Bố mẹ dùng 30g rau ngót và 30g bầu đất nấu thành canh để cho bé ăn.

Đọc thêm: Trẻ đổ mồ hôi trộm nên ăn gì?

3.2.3. Bổ sung Vitamin D bằng cách tắm nắng

Ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm và chiều tối là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào và an toàn cho các bé từ 3 tuổi trở xuống.

  • Thời điểm tắm nắng thích hợp cho bé là 6h – 7h30 sáng và 5h – 18h30 chiều. Ngoài thời điểm này bố mẹ không nên tắm nắng cho trẻ vì ánh nắng lúc này có cường độ tia UV cao, gây hại làn da mỏng manh và có thể khiến bé bị ốm.
  • Khi tắm nắng cho trẻ bố mẹ cũng nên chú ý mặc quần áo mỏng cho bé tránh để cho ánh nắng trực tiếp với da và mắt.

4. Cách điều trị chứng âm hư khiến trẻ 3 tuổi đổ mồ hôi trộm

Có nhiều phương pháp để điều trị chứng thận âm hư. Trong đó phương pháp sử dụng các thực phẩm bổ thận âm và các bài thuốc Đông y được rất nhiều người sử dụng cho trẻ vì tính hiệu quả và an toàn, không gây tác dụng phụ.

4.1. Các thực phẩm bổ thận âm

Theo dinh dưỡng y học cổ truyền, những thực phẩm bổ thận âm là những thực phẩm có tính ngọt, mát, hỗ trợ khắc phục được chứng miệng khát, khô môi, hoa mắt, chóng mặt và đổ mồ hôi trộm.

Một số loại thực phẩm bổ thận âm cho trẻ tốt, bố mẹ nên bổ sung cho bé trong chế độ ăn như:

  • Thịt vịt
  • Thịt lợn
  • Baba
  • Hến
  • Trứng gà
  • Hải sâm
  • ….

4.2. Một số bài thuốc Đông y bổ thận âm

Để điều trị chứng thận âm hư trong Đông y thường dùng các bài thuốc sau:

4.2.1. Bài thuốc 1: Thục địa và thạch hộc

  • Thành phần: Thục địa 25g, Thạch hộc 15g, Táo chua 10g, Tỳ giải 10g, Hoài sơn 15g, Củ súng 20g.
  • Cách làm: Đem sắc thành nước uống. 

4.2.2. Bài thuốc 2: Lục vị hoàn

  • Thành phần: Thục địa 24g, đan bì 9g, bạch linh 9g, trạch tả 9g, sơn thù 12g và hoài sơn 12g.
  • Cách dùng: Tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 8 – 12g, ngày 2 – 3 lần với nước sôi nguội hoặc cho tí muối. Ngoài ra bạn cũng có thể sắc thành nước uống.

Đọc thêm: Thuốc trị mồ hôi trộm cho bé

5. Lời khuyên cho mẹ khi con bị đổ mồ hôi trộm

Khi phát hiện thấy trẻ có dấu hiệu đổ mồ hôi trộm nhiều bố mẹ cần nhận biết nguyên nhân qua các biểu hiện, từ đó có các biện pháp chữa trị kịp thời cho bé.

5.1. Xác định nguyên nhân qua biểu hiện

Trẻ 3 tuổi ra mồ hôi trộm vì mặc quá nhiều đồ khi ngủ

Trẻ ra mồ hôi trộm vì mặc quá nhiều đồ khi ngủ

Trẻ 3 tuổi ra mồ hôi trộm có thể là sinh lý hoặc bệnh lý. Mồ hôi trộm sinh lý không gây hại cho sức khỏe của bé nhưng mồ hôi trộm bệnh lý có thể là các dấu hiệu cảnh báo bé của bạn đang gặp nguy hiểm. Vì vậy bố mẹ cần phần biệt hai loại mồ hôi này.

  • Mồ hôi trộm sinh lý: Thường ra nhiều ở đầu và cổ. Mồ hôi tiết ra lúc bé đi ngủ kéo dài khoảng 30 – 60 phút sau thì không còn nữa. Nguyên nhân có thể do phòng quá kín hoặc bố mẹ đắp chăn quá nhiều khiến trẻ bị nóng.
  • Mồ hôi trộm bệnh lý: Thường gặp ở trẻ mắc bệnh còi xương. Biểu hiện là trẻ ra mồ hôi trộm nhiều ở đầu, lưng, gáy, ra ngay cả khi thời tiết không nóng. Đồng thời với đó là những biểu hiện khác như mất ngủ, giật mình, biếng ăn, chậm lớn, thóp lâu liền, dễ mệt khi vận động…

5.2. Thực hiện các biện pháp điều trị chứng mồ hôi trộm ở trẻ

Để trị mồ hôi trộm cho bé bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp như:

  • Bổ sung Vitamin D, Canxi cho trẻ (nếu thiếu).
  • Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát.
  • Lau mồ hôi cho trẻ khi phát hiện bé đổ mồ hôi (để trẻ không bị cảm lạnh, ho, viêm phế quản).
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý.

5.3. Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Khi thấy bé có các biểu hiện bất thường như đổ mồ hôi trộm liên tục trong thời gian dài, kèm theo đó là một số triệu chứng khác như sốt, tinh thần sa sút, chậm mọc răng, chậm liền thóp, chậm biết bò, biết đi…. bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.

Đọc thêm:

Trên đây là nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như các cách mà các bậc phụ huynh có thể sử dụng để hạn chế tình trạng trẻ 3 tuổi ra mồ hôi trộmChúc bé và gia đình chị luôn mạnh khỏe, bình an!

Đáng giá bài viết

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC