Trị dứt điểm chứng Đổ Mồ Hôi Trộm ở cả Người lớn và Trẻ nhỏ

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 28/03/2023 11:59:32

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng khá phổ biến, thường gặp ở trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Đổ mồ hôi trộm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ và gây các bệnh lý hô hấp. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục sớm tình trạng này là vô cùng cần thiết.

1. Mồ hôi trộm là gì?

Hình ảnh trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ

Tình trạng đổ mồ hôi trộm khi trẻ đang ngủ

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi trong trạng thái hoàn toàn tĩnh. Vì thời điểm đổ mồ hôi thường vào ban đêm hoặc ban ngày nhưng trong lúc ngủ nên dân gian hay gọi là “đổ mồ hôi trộm”. Ban đầu mồ hôi trộm toát ra rất nhẹ càng về sau thì lượng mồ hôi toát ra nhiều hơn. Thậm chí, có thể làm ướt cả quần áo ngủ và ga giường.

Đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể người. Đây là cách cơ thể dùng để điều hòa thân nhiệt. Khi thời tiết nóng nực, cơ thể thường giải nhiệt bằng cách thoát ra mồ hôi. Mồ hôi thoát ra ở trán, nách, lưng và khắp bề mặt da sẽ giúp nhiệt độ trong cơ thể giảm xuống.

Đọc thêm: Mồ hôi trộm là gì? Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý ở trẻ

2. Nguyên nhân bị đổ mồ hôi trộm

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị mồ hôi trộm trong đó dễ nhận biết nhất là do sinh lý. Thời tiết nóng bức, ngủ trong phòng kín, hoặc đắp chăn quá dày sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao kích thích da tiết mồ hôi để hạ nhiệt độ. Tiết mồ hôi như là cách để cơ thể phản ứng lại trước tác động từ môi trường bên ngoài.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị mồ hôi trộm do một số nguyên nhân khác như: Di truyền, stress, âm hư thận yếu hay thiếu Vitamin D và rối loạn hệ thần kinh thực vật ở trẻ em…

2.1. Nguyên nhân đổ mồ hôi trộm ở trẻ em

Trẻ đổ mồ hôi trộm hay kèm theo tình trạng quấy khóc, giật mình thức giấc nửa đêm

Trẻ đổ mồ hôi trộm hay kèm theo tình trạng quấy khóc, giật mình thức giấc nửa đêm

Hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ xảy ra khá phổ biến. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của trẻ. Các bậc phụ huynh có thể nhận biết trẻ bị đổ mồ hôi trộm thông qua các triệu chứng sau:

  • Trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ, ngay cả khi thời tiết lạnh.
  • Trẻ thường hay quấy khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không sâu giấc kèm theo đó là hiện tượng đổ mồ hôi nhiều ở các vùng: lưng, trán, nách, bàn tay, bàn chân. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, tuyến mồ hôi tập trung nhiều nhất ở đầu nên đầu là nơi ra mồ hôi trộm nhiều nhất.

Trẻ bị mồ hôi trộm có thể do các nguyên nhân sau:

  • Di truyền

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh mồ hôi trộm là do di truyền. Cha mẹ mắc bệnh mồ hôi trộm thì con cái cũng có khả năng mắc phải chứng bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh là 28%.

  • Thiếu Canxi

Thiếu Canxi sẽ làm cho hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn làm trẻ khó ngủ, ngủ hay trằn trọc. Mặt khác khi cơ thể hưng phấn trẻ sẽ tiết ra nhiều mồ hôi hơn dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm.

  • Thiếu Vitamin D

Theo các chuyên gia y tế, thiếu Vitamin D sẽ ảnh hưởng đến gen gây rụng tóc vùng gáy và hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Trẻ hay đổ mồ hôi trộm ở vùng trán và sau gáy, trong lúc ngủ ngay cả khi thời tiết đang lạnh.

  • Hen suyễn

Ra mồ hôi trộm có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ. Khi ở giai đoạn phát bệnh ác tính việc thở rất khó khăn, khó thở kèm theo hốt hoảng, vật vã, nói ngắt quãng và toát nhiều mồ hôi.

  • Âm hư, thận yếu

Ở trẻ nhỏ chức năng của thận chưa được hoàn thiện như người lớn. Trẻ nhỏ được ví như mầm dương mới nhú, thận âm hư gây nóng trong khiến thân nhiệt cao, lòng bàn chân bàn tay nóng, hay ra mồ hôi trộm.

  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật

Trong cơ thể con người có 2 hệ thần kinh thực vật có tác dụng đối kháng nhau đó là: Hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm có tác dụng tăng tiết mồ hôi còn hệ phó giao cảm làm giảm tiết mồ hôi.

Bình thường các hệ thống giao cảm sẽ gửi tín hiệu thông qua các hạch thần kinh kích thích tuyến mồ hôi hoạt động. Khi hệ giao cảm hoạt động quá mức sẽ dẫn đến tình trạng truyền đạt thông tin sai lệch gây ra việc trẻ bị đổ mồ hôi quá mức mà không kiểm soát được.

  • Trẻ mắc các bệnh lý làm đổ mồ hôi trộm
Kiểm tra sức khoẻ cho con đều đặn, tránh các bệnh lý kéo dài làm đổ mồ hôi trộm

Mẹ cần kiểm tra sức khoẻ cho con đều đặn, tránh các bệnh lý kéo dài quá lâu

Hội chứng tăng tiết mồ hôi

Biểu hiện của hội chứng tăng tiết mồ hôi là chân và tay của bé lúc nào cũng dính ướt như vừa được nhúng vào nước ngay cả khi không khí vẫn thoáng mát.

Bị tim bẩm sinh

Bị tim bẩm sinh khiến tim của bé phải hoạt động vất vả hơn mới có thể bơm máu đi khắp cơ thể. Khi tim hoạt động nhiều và mệt, mồ hôi sẽ được tiết ra nhiều hơn. Mục đích là để tăng cường bài tiết và cân bằng nhiệt độ của cơ thể.

Bệnh cường giáp

Cường giáp là loại bệnh do rối loạn hormone tuyến giáp gây ra. Đặc tính của loại bệnh này là không dung nạp nhiệt nên sẽ gây ra mồ hôi. Ngoài ra, người mắc bệnh còn thi thoảng mất ngủ, tính khí nóng nảy thất thường.

2.2. Nguyên nhân khiến người lớn đổ mồ hôi trộm vào ban đêm

Đổ mồ hôi trộm có thể gặp ở cả người lớn. Biểu hiện là cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi nhất là vào ban đêm.

Vài trường hợp mồ hôi tiết nhiều đến nỗi có thể làm ướt sũng áo hoặc vị trí nằm ngủ. Mồ hôi trộm ở người lớn thường đi kèm một số biểu hiện như: Cơ thể mệt mỏi, nóng sốt, ngủ mê, thường tỉnh dậy trong trạng thái bị mồ hôi làm ướt sũng cả người…

Một số nguyên nhân khiến người lớn đổ mồ hôi trộm vào ban đêm:

  • Dùng thuốc chống trầm cảm

Các loại thuốc chống trầm cảm hiện nay thường có các thành phần làm thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh tới não.

Bên cạnh công dụng ổn định thần kinh và giấc ngủ thì các loại thuốc này còn gây ra tác dụng phụ là dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi đêm. Tỷ lệ này chiếm từ 8 – 22% số người sử dụng thuốc.

  • Uống rượu hoặc ăn quá gần giờ đi ngủ
Rượu là một trong các nguyên nhân khiến người lớn đổ mồ hôi trộm

Rượu là một trong các nguyên nhân khiến người lớn đổ mồ hôi trộm

Rượu là một chất hóa học có thể gây ra hiện tượng giãn mạch.

  • Khi các mao mạch dưới da bị giãn nở sẽ khiến lưu lượng tuần hoàn máu gia tăng. Do đó, bề mặt da nóng dần, kích thích hệ thích hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh mẽ.
  • Khi hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh mẽ cơ thể sẽ tăng cường tiết mồ hôi ra ngoài. Bởi vậy nếu bạn uống quá nhiều rượu gần giờ đi ngủ sẽ dễ bị đổ mồ hôi về đêm. Kèm theo đó là cảm giác nóng bừng ở mặt và toàn thân.

Ăn quá gần giờ đi ngủ cũng là nguyên nhân khiến bạn dễ bị đổ mồ hôi trộm.

  • Khi ăn quá no cơ thể sẽ dẫn đến trạng thái buồn ngủ. Mặc dù cơ thể đã rơi vào trạng thái ngủ nhưng dạ dày vẫn phải tích cực hoạt động để tiêu hóa thức ăn.
  • Quá trình hoạt động này tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Do đó, khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn.
  • Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh

Estrogen là hormone giúp cân bằng sinh lý nữ. Ở thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ hormone estrogen trong cơ thể nữ giới bị suy giảm mạnh dẫn đến tình trạng bốc hỏa và đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.

  • Tập thể dục quá gần giờ ngủ

Tập thể dục quá gần vào giờ ngủ là nguyên nhân trực tiếp làm hỏng các quy trình điều tiết nhiệt độ của cơ thể.

Trước khi ngủ thân nhiệt của chúng ta sẽ giảm xuống một cách tự nhiên để kích thích giấc ngủ ngon và sâu hơn. Khi bạn tập thể dục quá gần giờ ngủ, lúc này cơ thể bạn sẽ nóng lên và cần nhiều thời gian để hạ nhiệt độ xuống.

Nhiệt độ tăng đột ngột trong khi ngủ sẽ khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi trộm.

  • Đồ ngủ, nệm, chăn quá bí

Đồ ngủ, nệm, chăn màn quá bí cũng là tác nhân khiến bạn đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.

Mặc những bộ đồ ngủ dày, hay đắp quá nhiều chăn sẽ khiến cơ thể nóng bức, ngột ngạt. Do đó, giấc ngủ sẽ dễ bị gián đoạn do bạn tỉnh giấc vì ra nhiều mồ hôi.

  • Suy nghĩ quá nhiều trước khi ngủ
Cần thả lỏng đầu óc trước khi đi ngủ, tránh bị đổ mồ hôi trộm

Cần thả lỏng đầu óc, tránh suy nghĩ quá nhiều trước khi đi ngủ

Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, khi bạn lo lắng và suy nghĩ quá nhiều thì sản sinh ra hooc-môn cortisol. Nó thúc đẩy một số quá trình sinh nhiệt trong cơ thể khiến bạn đổ mồ hôi trộm khi ngủ.

  • Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng như: Lao phổi, viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương, áp – xe… có thể gây ra triệu chứng sốt kèm với đó là đổ mồ hôi trộm vào ban đêm. Mồ hôi trộm thường ra nhiều nhất khi bạn đang ở đỉnh điểm cơn đau của bệnh.

  • Bệnh tiểu đường

Khi có cơn hạ đường huyết làm cho lượng đường huyết thấp hơn so với mức quy định (70mg/dL) thì máu sẽ bị thiếu glucozơ. Cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi trộm kèm chóng mặt, run chân tay.

  • Bị âm hư, thận yếu

Theo Đông y, thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa quá trình bài tiết. Thận âm bị hư sẽ sinh ra nội nhiệt từ bên trong. Do đó, người bệnh sẽ có biểu hiện nóng trong, chân tay nóng, tiểu tiện đỏ, ra mồ hôi trộm.

3. Cảnh báo các biến chứng ở trẻ khi bị đổ mồ hôi trộm

Cậu bé bị còi xương, suy dinh dưỡng do đổ mồ hôi trộm lâu ngày

Cậu bé bị còi xương, suy dinh dưỡng do đổ mồ hôi trộm lâu ngày

3.1. Cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi

Trẻ nhỏ bị ra mồ hôi trộm nhiều trong khi ngủ. Nếu bố mẹ không lau kịp thời sẽ khiến mồ hôi thấm ngược trở lại vào bên trong cơ thể. Vì thế, trẻ rất dễ bị cảm lạnh, ho, viêm phế quản và viêm phổi.

3.2. Trẻ dễ bị rôm sảy, viêm da

Ra mồ hôi nhiều sẽ làm cho lỗ chân lông bị giãn ra.Vì thế, tạo khoảng trống lý tưởng để các chất cặn bã và bụi bẩn lưu trú.

Do đó, trẻ dễ bị viêm nhiễm, mụn nhọt, rôm sảy và ngứa ngáy… Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ và làn da của trẻ.

3.3. Cơ thể dần suy kiệt, suy dinh dưỡng, còi xương

Quá trình thoát mồ hôi sẽ giải phóng một lượng chất điện giải như ion Natri, ion Kali có trong cơ thể ra bên ngoài dẫn đến tình trạng da khô nhăn, háo nước, mệt mỏi, chán ăn.

Nếu tình trạng này còn kéo dài bé sẽ rất dễ bị nóng trong, rối loạn tiêu hóa, cơ thể suy kiệt dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương và chậm lớn.

3.4. Làm tăng tình trạng thiếu Canxi

Trong thành phần của mồ hôi có chứa Canxi. Việc ra mồ hôi trộm quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể bé mất đi một lượng lớn Canxi cần thiết cho hệ thần kinh và hệ xương khớp.

Thiếu hụt Canxi trẻ sẽ còi cọc, chân tay yếu ớt, chậm phát triển chiều cao. Thêm vào đó là tình trạng khó ngủ, hay quấy khóc, dễ ọc sữa và són phân.

4. Cần làm gì khi bị đổ mồ hôi trộm?

4.1. Lau khô người

Đây là việc đầu tiên bạn phải làm khi phát hiện ra mình hoặc bé bị đổ mồ hôi trộm.

Bạn nên dùng khăn bông mềm, sạch để lau khô mồ hôi. Điều này sẽ giúp cơ thể tránh bị nhiễm lạnh, se khít lỗ chân lông. Nhờ đó, giảm tình trạng hấp thụ mồ hôi ngược gây cảm lạnh, ho và viêm phế quản ở cả người lớn và trẻ em.

4.2. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp cho thận bài tiết tốt và bù lại lượng nước bị mất qua mồ hôi.

Trung bình một ngày bạn nên uống đủ 2 lít nước. Lượng nước này đủ cho các hoạt động sống của cơ thể và đủ để bù cho lượng đã mất. Mặt khác, cơ thể đủ nước sẽ hạn chế được tình trạng khô nóng và giảm tiết mồ hôi hơn.

Với trẻ nhỏ do hệ thống lọc của thận còn yếu chưa được hoàn thiện như người lớn bạn nên cho bé uống nước ở mức độ vừa phải tránh để thận bé phải làm việc quá sức sẽ rất dễ bị hư.

4.3. Dùng thức ăn kích thích tiêu hóa

Chứng đổ mồ hôi trộm có thể được loại bỏ nhờ một số món ăn kích thích tiêu hóa rất ngon như: cháo trai, cháo cá quả, canh rau ngót…

Đây đều là những món ăn bổ dưỡng lại tốt cho việc hạn chế đổ mồ hôi trộm. Bạn có thể cân nhắc và bổ sung vào thực đơn mỗi ngày sao cho phù hợp.

Tham khảo thêm: Mồ hôi trộm ăn gì? 13 món ăn hàng đầu chữa chứng ra mồ hôi trộm

4.4. Ăn đồ mát, thanh nhiệt, tránh nóng trong

Luôn bổ sung hoa quả có tính mát trong các bữa ăn cho con

Luôn bổ sung hoa quả có tính mát trong các bữa ăn cho con

Bạn có thể giảm thiểu tình trạng đổ mồ hôi trộm khi ngủ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày.

Một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn cay nóng như ớt, tỏi, hành tây,… Tăng cường ăn những món thanh mát như rau củ quả, trái cây sẽ giúp bạn giảm bớt được tình trạng nóng trong nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi trộm.

Bạn nên ăn những thực phẩm nhiều Vitamin và khoáng chất. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế uống các loại đồ uống chứa nhiều caffein, bia, rượu,… Vì trong thành phần của các loại thức uống này có chất kích thích làm cho cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn.

4.5. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin A, B, C, D, khoáng chất kali, Canxi… sẽ giúp cơ thể vừa có đủ chất để duy trì các hoạt động sống vừa giảm tình trạng nóng trong gây tiết nhiều mồ hôi, mụn và mẩn ngứa.

4.6. Tránh để bị stress

Giảm thiểu stress sẽ giúp cơ thể hạn chế sản sinh ra loại hoocmôn cortisol – một loại hoocmôn khiến cơ thể sinh nhiệt và tiết mồ hôi khi ngủ.

Bạn có thể hạn chế stress bằng cách: nghe nhạc thư giãn, ngủ sâu, tập yoga và đi dạo…

4.7. Mặc đồ thoáng mát khi đi ngủ

Mặc đồ thoáng mát khi đi ngủ sẽ khiến cơ thể được thoải mái không bị bí bách, ngột ngạt, nóng bức gây đổ mồ hôi.

  • Loại quần áo bạn nên sử dụng mặc khi đi ngủ là các bộ quần áo làm từ vải cotton. Vì đây là loại vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giúp cơ thể không bị nhiễm lạnh.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các bộ đồ ngủ bằng vải lanh hoặc vải sợi thưa để thoát khí nóng ra bên ngoài tốt hơn..

Khi bị mồ hôi trộm bạn cũng không nên chủ quan vì đây cũng là các triệu chứng của một số bệnh như: ung thư hạch bạch huyết, ung thư máu. Vì vậy, nếu tình trạng mồ hôi trộm diễn ra trong thời gian dài bạn nên đi đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.

5. Cách chữa dứt điểm chứng đổ mồ hôi trộm

5.1. Chữa mồ hôi trộm từ các thảo dược thiên nhiên

Chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian với các thảo dược thiên nhiên, là phương pháp được người Việt ta sử dụng từ xưa đến nay, và nó thực sự đã mang lại những hiệu quả rõ rệt.

5.1.1. Lá đinh lăng

Lấy lá đinh lăng làm ruột gối hoặc trải giường nằm sẽ giúp trẻ ngủ ngon và hạn chế tiết nhiều mồ hôi trộm.

Theo Đông y, lá đinh lăng dùng để chống bệnh co giật và đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.

Gối lá đinh lăng là cách dân gian chữa mồ hôi trộm rất hiệu quả cho trẻ nhỏ

Gối lá đinh lăng là cách dân gian chữa mồ hôi trộm rất hiệu quả cho trẻ nhỏ

Dưới đây là cách làm gối lá đinh lăng.

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị:
    • Lá đinh lăng tươi. Nên sử dụng cây đinh lăng từ 3 – 5 tuổi để có hiệu quả tốt nhất. Và chỉ dụng phần lá xanh mềm để bé gối không bị đau đầu.
    • Vỏ gối bằng chất liệu cotton.
    • Kim, chỉ, bông
  • Các bước tiến hành:
    • Bước 1: Lá đinh lăng đem rửa sạch, để ráo nước và phơi khô.
      Lưu ý: Không vò nát lá đinh lăng sau phơi khô vì sẽ tạo ra nhiều vụn nhỏ gây kích ứng mũi bé khi ngủ. Chỉ nên phơi ở trong bóng râm không nên phơi ngoài nắng vì sẽ khiến hương thơm tự nhiên của lá bay mất. Thời gian phơi từ 2 – 3 ngày.
    • Bước 2: Rang khô.
      Khi lá có độ khô vừa phải bạn đem lá đinh lăng đi sấy hoặc sao vàng trên bếp lửa. Công đoạn này giúp lá có mùi thơm và không bị mốc trong khi sử dụng gối.
    • Bước 3: Làm vỏ gối
      Trộn lá đinh lăng và bông gòn polyester theo tỉ lệ 1:1. Nhét ruột gối vào vỏ cotton. Kích thước vỏ gối khoảng 25×35 cm.
      Khi sử dụng bố mẹ nên đem gối ra phơi và giặt vỏ gối để hạn chế vi khuẩn, nấm mốc.
      Một chiếc gối lá đinh lăng có thể dùng từ 8 tháng đến 1 năm.

5.1.2. Lá lốt

Lá lốt có tính ôn ấm, trừ hàn. Vì vậy, sử dụng lá lốt là một trong những cách tốt nhất giúp bạn hạn chế chứng đổ mồ hôi trộm ở tay và chân.

Hãy áp dụng công thức chữa đổ mồ hôi trộm bằng lá lốt dưới đây để giảm ngay cảm giác ướt át khó chịu mỗi khi chân tay bạn luôn mướt mồ hôi.

  • Nguyên liệu chuẩn bị
    • 30g lá lốt
    • Muối trắng
  • Cách thực hiện
    • Bước 1: Lá lốt đem rửa sạch cắt nhỏ
    • Bước 2: Cho lá lốt vào nồi cùng 1 lít nước sạch.
    • Bước 3: Đun sôi và cho thêm một ít muối trắng vào nồi.
    • Bước 4: Để nước nóng nguội dần khi sờ vào thấy ấm ấm thì ngâm tay ngâm chân vào.

Để điều trị ra mồ hôi trộm hiệu quả bạn nên sử dụng phương pháp này mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ. Mỗi lần bạn ngâm chân và tay trong nước lá lốt từ 10 – 15 phút.

5.1.3. Thục địa kết hợp ô mai

Thục địa có thể kết hợp được với nhiều vị thuốc khác nhau để điều trị được nhiều chứng bệnh khác nhau. Khi thục địa kết hợp với ô mai sẽ tạo ra bài thuốc điều trị bệnh đổ mồ hôi trộm với hiệu quả cao.

  • Công dụng của ô mai: Theo cuốn sách “Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây” ô mai có vị chua, tính bình, sinh tân dịch, khi vào đường kinh can, tỳ phế, đại tràng có công hiệu nhiều mặt nhất là việc chữa trị nóng trong và đổ mồ hôi trộm.
  • Công dụng của thục địa: Trong y học cổ truyền, thục địa là vị thuốc quý dùng để bổ thận dưỡng âm. Thục địa có vị ngọt, tính hơi ôn vào 3 kinh là Tâm, Can, Thận, dùng để bổ thận âm, giảm tình trạng kinh nguyệt không đều, tiêu khát, ho suyễn, âm hư gây ra chứng đổ mồ hôi trộm.

Bài thuốc trị đổ mồ hôi trộm từ thục địa và ô mai như sau:

  • Thành phần:
    • Sinh địa hoàng 18g
    • Thục địa 15g
    • Huyền sâm 10g
    • Mạch môn 10g
    • Ô mai 10g
    • Hỏa ma nhân 10g
    • Ngũ vị tử 5g
  • Cách dùng: Tiến hành sắc thuốc bằng ấm. Sau khi thuốc sắc được đem đổ ra bát để nguội và uống. Liệu trình mỗi ngày là 1 thang.

5.1.4. Hoài sơn

Hoài sơn hay còn được biết đến với cái tên dân dã là củ khoai mài, củ mài. Đây không chỉ là một món ăn quen thuộc mà còn là vị thuốc quý trong đông y giúp điều hòa âm dương và chữa được rất nhiều loại bệnh trong đó có ra mồ hôi trộm.

Chữa mồ hôi trộm hiệu quả với bài thuốc Đông Y từ hoài sơn

Chữa mồ hôi trộm hiệu quả với bài thuốc Đông Y từ hoài sơn

Bài thuốc chữa đổ mồ hôi trộm bằng hoài sơn:

  • Thành phần:
    • Thục địa: 25g
    • Thạch hộc: 15g
    • Táo chua: 10g
    • Tỳ giải: 10g
    • Hoài sơn: 15g
    • Củ súng: 20g
  • Cách dùng: Tiến hành sắc thuốc bằng ấm. Sau khi thuốc sắc được đem đổ ra bát để nguội và uống.

Tham khảo thêm: Những bài thuốc trị mồ hôi trộm cho bé tốt nhất (Từ Dân Gian)

5.2. Các món ăn chữa mồ hôi trộm

Mồ hôi trộm ăn gì là một trong những câu hỏi Forikid nhận được nhiều nhất từ độc giả. Tham khảo 4 món ăn sau để cải thiện chứng đổ mồ hôi trộm ngay từ hôm nay.

5.2.1. Cháo trai

Đông y cho rằng thịt trai có vị ngọt mặn, tính hàn không độc, có tác dụng dưỡng âm lợi tiểu, mát gan, thanh nhiệt giải độc hạn chế tình trạng nóng trong gây đổ mồ hôi.

Không những thế trong trai còn chứa một hàm lượng lớn Canxi giúp cơ thể bổ sung được lượng Canxi bị hao hụt trong quá trình cơ thể thoát mồ hôi.

Trai có thể chế biến thành món cháo cực ngon vừa giàu chất dinh dưỡng lại hạn chế được tình trạng đổ mồ hôi trộm.

  • Nguyên liệu chuẩn bị:
    • Trai đồng 5 con
    • Lá dâu non 30g
    • Gạo nếp 50g
    • Gạo tẻ 50g
    • Dầu ăn, gia vị
  • Cách làm:
    • Bước 1: Trai đem rửa sạch rồi bỏ vào nồi luộc chín.
    • Bước 2: Nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong.
    • Bước 3: Ruột trai đem làm sạch, thái nhỏ, ướp gia vị rồi phi thơm.
    • Bước 4: Lá dâu non đem rửa sạch thái nhỏ.
    • Bước 5: Cho gạo vào nước luộc trai quấy đều và đun nhỏ lửa.
    • Bước 6: Cháo chín bỏ lá dâu, nêm thêm gia vị và khuấy đều.

Cháo trai là món rất bổ dưỡng nên bạn có thể ăn cháo trai 2 lần/ngày vào lúc đói.

5.2.2. Canh rau ngót

Trong Đông y rau ngót có tính mát, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, giúp hạ sốt … vô cùng hiệu quả. Với trẻ em, rau ngót được chế biến thành canh giúp trị táo bón, chứng đái dầm và đổ mồ hôi trộm.

Cho trẻ ăn canh rau ngọt để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi trộm

Cho trẻ ăn canh rau ngọt để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi trộm

  • Nguyên liệu chuẩn bị:
    • Rau ngót 30g
    • Bầu đất 30g
    • Bầu dục lợn 1 quả
  • Cách làm:
    • Bước 1: Rau ngót đem tuốt lá, rửa sạch và vò nát.
    • Bước 2: Bầu đất rửa sạch thái nhỏ.
    • Bước 3: Bầu dục lợn sơ chế, đem băm nhỏ.
    • Bước 4: Cho tất cả nguyên liệu vào chế biến thành canh để ăn. Nêm thêm gia vị muối hoặc bột nêm để gia tăng vị đậm đà cho món canh.

Canh rau ngót có tính thanh mát nên bạn có thể ăn vào bữa trưa hoặc bữa tối hàng ngày.

5.2.3. Nước đậu đen

Đối với các chị em nước đậu đen rang có tác dụng chăm sóc làn da của chị em thêm láng mịn, căng mọng.

Còn đối với những người bị mồ hôi trộm đây là loại thần dược giúp giải nhiệt nhanh hạn chế tình trạng đổ mồ hôi mà lại cực kì an toàn và tốt cho sức khỏe.

Dùng đậu đen nấu làm nước uống để cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở cả người lớn và trẻ nhỏ

Dùng đậu đen nấu làm nước uống để cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở cả người lớn và trẻ nhỏ

  • Nguyên liệu chuẩn bị:
    • Đậu đen 50g
    • Long nhãn 15g
    • Táo tàu 5 quả
  • Cách làm:
    • Bước 1: Đậu đen đem rang chín.
    • Bước 2: Cho đậu đen rang chín vào nồi cùng long nhãn và táo tàu.
    • Bước 3: Thêm 300ml nước vào và đun nhỏ lửa cho đến khi nước bốc hơi còn khoảng 200ml thì dừng lại chắt lấy nước và uống.

Đối với nước đậu đen để có hiệu quả trị mồ hôi trộm tốt bạn nên uống 4 lần/ngày và phải uống trong 3 ngày liên tục.

5.2.4. Canh cá quả

Theo y học cổ truyền, thịt cá quả có vị ngọt, tính bình, không độc dùng để thanh nhiệt, giải độc, bổ khí huyết, giảm tình trạng âm hư gây mồ hôi trộm.

  • Nguyên liệu chuẩn bị
    • 1 con cá quả
    • ¼ quả dứa, 5 quả đậu bắp
    • 2 quả cà chua, 2 nhánh dọc mùng
    • 100g giá, 50g me chua chín
    • Hành lá, rau ngổ, rau thơm
    • Gia vị nước mắm, muối, hạt nêm….
  • Cách làm:
    • Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
      • Hành tỏi: Bóc vỏ, thái lát và giã nhuyễn
      • Cá quả: Làm sạch, thái lát vừa ăn. Cứa nhẹ trên mỗi lát để ngấm gia vị. Ướp cá với ½ thìa tỏi băm, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa nước mắm, ½ thìa bột ngọt, ½ thìa dầu ăn, ½ thìa hạt tiêu trong 15 phút.
      • Dứa: Gọt bỏ mắt, cắt lát.
      • Cà chua: Rửa sạch bổ hình múi cau.
      • Dọc mùng: Tước vỏ, cắt lát chéo, ngâm trong nước muối sạch. Sau đó đem chần qua nước sôi rồi vớt ra để ráo nước.
      • Giá: Rửa sạch để ráo nước.
      • Me chua chín: Dầm tan thịt me, bỏ hạt, chắt lấy nước cốt
    • Bước 2: Phi thơm hành cho cá vào rán qua. Rồi đổ nước vào nấu canh, thêm me chua, dứa.
    • Bước 3: Nước sôi thì vớt bọt. Khi cá gần chín, thêm cà chua, giá đậu và dọc mùng. Bạn nêm thêm ¼ thìa muối, ½ thìa đường, 1 thìa hạt nêm và ½ thìa bột ngọt sao cho vừa ăn.
    • Bước 4: Khi cá vừa chín, tắt bếp và cho thêm hành lá, rau ngổ rồi khuấy đều.

Canh cá có tính thanh mát, giải nhiệt tốt nên rất thích hợp ăn vào thời lúc thời tiết nóng bức.

5.3. Tắm nắng bổ sung Vitamin D

Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để bổ sung lượng Vitamin D cần thiết

Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để bổ sung lượng Vitamin D cần thiết

Thiếu Vitamin D là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ. Vì vậy để hạn chế tình trạng này bố mẹ nên bổ sung Vitamin D cho trẻ.

Có nhiều hình thức bổ sung Vitamin D khác nhau trong đó việc cho trẻ tắm nắng để tự tổng hợp Vitamin D được rất nhiều bác sĩ khuyên thực hiện.

  • Các bộ phận có thể phơi nắng

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi lúc này khả năng vận động vẫn còn yếu nên các bộ phận tắm nắng được là phần bụng, lưng, chân tay tránh phần mặt.

Trẻ trên 6 tháng tuổi hệ vận động đã cứng cáp hơn do đó có thể tắm nắng cho trẻ thông qua các hoạt động vui chơi ngoài trời.

  • Thời điểm nên phơi nắng

Thời điểm tốt nhất để tắm nắng cho trẻ là buổi sáng (tùy theo mùa). Vì đây là khoảng thời gian mặt trời có nhiều tia xạ tốt cho cơ thể và lượng Vitamin D tổng hợp là nhiều nhất.

  • Thời gian phơi nắng

Mỗi ngày bố mẹ chỉ cần phơi nắng cho bé trong khoảng từ 5-10 phút là đảm bảo lượng Vitamin D cần thiết. Không nên phơi quá lâu sẽ gây hại cho làn da và sức khỏe của bé.

6. Trẻ đổ mồ hôi trộm, khi nào nên cho con đi khám bác sĩ?

Khi nhận thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau đây thì bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời:

  • Vấn đề về hô hấp (trẻ thở quá nhanh, quá chậm hay xuất hiện tình trạng thở hổn hển)

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm sẽ rất dễ làm cho trẻ bị nhiễm lạnh gây ho hoặc suy đường hô hấp.

Khi thấy bé có các biểu hiện như thở quá nhanh hoặc quá chậm, thở hổn hển kèm theo đó là hiện tượng toát mồ hôi ở trán, gáy, cổ thì mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ ngay vì có thể bé nhà bạn đã bị viêm phổi cấp tính.

  • Mệt mỏi, buồn ngủ liên tục ngay cả khi đang bú

Ra mồ hôi nhiều sẽ khiến cơ thể trẻ rơi vào tình trạng mệt mỏi. Khi mệt mỏi kéo dài trẻ sẽ có cảm giác buồn ngủ, ngủ liên tục ngay cả khi đang bú.

Trẻ em dưới 6 tháng ngủ nhiều rất tốt cho sự phát triển toàn diện của các bộ phận. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên chủ quan khi thấy bé ngủ quá nhiều, nhất là khi bé ngủ mà vẫn bú mẹ, trán lấm tấm mồ hôi ngay cả khi thời tiết không nóng.

Đây có thể là tác hại của việc đổ mồ hôi trộm ở trẻ. Mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

  • Biếng ăn

Đổ mồ hôi trộm gây ra tình trạng mất nước khiến trẻ dễ bị táo bón, đầy bụng và biếng ăn. Các mẹ có thể quan sát tình trạng biếng ăn của bé dựa vào số lượng các bữa ăn hàng ngày.

  • Da xanh xao, tím tái

Một trong những nguyên nhân gây nên chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là thiếu Vitamin D, khi thiếu Vitamin D da trẻ sẽ tím tái, xanh xao.

Trong trường hợp này mẹ cần bổ sung Vitamin D cho trẻ. Việc bổ sung Vitamin D cho trẻ cũng phải được thực hiện đúng cách. Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp bổ sung Vitamin cho trẻ phù hợp.

  • Chậm hoặc không tăng cân

Một phần lớn lượng Canxi, Kali và muối khoáng bị thoát ra bên ngoài khi cơ thể đổ mồ hôi. Đổ mồ hôi càng nhiều thì tốc độ mất các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể càng lớn. Đây chính là lý do khiến trẻ hấp thụ kém, còi cọc và chậm lớn.

Đổ mồ hôi trộm mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng nếu xảy ra thường xuyên sẽ gây hại giấc ngủ và sức khỏe. Mồ hôi trộm có thể hạn chế bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây bệnh.

Riêng với trẻ nhỏ, việc điều trị mồ hôi trộm sẽ khó khăn hơn và dễ gây phản tác dụng. Để điều trị hiệu quả chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn nhé!

Đọc thêm: Trẻ bị mồ hôi trộm phải làm sao?

Trị dứt điểm chứng Đổ Mồ Hôi Trộm ở cả Người lớn và Trẻ nhỏ
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC