Mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh: 7 điều quan trọng bố mẹ Cần Phải Biết

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 27/03/2023 11:42:06

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp. Đây là cách để trẻ tự cân bằng nhiệt độ trong cơ thể mình. Tuy nhiên, nếu mồ hôi trộm ra quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, còi xương, suy dinh dưỡng.

Vậy đổ mồ hôi ở trẻ sơ sinh có thể trị triệt để được không và phương pháp điều trị nào sẽ mang hiệu quả? Mời bố mẹ cùng tham khảo cách làm qua bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết

1. Mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là gì?

1.1. Phân biệt mồ hôi sinh lý và mồ hôi trộm

Trẻ sơ sinh hay đổ mồ hôi trộm khi ngủ

Trẻ sơ sinh hay đổ mồ hôi trộm khi ngủ

Mồ hôi là hệ thống làm mát của cơ thể khi nó trở lên quá nóng. Thành phần của mồ hôi chủ yếu là nước, muối khoáng và một chút chất thải. Chúng được tiết ra ngoài qua các tuyến mồ hôi nhỏ li ti ở dưới da.

Khi mồ hôi lắng đọng trên bề mặt da bắt đầu bốc hơi nó sẽ làm mát cơ thể. Ngoài ra, mồ hôi còn giúp loại bỏ căng thẳng, làm sạch cơ thể, làm đẹp da,…

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là hiện tượng cơ thể trẻ tiết ra rất nhiều mồ hôi ngay cả trong trạng thái tĩnh khi cơ thể không hoạt động hoặc trong điều kiện thời tiết tương đối mát mẻ. Đa phần mồ hôi trộm tiết ra trong lúc ngủ. Và trẻ chỉ bị thức giấc khi quần áo, ga giường chỗ nằm đã thấm đẫm hết mồ hôi. Do đó, dân gian hay gọi loại mồ hôi này là mồ hôi trộm.

Mồ hôi trộm thường xuất hiện ở các vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, hõm nách, lưng gáy và đầu. Mồ hôi trộm được chia làm hai loại sinh lý và bệnh lý. Đối với trẻ nhỏ bố mẹ cần phân biệt hai loại mồ hôi này để có các biện pháp chăm sóc bé phù hợp.

1.2. Các trường hợp đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh

1.2.1. Đổ mồ hôi trộm khi ngủ ban đêm

Ban đêm trẻ hay đổ mồ hôi trộm

Ban đêm trẻ hay đổ mồ hôi trộm

Bạn đêm là thời điểm mà trẻ thường hay bị đổ mồ hôi trộm nhất. Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh thường đổ mồ hôi trộm ở giai đoạn ngủ sâu. Nguyên nhân là do hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của bé còn non nớt, trẻ bị mộng mị khi ngủ và nhiệt độ môi trường ngủ cao do phòng bí hơi hoặc bố mẹ đắp chăn cho bé quá dày.

1.2.2. Đổ mồ hôi trộm khi bú

Đổ mồ hôi trộm trong khi bú là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Bố mẹ không nên quá lo lắng khi bé bị đổ mồ hôi trong trường hợp này.

Khi bé bú, mồ hôi trộm thường tiết ra ở phần đầu. Nguyên nhân là do đầu của bé tiếp xúc với bầu sữa mẹ ấm nóng dẫn đến quá trình truyền nhiệt từ mẹ sang con làm cho thân nhiệt của bé ở phần đầu tăng. Khi thân nhiệt phần đầu tăng cơ thể bé sẽ tự động tiết mồ hôi. Mặt khác hoạt động mút sữa mẹ cũng khiến cơ thể bé sinh nhiệt và giải phóng mồ hôi.

1.2.3. Đổ mồ hôi trộm không phải do thời tiết

Đôi khi trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm ngay cả trong trường hợp thời tiết dịu mát. Lúc này bố mẹ cần phải cần thận quan sát và theo dõi bé nhiều hơn. Vì có thể bé đã mắc một số bệnh như cường giáp, suy tim, hội chứng tăng tiết mồ hôi,…

Một số biểu hiện đi kèm: Bên cạnh việc tiết ra rất nhiều mồ hôi thì bé còn có các triệu chứng như khó chịu, mệt mỏi, ngủ không yên giấc, hay giật mình, quấy khóc, biếng ăn, gây gầy sút, chậm phát triển và rụng tóc vành khăn.

2. Tại sao trẻ sơ sinh hay đổ mồ hôi trộm?

Còi xương, suy dinh dưỡng khiến trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm

Còi xương, suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh

2.1. Rối loạn hệ thần kinh thực vật

Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh.

Hệ thần kinh thực vật bao gồm giao cảm và phó cảm. Hai hệ này có tác động đối lập nhau.

  • Giao cảm tăng cường chức năng tự động còn phó cảm giảm chức năng tự động.
  • Giao cảm và phó cảm giúp cân bằng trạng thái của cơ thể.

Trẻ em rất dễ bị hưng phấn, chỉ cần một chút tác động nhỏ sẽ kích thích hệ giao cảm gây ra các chứng tăng nhịp thở, đi tiểu nhiều lần và đổ mồ hôi trộm.

2.2. Mắc chứng tăng tiết mồ hôi

Tiết mồ hôi là cách mà cơ thể dùng để cân bằng nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu mồ hôi bị tiết ra quá nhiều ngay cả khi trẻ không vận động và thời tiết mát mẻ thì rất có thể bé đang mắc phải chứng tăng tiết mồ hôi.

Tăng tiết mồ hôi thường xảy ra ở vị trí tay và chân. Bố mẹ có thể căn cứ thêm vào dấu hiệu này để nhận biết bệnh chính xác hơn.

2.3. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa thường khiến trẻ đau bụng, gặp các vấn đề liên quan đến đại tiện. Khi bị đau bụng quá mức, đại tiện khó, tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cơ thể mất nước và đổ mồ hôi nhiều.

2.4. Còi xương, suy dinh dưỡng

Ra mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là một trong những biểu hiện của bệnh còi xương suy dinh dưỡng. Thành phần của mồ hôi có chứa canxi. Khi cơ thể đổ mồ hôi, lượng Canxi này mất đi nếu không được bổ sung thêm kịp thời làm cho hệ xương kém phát triển, bé dễ bị còi cọc, chậm lớn.

2.5. Suy tim 

Với những bé bị suy tim, quá trình bơm máu đi nuôi cơ thể sẽ rất khó khăn. Tim của các bé bị suy phải hoạt động gấp nhiều lần bình thường mới đủ máu đi nuôi cơ thể.

Vì phải hoạt động nhiều nên mỗi khi bị quá tải bé thường bị khó thở, hoa mắt chóng mặt, thậm chí là ngất và đổ nhiều mồ hôi.

2.6. Chứng âm hư

Ở trẻ nhỏ chức năng của thận chưa hoàn thiện như người lớn. Trẻ nhỏ được ví như mầm dương mới nhú nên phần âm bị thiếu hụt.

Thận âm hư là một trong những nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ có thể nhận biết bé bị thận âm hư thông qua các biểu hiện đi kèm như thân nhiệt cao, hay nóng trong, lòng bàn chân bàn tay nóng và đổ rất nhiều mồ hôi.

2.7. Bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp là một trong các loại bệnh do rối loạn hooc môn tuyến giáp gây ra. Đặc tính của loại bệnh này là không dung nạp nhiệt, ra nhiều mồ hôi và khiến bé luôn rơi vào trong trạng thái nóng nảy thất thường, giấc ngủ chập chờn, tinh thần kém.

2.8. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Hội chứng này thường gặp khi bé ngủ trong phòng có không khí quá ngột ngạt hoặc nóng bức. Bé có thể ngủ sâu li bì, đổ mồ hôi trộm và khó có thể thức dậy.

3. Phân biệt đổ mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý

3.1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm do sinh lý

Cho bé mặc quần áo thoáng mát để giảm tình trạng đổ mồ hôi trộm

Cho bé mặc quần áo thoáng mát để giảm tình trạng đổ mồ hôi trộm

  • Thời tiết quá nóng bức sẽ khiến cơ thể bé tích tụ nhiều nhiệt lượng. Để làm mát các tuyến mồ hôi bé bắt đầu tiết ra. Bên cạnh thời tiết quá nóng bức thì phòng ngủ quá bí bách, không thoáng khí hoặc bố mẹ mặc quá nhiều áo cho trẻ cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đổ mồ hôi khi ngủ.
  • Hệ thần kinh của bé còn non nớt chưa tự điều chỉnh việc tiết mồ hôi của cơ thể. Do đó, dẫn đến việc trẻ bị ra mồ hôi trộm nhiều lần trong một đêm.

Để hạn chế các nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm sinh lý, bố mẹ có thể bài trí phòng ngủ của bé thoáng khí hơn, khi bé ngủ chỉ để bé mặc áo mỏng và không đắp quá nhiều chăn.

3.2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm do bệnh lý

  • Trẻ mắc bệnh còi xương: Chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ còn là biểu hiện của bệnh còi xương. Khi hệ thống xương không phát triển, mọi vận động của bé đều tiêu tốn nhiều năng lượng hơn bình thường khiến cơ thể sản sinh nhiều nhiệt và toát mồ hôi. Nếu quan sát kỹ bố mẹ sẽ thấy bé hay tiết mồ hôi ở vùng gáy và trán.
  • Lượng đường trong máu thấp: Lượng đường huyết thấp trẻ dễ bị đổ mồ hôi, mặt mũi nhợt nhạt, tím tái, chân tay lạnh và đổ nhiều mồ hôi.
  • Cơ thể suy nhược: Đó là tín hiệu của việc trẻ bị thiếu dinh dưỡng. Khi thiếu dinh dưỡng sắc mặt của trẻ thường xanh xao, gầy gò, tinh thần kém… khi ngủ hay bị đổ mồ hôi.
  • Chứng âm hư: Thận đóng vai trò bài tiết và đào thải độc tố trong cơ thể. Ở trẻ, chức năng của thận chưa được hoàn thiện. Do vậy, nếu ban ngày trẻ hoạt động quá nhiều thì ban đêm thận phải làm việc khá vất vả. Vì thế, bé mệt mỏi, ngủ hay bị đổ mồ hôi trộm và tiểu không tự chủ.

Bố mẹ có thể hạn chế mồ hôi trộm bệnh lý ở trẻ bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc tố hạn chế nóng trong cho trẻ như rau củ quả, cháo trai, sò hến, chè đậu xanh, đậu đen… Song song với chế độ ăn có thể  kết hợp uống các bài thuốc đông y giúp bồi bổ thận.

4. Cảnh báo tác hại khi mồ hôi trộm kéo dài

Mồ hôi trộm kéo dài dễ gây các bệnh ốm sốt, cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Mồ hôi trộm kéo dài dễ gây các bệnh ốm sốt, cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Đổ mồ là trạng thái hoàn toàn bình thường của cơ thể. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hiểm họa khôn lường với sức khỏe của trẻ như:

  • Dễ mắc cảm lạnh và các bệnh viêm đường hô hấp: Mồ hôi tiết ra nhiều sẽ làm giãn lỗ chân lông. Nếu không lau khô kịp sẽ bị ngấm ngược trở lại vào bên trong gây nhiễm lạnh, ho, viêm phổi, viêm phế quản.
  • Dễ bị viêm nhiễm, mụn nhọt: Lỗ chân lông nở rộng sẽ tạo ra nơi lưu trú lý tưởng của bụi bẩn và các chất cặn bã. Lâu dần hình thành nên mụn, rôm sảy gây mẩn ngứa, khó chịu cho trẻ.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ: Trong mồ hôi có tới 95% là nước còn lại là một số chất khoáng và chất thải. Ra mồ hôi nhiều sẽ làm cơ thể bị mất nước, mất muối khiến da khô nhăn, háo nước, chán ăn, cơ thể suy kiệt, lâu dần dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng.  Mồ hôi cũng chứa canxi, trẻ đổ mồ hôi càng nhiều lượng canxi bị hao hụt càng lớn. Thiếu canxi hệ xương không phát triển bé chậm tăng chiều cao, trẻ khó ngủ hay quấy khóc vào ban đêm.

5. Cách xử lý khi đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh

Tùy từng trường hợp để bố mẹ có các biện pháp xử lý khi trẻ bị đổ mồ hôi trộm.

  • Trường hợp đổ mồ hôi trộm vẫn bú tốt, ăn ngủ và phát triển bình thường: Bố mẹ không cần quá lo lắng vì đây chỉ là mồ hôi sinh lý. Bố mẹ chỉ cần lấy khăn lau khô, tránh để bé cảm lạnh.
  • Giữ cơ thể trẻ luôn thoáng mát: Hãy cho bé mặc vừa đủ áo, chơi trong bóng mát, phòng ngủ rộng, thoáng khí và không đắp chăn quá nhiều cho bé khi ngủ.
  • Bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết: Bố mẹ nên bổ sung đủ dinh dưỡng qua bữa ăn hàng ngày của trẻ. Với vitamin D, bố mẹ có thể cho bé tắm nắng để cơ thể bé tự tổng hợp.
  • Uống đủ nước: Bố mẹ cho bé uống đủ nước mỗi ngày.
  • Sữa mẹ: Sữa mẹ giúp tạo miễn dịch cho bé khi ốm, cung cấp nước để hạn chế tình trạng bé ra mồ hôi trộm quá nhiều.
Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ để tăng cường hệ miễn dịch

Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ để tăng cường hệ miễn dịch

  • Ăn thực phẩm có tính mát: Một số thực phẩm có tính mát bố mẹ có thể cho bé ăn như cháo trai, sò hến, chè đậu xanh, hoa quả…
  • Không tắm khi trẻ đổ mồ hôi: Nếu trẻ bị ra mồ hôi, bố mẹ không nên đưa trẻ đi tắm ngay. Vì khi đó, các lỗ chân lông đang giãn rộng. Cho bé tắm ngay sẽ xảy ra tình trạng nhiễm nước ngược. Do đó gây cảm lạnh và mắc các bệnh về hô hấp như ho, hen suyễn, viêm phổi…

6. Cách chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian

Chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh có thể chữa trị bằng nhiều cách. Ngoài sử dụng các loại thuốc tây kê theo đơn của bác sĩ, bố mẹ cũng có thể sử dụng các bài thuốc lưu truyền từ trong dân gian như:

6.1. Chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng

Lá định lăng chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh

Lá định lăng chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh

Theo dân gian, lá đinh lăng có đặc tính gần giống như nhân sâm, giúp làm mát, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống mệt mỏi. Với trẻ nhỏ tắm lá đinh lăng sẽ giúp hạn chế được tình trạng mẩn ngứa, mụn nhọt,mất ngủ, ngủ không sâu giấc, đặc biệt là chứng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.

Nguyên liệu và vật dụng cần chuẩn bị:

  • Một nắm lá đinh lăng
  • 2 lít nước
  • 2 chậu tắm
  • Khăn bông, quần áo sạch

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá đinh lăng đem rửa sạch và đun sôi cùng với 2 lít nước.
  • Bước 2: Đổ nước lá đinh lăng đã đun sôi ra một chậu, pha thêm với nước lạnh để tắm cho bé. Nhiệt độ nước tắm bé phù hợp là từ 37-38 độ C.
  • Bước 3: Tiến hành gội đầu và tắm cho bé. Sau khi tắm xong bằng nước lá đinh lăng bố mẹ nên tắm lại cho bé bằng nước ấm đã pha sẵn để trong chậu thứ 2.
  • Bước 4: Dùng khăn khô lau sạch người cho bé và mặc quần áo giữ ấm cho trẻ.

Ngoài việc tắm cho trẻ bằng lá đinh lăng bạn cũng có thể phơi khô lá để làm gối hoặc vò kỹ lá sát xuống giường chỗ bé nằm. Mùi thơm của lá đinh lăng có tác dụng an thần giữ cho bé ngủ sâu giấc và hạn chế đổ mồ hôi trộm.

6.2. Bài thuốc chữa mồ hôi trộm từ củ súng

Theo y học cổ truyền, củ súng có tác dụng bồi bổ thận, chống thận hư, hạn chế tình trạng mất ngủ, di tinh ở nam giới và chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 400g củ súng
  • 800g củ mài

Cách làm:

  • Bước 1: Củ súng và củ mài đem nấu chín rồi bóc vỏ.
  • Bước 2: Thái lát củ súng và củ mài đem phơi khô tán nhỏ. Mỗi lần bạn dùng 10g để nấu thành cháo ăn mỗi ngày vào lúc đói.

6.3. Thạch hộc chữa mồ hôi trộm

Thạch hộc là dược liệu chữa mồ hôi trộm vô cùng hiệu quả

Thạch hộc là dược liệu chữa mồ hôi trộm vô cùng hiệu quả

Thạch hộc có vị ngọt, không độc, có tính lạnh dùng để thanh nhiệt, giải khát chữa lao lực, gầy gò, ốm yếu, ho, sốt nóng và đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.

Bài thuốc chữa mồ hôi trộm từ thạch hộc:

  • Bài 1: Thạch hộc, sinh địa, sa sâm, đan sâm, thiên môn, ngưu tất, mỗi vị 16g, ngũ vị tử 3g. Đem các vị thuốc này trộn lẫn sắc thành nước uống.
  • Bài 2: Thạch hộc 4g, chè xanh 2g đem hãm với nước sôi chắt lấy nước uống hoặc ngậm trong ngày.

6.4. Chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh với thục địa

Dùng thục địa để trị chứng mồ hôi trộm

Khi con đã đến tuổi ăn dặm, cháo thục địa sẽ là lựa chọn lý tưởng để trị chứng mồ hôi trộm

Theo tài liệu cổ, thục địa có vị ngọt, tính mát có công dụng bổ thận, tiêu khát, trị các chứng âm hư, ho suyễn và đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh. Đem thục địa nấu thành cháo cho trẻ ăn sẽ giúp trẻ không bị nóng trong và đổ mồ hôi khi ngủ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 50g gạo tẻ
  • 30g thục địa

Cách làm:

  • Bước 1: Cho thục địa vào trong túi vải, đập vụn.
  • Bước 2: Thục địa đã đập vụn cho vào nồi, đổ nước ngâm một lúc rồi đun sôi. Sau khi nước sôi thì hạ bớt lửa, chắt lấy nước.
  • Bước 3: Đổ gạo đã vo sạch vào nồi nước thục địa và nấu thành cháo cho bé ăn. Để bé ăn ngon miệng bố mẹ nên thêm thịt và một số loại gia vị vào trong cháo.

Mỗi ngày bố mẹ nên cho bé ăn một bát cháo vào buổi sáng lúc bé đang đói. Mỗi đợt thực hiện trong 10 ngày.

6.5. Bài thuốc bổ thận âm: Lục vị địa hoàng hoàn, Tả quy hoàn

Người mắc chứng thận âm hư thường có thân nhiệt cao, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay và gan bàn chân nóng, hay bị khô miệng. Trong đông y, lục vị đại hoàng hoàn và tả quy hoàn là hai bài thuốc trị chứng thận âm bị hư hiệu quả.

6.5.1. Lục vị địa hoàng hoàn

Lục vị địa hoàng hoàn là phương thuốc kinh điển được lưu truyền hàng ngàn năm trong y học cổ truyền Trung Hoa.

Lục vị gồm 6 vị thuốc với thành phần như sau:

  • Thục địa 20 -32g
  • Sơn thù  10 -16g
  • Trạch tả 8 -12g
  • Hoài sơn 10 – 16g
  • Phục linh 8-12g
  • Đơn bì 8 -12g

Cách dùng:

  • Cách 1: Tất cả 6 vị đem tán mịn luyện thành mật hoàng. Mỗi lần uống từ 8 – 12g, chia làm 2 – 3 lần/ ngày, cho bé uống chung với nước sôi để nguội.
  • Cách 2: Đem sắc và chắt lấy nước uống.

6.5.2. Tả quy hoàn

Bài thuốc này biến hóa từ bài thuốc của lục vị địa hoàng hoàn. Thay vì dùng đan bì, phục linh, trạch tả thì bài thuốc này lại dùng Thỏ ti.

Thành phần của bài thuốc:

  • Thục địa 8g
  • Sơn thù 4g
  • Sơn dược 4g
  • Thỏ ti tử 4g
  • Hoài ngưu tất 3g
  • Cao lộc hươu 4g
  • Cao quy bản 4g

Cách dùng: Đem 8 loại nguyên liệu trên ngào mật làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 4 – 8g, ngày chia làm 2 lần, uống chung với nước muối nhạt. Ngoài ra bạn cũng có thể sắc thành thuốc cho bé uống làm 2 lần/ngày.

7. Các món ăn cho trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm

Mồ hôi trộm thường gặp ở trẻ đang bú sữa mẹ hoặc trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm. Với mỗi giai đoạn khác nhau thì chế độ ăn cho trẻ để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh cũng sẽ khác nhau.

7.1. Đối với trẻ bú sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá cho bé những năm tháng đầu đời. Để bé không bị đổ mồ hôi trộm, mẹ chỉ cần cho bé bú đủ cữ mỗi ngày. Bản thân mẹ cũng cần ăn đủ chất để có đủ sữa cho bé bú và hàm lượng dinh dưỡng trong sữa cao hơn.

7.2. Đối với trẻ ăn dặm

Với trẻ ăn dặm những món ăn từ đậu, cá, trai, sò hến, sẽ có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, đào thải độc tố và hạn chế tình trạng bốc hỏa gây đồ mồ hôi trộm ở trẻ. Bố mẹ có thể tham khảo một số cách làm của các món ăn ngon dưới đây để bổ sung vào trong thực đơn hàng ngày của bé.

7.2.1. Cháo trai

Cháo trai giảm tình trạng đổ mồ hôi trộm

Cho con ăn cháo trai để giảm tình trạng đổ mồ hôi trộm

Trai có vị ngọt đậm, có tính hàn, giúp thanh nhiệt, bổ thận sáng mắt và thường được dùng cho trẻ em hay ra mồ hôi trộm.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 6 con trai
  • 35g lá dâu non
  • 1 nắm gạo nếp
  • 1 nắm gạo tẻ
  • Dầu ô liu

Cách chế biến:

  • Bước 1: Trai đem rửa sạch, luộc chín, lấy ruột, rửa sạch ruột rồi đem thái nhỏ.
  • Bước 2: Xào thơm ruột trai đã thái với một ít dầu ăn và hành thơm.
  • Bước 3: Sau khi cháo nở được ½ hạt gạo thì cho trai vào nấu đến khi cháo nhừ. Trước khi tắt bếp cho lá dâu thái nhỏ vào cháo và đảo đều. Thêm một chút dầu ô – liu và gia vị vào cháo để bé ăn vừa miệng hơn.

Đây là món ăn trị chứng ra mồ hôi trộm rất hiệu quả nên bố mẹ hãy cho bé ăn liên tiếp trong 6 ngày để bệnh giảm hẳn. Để tránh tình trạng bé ăn quá nhiều bị ngán bố mẹ nên cho bé ăn xen kẽ thêm cháo đậu xanh, cháo thịt băm…

7.2.2. Cháo nếp cẩm

Gạo nếp cẩm là thực phẩm quen thuộc hàng ngày với người dân Việt Nam. Trong y học cổ truyền, gạo nếp cẩm có tính ấm, vị ngọt, dùng để chữa khát, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy viêm loét dạ dày, tá tràng…

Với các công dụng tuyệt vời của nếp cẩm bố mẹ có thể dùng nếp cẩm để chế biến thành món cháo cho bé ăn nhé vừa bổ dưỡng lại chữa đổ mồ hôi trộm hiệu quả.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 1 nắm nếp cẩm hãn còn nguyên cám
  • 1 nắm gạo tẻ
  • 30g hạt sen
  • 1 viên đường phèn nhỏ

Cách làm:

  • Bước 1: Nếp cẩm đem ngâm qua đêm để cho hạt gạo được nở to và đều, khi nấu sẽ nhanh chín và cháo mềm hơn.
  • Bước 2: Đem nếp cẩm nấu với gạo thường thành cháo. Khi gạo nở ½ hạt thì cho thêm hạt sen vào ninh nhừ.
  • Bước 3: Thêm một chút đường phèn vào cháo để bé dễ ăn và làm cho món cháo thêm thơm ngon hơn.

Lưu ý: Bố mẹ nên nấu cho bé ăn vào mỗi buổi sáng khi đói.

7.2.3. Cháo sò hến

Cháo sò hến chữa mồ hôi trộm

Cháo sò hến là ưu tiên hàng đầu của nhiều bà mẹ vì sự đa tác dụng của nó

Đông y cho rằng, sò hến có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc có tác dụng dưỡng thận âm, lợi tiểu, nhuận tràng, mát gan, thanh nhiệt, giải độc.

Hến có vị mặn, tính ấm, không độc có tác dụng làm long đờm, chống nôn. Sò, hến đem nấu thành cháo cho bé ăn không những giảm được chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh mà còn có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp của trẻ.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 100g sò biển
  • 100g hến
  • 50g gạo
  • 3g rễ cây hẹ
  • Gia vị

Cách làm:

  • Bước 1: Sò hến đem rửa sạch, hấp cách thủy rồi bỏ vỏ, làm sạch ruột, tẩm ướp gia vị.
  • Bước 2: Rễ cây hẹ đem rửa sạch và giã lấy nước (khoảng 200ml)
  • Bước 3: Gạo đem xay nhỏ mịn cho vào nước cây hẹ khuấy đều và đun nhỏ lửa. Đến khi cháo chín cho sò, hến và một chút gia vị vào đảo đều và chờ cháo sôi lại.

Sau khi cháo được bố mẹ đổ cháo ra bát đợi cháo nguội và cho bé ăn. Mỗi ngày bố mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 lần vào lúc đói. Để có hiệu quả tốt thì nên cho bé ăn liền 3 – 5 ngày liên tục giữa các bữa nên đan xen các món ăn khác tránh để cho bé ăn nhiều quá bị ngán và bỏ bữa.

7.2.4. Cháo cá quả

Cháo cá quả trị chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả

Cháo cá quả không những thơm ngon mà còn trị chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả

Cá quả có vị ngọt, tính bình, không độc có tác dụng lợi thủy, bồi bổ khí huyết, trừ ho, tiêu đờm. Đem cá quả nấu thành cháo cho trẻ em sẽ giúp bồi bổ cơ thể trẻ sau ốm, tăng cảm giác thèm ăn và giảm triệu chứng ra mồ hôi trộm vào ban đêm.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Cá quả 200g
  • Gạo nếp 50g
  • Gạo tẻ 50g
  • Hành lá

Cách làm:

  • Bước 1: Cá quả đem rửa sạch bằng nước sôi, hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc
  • Bước 2: Xương cá đem giã nhỏ ninh nhừ và lọc lấy nước. Lưu ý nên dùng dụng cụ lọc có mắt nhỏ tránh để lọt xương sẽ làm cho bé bị hóc.
  • Bước 3: Đem gạo nếp và gạo tẻ trộn vào nhau rồi xay nhuyễn thành bột. Cho bột vào nước ninh xương cá quả rồi khuấy đều trên bếp. Khi cháo chín cho thịt cá và gia vị, hành ngò vào đảo đều và đun sôi thêm một lần nữa rồi đổ ra bát và để nguội cho bé ăn.

Bố mẹ cho trẻ ăn cháo cá quả 1 lần/ngày, liên tục trong khoảng 3 ngày. Chú ý đan xen các bữa để bé không bị chán ăn và bỏ bữa.

7.2.5. Cá diếc nấu với búp dâu non

Cá diếc không chỉ là món ăn ngon bổ dưỡng mà còn có tác dụng chữa bệnh. Trong Đông y, cá diếc có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bồi bổ khí huyết, tiêu khát, giảm tiết mồ hôi ở trẻ.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Cá diếc tươi
  • Búp dâu non bé trai 7 búp, bé gái 9 búp

Cách làm:

  • Bước 1: Cá diếc đem rửa sạch để nguyên con không mổ bụng. Búp dâu rửa qua với nước muối.
  • Bước 2: Cho cá diếc và búp dâu vào nồi ninh nhừ lấy nước.
  • Bước 3: Gỡ lấy thịt cá, cho vào nồi nước đã ninh cá từ lúc trước cùng với gạo, nấu thành món cháo thơm ngon cho bé ăn.

Với món cháo cá diếc búp dâu bố mẹ nên nấu cho bé ăn trong khoảng 7 – 10 ngày để có hiệu quả chữa đổ mồ hôi trộm tốt.

7.2.6. Cháo cá mực

Cháo cá mục chữa mồ hôi trộm

Mẹ cũng đừng quên bổ sung cháo cá mực vào thực đơn ăn dặm cho con nhé

Trong mực có chứa nhiều protid, chất béo, đường và axit amin rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Thịt cá mực có vị mặn, tính ôn, không độc dùng để tư âm bổ huyết, lợi tiểu hạn chế bé ra mồ hôi trộm vào ban đêm khi ngủ.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 50g cá mực khô
  • 250g củ mài
  • 50g hạt ý dĩ
  • Gia vị

Cách làm:

  • Bước 1: Cá mực khô rửa sạch, thái nhỏ. Hạt ý dĩ bỏ vỏ cho vào máy xay, xay thành bột. Củ mài rửa sạch, gọt vỏ, thái thành miếng.
  • Bước 2: Ninh nhừ củ mài. Cho cá mực, hạt ý dĩ, vào quấy đều thêm gia vị để món ăn đậm đà hơn.
  • Bước 3: Múc cháo ra chén, để nguội và cho trẻ ăn.

Với cháo cá mực bố mẹ nên cho trẻ ăn 2 lần trong ngày. Duy trì đều đặn trong 10 ngày để giảm được hiện tượng đổ mồ hôi trộm.

7.2.7. Chè đậu xanh

Đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát dùng để thanh nhiệt, giải độc. Đậu đen thường được chế biến thành cháo hoặc nấu chè cho bé ăn để giải khát, giảm sốt và hạn chế đổ mồ hôi trộm cho trẻ sơ sinh.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 50g đậu xanh
  • 50g táo tàu
  • Đường

Cách làm:

  • Bước 1: Đậu xanh ngâm với nước trong khoảng 2h.
  • Bước 2: Ninh đậu với nước, khi nước sôi hớt bọt để nước được trong.
  • Bước 3: Khi đậu chín, thêm táo tàu đỏ vào, đun đến khi táo chín, nở to. Nêm thêm đường để cháo có vị ngọt bé dễ ăn.

Chè đậu xanh táo tàu có tính thanh nhiệt, giải độc giảm tiết mồ hôi ở trẻ lại tương đối dễ nấu. Bố mẹ có thể nấu cho bé ăn 3 – 4 lần/1 tuần, ngày ăn một lần lúc đói.

Lưu ý: Không nên cho trẻ em ăn quá nhiều đậu xanh vì hàm lượng dinh dưỡng trong đậu xanh khá cao, còn cao hơn cả thịt gà. Nếu ăn liên tục trong thời gian ngắn sẽ khiến trẻ khó tiêu.

7.2.8. Chè đậu đen

Chè đậu đen chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh hiệu quả và ngon miệng

Chè đậu đen là món ăn ưa chuộng của nhiều trẻ sơ sinh

Theo đông y, đậu đen có tính mát, thường được dùng để giải nhiệt và điều trị các chứng bệnh liên quan đến thận hư. Với trẻ em, đậu đen là phương thuốc hữu hiệu để hạ sốt, bù nước, giảm tình trạng đổ mồ hôi trộm.

Mặt khác trong đậu đen còn giàu protein, chất xơ, chất chống oxy hóa, các loại vitamin A, C, B1 nên ăn đậu đen rất tốt cho trẻ.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 50g đậu đen
  • 5 quả táo tàu
  • 15g long nhãn

Cách làm:

  • Bước 1: Đậu đen cho vào chảo rang chín, rồi cho vào nồi chứa 300ml nước đun sôi.
  • Bước 2: Khi nước sôi thả long nhãn khô, táo tàu và một chút đường. Đun nhỏ lửa đến khi nước trong nồi cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp để nguội, chắt lấy nước cốt.
  • Bước 3: Chia đều nước cốt thành 4 phần. Cho bé uống vào các bữa trong ngày, trước khi đi ngủ khoảng 1h.

Lưu ý: Để có hiệu quả tốt bố mẹ nên cho bé uống liên tục trong 3 ngày.

Đọc thêm: 13 món ăn cho trẻ đổ mồ hôi trộm

Nhìn chung, mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh nếu do sinh lý thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu mồ hôi trộm là do bệnh lý thì bố mẹ nên cẩn thận khi chăm sóc bé. Nếu tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh không thuyên giảm thì hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám chữa và điều trị kịp thời. Tránh để lâu ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.

Đáng giá bài viết

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC