Những bài thuốc trị mồ hôi trộm cho bé tốt nhất (Từ Dân Gian)

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 27/03/2023 10:31:36

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm kéo dài có thể dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe. Do đó, làm thế nào để cải thiện tình trạng này, thuốc trị mồ hôi trộm cho bé nào hiệu quả là điều khiến các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm.

1. Cảnh báo hậu quả khi trẻ bị đổ mồ hôi trộm kéo dài

hình ảnh trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ

Hình ảnh trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

1.1. Mồ hôi trộm là gì?

Thông thường, việc trẻ ra mồ hôi là dấu hiệu hết sức bình thường của cơ thể. Mồ hôi là phản ứng để giúp cơ thể ổn định thân nhiệt. Tuy nhiên, nếu như trẻ ra mồ hôi nhiều ngay cả khi không vận động, ở trạng thái tĩnh (ngủ), đó là trường hợp bị đổ mồ hôi trộm. Mồ hôi sẽ ra nhiều ở phần đầu, cổ, nách, háng, lưng…

Có hai nguyên nhân cơ bản khiến cho trẻ bị ra mồ hôi trộm. Đó là do nguyên nhân sinh lý và do bệnh lý.

  • Mồ hôi trộm sinh lý xảy ra do hoạt động trao đổi chất của trẻ nhỏ nhanh và mạnh hơn người lớn nên gây ra sự hưng phấn và kích thích. Mồ hôi trộm sinh lý không gây ra điều gì đáng lo ngại cho sức khỏe của trẻ.
  • Trường hợp trẻ bị đổ mồ hôi trộm bệnh lý là do mắc phải các chứng bệnh như: âm hư, lao sơ nhiễm, còi xương,…

1.2. Những ảnh hưởng của mồ hôi trộm đến sức khỏe của trẻ

Trẻ đổ mồ hôi trộm nếu không được can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như:

  • Cảm lạnh: Khi trẻ đổ mồ hôi, lỗ chân lông sẽ giãn nở to ra khiến khí lạnh dễ xâm nhập vào cơ thể. Do đó, bé dễ bị cảm lạnh.
  • Viêm đường hô hấp: Trẻ dễ bị cảm lạnh sẽ dẫn đến nguy cơ cảm sốt, viêm phổi, viêm đường hô hấp.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tình trạng ra mồ hôi trộm khiến cơ thể gặp nhiều ảnh hưởng. Trong đó có việc suy giảm sức đề kháng. Trẻ hay quấy khóc, kén ăn, khi ăn thường bị ói khiến cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ bị rối loạn.
  • Tăng tình trạng thiếu Canxi: Canxi cũng là thành phần có trong mồ hôi. Khi trẻ đổ nhiều mồ hôi trộm, lượng Canxi trong cơ thể cũng bị thoát ra ngoài. Trẻ thiếu Canxi sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe.
  • Khô da, nhăn, háo khát, mệt mỏi, chán ăn: Trẻ ra nhiều mồ hôi trộm sẽ mất lượng nước lớn. Do đó bé bị thiếu nước làm cho khô da, da nhăn, chán ăn và mệt mỏi.
  • Cơ thể dần suy kiệt, dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn: Trẻ ra nhiều mồ hôi trộm kéo dài khiến trẻ bị suy kiệt về sức khỏe. Và dẫn đến nguy cơ còi xương, chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
  • Rôm sảy, viêm da: Trẻ bị ra mồ hôi trộm thường xuyên khiến da không được khô thoáng. Đây là điều kiện lý tưởng để rôm sảy và viêm da sinh sôi. Các chất bẩn bị ứ đọng khiến bé ngứa ngáy và khó chịu.

2. Bổ sung Vitamin D trong chữa trị mồ hôi trộm cho bé

Bổ sung Vitamin D là cách hiệu quả để giúp trẻ cải thiện chứng ra mồ hôi trộm. Trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, Vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thiếu Vitamin D có thể dẫn đến nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển thị lực. Trẻ cần được cung cấp đủ Vitamin D theo độ tuổi như sau:

  • Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi: 400 IU/ngày
  • Trẻ từ 1-3 tuổi: Không vượt quá 2.500 IU/ngày
  • Trẻ từ 4 tuổi: Không vượt quá 3000 IU/ngày

Ba mẹ cần lưu ý, lượng Vitamin D cần thiết cho mỗi trẻ là khác nhau. Vì vậy, để bổ sung Vitamin D hiệu quả cho trẻ, ba mẹ nên tham khảo thêm hướng dẫn của chuyên gia về liều lượng cần cho trẻ, không nên tự ý sử dụng.

3. Gợi ý một số cách chữa mồ hôi trộm cho trẻ tại nhà

3.1. Tắm nắng bổ sung Vitamin D

Bổ sung Vitamin D trị mồ hôi trộm cho trẻ

Cho trẻ tắm nắng thường xuyên đổ bổ sung Vitamin D

Vitamin D được da tổng hợp từ ánh nắng mặt trời cung cấp tới 80-85% nhu cầu Vitamin D của trẻ. Cho trẻ tắm nắng mỗi ngày là cách bổ sung Vitamin D hiệu quả.

Mỗi ngày, ba mẹ nên cho trẻ tắm nắng khoảng 5- 10 phút. Thời gian tắm nắng tốt nhất là trước 8h sáng (tùy theo mùa). Sau khoảng thời gian này, ba mẹ không nên để trẻ tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời vì cường độ nhiệt cao và có nhiều những tia UV có hại cho da và mắt trẻ.

3.2. Chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu tằm

Lá dâu tằm có thể chữa chứng mồ hôi trộm cho bé hiệu quả. Trong Đông y, lá dâu tằm là một vị thuốc phổ biến với đặc điểm là vị nhạt, không mùi, có tính mát tác dụng lên hai kinh là Can và Phế.

Vì vậy, sử dụng lá dâu tằm làm thuốc trị mồ hôi trộm cho bé rất hiệu quả. Để chọn được lá dâu tằm chữa bệnh, cần chọn là dâu non hái vào lúc mặt trời chưa mọc là tốt nhất.

Những cách chữa mồ hôi trộm cho bé bằng lá dâu tằm hiệu quả là:

  • Tắm nước lá dâu tằm: Tắm nước lá dâu tằm giúp cơ thể trẻ được mát, giảm tình trạng mụn nhọt, viêm da. Các mẹ khoảng 100g lá dâu tằm với nước cho bé tắm mỗi ngày sẽ cải thiện được tình trạng ra mồ hôi trộm.
  • Uống nước lá dâu tằm: Dùng 10g lá dâu tằm khô đem sắc lấy nước uống thay nước lọc. Duy trì uống trong 5 ngày liên tiếp.
  • Ăn cháo lá dâu tằm: Dùng lá dâu tằm non nấu với gạo tẻ thành cháo cho bé ăn 1 lần trong 5 ngày liên tiếp. Cháo lá dâu tằm có tác dụng thanh nhiệt giải độc giúp bé giảm tình trạng ra mồ hôi trộm.

3.3. Chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng

lá đinh lăng là thuốc trị mồ hôi trộm cho bé hiệu quả

Dùng lá đinh lăng làm gối là “bài thuốc” trị chứng mồ hôi trộm ở trẻ rất hiệu quả đấy nhé

Chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng đã được nhiều mẹ áp dụng hiệu quả. Các mẹ có thể làm gối lá đinh lăng cho bé như sau:

  • Chọn những chiếc lá đinh lăng xanh đậm không già quá 3 năm tuổi, không bị sâu, không nấm mốc đem rửa sạch và phơi trong bóng râm.
  • Khi lá đã khô mềm, có độ dẻo thì các mẹ đem lá đi sấy khô hoặc sao vàng cho lá khô hoàn toàn. Sau khi sao vàng hoặc sấy khô, đem lá đinh lăng đi hạ thổ.
  • Dùng ruột gối cho là đinh lăng vào nhồi tùy theo kích thước mong muốn. Cho bé nằm gối lá đinh lăng sẽ có tác dụng giúp trẻ cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm, ngủ ngon giấc.

3.4. Chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt

lá lốt trị mồ hôi trộm cho bé

Lá lốt đào thải độc tố, giúp sức khỏe của con thêm khỏe mạnh

Lá lốt có đặc điểm là mùi thơm, vị cay nồng nhẹ. Trong Đông y, lá lốt có tác dụng lọc và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, ôn trung tán hàn giúp cơ thể duy trì thân nhiệt ổn định. Cách dùng lá lốt làm thuốc trị mồ hôi trộm cho bé như sau:

  • Xông nước lá lốt: Dùng 100g thân và lá cây lá lốt già đun với nước cho sôi. Sau đó cho bé xông nước lá lốt cho tới khi chân tay bé ấm. Trong quá trình xông hơi, mẹ nên xông cùng bé để kiểm tra nhiệt độ phù hợp, tránh để bé bị quá bỏng hoặc ngạt khí. Sau khi xông xong, mẹ dùng nước lá lốt ngâm chân cho bé khoảng 10 phút.
  • Uống nước lá lốt: Dùng 100g lá lốt tươi nấu với 1l nước và lấy nước đó uống thay nước lọc trong khoảng 1 tháng.

3.5. Món ăn chữa mồ hôi trộm cho bé

Những món ăn chữa mồ hôi trộm cho bé hiệu quả mà các mẹ có thể tham khảo thực hiện dưới đây.

3.5.1. Cháo trai

Trai là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như Vitamin B1, B2, C, PP,…Canxi, Sắt, Kẽm,…Trai có vị hàn tính mát, giúp cơ thể thanh nhiệt giải độc và cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm khi ngủ.

Nguyên liệu:

  • 500g trai
  • ½ chén gạo tẻ
  • 2 củ hành khô
  • Hành tươi
  • Gia vị (muối, đường, nước mắm…)

Cách thực hiện:

  • Trai rửa sạch vỏ, đem ngâm với nước vo gạo khoảng 1h để ra hết đất cát. Sau khi trai đã ngâm rửa, đem luộc trai với nước cho tơi khi vỏ trai tách ra hết thì vớt trai ra, để nước luộc được lắng và gạn lấy phần nước trong nấu cháo.
  • Hành lá xắt nhỏ, hành khô băm nhỏ.
  • Nhặt phần thịt trai sau đó đem rửa lại với nước muối cho ra hoàn toàn đất cát. Thái nhỏ phần trai đã rửa sạch và đem ướp gia vị.
  • Trong khi đó, phi thơm hành khô trên chảo, cho thịt trai vào đảo đều khoảng 2 phút.
  • Cho gạo vào nồi với nước luộc trai để nấu cháo. Khi cháo đã chín, cho phần thịt trai vào nồi. Đợi đến khi cháo sôi lại thì cho tiếp hành lá vào đảo đều. Nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

3.5.2. Cháo cá quả

cháo cá quả trị mồ hôi trộm cho trẻ em

Món cháo quả thơm ngon bổ dưỡng

Cá quả là một món ăn quen thuộc, bổ dưỡng và có thể chữa nhiều bệnh. Cá quả có vị ngọt, tính hàn giúp bồi bổ khí huyết. Ăn cháo cá quả sẽ giúp bé cải thiện chứng ra mồ hôi nhiều khi ngủ.

Nguyên liệu:

  • Hai khoanh cá quả to
  • ½ chén gạo tẻ
  • Hành lá
  • Gia vị (muối, đường, nước mắm…)

Cách thực hiện:

  • Cá quả rửa sạch để ráo nước, hành lá xắt nhỏ.
  • Cho cá quả vào nồi luộc chín sau đó vớt cá ra để nguội. Gỡ riêng phần thịt cá ướp gia vị trong khoảng 10 phút.
  • Cho gạo vào nồi, dùng nước luộc cá để nấu cháo.
  • Lấy phần cá đã ướp rang trên chảo cho đến khi thịt cá săn lại và có màu vàng.
  • Khi cháo đã chín cho phần thịt cá đã ràng vào nồi, thêm hành lá, nêm nếm gia vị và tắt bếp là hoàn thành.

3.5.3. Nếp cẩm

Nếp cẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao sẽ giúp bổ sung cho bé nhiều chất cần thiết cho sự phát triển. Trong nếp cẩm có chứa nhiều Protein, các Acid amin có tác dụng bổ huyết, bổ thận, cải thiện chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.

Nguyên liệu:

  • 200g nếp cẩm. Chọn loại hạt to tròn đều, không bị nấm mốc/
  • Muối
  • Nước

Cách thực hiện:

  • Ngâm nếp cẩm khoảng 6-8h sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Đun nước sôi trong nồi cho thêm chút muối trắng. Cho nếp cẩm vào nồi khi nước đã sôi. Mực nước cách phần nếp cẩm khoảng 1.5cm.
  • Để gạo và nước vào trong nồi cơm điện, bật nút nấu và để nếp cẩm chín như khi nấu cơm là hoàn thành.

3.5.4. Chè đậu xanh và táo đỏ

chè xanh táo đỏ hạn chế tình trạng đổ mồ hôi trộm cho bé

Món chè xanh táo đỏ giúp bổ thận, hạn chế tình trạng đổ mồ hôi trộm cho bé

Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc tốt trong khi táo đỏ giúp bồi bổ khí huyết, bổ thận. Kết hợp hai nguyên liệu trên giúp các mẹ có món ăn bổ dưỡng cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.

Nguyên liệu:

  • 200g đậu xanh
  • 50g táo đỏ
  • 200g đường phèn
  • 50ml nước cốt dừa

Cách thực hiện:

  • Vo sạch đậu xanh, nhặt hết sạn lẫn và hạt bị mốc, hỏng. Ngâm đậu xanh với nước trong khoảng 1h. Ngâm táo đỏ với nước khoảng 10 phút cho táo mềm. Các mẹ nên bỏ phần hạt táo riêng ra ngoài để tránh bé bị hóc khi ăn.
  • Cho đậu xanh và táo đỏ vào nồi, thêm nước đun nhỏ lửa cho tới khi các nguyên liệu chín nhừ.
  • Thêm đường phèn và nước cốt dừa quấy đều trong 5 phút là hoàn thành.

Tham khảo thêm: 13 món ăn cho trẻ đổ mồ hôi trộm tốt nhất

4. Cách phòng bệnh mồ hôi trộm cho trẻ

phòng bệnh đổ mồ hôi trộm cho bé

Cho con chơi ở chỗ thoáng mát, tránh cho con bị đổ mồ hôi trộm

Để phòng mồ hôi trộm cho trẻ, hãy lưu ý một số điều sau:

  • Cho trẻ chơi ở nơi thoáng mát: Cho trẻ chơi ở nơi thoáng mát như trong bóng râm, trong nhà rộng sẽ giúp trẻ không bị nóng bức và ra mồ hôi nhiều. 
  • Vệ sinh phòng ngủ: Ba mẹ nên để trẻ ngủ không một không gian rộng thoáng. Hãy loại bỏ hết những đồ vật không cần thiết và giữ phòng ngủ được sạch sẽ khô thoáng. Không khí trong phòng cần được lưu thông tốt.
  • Hạn chế chơi đùa trước khi đi ngủ: Trước khi ngủ, ba mẹ không nên để trẻ hoạt động quá nhiều, vui đùa quá mức. Chúng sẽ khiến cho hệ thần kinh của trẻ phấn khích trong thời gian dài sau đó làm trẻ khó ngủ, ra nhiều mồ hôi.
  • Không đắp quá nhiều chăn khi ngủ: Ba mẹ không nên đắp nhiều chăn cho trẻ. Nên dùng loại chăn có chất liệu thoáng và dễ chịu. Không nên quấn chặt chăn vào người trẻ mà nên để tay chân trẻ được thoải mái cử động.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp trẻ cung cấp cho cơ thể lượng nước đã mất và giúp thân nhiệt ổn định hơn, giảm nóng trong và ra mồ hôi.
  • Chú ý lau mồ hôi để cơ thể trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh cảm lạnh và tránh bị viêm da, rôm sảy.

Hiện tượng trẻ ra mồ hôi trộm khiến ba mẹ lo lắng có thể cải thiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bên cạnh đó, ba mẹ nên theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ để con phát triển toàn diện.

Những bài thuốc trị mồ hôi trộm cho bé tốt nhất (Từ Dân Gian)
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC