5+ cách chữa Mồ Hôi Trộm ở trẻ 3 tháng tuổi

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 24/03/2023 16:40:23

Những cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng tuổi đang được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Trẻ 3 tuổi gặp phải chứng ra mồ hôi trộm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân và chữa trị đúng cách cho trẻ là vô cùng cần thiết.

Đọc thêm:

1. Trẻ 3 tháng bị đổ mồ hôi trộm liệu có cần lo lắng?

Trẻ 3 tháng tuổi dễ ra mồ hôi trộm vì vui chơi quá sức

Trẻ 3 tháng tuổi dễ ra mồ hôi trộm vì tuyến mồ hôi vẫn chưa hoàn thiện

Mồ hôi trộm là trường hợp trẻ đổ nhiều mồ hôi khi ngủ, nhất là vào ban đêm. Đặc biệt, khi trẻ không hoạt động nhiều, thời tiết không quá nóng và trẻ ở trạng thái tĩnh là đang ngủ mà mồ hôi vẫn tiết ra.

Đây là tình trạng không phải hiếm gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi sơ sinh. Mồ hôi thường ra nhiều ở phần đầu, cổ và gáy. Các vùng khác như lưng, háng, lòng bàn tay và bàn chân cũng tiết nhiều mồ hôi.

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng bình thường với trẻ sơ sinh do:

  • Trẻ nhỏ có hệ thần kinh tự chủ và tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện. Do đó, các hoạt động trao đổi chất ở trẻ nhỏ không được ổn định như người lớn. Hoạt động của sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ có tính nhanh và mạnh hơn. Do đó, khiến cơ thể sinh nhiệt và ra mồ hôi để tỏa nhiệt ra ngoài.
  • Trẻ hoạt động nhiều trước khi đi ngủ: Nếu như trẻ chơi đùa quá mức trước thời gian ngủ, não bộ sẽ vẫn ở trạng thái kích thích. Như vậy, khi trẻ đi ngủ sẽ gây ra tình trạng đổ mồ hôi.
  • Mẹ sợ con lạnh nên mặc cho trẻ nhiều đồ hoặc đắp chăn quá dày khi ngủ làm cho trẻ bị nóng. Từ đó, cơ thể không thoát nhiệt ra ngoài được gây đổ mồ hôi.

Với những trường hợp trẻ ra mồ hôi trộm như trên, ba mẹ không cần quá lo lắng. Vì chúng không gây ảnh hưởng đáng lo ngại nào cho sức khỏe của trẻ.

2. Những điều cần lưu ý khi trẻ ra mồ hôi trộm

Ba mẹ cần lưu ý nếu trẻ có những biểu hiện sau:

Trẻ 3 tháng tuổi quấy khóc kèm theo chứng đổ mồ hôi trộm

Trẻ 3 tháng tuổi quấy khóc kèm theo chứng đổ mồ hôi trộm làm cha mẹ lo lắng

  • Đổ mồ hôi kèm quấy khóc, còi xương, hay đau bụng,… là những biểu hiện của thiếu Vitamin D. Thiếu Vitamin D, cơ thể trẻ sẽ không hoạt động ổn định.
  • Đổ mồ hôi kèm khó ngủ, bồn chồn, rụng tóc vành khăn, hay nấc cụt, ọc sữa,… là những dấu hiệu của thiếu Canxi. Canxi giúp trẻ phát triển và hình thành xương, răng, tóc. Canxi hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh, tuần hoàn. Thiếu Canxi khiến trẻ gặp nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe.
  • Đổ mồ hôi trộm ngay cả trong sinh hoạt bình thường, khi bú có thể là trẻ bị tim bẩm sinh. Tim hoạt động vất vả hơn để đưa máu đi nuôi cơ thể làm sinh nhiệt, ra nhiều mồ hôi.
  • Đổ mồ hôi ngay khi trời lạnh: Có thể trẻ bị chứng tăng tiết mồ hôi.
  • Đổ mồ hôi kèm da tái nhợt, thở khò khè, khó thở, ngưng thở 10-20s: Có thể là hiện tượng ngưng thở khi ngủ thường gặp ở trẻ sinh non.
  • Ngủ sâu li bì, vã mồ hôi, khó thức dậy: Những biểu hiện trên cho thấy nguy cơ mắc chứng đột tử khi ngủ. Không khí phòng ngủ quá ngột ngạt, nóng bức làm bé ngủ sâu dễ dẫn đến đột tử.
  • Đổ mồ hôi, nóng trong, táo bón, rôm sảy,… Là biểu hiện của âm hư làm sinh nhiệt.

Nếu trẻ ra mồ hôi trộm không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến: Mất nước, thiếu muối, thất thoát Canxi, thiếu ngủ, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, chậm lớn,…

3. Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng

3.1. Bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết

Cho trẻ 3 tháng tuổi bú sữa mẹ để tăng sức đề kháng

Cho trẻ 3 tháng tuổi bú sữa mẹ để tăng sức đề kháng

Bổ sung cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết không chỉ cải thiện chứng ra mồ hôi trộm mà còn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Với những trẻ đang trong thời gian bú mẹ, mẹ cần cho con bú đủ cữ, cung cấp đủ lượng sữa mà bé cần mỗi ngày. Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cung cấp cho trẻ các chất cần thiết thông qua sữa mẹ.

Khi bé đã có thể ăn dặm, các mẹ cần cung cấp cho bé các chất bao gồm chất: Đạm, chất Béo, Canxi, Vitamin D, Vitamin C, Magie, Kẽm,… Đó đều là các vitamin và khoáng chất, vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Đặc biệt, các mẹ cần chú ý bổ sung cho trẻ hai chất quan trọng sau đây.

3.1.1. Canxi

Canxi là thành phần chính của xương. Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể trẻ hình thành và phát triển hệ xương khỏe mạnh, chắc chắn. Ngoài ra, Canxi còn giúp duy trì hoạt động của hệ cơ bắp, dẫn truyền thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch,…

Thiếu Canxi có thể gây ra nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe và một trong số đó là tình trạng trẻ đổ mồ hôi trộm.

Mẹ có thể bổ sung Canxi cho trẻ thông qua thực phẩm hoặc bằng thuốc.

Các thực phẩm giàu Canxi nên được bổ sung trong thực đơn ăn dặm của bé là tôm, cua, mực, trứng, cá, ngao, hến,…

Nếu mẹ muốn bổ sung Canxi bằng thuốc, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Trẻ 3 tháng tuổi cần khoảng 300mg Canxi/ngày.

3.1.2. Vitamin D

Vitamin D có tác dụng hỗ trợ cơ thể hấp thu hiệu quả Canxi, duy trì nồng độ Canxi trong máu. Thiếu Vitamin D có thể khiến trẻ mắc phải chứng như: Còi xương, chậm lớn, tiêu hóa kém, chán ăn, giảm thị lực,…

Trẻ 3 tháng tuổi cần được cung cấp khoảng 400 IU Vitamin D/ngày và không quá 1000 IU/ngày. Các mẹ có thể bổ sung Vitamin D cho trẻ qua những món ăn giàu dinh dưỡng như: Sữa chua, cháo trai, cháo cá quả, chè đậu xanh,…

Đọc thêm: Bị đổ mồ hôi trộm nên ăn gì?

3.2. Tắm nắng đúng cách

Cho trẻ 3 tháng tuổi tắm nắng thường xuyên để bổ sung Vitamin D

Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để bổ sung Vitamin D

Ánh nắng cung cấp phần lớn nhu cầu Vitamin D cho cơ thể. Các mẹ cho bé tắm nắng đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cao lớn.

  • Khi tắm nắng cho trẻ, các mẹ cần lưu ý, không để mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Nên để trẻ đeo kính râm và đội mũ mỏng khi tắm nắng.
  • Thời gian tắm nắng nên kéo dài từ 5-10 phút vào buổi sáng trước lúc 8h.
  • Ngoài ra mẹ cũng nên bế trẻ đi dạo vào khoảng thời gian 4-5h chiều. Đây là cách giúp da trẻ tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời.

3.3. Giữ phòng ngủ thông thoáng

Không gian phòng ngủ của bé luôn phải khô thoáng. Phòng ngủ quá chật chội, bí bách, ngột ngạt là nguyên nhân khiến cho trẻ bị ra mồ hôi trộm. Điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác.

Ba mẹ cũng nên thường xuyên dọn dẹp vệ sinh khu vực ngủ của bé sao cho thật sạch sẽ. Đồng thời, nên kiểm tra nhiệt độ phòng để tránh nhiệt độ trong phòng quá nóng.

3.4. Chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian

Những cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng tuổi theo phương pháp dân gian dưới đây có thể giúp mẹ và bé giải tỏa nỗi lo lắng này nhanh chóng.

3.4.1. Chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng

Lá đinh lăng là cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng tuổi

Lá đinh lăng chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng tuổi rất tốt

Lá đinh lăng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như hoạt huyết, bổ máu,… Lá đinh lăng có thể chữa được chứng ra mồ hôi trộm của trẻ nhỏ nhờ tác dụng: Làm mát cơ thể, chữa mẩn ngứa, nổi mề đay,…

Với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bị ra mồ hôi trộm, mẹ có thể chữa cho bằng lá đinh lăng như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng tươi rửa sạch đun sôi với 2l nước.
  • Khi nước đã nguội còn khoảng 37-38 độ C, mẹ sử dụng nước đó để tắm cho trẻ.
  • Sau đó, mẹ lau người lại cho trẻ với khăn sạch và nước lọc ấm.

3.4.2. Chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu

Mẹ có thể cho bé tắm lá dâu tằm để cải thiện chứng ra mồ hôi trộm. Lá dâu tằm giúp mát cơ thể, trị chứng nóng trong và ra nhiều mồ hôi cho trẻ nhỏ.

Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng tuổi bằng lá dâu như sau:

  • Mẹ 200g lá dâu tằm bánh tẻ không non, không già, rửa sạch. Sau đó, đem đun với 2l nước thêm chút muối.
  • Dùng nước lá dâu tằm đó tắm cho trẻ hàng ngày.

3.4.3. Chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt

Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng tuổi bằng lá lốt

Lá lốt giúp loại bỏ độc tố cơ thể, chữa âm hư và chứng đổ mồ hôi trộm

Lá lốt có tác dụng: Ôn trung tán hàn, thanh nhiệt giải độc, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể nhờ đó giúp bổ thận, chữa âm hư. Cách dùng lá lốt chữa chứng ra mồ hôi trộm cho bé như sau:

  • Dùng 100g thân và lá lá lốt già đem rửa sạch và đun với 2l nước thêm chút muối trắng.
  • Sau khi nước đã sôi, các mẹ hãy để nước nguội bớt.
  • Tiếp theo, hãy cho bé xông hơi đến khi tay chân bé ấm.

3.4.4. Bài thuốc bổ thận âm: Lục vị địa hoàng hoàn

Đây là bài thuốc có tác dụng bổ thận âm, chữa suy nhược cơ thể, hỗ trợ cải thiện chứng đổ mồ hôi trộm.

Thành phần gồm: 32g thục địa, 16g sơn dược, 16g sơn thù, 12g trạch tả, 12g phục linh, 12g đan bì.

Các vị thuốc với liều lượng như trên trừ thục địa đem sao vàng sau đó tán mịn. Riêng thục địa nghiền tinh dùng Mật chưng trộn đều. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 20g.

Đọc thêm: 10+ phương pháp chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian

Đọc thêm: Những bài thuốc trị mồ hôi trộm cho bé tốt nhất (Từ Dân Gian)

4. Mẹ cần làm gì khi trẻ 3 tháng đổ mồ hôi trộm?

lưu ý khi chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng tuổi

Mẹ cần lưu ý gì khi thấy mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng tuổi?

Khi trẻ 3 tháng bị đổ mồ hôi trộm, mẹ cần:

  • Xác định nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi trộm bằng cách:
    • Kiểm tra nhiệt độ phòng: Kiểm tra nhiệt độ phòng vào các thời điểm trong ngày xem nhiệt độ có bị tăng cao vào lúc nào không, nhất là khi trẻ ngủ.
    • Kiểm tra quần áo, chăn đắp cho trẻ: Mẹ nên cho trẻ dùng quần áo, chăn gối chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi tốt. 
    • Cho trẻ đi khám khi có những biểu hiện lạ đi kèm: Khi trẻ bị đổ mồ hôi trộm kèm khó thở, mệt mỏi, quấy khóc,…mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám.
  • Thấm mồ hôi liên tục tránh cảm lạnh: Khi trẻ ra mồ hôi nhiều, lỗ chân lông sẽ giãn nở rộng tạo điều kiện cho khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, mẹ cần dùng khăn mềm thấm mồ hôi và thay quần áo cho trẻ (nếu cần).
  • Bổ sung đủ lượng nước hàng ngày cho trẻ: Trẻ 3 tháng tuổi ra nhiều mồ hôi có thể bị mất nước. Các mẹ cần bổ sung thêm nước qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Ở độ tuổi này, trẻ chưa cần uống nước lọc vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Đọc thêm:

Những chia sẻ về cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tháng tuổi trên hy vọng đã giúp ba mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc trẻ hiệu quả.

5+ cách chữa Mồ Hôi Trộm ở trẻ 3 tháng tuổi
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC