Mẹ cần làm gì khi thấy hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 27/03/2023 10:01:54

Hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ khá phổ biến, gặp nhiều ở trẻ 3 tháng tuổi trở lên. Vậy như thế nào được xem là mồ hôi trộm, nguyên nhân và cách xử lý ra sao? Các mẹ cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây của các chuyên gia nhé.

1. Thế nào thì được coi là “mồ hôi trộm”?

Hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ vào ban đêm

Hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ trong trạng thái tĩnh

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi trong trạng thái tĩnh. Trạng thái tĩnh là trạng thái cơ thể không có hoạt động cơ học nào, thường là trong lúc ngủ.

Do thời gian đổ mồ hôi là trong lúc ngủ nên dân gian thường gọi là đổ mồ hôi trộm. Mồ hôi thường xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, hõm nách, lưng, gáy, đầu. Nguyên nhân của đổ mồ hôi trộm thường không phải do thời tiết nóng bức.

Ở trẻ nhỏ mồ hôi trộm thường ra nhiều nhất ở đầu. Do ở độ tuổi này hệ bài tiết chưa hoàn thiện, mà tuyến mồ hôi đang tập trung nhiều nhất ở đầu.

Đọc thêm: Mồ hôi trộm là gì? Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý ở trẻ

2. Hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ

hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ khi ngủ

Trẻ thường đổ mồ hôi trộm vào ban đêm khi ngủ

Hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ khá phổ biến, thường xuất hiện ở trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.

Nguyên nhân là do hệ thần kinh thực vật của bé phát triển chưa hoàn thiện. Do đó chưa kiểm soát được hệ bài tiết, dẫn tới hệ bài tiết tiết ra mồ hôi một cách vô thức.

  • Ở trẻ nhỏ, chủ yếu ta thấy trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ. Và mồ hôi tiết ra nhiều nhất ở phần da đầu. Điều này được lý giải là bởi trẻ nhỏ các bộ phận, cơ quan trong cơ thể phát triển chưa hoàn thiện về chức năng, đặc biệt là chức năng bài tiết. Lúc này các tuyến mồ hôi tập trung nhiều nhất ở da đầu. Do đó ở trẻ tiết mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi trộm đổ nhiều nhất ở đầu.
  • Biểu hiện thường gặp khi trẻ bị ra mồ hôi trộm là: Trẻ thường quấy khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không yên giấc, hay thức giấc nửa đêm, mồ hôi ra ướt đẫm đầu và gối kê đầu.
  • Với hiện tượng này, dù trời lạnh hoặc phòng ngủ thoáng mát thì trẻ vẫn đổ mồ hôi rất nhiều.

3. Trẻ đổ mồ hôi trộm có nguy hiểm không?

hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ gây bệnh lý

Trẻ ra mồ hôi trộm kéo dài dễ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm

Đổ mồ hôi thường có tác dụng điều hòa thân nhiệt. Đối với trẻ nhỏ việc tiết mồ hôi cũng giúp cân bằng thân nhiệt cho trẻ nhỏ.

Tuy nhiên sẽ không nguy hiểm nếu lượng mồ hôi tiết ra khi trẻ ngủ không quá nhiều. Ngược lại nếu lượng mồ hôi tiết ra nhiều (mồ hôi ra nhiều như tắm, mồ hôi ướt cả chăn, gối…) thì có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

  • Hiện tương ra mồ hôi trộm quá nhiều sẽ khiến cho thân nhiệt của trẻ bị giảm. Đồng thời lỗ chân lông giãn nở to khiến trẻ dễ bị trúng gió, cảm lạnh, viêm phổi. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu đổ mồ hôi nhiều khi ngủ thì bố mẹ cần theo dõi và có các biện pháp xử lý kịp thời. Điều này để tránh trường hợp trẻ bị nhiễm lạnh hoặc mắc các bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Ngoài ra trong mồ hôi có chứa Canxi. Do đó nếu tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ kéo dài có thể dẫn tới đổ mồ hôi trộm bệnh lý khiến trẻ bị còi xương, hay ốm, thường xuyên quấy khóc và dễ bị trớ khi ăn hoặc uống. Điều này khiến sức đề kháng của trẻ bị kém đi, làm cho trẻ dễ bị bệnh, chậm phát triển.

4. Nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi trộm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tính trạng trẻ bị đổ mồ hôi trộm. Các nguyên nhân được phân loại theo 2 nhóm là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

4.1. Nguyên nhân sinh lý

hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ do sinh lý

Cho bé mặc đồ quá kỹ có thể gây ra tình trạng đổ mồ hôi trộm

Mồ hôi trộm nguyên nhân sinh lý hay còn được gọi là mồ hôi trộm sinh lý, được hiểu là hiện tượng đổ mồ hôi do:

  • Hệ thần kinh thực vật của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, sự trao đổi chất ở trẻ diễn ra mạnh hơn ở người lớn, trong khi hệ thần kinh chưa điều khiển được sự cân bằng nhiệt độ trong cơ thể.
  • Tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi so với kích thước ở thể quá cao, dẫn đến trẻ thường ra mồ hôi trộm sinh lý.
  • Thời tiết nóng bức hoặc bố mẹ mặc quá ấm, quá dày hay đắp quá nhiều chăn cho bé, khiến cơ thể bé phải tiết mồ hôi nhiều để tỏa nhiệt.

Đổ mồ hôi do sinh lý ở trẻ sẽ giảm dần theo thời gian, khi trẻ phát triển và hoàn thiện các chức năng trong cơ thể.

Bên cạnh nguyên nhân sinh lý, trẻ đổ mồ hôi cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân di truyền khi bố, mẹ là người ra nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, mẹ có thể yên tâm là cả hai trường hợp này thường đều không gây nguy hiểm gì nhiều tới sức khỏe của trẻ.

4.2. Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý cũng khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi trộm như: Chứng còi xương, tỉ lệ đường trong máu thấp, cơ thể suy nhược, âm hư, thận yếu…

  • Thiếu Vitamin D: Đa số trẻ dưới 1 tuổi đổ nhiều mồ hôi trộm là do thiếu Vitamin D. Thiếu Vitamin D khiến trẻ thường xuyên đổ mồ hôi ở trán, sau gáy ngay cả khi thời tiết lạnh.
  • Thiếu Canxi: Thiếu hụt Canxi cũng là nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm ở trẻ.
  • Còi xương: Mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là biểu hiện sớm của bệnh còi xương. Ngoài ra, trẻ còn kèm với các biểu hiện như quấy khóc, ngủ không yên giấc. Trẻ thường đổ mồ hôi nhiều ở vùng trán, vùng gáy. Một số trẻ còn bị rụng tóc sau gáy.
  • Đường trong máu thấp: Nếu trẻ bị mồ hôi trộm kèm theo biểu hiện như sắc mặt nhợt nhạt, chân tay thường xuyên bị lạnh run thì đây là biểu hiện trẻ bị hạ đường huyết.
  • Cơ thể suy nhược: Trẻ bị suy nhược cũng sẽ tiết mồ hôi trộm nhiều. Ngoài ra, trẻ còn có sắc mặt trắng nhợt, biếng ăn, hay cáu khóc.
  • Bệnh âm hư: Theo y học cổ truyền, trong cơ thể con người âm dương luôn cân bằng. Đối với trẻ em, chứng âm hư do phần âm bị thiếu hụt khiến trẻ bị tăng tiết mồ hôi lúc ngủ. Hơn nữa, trẻ hay quấy khóc, nóng trong, lòng bàn tay bàn chân nóng.

5. Biện pháp điều trị hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ

5.1. Bổ sung Canxi (bằng thực phẩm)

Khắc phục hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ bằng cách bổ sung Canxi

Khắc phục hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ bằng cách bổ sung Canxi

Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển hệ thần kinh và hệ xương cho trẻ. Nếu thiếu hụt Canxi trẻ sẽ khó ngủ, hay bị giật mình khi ngủ dẫn đến ngủ không sâu giấc, hay bị ra mồ hôi trộm, biếng ăn, chậm mọc răng… Do đó việc bổ sung Canxi cho trẻ nhỏ là cực kỳ cần thiết.

Nguồn Canxi bổ sung là: phô mai, sữa chua, sữa, cá mòi, cải xoăn, các loại rau có lá xanh sẫm, đậu phụ, ngũ cốc dinh dưỡng, đậu trắng, đậu bắp, hạt hạnh nhân, tôm, cua…

5.2. Bổ sung Vitamin D

Để giảm hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ nên bổ sung Vitamin D.

Vitamin D có thể hấp thụ thông qua hình thức tắm nắng vào buổi sáng (thời gian tùy theo mùa). Hoặc bổ sung thông qua các loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin D như: nấm, phomat, cá, trứng, sữa đậu nành,…

5.3. Cân bằng chế độ dinh dưỡng

Ngoài việc bổ sung Vitamin D, Canxi thì việc đảm bảo cân bằng chế độ dinh dưỡng cũng góp phần tăng cường sức khỏe, hạn chế ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.

Khi sức khỏe được đảm bảo, hệ miễn dịch được tăng cường, cơ thể khỏe mạnh, không còn suy nhược việc ra mồ hôi trộm ở trẻ cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

5.4. Chữa mồ hôi trộm với thục địa

Nếu bạn đang thắc mắc Mồ hôi trộm nên ăn gì thì có thể cân nhắc thục địa nấu cháo.

Thục địa dùng để nấu cháo là một trong những món ăn trị mồ hôi trộm rất hiệu quả. Theo đó mỗi ngày cho trẻ ăn 1 bát cháo thục địa vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục trong 10 ngày thì hiện tượng ra mồ hôi trộm sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

5.5. Cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt

Cho trẻ uống nước lá lốt khi có hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ

Cho trẻ uống nước lá lốt khi có hiện tượng ra mồ hôi trộm

Nước lá lốt từ lâu đã là một trong những bài thuốc trị mồ hôi trộm cho bé được dân gian rất ưa chuộng.

Việc uống nước lá lốt sẽ giúp tình trạng ra mồ hôi trộm sẽ được cải thiện. Chỉ cần sử dụng 100g lá lốt phơi khô, 1 lít nước đun sôi rồi cho trẻ uống hàng ngày sẽ cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ hiệu quả.

5.6. Chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng

Sử dụng lá đinh lăng để làm gối lá đinh lăng giúp trị chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ hiệu quả.

Có một cách đơn giản hơn, mẹ có thể dùng lá đinh lăng vò kỹ, xát xuống giường rồi cho bé nằm lên, kiên trì thực hiện trong khoảng 3-5 ngày tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ sẽ giảm đáng kể.

Việc sử dụng lá đinh lăng còn giúp giảm chứng giật mình khi ngủ, giúp trẻ ngủ sâu, tăng chất lượng giấc ngủ và còn khiến cho da trẻ luôn có mùi thơm dễ chịu.

5.7. Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Nếu tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ kéo dài, hoặc mồ hôi trộm ra càng ngày càng nhiều thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay bởi đây là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra nếu đi kèm với hiện tượng tiết mồ hôi nhiều ở trẻ nhỏ là hiện tượng da nhợt nhạt, quấy khóc nhiều, biếng ăn… thì cũng cần đưa trẻ đi khám ngay, vì có thể đây là biểu hiện của chứng còi xương, cơ thể suy nhược… cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

6. Một số lưu ý mẹ cần biết khi trẻ đổ mồ hôi trộm

Bổ sung thực phẩm tươi mát khi thấy hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ

Bổ sung thực phẩm tươi mát cho trẻ ra mồ hôi trộm

Khi trẻ ra nhiều mồ hôi, bố mẹ nên chú ý các đặc điểm sau để tránh trẻ nhiễm lạnh:

  • Lau khô cơ thể cho trẻ: Lau khô để cơ thể trẻ khô ráo, thoải mái hơn. Đồng hạn chế việc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
  • Không cho tắm ngay: Bởi lúc này các lỗ chân lông đang nở to ra, việc tắm cho trẻ sẽ khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Thậm chí, có thể khiến trẻ bị viêm phế quản.
  • Uống nước: Trẻ cần bổ sung nước để bù vào lượng nước bị thoát ra.
  • Hạn chế thức ăn dầu mỡ: Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe của con người. Do đó bố mẹ nên hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ khi cho trẻ ăn.
  • Cho trẻ ăn đồ mát: Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị mồ hôi trộm là do cơ thể bị nóng trong. Do đó cho trẻ ăn đồ mát sẽ giúp điều hòa thân nhiệt cho trẻ. Theo đó sẽ giúp giảm mồ hôi trộm tiết ra hơn cho trẻ.

Như vậy hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ có thể do yếu tố sinh lý hoặc cũng có thể do bệnh lý ở trẻ gây nên. Dù nguyên nhân là gì thì các bậc bố mẹ cũng nên chăm sóc trẻ cẩn thận và nên kịp thời chữa trị cho trẻ. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Mẹ cần làm gì khi thấy hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ?
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

Mồ hôi trộm là gì? Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý ở trẻ

2019-03-26 00:17:12

[…] Đọc thêm: Mẹ cần làm gì khi thấy hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ? […]

10+ phương pháp chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian - Forikid TW3

2019-03-05 19:08:20

[…] thấy hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ, bố mẹ […]

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC