Bé ăn ngon miệng, tăng cân, tăng chiều cao là mong ước của mọi phụ huynh. Và mẹ cũng có thể làm được điều đó khi nắm trong tay 10 bí quyết hữu ích được tổng hợp sau đây.
1. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp là bí quyết đầu tiên giúp trẻ ăn ngon miệng và chóng lớn. Chế độ ăn vừa đủ chất vừa đủ lượng sẽ đáp ứng được nhu cầu năng lượng hằng ngày của trẻ. Hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hệ xương phát triển, sức đề kháng được tăng cường.
Mỗi đứa trẻ đều cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất: Bột đường, đạm, béo, vitamin – khoáng chất. Trong đó nhóm chất đạm, bột đường, chất béo có khả năng sinh năng lượng. Còn nhóm vitamin-khoáng chất thuộc nhóm không sinh năng lượng.
- Chất đạm: Đây là dưỡng chất quan trọng hàng đầu với cơ thể. Chất đạm giúp cung cấp năng lượng, cấu tạo tế bào, mô, tăng cường miễn dịch…
- Chất bột đường: Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, tham gia điều hòa các quá trình sinh hóa. Từ đó giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện.
- Chất béo: Đây là nguồn cung cấp năng lượng và các acid béo làm nguyên liệu cho quá trình sinh tổng hợp diễn ra trong cơ thể.
- Vitamin – khoáng chất: Đóng vai trò hết sức quan trọng trong cấu tạo tế bào. Từ đó thúc đẩy chuyển hóa năng lượng cũng như trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
2. Đa dạng thực đơn cho bé hàng ngày
Thực đơn nhàm chán là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ăn không ngon miệng điển hình. Bạn cứ thử tưởng tượng nếu ngày nào bạn cũng ăn một loại thức ăn chắc chắn sẽ thấy chán. Trẻ em cũng vậy, bé ăn ngon miệng hơn nếu thực đơn hằng ngày đa dạng. Đa dạng từ nguyên liệu đến cách chế biến.
Vì vậy, mẹ hãy thay đổi món ăn thường xuyên và sáng tạo thêm món mới. Đây là cách giúp bé hào hứng hơn với bữa ăn. Có rất nhiều các món ăn, thực phẩm giúp trẻ ăn ngon miệng mà mẹ có thể lựa chọn. Bên cạnh đó, cách chế biến độc đáo, mùi vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn… Những điều này sẽ khơi gợi trí tò mò của trẻ, giúp trẻ có cảm giác ngon miệng hơn.
3. Có giờ giấc cho bữa ăn đúng nhất
Sắp xếp các bữa ăn hợp lý, đúng giờ giấc, có khoảng cách giữa các bữa chính, phụ là cách để hấp thu dinh dưỡng nhiều hơn. Đồng thời hình thành phản xạ tự nhiên và thói quen tốt cho trẻ.
Mẹ nên xen kẽ các bữa ăn chính, phụ. Ngoài 3 bữa chính mẹ có thể cho bé ăn 2,3 bữa phụ. Bữa phụ có thể là: Một ít hoa quả, sữa chua, phô mai, vài lát bánh mì, bánh quy ít đường….
Lưu ý: Tránh cho bé ăn trước khi đi ngủ vì thức ăn sẽ gây cảm giác đầy bụng. Điều này khiến bé khó ngủ và ảnh hưởng tới dạ dày. Không cho trẻ ăn vặt, uống nước trái cây hoặc nước ngọt có gas trước bữa ăn chính. Vì như thế sẽ khiến bé đầy bụng và không thể dung nạp thêm thức ăn.
4. Luôn tạo tâm lý thoải mái cho bữa ăn
Nhiều cha mẹ có tâm lý ép buộc bắt con ăn hết. Lâu dần hình thành tâm lý khó chịu, không thoải mái vào mỗi bữa ăn của trẻ. Chính tâm lý sợ ăn, bị ép ăn khiến cho trẻ càng lười ăn. Vì vậy, mẹ nên tạo không khí bữa ăn thoải mái vui vẻ. Để con cảm nhận được sự thích thú, thưởng thức sự ngon miệng của bữa ăn.
Bên cạnh đó, mẹ nên cho con những lời khen để kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Với những trẻ bắt đầu ăn dặm, có nhiều món lạ, chưa quen hoặc không hợp khẩu vị, mẹ nên kiên trì tập cho con ăn dần dần từ ít tới nhiều. Khi con ăn đủ no, mẹ tuyệt đối không cho con ăn thêm khiến bé sợ hãi. Tránh hành vi bóp mũi cho bé nuốt, quát bé sợ, đánh cho bé khóc.
5. Trang trí món ăn thật đẹp mắt, ngộ nghĩnh
Thực đơn nhàm chán, ít thay đổi, màu sắc đơn điệu cũng là lý do khiến bé biếng ăn. Do đó, để bé ăn ngon miệng, mẹ hãy tạo những món ăn nhiều màu sắc, kết hợp trang trí… Những món ăn có dạng động vật, nhân vật hoạt hình sẽ kích thích thị giác. Từ đó bé hứng thú với bữa ăn hơn.
Ngoài ra, mẹ có thể kể các câu chuyện bằng món ăn kết hợp lời khen. Điều này giúp bé cảm thấy vui thích mỗi khi đến bữa ăn. Có rất nhiều cách trang trí mà mẹ có thể tham khảo:
6. Khuyến khích, động viên trẻ tự ăn
Ở mỗi độ tuổi, bé lại có kĩ năng sử dụng bộ phận trên cơ thể một cách thích hợp để tự chăm sóc bản thân. Vì vậy, mẹ có thể để trẻ tự ăn, điều này đem lại sự thoải mái cũng như khiến bé ăn ngon miệng hơn.
- Với trẻ từ 6-12 tháng tuổi: mẹ có thể để trẻ ăn bốc các loại rau củ quả hoặc thịt.
- Với trẻ trên 12 tháng tuổi: mẹ có thể hướng dẫn cho con tự xúc đồ ăn.
Dưới sự kiên nhẫn và khích lệ của mẹ bé sẽ học nhanh hơn và có thể tự ăn uống mà không cần sự giám sát của mẹ. Khi bé có thể tự ăn, mẹ có thể để bé ăn cùng với các thành viên khác trong gia đình.
Việc để trẻ tự lập sớm trong việc ăn uống sẽ giúp mẹ nuôi con đỡ vất vả, đồng thời giúp bé xây dựng thái độ tự tin và học hỏi không ngừng.
7. Cho bé tham gia vào chuẩn bị đồ ăn
Để trẻ cùng tham gia vào khâu chuẩn bị đồ ăn, nấu nướng sẽ giúp trẻ trân trọng và hiểu được vai trò của thức ăn. Trẻ con sẽ phấn khích hơn khi được ăn những thứ chúng làm ra, giúp con học cách chia sẻ công việc nhà cùng với bố mẹ.
Để bé ăn ngon miệng, hứng thú với những món ăn mình chuẩn bị. Mẹ có thể cho trẻ tham gia vào các công việc vặt như:
- Cho trẻ trộn và khuấy thức ăn: Mẹ có thể đặt con trên điểm tựa vững chắc hoặc để bé lên chiếc ghế giúp con dễ dàng thực hiện các thao tác.
- Cho trẻ làm sinh tố: Thay vì làm một mình, hãy để trẻ nhà bạn tham gia vào khâu chuẩn bị các loại trái cây làm sinh tố hoặc tự tay dùng máy xay để trộn các loại hoa quả ưa thích.
- Nhặt rau, rửa sau: đây là công việc dễ thực hiện và không đòi hỏi quá nhiều kĩ năng cho bé. Mẹ có thể để bé nhặt nhạnh các loại rau dễ làm.
8. Đảm bảo không có vấn đề về răng miệng
Răng miệng là bộ phận đầu tiên của hệ thống tiêu hoá. Ở trẻ có hàm răng chắc khỏe sẽ ăn uống dễ dàng, bé ăn ngon miệng hơn. Ngược lại, nếu trẻ gặp vấn để về răng miệng (sâu răng, gãy răng, viêm nướu, viêm lợi) sẽ khiến trẻ không nhai được đồ ăn, trẻ biếng ăn, gầy sút và có thể bị suy dinh dưỡng.
Vì vậy, mẹ hãy cho bé đi khám nha sĩ thường xuyên, để có thể phát hiện điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé.
9. Kích thích hệ tiêu hóa đường ruột cho trẻ
Hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả sẽ giúp tốc độ rỗng dạ dày nhanh hơn, tạo các cơn đói tự nhiên ở trẻ. Mẹ nên cho bé sử dụng:
- Men vi sinh: thường chứa vi sinh vật có lợi. Khi vào đường ruột, men vi sinh sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp lên men thức ăn, tạo điều kiện để tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.
- Men tiêu hóa: chứa các enzym như amylase, lipase, protease, lactase giúp cắt nhỏ thức ăn thành các phần có kích thước nhỏ hơn, hấp thu vào máu.
- Sữa chua: Sữa chua sở hữu rất nhiều vi khuẩn có lợi, có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nhờ vậy kích thích tiêu hóa và mang giúp bé ăn ngon miệng hơn.
10. Sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ
Ngoài các biện pháp hỗ trợ kích thích ăn ngon miệng từ thực phẩm, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược Forikid TW3.
Với thành phần từ thảo dược thiên nhiên, Forikid TW3 có tác dụng: Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và giảm nguy cơ táo bón.
Sản phẩm được bào chế dưới dạng cao lỏng vị dễ uống phù hợp với trẻ nhỏ. Chắc chắn đây sẽ là “người bạn” thân thiết của bé và giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Cách sử dụng:
- Trẻ em từ 1-5 tuổi:10 ml x 2 lần/ngày.
- Trẻ em trên 5 tuổi: 15ml x 2 lần/ngày.
11. Một số mẹo khác mà mẹ có thể tham khảo
Có rất nhiều mẹo giúp bé ăn ngon miệng mà mẹ có thể áp dụng thử như:
- Cho trẻ uống chút nước trước bữa ăn 30 phút: Đây là cách bổ sung đủ acid dịch vị tiêu hóa thức ăn. Mẹ nên để trẻ uống nước ấm, uống từng ngụm nhỏ.
- Cho trẻ vận động, tập thể thao: Hoạt động thể thao giúp bé tiêu hao năng lượng của cơ thể. Vì vậy trẻ mau đói, ăn ngon và ăn nhiều hơn. Mẹ nên cho trẻ tham gia các trò chơi ngoài trời: đi bộ, chạy nhảy, bơi lội, đá bóng…
- Sử dụng một chút gia vị cay, chua: Mẹ có thể cho vào các món ăn gia vị cay hoặc chua để kích thích tiêu hóa và vị giác của trẻ.
12. Những lưu ý cần biết để bé ăn ngon miệng, lớn nhanh
Nhiều bố mẹ quan niệm phải cho con ăn thật nhiều, ăn thật khỏe. Tuy nhiên quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. Chế độ dinh dưỡng không nên quá thừa hay quá thiếu. Quan trọng là cần đảm bảo đầy đủ, cân đối giữa các nhóm chất. Đồng thời phải phù hợp với độ tuổi, thể trạng của trẻ.
Đối với trẻ đã áp dụng thử nhiều biện pháp nhưng tình trạng biếng ăn vẫn không cải thiện. Trường hợp này mẹ nên theo dõi quan sát thêm các biểu hiện của con. Nếu có bất thường, mẹ cần đưa trẻ tới các chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của con.
Để trẻ ăn ngon miệng tiêu hóa tốt cần rất nhiều thời gian, sự kiên nhẫn và hỗ trợ từ bố mẹ. Hy vọng bài viết giúp bố mẹ có thêm nhiều cách để bé ăn ngon miệng, phát triển và khỏe mạnh như bao bạn bè đồng trang lứa khác.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.