10+ phương pháp chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 24/03/2023 14:43:14

Có rất nhiều phương pháp chữa mồ hôi trộm. Trong đó, những phương pháp chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian được xem là đơn giản, hiệu quả. Những phương pháp này được nhiều người tin tưởng và áp dụng thành công.

Ra nhiều mồ hôi (đặc biệt là mồ hôi trộm) phản ánh tình trạng sức khỏe rõ rệt nhất. Khi thấy hiện tượng đổ mồ hôi trộm diễn ra thường xuyên thì cần có biện pháp xử lý ngay. 

1. Chữa mồ hôi trộm bằng các loại lá

Nguyên nhân của mồ hôi trộm rất đa dạng và khó phân biệt.

  • Mồ hôi trộm có thể là do một số bệnh lý sau gây ra: Cường giáp, lao phổi, nhiễm trùng, ung thư, tiểu đường.
  • Tuy nhiên mồ hôi trộm cũng có thể là do thói quen sinh hoạt hoặc cơ địa từng người. Ví dụ như: Trẻ tập đi, phụ nữ thời mãn kinh hoặc đang mang thai. Hoặc cũng có thể do trạng thái tâm lý lo lắng, căng thẳng khiến mồ hôi trộm tiết ra nhiều.

Khi chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian, ta không thể bỏ qua 3 loại lá sau.

1.1. Chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng

chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian - lá đinh lăng

Chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng

Phương pháp chữa mồ hôi trộm bằng gối lá đinh lăng dựa trên nguyên tắc thẩm thấu. Cách làm là trộn lá đinh lăng với bông gòn làm gối. Các tinh chất của đinh lăng ngấm dần vào cơ thể sau quá trình sử dụng lâu dài.

  • Cách làm: Đầu tiên là rửa sạch và phơi khô lá đinh lăng, phơi tầm 2-3 ngày thì bắt đầu cho vào rang giòn. Tuy nhiên cần chú ý nhẹ nhàng để giảm gãy vụn tối đa. Sau khi rang giòn thì trộn với bông gòn theo tỷ lệ 1:1 để làm ruột gối.
  • Sử dụng: Cách này có thể sử dụng trong khoảng 8 tháng đến 1 năm sẽ cải thiện chứng ra mồ hôi trộm, nhất là ở trẻ em. Trong quá trình sử dụng cần thường xuyên phơi gối tránh ẩm mốc.

1.2. Chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu

Đây cũng là một cách chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian vô cùng phổ biến. Nó là kết hợp giữa chức năng an thần của lá dâu với sự bổ dưỡng cũng như tính hàn của hến biển, gíup người bệnh trị dứt điểm mồ hôi trộm

  • Cách làm: Nếu trẻ em thì có thể luộc hến biển sau đó lấy nước nấu cháo với ruột hến và lá dâu tằm. Nếu là người lớn có thể nấu canh hến với lá dâu tằm thay cho cháo.
  • Sử dụng: Ăn liên tục trong 5 ngày sẽ giảm 50% triệu chứng, kiên trì điều trị trong 15 ngày sẽ trị dứt điểm.

1.3. Chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt

chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian - lá lốt

Ngâm chân với nước lá lôt để chữa mồ hôi trộm

Dựa trên đặc tính lọc và đào thải chất độc rất tốt của lá lốt mà cha ông đã truyền lại. Chúng ta có thể sử dụng lá lốt theo nhiều cách để điều trị chứng ra mồ hôi trộm.

  • Cách làm: Có thể nấu nước lá lốt với muối để ngâm chân, có thể nấu nước lá lốt để nguội uống hàng ngày thay nước hoặc dùng lá lốt chế biến món ăn hàng ngày đều mang lại hiệu quả.
  • Sử dụng: Nếu là ăn hoặc uống trực tiếp thì mỗi ngày 50g lá lốt là vừa đủ để cơ thể hấp thụ. Nếu ngâm chân cần đậm đặc hơn để tinh chất lá lốt ngấm sâu hơn vào cơ thể.

1.4. Chữa mồ hôi chân bằng rau diếp cá

Rau diếp cá có tính mát, tác dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố rất tốt. Rau má là loại rau rất phổ biến ở nước ta. Có rất nhiều cách chế biến loại rau này.

  • Cách làm: Bạn có thể dùng rau má ăn sống trực tiếp hoặc nấu nước uống hoặc xay sinh tố.
  • Sử dụng: Đây là loại rau rất lành và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ăn rau má không lo quá nhiều mà cần sự đều đặn, lâu dài sẽ tốt cho sức khỏe. Qua đó cũng cải thiện luôn chứng ra mồ hôi trộm.

2. Các món ăn chữa mồ hôi trộm

Mồ hôi trộm ăn gì là thắc mắc của nhiều mẹ khi muốn chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian cho con. Tham khảo ngay 3 món ăn điển hình sau!

2.1. Các loại cháo chữa mồ hôi trộm cho trẻ em

chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian với cháo trai

Cháo trai là một trong những cách chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian được nhiều trẻ yêu thích nhất

2.1.1. Cháo trai, sò, hến

Trai có tính hàn và chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Vì vậy dân gian sử dụng rất nhiều vào các bài thuốc hữu hiệu. Trong đó cháo trai là bài thuốc và cũng là món ăn phổ thông nhưng lại vô cùng hữu hiệu. Cháo trai rất dễ ăn và dễ hấp thụ vào cơ thể. Đối với chứng ra mồ hôi trộm, nên kiên trì ăn trong 15-20 ngày. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều vì trai chứa nhiều đạm.

2.1.2. Cháo thục địa

Thục địa hay còn gọi là thục địa hoàng là một vị thuốc trong đông y được chế biến từ sinh địa qua quá trình nấu với rượu, gừng và phơi nhiều lần. Đây là vị thuốc có tính ôn, tác dụng bổ huyết và nhiều công dụng khác.

  • Cách làm: Thục địa thái lát nấu với gạo tẻ thành cháo. Tỷ lệ tùy theo mục đích điều trị, trường hợp dùng chủ yếu trị chứng mồ hôi trộm nên cho từ 3-5 lát trên mỗi 4 bát con cháo.
  • Sử dụng: Nếu là trẻ em nên ăn mỗi giờ 1 bát con cháo thục địa. Duy trì đều đặn trong 1 tuần sẽ có tác dụng, dùng 15-20 ngày sẽ cải thiện hẳn. Nếu là người lớn nên ăn mỗi giờ 1 bát tô cháo để đủ lượng chất hấp thụ được.

2.1.3. Cháo nếp cẩm

Nếp cẩm còn gọi là “bổ huyết mễ”  là loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng.

  • Cách làm: Nếp cẩm ngâm qua đêm cho mềm sau đó nấu chín nhừ. Khi gần chín thì cho thêm 1 lon nước cốt dừa vào.
  • Sử dụng: Trẻ em nên ăn đều mỗi ngày 1 bát nhỏ trong vòng 10-12 ngày. Nếu là người lớn thì nên dùng đều trong 15-20 ngày sẽ cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm.

2.1.4. Cháo gốc hẹ

Hẹ vốn được biết đến nhiều với khả năng thanh lọc giải độc cơ thể rất tốt. Nhiều gia đình dùng hẹ như những thực phẩm hàng ngày trong bữa ăn.

  • Cách làm: Gốc hẹ xay nhuyễn rồi lọc lấy nước đặc, nấu cháo nở ½ thì cho thêm thịt băm vào hầm cùng, gần nhắc thì cho nước hẹ vào khuấy đều.
  • Sử dụng: Cháo hẹ vốn không được trẻ em yêu thích lắm nên nếu muốn dùng để trị chứng mồ hôi trộm cho trẻ em thì nên cho thêm chút dầu oliu để dễ ăn hơn. Mẹ nên cho trẻ ăn bát nhỏ vào giờ phụ để tránh trẻ ăn ít vào giờ chính.

2.2. Các món ăn từ cá chữa mồ hôi trộm

Chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian với cháo cá diếc

Món cháo thơm ngon từ ca diếc cho trẻ đổ mồ hôi trộm

2.2.1. Cá diếc

Cá diếc có tính bình, vị ngọt, giúp kiện tỳ, bổ vị, điều khí…

  • Cách làm: Cá diếc cùng búp dâu ninh nhừ sau đó lấy nước hầm cháo, thịt cá gỡ xương sau đó ăn cùng cháo.
  • Sử dụng: Ngoài tác dụng cải thiện chứng mồ hôi trộm các diếc còn rất tốt cho cơ thể .Nên nếu người bệnh thích ăn thì có thể ăn thường xuyên. Nếu chỉ dùng chữa chứng ra mồ hôi trộm thì ăn đều mỗi ngày 2 bát trong 1 tuần. Phối hợp với sinh hoạt điều độ sẽ cải thiện chứng ra mồ hôi trộm.

2.2.2. Cá quả

Cá quả hay còn gọi là cá lóc, cá tràu, cá chuối,… Đây là loại cá quen thuộc với mọi người dân, vì vậy có rất nhiều các chế biến khác nhau. Tuy nhiên, để dùng cho người ra mồ hôi trộm thì nên làm theo công thức sau đây.

  • Cách làm: Cá lóc rửa sạch sau đó lóc xương, thịt thái mỏng rồi đem chiên vàng ( không được quá giòn ). Sau đó cho 400m nước cộng gia giảm, nấu còn 100ml nước.
  • Sử dụng: Cho trẻ ăn cả cái lẫn nước đều trong 4-5 ngày. Kết hợp với vệ sinh sạch sẽ và giữ cho tinh thần thoải mái để giảm ra mồ hôi trộm.

2.2.3. Cá mực

Cá mực có giá trị dinh dưỡng rất lớn, rất tốt cho người thiếu máu. Trong đông y cá mực có vị mặn, tính bình. Cá mực vốn dĩ rất quen thuộc trong các bữa ăn. Tuy nhiên làm thế nào để chế biến cá mực tốt nhất cho quá trình điều trị chứng ra mồ hôi trộm thì cũng cần chú ý một chút. Xin giới thiệu một món ăn rất ngon mà lại rất tốt, đó là món cá mực hầm bí đao, đậu đỏ.

  • Cách làm: Cá mực khô chuẩn bị 2-3 con, bí đao thì tầm 500g, đậu đỏ hạt tầm 100g. Ngâm mềm cá mực sau đó rửa sạch rồi thái lát mỏng, sơ chế bí và rửa sạch đậu đỏ. Sau đó cho hầm tất cả thật nhừ, không cho mắm muối gì vào, chỉ cần gia vị nhẹ.
  • Sử dụng: Cho trẻ ăn đều trong 3-4 ngày, mỗi ngày 2 lần sẽ cải thiện rõ chứng ra mồ hôi trộm. Nếu là người lớn thì nên dùng trong 1 tuần cộng với tâm lý thoải mái, sinh hoạt điều độ.

2.3. Các loại chè tốt cho trẻ bị mồ hôi trộm

Chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian với chè đậu đen

Chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian với chè đậu đen

2.3.1. Chè đậu đen

Chè đậu đen là món ăn quen thuộc đối với mỗi người Việt Nam. Bởi nó là món chè rất dễ nấu, thơm ngon và vô cùng bổ dưỡng. Chè đậu đen giúp thanh nhiệt, mát gan vì thế được dùng để giải nhiệt mùa hè, và đặc biệt tốt cho người bị ra mồ hôi trộm.

  • Cách nấu chè đậu đen: Sử dụng một ít đậu đen, tùy nhu cầu nấu cho bao nhiêu người để lựa chọn lượng phù hợp. Sau đó ngâm đâu đen ít nhất 2 tiếng. Đem đãi sạch rồi cho vào nồi ninh. Với lần đun đầu tiên, sau khi sôi thì tiến hành đổ bỏ nước để chè không bị chát. Sau đó cho nước vào ninh tiếp đến khi hạt đậu mềm thì thêm đường hoặc mật (theo sở thích). Và thêm một chút xíu muối vào, đun sôi là có thể tắt bếp để dùng.
  • Cách sử dụng chè đậu đen: Có thể ăn nóng hoặc cho đá lạnh vào để món ăn hấp dẫn hơn. Nếu sử dụng chè đậu đen cho trẻ nhỏ thì nên để nguội, không nên cho đá. Vì trẻ rất dễ bị viêm họng.

2.3.2. Chè đậu xanh và táo đỏ

Đây là món ăn dễ nấu, không tốn quá nhiều thời gian nhưng lại cực kỳ tốt cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho trẻ bị ra mồ hôi trộm nhiều khi ngủ. Cách chế biến món ăn như sau:

  • Nguyên liệu: 50g đậu xanh, 50g táo tàu và đường kính trắng.
  • Cách thực hiện: Đậu xanh đãi sạch, ngâm khoảng 2 giờ đồng hồ cho đậu no nước. Sau đó cho đậu ninh với lượng nước vừa đủ, trong quá trình ninh nên chú ý hớt bọt để nước trong, món chè sẽ hấp dẫn hơn. Ninh đậu xanh đến khi chín thì cho táo đỏ vào đun đến khi táo chín, nở to thì nêm đường cho vừa miệng rồi tắt bếp là có thể dùng được

2.4. Gợi ý một số món ăn khác

Ngoài các món ăn và chè kể trên thì có thể chế biến các món ăn khác như: Tim lợn hầm đậu đen, nấm mèo xào, canh rau ngót, mộc nhĩ xào hoặc uống nước mía cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm hiệu quả.

Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ thì cũng cần chú ý chế biến các món ăn mềm một chút, để trẻ dễ ăn hơn.

3. Tắm nắng chữa mồ hôi trộm cho trẻ

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ra mồ hôi trộm là thiếu Vitamin D. Do đó việc bổ sung vitamin D sẽ giúp cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ hiệu quả.

Để bổ sung Vitamin D cho cơ thể trẻ có thể bổ sung thông qua các thực phẩm như: nấm, phomat, cá, trứng, sữa đậu nành hoặc cách đơn giản nhất để bổ sung Vitamin D là cho trẻ tắm nắng.

  • Theo các chuyên gia cho biết nên thường xuyên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng (tùy theo mùa). Đây là thời gian tốt nhất cho trẻ tắm nắng mà không làm hại đến da và sức khỏe của trẻ. Ánh sáng mặt trời sẽ giúp biến tiền Vitamin D thành Vitamin D khiến lượng Vitamin D trong cơ thể sẽ được tăng cường.
  • Lưu ý thời gian tắm nắng mỗi lần chỉ nên kéo dài 15 phút, và không nên tắm nắng cho trẻ vào buổi trưa, hoặc chiều. Vì lúc này ánh nắng chứa nhiều tia tử hoại sẽ gây tác động xấu đến da làm phá hủy tế bào da và nặng nhất là có thể gây ung thư da.

4. Một số lưu ý khác khi chữa mồ hôi trộm

Khi thấy trẻ có tình trạng ra mồ hôi trộm, bố mẹ nên:

  • Lau khô mồ hôi cho trẻ để trẻ không cảm thấy khó chịu.
  • Cho trẻ uống nước để bù lại lượng nước mất đi do việc đổ mồ hôi.
  • Cho trẻ ăn các loại đồ ăn mát, không nên tắm cho trẻ ngay khi thấy trẻ bị đổ nhiều mồ hôi vì rất dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh.
  • Đặc biệt, các bậc phụ huynh nên chú ý xem trẻ có các biểu hiện kèm theo khi bị ra mồ hôi trộm hay không, nếu có các biểu hiện bất thường kèm theo thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để kịp thời điều trị.

Trên đây là cách chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian vô cùng hiệu quả, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ bị ra mồ hôi trộm. Ngoài các cách chữa bệnh bằng các bài thuốc, cách làm dân gian kể trên thì bố mẹ nên quan tâm đến dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện sức khỏe, duy trì và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ để ngăn ngừa, hạn chế tối đa tình trạng ra mồ hôi trộm cho trẻ nhỏ.

10+ phương pháp chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian
5 (100%) 2 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

[Chia sẻ] Hành trình đi tìm Cách Chữa Mồ Hôi Trộm Cho Bé

2019-03-26 22:34:25

[…] Tham khảo thêm: 10+ phương pháp chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian […]

Mồ hôi trộm ăn gì? 13 món ăn hàng đầu chữa chứng ra mồ hôi trộm

2019-03-26 10:01:29

[…] Tham khảo thêm: 10+ phương pháp chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian […]

[Hỏi - Đáp] Trẻ biếng ăn ra mồ hôi trộm, mẹ phải làm sao? - Forikid TW3

2019-03-25 23:44:35

[…] Tham khảo thêm: 10+ phương pháp chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian […]

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC