Thực chất mồ hôi trộm là gì? Mồ hôi trộm là một bệnh lý tương đối phổ biến gặp cả ở người lớn và trẻ em. Nhưng không phải ai cũng hiểu được nguyên nhân và cách mà mồ hôi trộm “vận hành”.
Nhìn chung, mồ hôi trộm không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần và trong khoảng thời gian dài thì bạn nên cân nhắc. Vì đó có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh tiềm ẩn.
1. Mồ hôi trộm là gì?
Thông thường mồ hôi là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Đây là cách cơ thể tự làm mát mình trước tác động của các yếu tố bên ngoài như thời tiết nóng bức, oi ả, phòng quá bí hoặc vận động quá nhiều.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp ngay cả khi không hoạt động (ví dụ như khi bạn đang ngủ) hoặc điều kiện thời tiết khá mát mẻ nhưng cơ thể bạn vẫn tiết ra mồ hôi. Thì đó là những biểu hiện của chứng “mồ hôi trộm”.
Hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ thường xảy ra ở giai đoạn từ 3 tháng tuổi trở lên. Sở dĩ gọi là mồ hôi trộm vì đa phần trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ.
Trẻ thường đổ mồ hôi trộm ở các vị trí như: tay, chân, bụng, nách, háng, đầu và sau gáy.
2. Triệu chứng thường đi kèm với mồ hôi trộm
Để hiểu rõ hơn về câu hỏi “Mồ hôi trộm là gì?”, ta cũng cần biết được triệu chứng thường gặp ở trẻ khi đổ mồ hôi trộm.
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ em ngoài việc cơ thể trẻ toát ra nhiều mồ hôi ngay cả khi ở trong trạng thái tĩnh thì còn đi kèm các biểu hiện như:
- Hay giật mình quấy khóc vào ban đêm
- Ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn
- Người mệt mỏi, ốm yếu, dễ bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp
- Chán ăn
- Bé ra mồ hôi trộm nhiều ở đầu và xuất hiện tình trạng rụng tóc ở sau gáy, hay còn gọi là rụng tóc vành khăn.
3. Các trường hợp trẻ đổ mồ hôi trộm thường thấy
3.1. Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm
Trẻ ra mồ hôi trộm ban đêm vô cùng phổ biến và xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ.
Trẻ em thường hay đổ mồ hôi ở giai đoạn ngủ sâu. Trẻ có khả năng đổ mồ hôi trong khi ngủ cao hơn người lớn. Nguyên nhân là do hệ thống thần kinh điều chỉnh nhiệt độ của trẻ còn non nớt. Cộng với tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi ở trẻ so với kích thước cơ thể là khá cao.
3.2. Đổ mồ hôi trộm khi bú sữa mẹ
Đổ mồ hôi đầu nhiều khi trẻ đang bú là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân dẫn đến đổ mồ hôi trộm khi bú là do:
- Đầu của bé tiếp xúc trực tiếp với bầu sữa mẹ: Vùng da ở bầu sữa mẹ có thân nhiệt khá cao. Khi bé bú nhiệt lượng từ bầu sữa mẹ sẽ truyền sang đầu bé khiến bé cảm thấy nóng hơn bình thường.
- Hoạt động của cơ hàm: Trong quá trình bú mẹ cơ hàm của bé phải hoạt động liên tục để mút sữa xuống. Hoạt động này tiêu tốn nhiều năng lượng khiến phần đầu bé sinh ra nhiều nhiệt và toát ra nhiều mồ hôi.
- Tóc quá dày: Tóc mọc quá dày sẽ khiến cho vùng da đầu không được thông thoáng gây nóng bức hơn bình thường.
3.3. Trẻ ra nhiều mồ hôi sau khi ốm
Ốm sốt là tình trạng khá phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do sức đề kháng của trẻ còn yếu không thể chống chọi được với các nhân gây bệnh từ bên ngoài. Khi bị ốm sốt thân nhiệt của bé sẽ nóng và cao hơn bình thường.
Để làm mát cơ thể bé tiết ra mồ hôi. Nếu mẹ thấy bé bị ra nhiều mồ hôi sau khi ốm thì cũng đừng quá lo lắng vì như vậy là tốt với bé. Đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể làm cho thân nhiệt của bé hạ xuống.
Việc của mẹ là lau khô mồ hôi và thay quần áo cho bé để bé không bị cảm lạnh.
4. Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý
Để hiểu rõ hơn về mồ hôi trộm là gì, ta cần phân biệt được mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý.
Hiểu rõ được hai loại này cũng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình chữa mồ hôi trộm cho bé.
4.1. Biểu hiện
Mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý mỗi loại thường có các biểu hiện khác nhau. Để dễ dàng cho việc nhận biết bạn có thể theo dõi đặc điểm của từng loại thông qua bảng so sánh dưới đây:
Biểu hiện mồ hôi ở trẻ | Mồ hôi trộm sinh lý | Mồ hôi trộm bệnh lý |
Thân nhiệt cao và đổ nhiều mồ hôi | x | |
Đổ nhiều mồ hôi khi chơi đùa, chạy nhảy | x | |
Đổ mồ hôi nhiều khi trẻ mặc quần áo hay đắp chăn nhiều, dày | x | |
Đổ nhiều mồ hôi sau khi uống thuốc hạ sốt | x | |
Đổ nhiều mồ hôi trong 1 giờ sau khi ngủ | x | |
Đổ nhiều mồ hôi ngay cả sau hơn 1 giờ ngủ | x | |
Trước khi ngủ trở nên quá hưng phấn hoặc sợ hãi | x | |
Khi ngủ dễ trở mình hoặc khóc quấy | x | |
Tinh thần có biểu hiện khác thường sau buổi sáng thức dậy | x | |
Tứ chi lạnh sau khi thức dậy | x | |
Chiều cao, thể trọng phù hợp tiêu chuẩn | x | |
Chiều cao, thể trọng thấp hơn so với tiêu chuẩn | x |
4.2. Nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm
4.2.1. Mồ hôi trộm sinh lý
Mồ hôi trộm ở trẻ xảy ra đa phần do nguyên nhân sinh lý, bao gồm:
- Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ: Trẻ em đang trong giai đoạn lớn nên quá trình trao đổi chất thường diễn ra mạnh mẽ hơn so với người trưởng thành. Quá trình này khiến cơ thể sản sinh ra nhiều nhiệt lượng, để giảm nhiệt lượng, trẻ phải tiết ra mồ hôi.
Một số trẻ hiếu động, thích chạy nhảy nô đùa. Việc này cũng khiến cơ thể tích lũy nhiệt nhiều hơn và gây đổ mồ hôi. Mồ hôi sinh lý chỉ toát ra lúc vận động và khi trẻ đi vào giấc ngủ 30 phút, không kéo dài quá 60 phút. - Tâm trạng sợ hãi, căng thẳng: Khi trẻ gặp ác mộng hoặc sợ hãi, lo lắng các giác quan cảm ứng sẽ dẫn truyền xung thần kinh đến da khiến trẻ toát mồ hôi. Hãy lau khô mồ hôi và vỗ về bé. Đây là cách giúp trấn an để bé ngủ ngon giấc và giúp tuyến mồ hôi ngưng không bị tác động.
- Trẻ bị nóng do đắp quá nhiều chăn: Thân nhiệt của bé thường cao hơn so với người lớn nên khi bạn lạnh, chưa chắc bé đã lạnh. Đắp quá nhiều chăn khiến cho trẻ bị nóng và tiết ra mồ hôi.
- Lượng nước trong cơ thể quá nhiều: Lượng nước theo quy luật tự nhiên sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể theo đường mồ hôi. Lượng nước càng nhiều thì mồ hôi thoát ra cũng càng nhiều.
- Thần kinh “ức chế” mồ hôi chưa phát triển: Sở dĩ người lớn thường ít bị ra mồ hôi trộm sinh lý hơn trẻ em là do có hệ thần kinh ức chế tuyến mồ hôi. Trong khí đó ở trẻ em, hệ thần kinh này vẫn chưa hoàn thiện dẫn đến khả năng điều tiết kém, trẻ có thể ra mồ hôi trộm nhiều lần trong đêm và nhiều ngày liên tiếp nhau.
4.2.2. Mồ hôi trộm bệnh lý
Khác với mồ hôi trộm sinh lý, mồ hôi trộm bệnh lý thường là biểu hiện của các loại bệnh . Nguyên nhân gây mồ hôi trộm sinh lý gồm có:
- Bệnh Rickets: Chủ yếu do là thiếu Vitamin D dẫn đến trẻ bị đổ mồ hôi nhiều. Ngoài ra còn kèm theo các hiện tượng khóc đêm dữ dội, thóp to, hói đầu…
- Lượng đường trong máu thấp: Khi lượng đường thấp hơn mức quy định cơ thể sẽ đổ mồ hôi nhiều kèm theo đó là hiện tượng chóng mặt, tứ chi lạnh, sắc mặt nhợt nhạt…
- Cơ thể suy nhược: Trẻ bị sốt cao, thiếu máu hoặc viêm đường ruột đều có thể gây ra hiện tượng đổ mồ hôi trộm.
- Thận âm hư: Ở trẻ nhỏ chức năng của thận chưa hoàn thiện. Theo Y học cổ truyền, âm dương trong cơ thể con người cân bằng, nhưng ở trẻ nhỏ phần âm bị thiếu hụt hay còn gọi là thận âm hư. Thận âm hư là nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong, miệng khô khát, háo nước, cơ thể mệt mỏi suy nhược, lòng bàn tay bàn chân nóng và đổ mồ hôi trộm.
5. Bệnh mồ hôi trộm làm ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Ra mồ hôi trộm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ:
- Dễ mắc các bệnh đường hô hấp
Khi đổ mồ hôi trộm lỗ chân lông thường giãn rộng hơn. Nếu không được lau khô kịp thời sẽ gây ngấm ngược vào bên trong cơ thể. Do đó, trẻ dễ bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh hô hấp như ho, viêm phế quản, viêm phổi…
- Rối loạn giấc ngủ
Mồ hôi ra nhiều khiến cơ thể bé ướt át khó chịu. Bé thường xuyên cựa quậy, ngủ chập chờn và quấy khóc.
- Cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng kém, dễ ốm vặt
Đổ nhiều mồ hôi làm cơ thể mất nước và các chất điện giải. Cơ thể trẻ sẽ yếu đi và nhanh mệt hơn. Trẻ dễ bị ốm vặt như hắt hơi, sổ mũi…
- Biếng ăn, lâu dài có thể dẫn tới còi xương, suy dinh dưỡng
Mất nhiều nước qua đường mồ hôi làm cơ thể khô, mệt mỏi, chán ăn. Lâu dần khiến trẻ còi cọc và bị suy dinh dưỡng.
- Chậm phát triển chiều cao cân nặng
Ra mồ hôi trộm cũng là biểu hiện của thiếu Canxi và Vitamin D. Thiếu hai chất này, xương kém phát triển và chiều cao của bé cũng chậm phát triển theo.
- Mất nước, làm thất thoát lượng Canxi qua mồ hôi
Mồ hôi có thành phần chủ yếu là nước. Ngoài ra, có một số chất khoáng và một phần chất thải. Đổ mồ hôi trộm thường xuyên khiến cơ thể mất nước. Đồng thời, một vài ion muối khoáng như Canxi, Kali bị cũng bị thất thoát. Điều này làm trẻ bị còi xương, đầu bị méo, hở thóp…
6. Cách chữa mồ hôi trộm cho trẻ
Khi đã hiểu được mồ hôi trộm là gì cùng nguyên nhân gây nên mồ hôi trộm, việc chữa trị cho bé sẽ vô cùng dễ dàng.
Có 5 cách chữa mồ hôi trộm cho bé sau mà bạn có thể tham khảo.
6.1. Cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt
Lá lốt được nhiều người sử dụng để chữa mồ hôi trộm ở chân tay. Dưới đây là một số cách phổ biến:
- Cách 1: Bạn dùng thân, lá và rễ của cây lá lốt đem rửa sạch. Sau đó phơi khô ráo nước rồi đem sao vàng hạ thổ. Tiếp đó, bạn đem lá lốt đã sao sắc thành nước uống trong 7 ngày liên tục. Rồi nghỉ uống từ 4 – 5 ngày rồi lại tiếp tục uống lại thêm 1 tuần.
- Cách 2: Bạn nấu lá lốt với muối tinh, khi nước sôi đem để nguội bớt rồi ngâm chân tay vào. Để có hiệu quả bạn nên thực hiện ngâm chân tay trong nước lá lốt ấm mỗi ngày 1 lần.
- Cách 3: Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến lá lốt thành những món ăn ngon miệng như chả lá lốt, thịt rang lá lốt vừa hợp khẩu vị mà lại vô cùng tốt cho việc cải thiện chứng đổ mồ hôi trộm ở chân tay.
6.2. Làm gối lá đinh lăng chữa mồ hôi trộm
Gối lá đinh lăng là một trong những cách chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian rất hiệu quả.
Dùng lá đinh lăng làm gối cho bé sẽ khiến bé ngủ sâu giấc hơn, không trằn trọc quấy khóc lúc nửa đêm và đặc biệt là giảm tiết mồ hôi khi ngủ.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị
– Lá đinh lăng tươi lấy từ cây có tuổi thọ từ 3-5 tuổi để đạt được mùi thơm tiêu chuẩn
– Vỏ gối cotton
– Kim chỉ, bông gòn
- Cách làm
– Bước 1: Phơi khô lá đinh lăng. Lưu ý nên rửa sạch lá trước khi phơi và chỉ phơi trong bóng râm để giữ được hương thơm tự nhiên. Thời gian phơi là từ 2-3 ngày.
– Bước 2: Đem lá đinh lăng đã phơi khô đi sao vàng hạ thổ. Mục đích của việc sao lá là để giữ được mùi thơm lâu hơn và hút hết độ ẩm cần thiết. Như vậy sẽ tránh tình trạng lá bị nấm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi sử dụng.
– Bước 3: Làm gối
Trộn lá đinh lăng với bông gòn theo tỉ lệ 1:1 sau đó nhét vào ruột gối đã chuẩn bị sẵn.
Một chiếc gối lá đinh lăng có thể sử dụng được trong 8 tháng sau thời gian này bạn nên làm cho bé một chiếc gối mới. Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên mang gối ra phơi khi trời nắng để hạn chế tình trạng gối bị mốc do mồ hôi của bé tiết ra.
6.3. Bổ sung Canxi và Vitamin D
Để ngăn ngừa và chống mồ hôi trộm cho bé, không thể thiếu việc bổ sung Canxi và Vitamin D.
Bố mẹ có thể bổ sung hai loại chất này cho bé thông qua thuốc hoặc chế độ ăn hằng ngày. Thông thường phương pháp bổ sung bằng chế độ ăn hay được các bậc phụ huynh sử dụng hơn cả.
- Bổ sung Canxi bằng thực phẩm
Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá, trứng,… Bố mẹ có thể chế biến các loại nguyên liệu này thành các món ăn trị chứng mồ hôi trộm như cháo trai, cháo lươn, canh cá quả…
- Bổ sung Vitamin D bằng thực phẩm
Giống như Canxi, vitamin D cũng có nhiều trong cá, sò,trứng ngoài ra còn có trong sữa, nấm và đậu nành. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày của bé.
- Bổ sung Vitamin D bằng phương pháp tắm nắng cho trẻ
Vào những ngày có nắng, bố mẹ nên cho trẻ tắm nắng để trẻ tự tổng hợp Vitamin D.
Thời điểm nên cho trẻ tắm nắng là buổi sáng (giờ giấc tùy theo mùa). Thời điểm này cường độ ánh sáng vừa phải, chứa nhiều tia tốt cần cho sự phát triển của trẻ.
Thời gian tắm nắng hợp lý là 5-10 phút, không nên cho trẻ tắm nắng quá nhiều vì có thể sẽ làm trẻ nóng, ngạt mũi, sốt. Các bộ phận của trẻ có thể tắm nắng là chân tay, bụng, lưng.
Lưu ý: Không cho mắt bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
6.4. Cho trẻ ăn đồ mát, hạn chế đồ làm nóng trong
Khi thấy con bị đổ mồ hôi trộm, bố mẹ cũng cần phải chú ý đến chế việc trẻ đổ mồ hôi trộm ăn gì.
- Các loại thực phẩm nên tránh: Đồ cay nóng, đồ nướng, hoa quả gây nóng như vải, nhãn, xoài, mít…đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều muối. Vì khi ăn các loại thực phẩm này cơ thể bé sẽ rất dễ bị nóng trong hoặc bốc hỏa gây tình trạng tiết ra nhiều mồ hôi.
- Các loại thực phẩm nên ăn: Bạn nên cho bé ăn những loại thực phẩm có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc hạn chế đổ mồ hôi trộm. Ví dụ như rau má, cải ngọt, bí đao, thanh long, uống các loại trà thảo mộc như atiso…
6.5. Giữ cho cơ thể luôn mát mẻ
Giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ cũng là một trong những cách hạn chế đổ mồ hôi trộm.
- Không nên đắp quá nhiều chăn khi trẻ đang ngủ: Thân nhiệt trẻ cao hơn người lớn. Vì vậy bố mẹ nếu đắp quá nhiều chăn bé sẽ nóng bức, khó ngủ và đổ mồ hôi. Việc đắp thêm chăn cho trẻ chỉ khi chân tay trẻ có dấu hiệu giảm nhiệt độ, sờ vào lạnh.
- Không mặc quần áo quá dày: Trẻ nhỏ thường xuyên vận động nô đùa nên cơ thể thường xuyên tích nhiệt. Bố mẹ chỉ nên mặc quần áo vừa đủ cho con. Thêm vào đó nên chọn quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
- Cho trẻ chơi đùa trong bóng râm: Bố mẹ hạn chế cho trẻ nô đùa ngoài nắng. Vì ngoài đổ nhiều mồ hôi thì bé rất dễ bị sốt, ngạt mũi, khó thở.
Mồ hôi trộm thường gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn. Ra mồ hôi trộm không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ mà còn mang theo nhiều hiểm họa của các loại bệnh như hô hấp, ốm đau, còi xương, suy dinh dưỡng…
Chỉ khi hiểu rõ bản chất mồ hôi trộm là gì và nguyên nhân gây ra nó, thì bố mẹ mới tìm ra phương pháp điều trị cho bé kịp thời, tránh tình trạng chuyển nặng và gây ra hậu quả không mong muốn về sau.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.