17 Nguyên nhân khiến trẻ ăn không ngon miệng [ Tổng hợp]

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 15/03/2023 16:23:11

Bé ăn không ngon, từ đó dẫn tới thiếu cân, chậm lớn…khiến các bậc cha mẹ mệt mỏi. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ ăn không ngon miệng để tìm biện pháp khắc phục chính là mối ưu tiên hàng đầu.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ ăn không ngon miệng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ ăn không ngon miệng

1. Nguyên nhân khiến trẻ ăn không ngon miệng

1.1. Trẻ ăn không ngon miệng do đang bị bệnh

Khi bị bệnh thì cơ thể trẻ sẽ rất yếu, sức đề kháng suy giảm, cơ thể luôn mệt mỏi, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Trẻ không cảm thấy ngon miệng, không muốn ăn và luôn có cảm giác chán ăn. Lúc này, mẹ cần thay đổi thực đơn, ưu tiên các món ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.

  • Cho trẻ ăn những món ăn mềm hoặc đồ ăn lỏng như súp, cháo: súp gà, súp cua, súp bí đỏ, cháo thịt bò, cháo tôm, cháo cá.
  • Bổ sung thêm rau xanh vào cháo, súp, canh hầm cho bé.
  • Cho trẻ uống đủ nước, nước trái cây nhiều vitamin và khoáng chất như nước cam, nước táo, dưa hấu, dứa…
  • Nên định kỳ tẩy giun với những trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên.
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để diệt trừ tác nhân gây bệnh.

1.2. Trẻ bị nhiệt miệng

Miệng đau sưng do bị nhiệt khiến trẻ ăn không ngon miệng

Miệng đau sưng do bị nhiệt khiến trẻ ăn không ngon miệng

Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ, phát triển ở mô mềm bên trong má và môi, dưới lưỡi hoặc trên nướu của trẻ. Những vết này thường gây ra cảm  giác đau và xót khi tiếp xúc với thức ăn khiến bé chán ăn, ăn mất ngon, thậm chí sợ ăn vì đau.

Các cách khắc phục:

  • Bổ sung thực đơn với nhiều món ăn thanh nhiệt
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng, nước khế chua, nước củ cải…
  • Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày kết hợp dùng nước súc miệng
  • Không ăn đồ ăn cứng, đồ cay nóng, đồ ăn mặn, chua

Xem thêm: Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ

1.3. Yếu tố thời tiết

Điều kiện thời tiết quá nóng nực, nhất là vào mùa hè… thường khiến cơ thể trẻ bị mất nước. Cơ thể tiết nhiều mồ hôi và cảm giác khó chịu cũng khiến cho việc ăn uống trở nên kém ngon miệng.

Các cách khắc phục:

  • Bổ sung thêm thức ăn dạng lỏng như cháo, canh… để bù đắp lượng nước thất thoát.
  • Cho bé dùng thêm các món nước ép, sinh tố thanh nhiệt.
  • Cho bé mặc trang phục thoáng mát, dễ chịu…

1.4. Tinh thần căng thẳng

Khi trẻ phải chịu những căng thẳng tinh thần như cảm giác sợ hãi do bị bạo hành, cuộc sống gia đình căng thẳng, thay đổi môi trường học tập, … thì chắc chắn vị giác của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này mẹ nên:

  • Thường xuyên trò chuyện để hiểu thấu trẻ, san sẻ những gánh nặng tâm lý cho trẻ.
  • Bảo vệ trẻ trước những tác nhân xấu.
  • Tạo điều kiện để trẻ được sống, học tập, vui chơi trong môi trường lành mạnh.
  • Bổ sung thêm dưỡng chất, vitamin để trẻ không bị suy nhược.

1.5. Trẻ bị ép ăn, sợ ăn

Cảm giác bị ép ăn sẽ khiến cho trẻ thêm sợ ăn và lười ăn. Hiện tượng biếng ăn tâm lý này thường xảy ra khi trẻ bị gò bó, bị ép buộc mang khăn ăn, phải ngồi một chỗ suốt bữa ăn và ăn hết khẩu phần của mình. Cảm giác này cũng có thể đến khi cha mẹ đánh lừa trẻ để cho thuốc vào thức ăn, vào sữa uống.

Các cách khắc phục:

  • Tạo cho trẻ tâm lý vui vẻ, thoải mái, không ép uổng trẻ ăn nhanh.
  • Tránh cho thuốc vào thức ăn hoặc sữa.
  • Không ép trẻ ăn thêm khi trẻ đã đủ no.
  • Nên nhẹ nhàng tập cho trẻ ăn những món ăn lạ miệng chứ không nên thúc ép.

1.6. Khẩu phần ăn đơn điệu

Khẩu phần ăn lặp lại không được thay đổi cũng khiến trẻ không ngon miệng

Khẩu phần ăn lặp lại không được thay đổi cũng khiến trẻ không ngon miệng

Khẩu phần ăn không có sự đổi mới, lặp lại từ ngày này qua ngày khác là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ăn không ngon miệng, ngán ngẩm với thức ăn.

Khẩu phần ăn lặp lại cũng có nguy cơ thiếu dưỡng chất, khiến trẻ không thể phát triển đầy đủ như bạn bè đồng trang lứa.

Các cách khắc phục:

  • Nên nghiên cứu để thay đổi thực đơn theo định kỳ cho trẻ.
  • Nên tận dụng các nguyên liệu tươi ngon theo mùa để chế biến nên các món ăn hấp dẫn.
  • Ngoài ra thì cha mẹ cũng cần chú ý tới sự cân bằng dưỡng chất để đảm bảo trẻ phát triển tốt.

1.7. Thiếu vitamin và kẽm

Vitamin các loại là những dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, tuần hoàn máu… Riêng trường hợp trẻ thiếu kẽm sẽ trở nên còi cọc, biếng ăn, hấp thụ dinh dưỡng kém.

Các cách khắc phục:

  • Chọn thực phẩm cung cấp đầy đủ vitamin và vi khoáng, đặc biệt là kẽm. Theo đó thì mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều ngũ cốc, rau xanh, trái cây các loại, hạt vừng, thịt, động vật có vỏ, vv…
  • Tránh ăn nhiều thức ăn giàu chất béo, nhiều đường, mỡ.
  • Nên tận dụng thêm sữa và các chế phẩm từ sữa để giúp bé phát triển tốt hơn.

1.8. Rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ rất dễ lâm phải tình cảnh rối loạn. Lúc này thì trẻ thường có cảm giác buồn nôn và đau bụng, nặng hơn nữa là tiêu chảy hay táo bón… Ngoài ra thì hiện tượng đường ruột bị loạn khuẩn, rối loạn co bóp… cũng khiến hệ tiêu hóa bị mất cân bằng.

Thông thường sau một tuần thì tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ qua đi, tuy nhiên nếu những triệu chứng này có chiều hướng nặng lên thì cha mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế.

Các cách khắc phục:

  • Cho bé điều trị rối loạn tiêu hóa.
  • Nên cho trẻ ăn những món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ trong quá trình chế biến, nấu nướng

1.9. Do sinh lý

Nếu bé đột nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần mà không rõ nguyên nhân. Rất có thể trẻ đã gặp phải tình trạng biếng ăn sinh lý. Đây là hiện tượng thường xảy ra theo từng giai đoạn phát triển của trẻ như lúc biết lật, biết ngồi, tập đi.

Thường thì hiện tượng này sẽ qua mau, tuy nhiên thì một số trường hợp biếng ăn sinh lý kéo dài có thể hình thành nên thói quen lười ăn.

Các cách khắc phục:

  • Theo dõi quá trình phát triển của bé để nắm được nguyên nhân biếng ăn rõ ràng.
  • Không nên lạm dụng thuốc bổ hoặc ép trẻ ăn nhiều, thay vào đó nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để giúp bé ăn dễ dàng hơn, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
  • Thường xuyên thay đổi thực đơn, cách chế biến món ăn để bé thêm thích thú, hứng khởi khi đến bữa ăn.

1.10. Thức ăn không hợp khẩu vị

Cho bé ăn những món bé không thích khiến trẻ không hứng thú với ăn uống

Cho bé ăn những món bé không thích khiến trẻ không hứng thú với ăn uống

Hãy quan sát xem từng loại nguyên liệu, từng cách thức chế biến hoặc cách nêm nếm gia vị của mình đã phù hợp với khẩu vị riêng của trẻ chưa. Thực đơn hợp khẩu vị chính là chìa khóa giúp bé ăn ngon và ăn nhiều hơn.

Các cách khắc phục:

  • Cho bé ăn nhiều loại thức ăn, chế biến thành nhiều món khác nhau để tìm ra món trẻ thích.
  • Nên đổi thực đơn theo định kỳ để giúp bé hứng thú hơn.
  • Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn.

1.11. Trẻ ăn không ngon miệng do dùng thuốc

Tình trạng trẻ biếng ăn còn có thể xảy ra khi trẻ sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, uống các viên sắt, vitamin A  hoặc vitamin D quá liều.

Thuốc kháng sinh có thể khiến hệ vi khuẩn đường ruột bị nhiễu loạn, làm giảm quá trình lên men thức ăn tiêu thụ, làm mất cân bằng hệ vi sinh ruột, hậu quả là trẻ trở nên biếng ăn.

Các cách khắc phục:

  • Cho trẻ ăn nhiều bữa, chế biến thức ăn theo dạng mềm hoặc lỏng.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước hoa quả.
  • Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng có nguy cơ thiếu như kẽm, vitamin thuộc nhóm B, vitamin A, C… theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh sử dụng thuốc bổ một cách tự tiện, không sử dụng thuốc kích thích ăn uống.

1.12. Thói quen ăn vặt

Một số bậc phụ huynh quan niệm rằng những bữa ăn vặt sẽ giúp trẻ bù lại lượng dưỡng chất chưa có đủ từ bữa ăn chính. Tuy nhiên thì đây lại là suy nghĩ hết sức sai lầm vì đó chính là nguyên nhân khiến trẻ ăn không ngon miệng đồng thời còn gây hại sức khỏe.

Những loại thức ăn vặt được yêu thích như bánh snacks, khoai tây chiên, cá viên chiên… đều chứa rất nhiều chất phụ gia, hàm lượng dinh dưỡng lại thấp, vì thế mà ăn nhiều chỉ làm cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ thêm yếu đi.

Các cách khắc phục:

  • Hạn chế cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn chính.
  • Tránh các loại thực phẩm nhiều chất phụ gia, nhiều dầu mỡ.

1.13. Để bé vừa ăn vừa chơi

Các hành động “dụ” bé bằng đồ chơi, cho bé nghịch điện thoại, xem tivi, dẫn bé đi dạo khắp khu phố… không những không giúp bé ăn nhanh mà còn khiến hoạt động ăn uống bị rối loạn.

Thức ăn cũng theo đó mà trở nên nguội lạnh, mất chất dinh dưỡng, khiến bé đã chán ăn nay còn chán hơn nữa. Đặc biệt thì nếu việc vừa ăn vừa chơi trở thành thói quen thì sửa chữa là điều rất khó.

Các cách khắc phục:

  • Nên để bé ngồi yên một chỗ và tập trung vào thức ăn, không nên cho bé chơi hoặc bế bé quá nhiều.
  • Nên cho trẻ vận động, chơi đùa trước bữa ăn khoảng 30 phút, như thế sẽ khiến trẻ có cảm  giác đói, từ đó bé sẽ ăn ngon và ngủ ngon hơn.

1.14. Ăn “ tùy hứng” không theo bữa

Việc cho bé ăn tùy hứng, trái bữa là thói quen không hề tốt vì như thế có thể khiến bé ăn không được nhiều, đồng thời mất cảm giác chờ đợi bữa cơm chính. Thói quen này cũng khiến việc ăn uống trở nên vất vả hơn đối với cả cha mẹ và bé.

Các cách khắc phục:

  • Lập ra thời gian biểu cho các bữa ăn. Giờ ăn phải cố định để tập cho bé thấy đói khi bữa ăn đến gần.
  • Không chiều theo những vòi vĩnh thái quá của trẻ.

1.15. Trẻ không tiêu hóa hết thức ăn

Bố mẹ cho bé ăn quá nhiều khiến trẻ đầy bụng và không muốn ăn bữa sau

Bố mẹ cho bé ăn quá nhiều khiến trẻ đầy bụng và không muốn ăn bữa sau

Lượng thức ăn thừa quá nhiều khiến cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức sẽ làm cho bé có cảm giác đầy bụng, từ đó mất đi cảm giác ngon miệng.

Các cách khắc phục:

  • Chỉ nên cho bé ăn lượng thức ăn vừa đủ.
  • Bổ sung thêm men vi sinh có lợi như Probiotics hoặc Prebiotics (chất xơ hòa tan).

1.16. Nuông chiều, chỉ cho ăn những gì bé thích

Nếu chỉ cho bé ăn những gì các em thích thì cơ thể sẽ không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Lâu ngày khiến bé càng khó chấp nhận các món ăn mới.

  • Nên tập cho bé ăn những món ăn mới.
  • Chế biến thực phẩm đa dạng thành những món vừa bổ dưỡng, vừa ngon miệng.

1.17. Bé ăn riêng, không ăn cùng gia đình

Việc cho bé ăn trước bữa cơm của gia đình sẽ khiến bé không tiếp thu được nề nếp ăn uống của người lớn, đồng thời không cảm nhận được sự ấm cúng, đoàn kết của các thành viên khác.

Các cách khắc phục:

  • Nên cho bé ăn cùng với các thành viên trong nhà.
  • Có thể tạo hoạt động thi đua ăn uống để giúp bé hứng khởi hơn.

2. Trẻ ăn không ngon miệng có biểu hiện gì

Trẻ ăn không ngon miệng thường quấy khóc khi ăn

Trẻ ăn không ngon miệng thường quấy khóc khi ăn

Khi vị giác bị ảnh hưởng, cảm giác hứng thú với thức ăn mất đi thì bé thường có các biểu hiện như sau:

  • Quấy phá, khóc lóc trong giờ ăn.
  • Ăn không tập trung, ít quan tâm đến thức ăn, thậm chí còn có hành động quăng, ném thức ăn.
  • Ăn rất ít hoặc thậm chí là không ăn.
  • Không muốn thử các món mới mà chỉ thích ăn các món quen thuộc.
  • Còi xương, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển.

3. Cách khắc phục cho trẻ ăn không ngon

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Nếu như bạn đã thử những cách giúp trẻ ăn ngon miệng khác nhau nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như ý thì bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ giúp kích thích tiêu hóa như sản phẩm cao lỏng của TW3.

Sản phẩm cao lỏng Forikid TW3 được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên như: Sinh địa, Thạch hộc, Táo chua, Tỳ giải, Hoài sơn, Khiếm thực, Đảng sâm, Cam thảo. Sản phẩm mang đến tác dụng:

  • Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa.
  • Hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón.
  • Hỗ trợ tăng cường sức khỏe.

Đây là sản phẩm được điều chế thành dạng cao lỏng, vị ngọt dịu dễ uống. Trẻ sẽ thích thú khi sử dụng mà bố mẹ không cần bắt ép.

Gọi ngay 1900.3199 để được tư vấn nhanh nhất.

Vừa rồi là một số nguyên nhân khiến trẻ ăn không ngon miệng. Mong rằng các bậc cha mẹ sẽ hiểu hơn về thói quen ăn uống của con em mình, từ đó tìm được cách giúp bé ăn ngon và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

17 Nguyên nhân khiến trẻ ăn không ngon miệng [ Tổng hợp]
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC