7 biểu hiện giúp bạn dễ dàng phát hiện trẻ suy nhược cơ thể

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 30/03/2023 13:55:06

Trẻ suy nhược cơ thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ trong tương lai. Để ngăn chặn tình trạng này, cha mẹ cần phát hiện sớm những biểu hiện, nắm rõ nguyên nhân. Qua đó, áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp cho con.

1. Biểu hiện trẻ suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể là tình trạng sụt giảm sức khỏe nghiêm trọng khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và trì trệ. Tùy mức độ suy nhược mà những biểu hiện xuất hiện trên cơ thể trẻ sẽ khác nhau.

1.1. Kém phát triển chiều cao, cân nặng sụt

Suy nhược cơ thể ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, cân nặng ở trẻ

Suy nhược cơ thể ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, cân nặng ở trẻ

Đây là dấu hiệu đầu tiên mà dễ thấy nhất để bố mẹ nhận ra trẻ suy nhược cơ thể. Ở mỗi mốc phát triển, bé cần đạt được những mốc chiều cao và cân nặng tương ứng. Đây là minh chứng cho việc cơ thể bé khỏe mạnh và phát triển một cách bình thường.

Khi bé bị suy nhược cơ thể, sẽ rất khó để có thể đạt được các mốc này. Lúc này, có thể chiều cao sẽ không phát triển thêm, cân nặng của bé bị sụt. Điều này có thể dẫn tới việc bé còi xương chậm lớnbé chậm phát triển chiều cao và không bằng những bạn cùng lứa tuổi.

1.2. Ăn không ngon, biếng ăn

Khi trẻ suy nhược cơ thể, bé sẽ chán ăn, không muốn ăn

Khi trẻ suy nhược cơ thể, bé sẽ chán ăn, không muốn ăn

Một biểu hiện khác của việc bé đang bị suy nhược đó chính là việc bé ăn không ngon, biếng ăn. Lúc này, cơ thể của trẻ đang cảm thấy mệt mỏi, đồng thời các cơ quan khác như hệ tiêu hóa cũng sẽ hoạt động kém hiệu quả. Như vậy, bé sẽ cảm thấy đắng miệng, ăn không tiêu, chán ăn… Điều này dẫn tới khả năng ăn của bé giảm sút cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe.

1.3. Da dẻ xanh xao, tiều tụy

Với việc cơ thể của bé ăn không ngon, chán ăn cũng như hệ tiêu hóa kém đi. Bé sẽ không có đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh. Do đó, việc bé trở nên gầy gò, xanh xao và tiều tụy sẽ rất dễ xảy ra. Nếu như bé nhà bạn đang có biểu hiện này, hãy lưu ý vì rất có thể bé đang bị suy nhược.

1.4. Ngủ không ngon, hay quấy khóc

Suy nhược sẽ khiến trẻ ngủ không ngon và hay quấy khóc

Suy nhược sẽ khiến trẻ ngủ không ngon và hay quấy khóc

Quấy khóc, ngủ không yên giấc là biểu hiện tiếp theo của việc trẻ suy nhược cơ thể. Không chỉ các cơ quan như hệ tiêu hóa mà còn cả hệ thần kinh của trẻ cũng bị ảnh hưởng trong thời gian suy nhược. Điều này sẽ khiến cho giấc ngủ của trẻ bị rối loạn, gây mất ngủ, ngủ không yên, gặp ác mộng…

Bên cạnh đó, với hệ tiêu hóa hấp thu kém, ăn không ngon… Cơ thể của bé sẽ bị thiếu một số khoáng chất như: Canxi, Magie, Kẽm… Đây đều là các khoáng chất tham gia trực tiếp vào hoạt động duy trì giấc giấc ngủ của trẻ.

1.5. Luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và lười vận động

Với cơ thể suy nhược, các cơ quan hoạt động kém hơn… sẽ khiến cơ thể của trẻ luôn cảm thấy không có sức lực và mệt mỏi. Như vậy, thì dù là vận động nhẹ, nô đùa… bé cũng sẽ cảm thấy không hứng thú. Nếu không, bé sẽ chỉ vận động được trong một thời gian ngắn, sau đó sẽ cảm thấy mệt mỏi.

Thay vì vận động, trẻ chỉ muốn ngồi một chỗ và không tham gia vào hoạt động thể chất nào.

1.6. Gặp phải các vấn đề tiêu hóa

Việc trẻ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa sẽ dẫn tới khả năng hấp thu giảm cũng như cơ thể suy nhược

Việc trẻ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa sẽ dẫn tới khả năng hấp thu giảm cũng như cơ thể suy nhược

Như đã nói ở trên, việc suy nhược cơ thể ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan. Hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi sự suy nhược này. Điều này khiến bé rất dễ mắc phải các vấn đề tiêu hóa như táo bón, rối loạn tiêu hóa…

Nếu thấy bé gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa ở trẻ, mẹ hãy theo dõi cẩn thận vì rất có thể bé đang bị suy nhược.

1.7. Suy giảm một số chức năng

Suy nhược cơ thể ở trẻ sẽ khiến các cơ quan hoạt động kém hiệu quả hơn. Ngủ không ngon khiến các cơ quan không được nghỉ ngơi một cách đầy đủ. Còn hệ tiêu hóa hoạt động kém đi cũng dẫn tới việc hấp thụ kém, không cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho các cơ quan. Chính điều này khiến một số chức năng trong cơ thể sẽ bị suy giảm đôi chút.

Một số chức năng bị suy giảm thường thấy nhất có thể kể đến như: Khả năng tiếp thu kém, chức năng nâng đỡ của các cơ giảm, ảnh hưởng huyết áp… Việc trẻ bị suy nhược cơ thể càng nặng càng ảnh hưởng tới nhiều chức năng khác nhau.

2. Suy nhược cơ thể ở trẻ có nguy hiểm không?

Trẻ suy nhược cơ thể là tình trạng mà bố mẹ cần lưu tâm

Trẻ suy nhược cơ thể là tình trạng mà bố mẹ cần lưu tâm

Suy nhược cơ thể ở trẻ không quá nguy hiểm nhưng cần có biện pháp cải thiện kịp thời. Vì tình trạng này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và cả tâm lý của trẻ. Nếu như trẻ suy nhược cơ thể kéo dài khiến trẻ chậm lớn, nhẹ cân và thấp còi.

Mặt khác, dưỡng chất không đủ khiến đề kháng của trẻ yếu dễ bị mắc bệnh. Cha mẹ cũng cần đề phòng vì khi cơ thể bé bị suy nhược, các rối loạn nội tiết cũng xảy ra làm tăng nguy cơ rối loạn cảm xúc dẫn đến các chứng trầm cảm, tự kỷ.

3. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ suy nhược cơ thể

Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra để giải thích về chứng suy nhược cơ thể ở trẻ. Cha mẹ cần nắm chắc được nguyên nhân để đưa ra các giải pháp phù hợp cho con.

3.1. Cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng

Chế độ ăn không đầy đủ chất hay trẻ biếng ăn, lười ăn, tiêu hóa kém… Trong thời gian dài khiến các dưỡng chất quan trọng không được hấp thu vào cơ thể. Tình trạng này khiến cho cơ thể bé bị thiếu hụt chất dinh dưỡng vă năng lượng. Từ đó dẫn tới, chức năng của một số cơ quan bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, còi cọc và nặng nhất là suy nhược cơ thể.

3.2. Suy nhược do bé bị quá sức

Việc trẻ chạy nhảy, hoạt động nhiều sẽ dẫn tới thiếu hụt năng lượng và suy nhược cơ thể

Việc trẻ chạy nhảy, hoạt động nhiều sẽ dẫn tới thiếu hụt năng lượng và suy nhược cơ thể

Mọi hoạt động hàng ngày của trẻ đều tiêu tốn năng lượng của cơ thể. Nếu như bé vận động hoặc tham gia các hoạt động thể chất nhiều sẽ khiến cơ thể của bé tiêu hao vượt quá mức năng lượng được cung cấp vào cơ thể. Điều này diễn ra trong một thời gian dài có thể khiến trẻ bị quá sức và gây ra suy nhược cơ thể.

Ngoài hoạt động thể chất, bé hoàn toàn có thể quá sức do việc học tập. Học tập với cường độ cao trong một thời gian dài, suy nghĩ quá nhiều cũng ảnh hưởng tới tâm lý và cơ thể.

3.3. Ảnh hưởng của tâm lý

Áp lực tâm lý có thể khiến trẻ mệt mỏi và suy nhược

Áp lực tâm lý có thể khiến trẻ mệt mỏi và suy nhược

Áp lực học tập lớn hay sức ép từ mâu thuẫn trong gia đình có thể khiến trẻ bị căng thẳng, stress. Tâm lý bất ổn trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa từ đó làm cản trở hoạt động phân giải và hấp thu chất dinh dưỡng. Điều này khiến trẻ dễ bị thiếu chất và bị suy nhược cơ thể.

3.4. Trẻ suy nhược cơ thể do mới ốm dậy

Khi mới ốm dậy, các cơ quan của bé sẽ chưa thể phục hồi giống như lúc khỏe mạnh. Do vậy, việc bé bị suy nhược là hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu không có chế độ chăm sóc hợp lý cũng như có chế độ phục hồi. Việc suy nhược cơ thể, cơ quan bị suy giảm chức năng cũng như bé bị tái ốm là hoàn toàn có thể xảy ra.

3.5. Dấu hiệu của một số căn bệnh

Những vấn đề về sức khỏe cũng ảnh hưởng và khiến trẻ suy nhược cơ thể

Những vấn đề về sức khỏe cũng ảnh hưởng và khiến trẻ suy nhược cơ thể

Ngoài những nguyên nhân có thể dẫn đến trẻ suy nhược cơ thể kể trên. Việc cơ thể mệt mỏi, suy nhược… có thể đến do một số căn bệnh ảnh hưởng tới các cơ thể của bé. Có thể một số bệnh mãn tính như:

  • Viêm đường hô hấp
  • Giun sán
  • Viêm loét dạ dày
  • Trào ngược dạ dày
  • Viêm đại tràng
  • Hội chứng ruột kích thích

Các bệnh lý này gây ra rối loạn trong hấp thu dinh dưỡng biểu hiện ra cơ thể mệt mỏi. Nếu thấy trẻ suy nhược cơ thể kết hợp với những biểu hiện của các căn bệnh. Mẹ nên đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để có thể thăm khám và có biện pháp kịp thời.

3.6. Suy nhược cơ thể do di truyền

Mặc dù đây là một nguyên nhân không thường gặp, tuy nhiên không phải là không có. Những trẻ sinh ra trong gia đình mà người lớn có cơ địa gầy ốm bẩm sinh sẽ có nguy cơ bị suy nhược cơ thể cao hơn những trẻ khác. Trường hợp này, cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt để cải thiện sức khỏe và quan sát sức khỏe tinh thần của con liên tục.

4. Cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể ở trẻ

4.1. Cho bé nghỉ ngơi, đảm bảo tinh thần thoải mái

Đây là điều cần bố mẹ thực hiện nhất khi mà bé nhà mình đang bị suy nhược cơ thể. Hãy cho bé được nghỉ ngơi một cách phù hợp và luôn tạo tâm lý thoải mái nhất.

Nghỉ ngơi và có tâm lý thoái mái quyết định khá nhiều tới khả năng phục hồi sau suy nhược ở trẻ

Nghỉ ngơi và có tâm lý thoái mái quyết định khá nhiều tới khả năng phục hồi sau suy nhược ở trẻ

Việc nghỉ ngơi sẽ giúp cho cơ thể của bé hồi phục sau khi bị mất một lượng lớn năng lượng. Bên cạnh đó, nghỉ ngơi cũng giúp các cơ quan của trẻ được phục hồi tổn thương nếu có. Hãy cho bé được nghỉ trong không gian yên tĩnh, sạch sẽ và có nhiệt độ phù hợp. Đây là không gian thích hợp nhất để giúp trẻ mau chóng lấy lại sức và hết suy nhược.

Vấn đề tâm lý của trẻ cũng ảnh hưởng mật thiết tới khả năng và tốc độ hồi phục. Với tâm lý tốt, cơ thể và hệ tiêu hóa sẽ hoạt động trơn tru hơn. Nhờ đó, trẻ ăn nhiều, ăn ngon miệng và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, tâm lý hạnh phúc cũng giúp con có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Bố mẹ hãy quan tâm tới bé cũng như có thể “chiều chuộng” bé một chút trong thời gian bé suy nhược.

4.2. Bồi bổ cơ thể suy nhược bằng thực phẩm

Nguồn dinh dưỡng vào cơ thể con người chủ yếu là từ thực phẩm. Do vậy, để giải quyết tình trạng trẻ suy nhược cơ thể, mẹ nên bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cần thiết. Từ đó, trẻ mới có đủ dưỡng chất để phục hồi cơ thể.

Đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể cũng là cách giải quyết vấn đề suy nhược ở trẻ

Đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể cũng là cách giải quyết vấn đề suy nhược ở trẻ

Một số thực phẩm mà mẹ nên bổ sung cho trẻ có thể kể đến như:

  • Thịt cá: Chất đạm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi cơ thể. Nguồn chất đạm tự nhiên từ các loại thịt cá vô cùng dồi dào và tốt cho cơ thể. Nhờ vậy, trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi sau suy nhược.
  • Rau xanh: Chất xơ có trong rau xanh giúp thúc đẩy tiêu hóa một cách hiệu quả. Khi hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách trơn tru, cơ thể của trẻ sẽ hấp thu các dưỡng chất tối đa. Rau mồng tơi, bông cải, rau ngót, bắp cải… là những thực phẩm mẹ có thể nghĩ tới.
  • Trái cây: Trong trái cây có hàm lượng Vitamin và khoáng chất vô cùng dồi dào. Điều này cũng giúp cho cơ thể có thể phục hồi sau suy nhược một cách nhanh chóng. Một số loại quả nên sử dụng như: Cam, bưởi, táo, lê, chuối…
  • Sản phẩm lên men từ sữa: Các sản phẩm được lên men từ sữa chứa hàm lượng lợi khuẩn rất dồi dào. Đây là những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ. Hệ tiêu hóa của bé sẽ hoạt động tốt và hấp thu dưỡng chất một cách tốt nhất.

4.3. Sử dụng Vitamin cho trẻ bị suy nhược

Bổ sung Vitamin cho bé khi đang bị suy nhược cơ thể là điều bố mẹ cũng nên nghĩ tới. Vitamin đóng vai trò rất quan trọng, tham gia và quá trình chuyển hóa năng lượng, chuyển hóa chất dinh dưỡng… Đồng thời Vitamin còn đóng góp cải thiện tình trạng sức khỏe rất hữu ích.

Bổ sung Vitamin cho trẻ cũng là cách giúp trẻ phục hồi nhanh chóng

Bổ sung Vitamin cho trẻ cũng là cách giúp trẻ phục hồi nhanh chóng

Một số loại Vitamin mà bố mẹ nên bổ sung cho trẻ suy nhược cơ thể như:

  • Vitamin B: Vitamin nhóm B là tập hợp nhiều loại vitamin gồm: B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12. Đây là nhóm Vitamin có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Vitamin nhóm B có nhiều trong các thực phẩm: Gạo lứt, gan động vật, thịt bò, hạnh nhân, yến mạch…
  • Vitamin C: Có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do độc hại ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, Vitamin C còn có ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp Collagen, tạo máu cũng như giúp cơ thể phòng ngừa và chống lại các yếu tố gây bệnh. Vitamin C có thể tìm thấy ở: Rau xanh đậm, cam, dâu tây, đu đủ…
  • Vitamin D: Đây là một trong loại Vitamin rất quan trọng đối với cơ thể. Vitamin D tham gia trực tiếp vào quá trình hấp thu Canxi từ thức ăn vào máu. Bên cạnh đó, Vitamin D còn có tác dụng củng cố hệ miễn dịch, cân bằng cơ thể, ngăn ngừa tổn thương thị lực… Mẹ có thể cho bé tắm nắng để tăng cường Vitamin D hoặc bổ sung từ các thực phẩm như: nấm, gan, dầu cá…

4.4. Đảm bảo trẻ ngủ đủ và có giấc ngủ sâu

Giấc ngủ ngon quyết định tới việc phục hồi của bé khá nhiều

Giấc ngủ ngon quyết định tới việc phục hồi của bé khá nhiều

Các nghiên cứu khoa học chứng minh giấc ngủ có tác động “cực” lớn đến sức khỏe của những năm đầu đời. Theo đó, giấc ngủ quyết định đến:

  • Chiều cao và cân nặng của trẻ: Hormon tăng trưởng GH tiết ra vào thời điểm từ 10h tối đến 1h sáng trong lúc trẻ ngủ sâu. Do vậy, nếu mất ngủ vào thời điểm này, trẻ có thể bị còi cọc, chậm tăng cân và kém phát triển chiều cao.
  • Phát triển não bộ: Trong giấc ngủ, hệ thống thần kinh bắt đầu tạo ra sự liên kết, lưu trữ và kết nối các thông tin trẻ ghi nhận ở ban ngày. Do đó, nếu trẻ mất ngủ, sự liên kết thần kinh sẽ kém hơn. Khả năng ghi nhớ và học tập theo đó cũng bị ảnh hưởng.
  • Chỉ số cảm xúc: Những trẻ có giấc ngủ sâu và ngon sẽ tránh được những căng thẳng thần kinh. Từ đó, trẻ sẽ không hay cáu gắt và có cảm xúc tiêu cực với các tác động từ môi trường xung quanh.

4.5. Vận động nhẹ cũng giúp cải thiện tình trạng suy nhược

Các bài tập thể dục thể thao đã được nghiên cứu là đem đến tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tâm lý của con người. Theo đó, các hoạt động thể lực vừa phải sẽ giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, hoạt động tuần hoàn khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe của hệ tim – mạch, kích hoạt hoạt động của hệ miễn dịch và giải tỏa được áp lực tâm lý trong ngày. Do đó, cha mẹ hãy khuyến khích con có những bài tập thể lực nhẹ, phù hợp để cải thiện vấn đề suy nhược của con.

4.6. Có nên sử dụng thuốc cho trẻ bị suy nhược

Cần hỏi ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ bị suy nhược

Cần hỏi ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ bị suy nhược

Việc bổ sung thêm các sản phẩm thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong thời kỳ này là cần thiết. Các sản phẩm này giúp bổ sung các chất cần thiết, tăng cường thể lực và cải thiện vấn đề tâm lý cho con. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ thuốc nào cho bé, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh sử dụng phải những sản phẩm không phù hợp.

4.7. Đưa trẻ tới các sở sở y tế để thăm khám

Việc thăm khám là cần thiết trong quá trình điều trị trẻ suy nhược cơ thể. Các bác sĩ sẽ giúp xác định chính xác vấn đề của bé là gì. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị cũng như những lưu ý cần thiết để cha mẹ có được giải pháp tốt nhất. Do đó, khi phát hiện bất thường ở con, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám sớm nhất.

5. Phòng ngừa tình trạng suy nhược ở trẻ nhỏ

Với những trẻ có mới có dấu hiệu nhẹ hoặc mới điều trị suy nhược xong, cha mẹ cần có những lưu ý đặc biệt để ngăn chặn tình trạng suy nhược xuất hiện ở con.

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Khẩu phần ăn của con phải đảm bảo đầy đủ và cân đối giữa các nhóm chất. Tránh tình trạng thiếu hụt hoặc bổ sung lệch gây ảnh hưởng đến phát triển của con.
  • Cho bé vui chơi ngoài trời: Cha mẹ nên dành thời gian cho con đi dạo và vui chơi cùng con. Điều này giúp bé có tâm lý tốt và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của trẻ.
  • Có thời gian sinh hoạt hợp lý: Bé cần có thời gian biểu cho việc học tập, ăn uống và nghỉ ngơi. Chế độ sống khoa học và lành mạnh sẽ tạo ra nhịp sinh học ổn định cho bé đồng thời tránh được tình trạng quá sức hay mệt mỏi cho con.

Trên đây là thông tin về vấn đề trẻ suy nhược cơ thể. Rất hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho những cha mẹ có con đang bị suy nhược cơ thể. Nếu có thắc mắc, cha mẹ hãy bình luận dưới bài viết này để được chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ.

7 biểu hiện giúp bạn dễ dàng phát hiện trẻ suy nhược cơ thể
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC