Trẻ nóng trong ăn gì là câu hỏi khiến nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu. Nhưng khi hiểu rõ nguyên nhân gây nóng trong ở đâu thì mẹ có thể dễ dàng tìm được thực phẩm phù hợp. Hãy theo dõi bài viết sau để biết đó là thực phẩm gì nhé.
Xem thêm:
- Bé bị nóng trong hay táo bón – Giải quyết mọi thắc mắc cho mẹ
- Top 13+ thức uống cho trẻ bị nóng trong
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người
Nóng trong người có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Nhưng về cơ bản, chúng bao gồm những yếu tố sau:
1.1. Bé có cơ địa nóng
Tùy thuộc vào cơ địa mà ở trẻ có thể dễ bị ảnh hưởng bởi chứng nóng trong. Trên thực tế, một số trẻ có mức chuyển hóa năng lượng cao hơn bình thường, vì thế dễ gây nóng trong hơn.
1.2. Độc tố và nhiệt độc trong cơ thể bị tích tụ lâu ngày
Các chất độc và phế phẩm trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể tích tụ lâu ngày gây ra chứng nóng trong, rối loạn chức năng cơ thể hoặc một số loại bênh khác.
Cơ thể trẻ tích tụ nhiều độc tố khiến suy giảm chức năng của các cơ quan thanh lọc, đào thải độc tố ở gan, thận gây hại cho sức khỏe
1.3. Chế độ ăn uống không hợp lý
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị nóng trong người thường do chế độ ăn uống chưa hợp lý, cụ thể như:
- Mất cân bằng chế độ dinh dưỡng:
- Do bố mẹ cho trẻ sử dụng quá nhiều thịt, cá … mà quên đi nguồn thực phẩm cực kỳ cần thiết là rau xanh, củ, quả.
- Trẻ ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh, đồ chiên nhiều dầu, mỡ … Chứa quá nhiều năng lượng dư thừa, đòi hỏi cơ thể phải đốt cháy và sinh nhiệt dẫn đến nóng trong.
- Do trẻ uống quá ít nước: Thiếu hụt nước trong cơ thể, gây rối loạn quá trình trao đổi chất, rối loạn điện giải và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể … .Uống không đủ nước còn là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải độc gan và chức năng đào thải độc tố ở thận. Dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể gây ra bệnh.
1.4. Sử dụng nhiều thuốc tân dược
Việc sử dụng quá nhiều loại thuốc tân dược khiến gan không thể chuyển hóa hết dẫn đến tích tụ lâu ngày trong gan ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của cơ quan này.
Bên cạnh đó, sử dụng các loại thuốc tân dược liều lượng mạnh hoặc chứa các thành phần mẫn cảm có thể dẫn đến nóng trong ở trẻ.
1.5. Chức năng gan và thận yếu
Gan và thận là hai cơ quan có vai trò quan trọng của cơ thể trong việc thanh lọc và đào thải độc tố ra bên ngoài. Nếu hai cơ quan này suy giảm chức năng, các độc tố có thể không được thanh lọc, dẫn đến tích tụ và gây nóng trong.
2. “Tích nhiệt ở đâu, gây bệnh ở đó” là gì?
Nóng trong trên thực tế là sự tích tụ độc tố bên trong cơ thể gây nên các triệu chứng có hại cho sức khỏe. Lượng nhiệt dư thừa và độc tố tích tụ ở mỗi nơi trên cơ thể sẽ gây ra các loại bệnh khác nhau, chẳng hạn như:
- Tích ở gan gây ra các chứng gan bị nóng, xơ gan, men gan tăng.
- Tích ở đại tràng gây viêm đại tràng.
- Tích ở thận gây bệnh sỏi thận, suy thận.
- Tích ở tâm gây sốt cao, chảy máu cam.
- Tích ở phế gây suy hô hấp, viêm phế quản.
- Tích ở tỳ, vị gây dịch trắng ra nhiều, mặt có nhiều tàn nhang.
Đối với các vị trí tích độc khác nhau, biểu hiện cũng có sự khác biệt. Do đó, các bố mẹ nên theo dõi trẻ để có thể phát hiện các triệu chứng mà có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Biểu hiện khi trẻ nóng trong
Khi trẻ bị nóng trong sẽ biểu hiện trên cơ thể thông qua các triệu chứng có thể nhận thấy bằng mắt thường và cử chỉ khác lạ của trẻ. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến báo hiệu rằng rất có thể trẻ nhà bạn đang gặp vấn đề về nóng trong.
3.1. Bé hay quấy khóc, đêm ngủ không ngon
Trẻ bị nóng trong cơ thể sẽ cảm thấy vô cùng bức bối, khó chịu. Vì thế trẻ sẽ trở nên gắt gỏng, khó khăn và dễ quấy khóc, đêm về ngủ không ngon hoặc hay giật mình thức giấc.
3.2. Bé thường nổi rôm sảy
Nhiều trẻ em, nhất là trẻ nhỏ khi bị nóng trong người sẽ có xu hướng nổi rôm, sảy trên cơ thể. Vì thế nếu thấy các biểu hiện bất thường trên làn da của trẻ, bố mẹ có thể theo dõi và xin lời khuyên từ những nguồn đáng tin cậy.
3.3. Da môi, da cơ thể khô
Cơ thể nóng trong sẽ làm da trở nên khô khan, rộp hoặc thô ráp. Bên cạnh đó, nếu cơ thể thiếu hụt lượng nước, nóng trong còn có thể biểu hiện thông qua làn da xanh xao, nhợt nhạt và thô ráp.
3.4. Đi tiểu khó khăn, nước tiểu vàng
Không chỉ ở trẻ mà ngay cả đối với người lớn, nhìn màu sắc nước tiểu có thể phán đoán tình hình sức khỏe của cơ thể. Thông thường nước tiểu trong hoặc có màu vàng nhạt được xem là bình thường, nếu nước tiểu có màu vàng, vàng đậm thì rất có thể cơ thể trẻ đang nóng trong, cần đào thải độc tố.
3.5. Bé bị nhiệt miệng, viêm loét miệng
Trẻ bị nóng trong sẽ rất dễ mắc phải các triệu chứng viêm, loét khoang miệng, nhất là nhiệt miệng. Nếu phát hiện trẻ dễ bị nhiệt miệng do tự phát hoặc biến chứng từ các vết xước thì rất có thể trẻ đang bị nóng trong cơ thể.
3.6. Một số trường hợp bị sốt, choáng váng
Cơ thể nhiều độc tố, nhiệt cao hoặc âm hư có thể làm cơ thể khô hanh, suy yếu dẫn đến dễ mắc các bệnh cảm, sốt và choáng váng.
3.7. Hơi thở nóng, đổ mồ hôi trộm
Một biểu hiện khác báo hiệu chứng nóng trong khác ở trẻ chính là hơi thở nóng rát hơn bình thường hoặc thường xuyên đổ mồ trộm.
3.8. Bé bị nóng trong táo bón
Nóng trong là một trong những triệu chứng âm hư, lượng nước lượng dịch trong cơ thể bị thiếu hụt, cơ thể dễ khô, nóng, suy giảm chức năng hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Nóng trong có thể gây suy yếu trực tràng, rối loạn hệ tiêu hóa gây ra chứng táo bón ở trẻ.
Nếu bố mẹ nhận thấy trẻ nhà mình mắc từ hai hoặc nhiều biểu hiện phía trên. Rất có thể trẻ nhà bạn đã mắc phải chứng nóng trong. Trong trường hợp này cần xem xét lại các nguyên nhân có thể gây bệnh mà đưa ra cách giải quyết thích hợp.
4. Trẻ nóng trong ăn gì
Các nguồn dưỡng chất trong rau xanh, thực phẩm,…rất có lợi cho sự phát triển ổn định và ngăn ngừa các loại bệnh tật trong cơ thể. Nếu bố mẹ có trẻ đang gặp phải vấn đề với chứng nóng trong, những món ăn dưới đây sẽ rất có ích đấy.
4.1. Nhóm trái cây
Trái cây chứa nhiều Vitamin, khoáng và dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và giải quyết chứng nóng trong rất hiệu quả.
4.1.1. Bơ
Quả bơ chứa rất giàu acid béo không bão hòa có lợi cho hoạt động tim, ngoài ra, nguồn chất béo trong bơ còn có thể giúp hấp thụ dễ dàng hơn các dưỡng chất từ thực phẩm thực vật.
Bơ chứa nhiều Vitamin, khoáng chất và các nhóm chất chống oxy hóa cơ thể,…có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hạn chế nóng trong rất tốt.
4.1.2. Dưa hấu
Dưa hấu chứa một lượng dồi dào Vitamin A, C, B6 và các hợp chất chống oxy hóa. Làm mát cơ thể và giúp đưa nhiệt cùng chất độc ra khỏi cơ thể thông qua việc tăng cường bài tiết qua thận nên sẽ đi tiểu nhiều hơn.
Ngoài ra, lượng nước dồi dào trong dưa hấu còn là nguồn nước bổ sung cần thiết cho cơ thể trẻ trong việc ngăn ngừa chứng nóng trong.
4.1.3. Cam, quýt
Cam, quýt là nguồn cung dồi dào Vitamin và khoáng chất, đặc biệt là Vitamin C. Cho trẻ uống nước ép cam, quýt mỗi ngày có thể tăng sức đề kháng, ngăn ngừa nhiều loại bệnh và giảm các vấn đề về nóng trong ở trẻ.
4.1.4. Bưởi
Bưởi là một loại trái cây rất tốt đối với sức khỏe. Chứa nguồn Vitamin dồi dào, khoáng và nhiều nhóm chất có lợi. Cho trẻ ăn hai múi bưởi hoặc một ly nước ép mỗi ngày thể giúp trẻ luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và hạn chế các vấn đề về nóng.
4.1.5. Táo
Trong táo có chứa nhiều thành phần tự nhiên như Vitamin A, B1, B2, B6, E,…đặc biệt là các nhóm chất chống oxy hóa cơ thể. Giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung khoáng chất và hạn chế các bệnh trong cơ thể.
4.1.6. Dứa
Trong dứa gồm nhiều thành phần như: Vitamin B1, Vitamin C và hàm lượng acid hữu cơ cao. Loại quả này có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm các gốc tự do, giúp giải nhiệt và giải khát rất tốt.
4.1.7. Củ đậu
Củ đậu là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe thông qua việc bổ sung rất nhiều chất xơ, Vitamin A, Vitamin PP, Vitamin B1,…có tác dụng thanh mát cơ thể, hạn chế nóng trong và ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả.
4.1.8. Một vài loại quả khác
Bên cạnh đó, còn rất nhiều loại quả khác rất tốt cho cơ thể trong việc thanh nhiệt và giảm sự xuất hiện của chứng nóng trong như đu đủ, thanh long, chanh dây, xoài, mận.
Các bố mẹ có thể linh hoạt sử dụng và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ tùy vào điều kiện thực tế và sở thích của trẻ.
4.2. Nhóm rau xanh
Rau xanh là một trong những nhóm thực phẩm quan trọng cần được ưu tiên bổ sung hàng đầu trong mỗi bữa ăn của trẻ. Rau, củ, quả chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đồng thời hạn chế bệnh và các vấn đề khác về sức khỏe.
Một số loại rau xanh rất tốt để hạn chế tình trạng nóng trong ở trẻ mà ba mẹ nên cho trẻ sử dụng bao gồm:
4.2.1. Bông cải xanh
Bông cải xanh có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Đây là loại thực phẩm rất giàu sắt, canxi, carbohydrate, crom, Vitamin A và Vitamin C,….và nhiều dưỡng chất khác. Thông qua sự tác động của các hợp chất như glucoraphanin, glucobrassicin lên cơ thể, bông cải xanh có thể giúp giải độc, thanh mát cơ thể, hạn chế nóng trong ở trẻ.
4.2.2. Rau dền
Rau dền có vị ngọt, tính mát và cung cấp rất nhiều chất sắt cho cơ thể. Ngoài ra, rau dền chứa nhiều Vitamin, protid, glucid và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, có tác dụng giúp thanh mát, giải nhiệt, làm mát gan,…
4.2.3. Cải bắp
Cải bắp chứa nhiều Vitamin C kết hợp với Vitamin P phức hợp PC và Vitamin C nên rất thích hợp cho trẻ ăn khi những ngày nắng nóng, nên khuyên các phụ huynh cho bé ăn thường xuyên để tránh tình trạng nóng trong ở trẻ em.
4.2.4. Rau má
Rau má có tác dụng làm thanh nhiệt cơ thể, giảm nóng trong ở trẻ, giảm những bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ và tim mạch của trẻ, giúp bé ăn ngon miệng hơn, tăng cân. Kèm theo đó rau má có rất nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin B1, B2, B3, C và K …rất tốt cho sức khỏe của trẻ.
4.2.5. Rau ngót
Rau ngót là một loại rau có rất nhiều thành phần dinh dưỡng như Vitamin B2, B1, PP, chất xơ, Vitamin PP, canxi, sắt, và tinh bột … các chất này rất cần thiết cho bé khi bé bị nóng trong giúp tăng sức đề kháng của các bé, nên các phụ huynh nên cần bổ sung cho bé thật nhiều.
4.2.6. Rau mồng tơi
Trong rau mồng tơi có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều dưỡng chất và một hàm lượng Vitamin C vượt trội. Bố mẹ cho trẻ ăn nhiều mồng tơi có thể giúp lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt và chống nóng trong rất tốt.
4.2.7. Bí đao
Bí đao chứa rất nhiều nước, protein, ngoài ra còn có rất nhiều Vitamin như: B1, B2, C,…rất thích hợp cho trẻ ăn những ngày hè, làm mát cơ thể, giảm tình trạng nóng trong ở trẻ nhỏ.
4.2.8. Mướp đắng
Mướp đắng có chứa nhiều các Vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe của bé như chất xơ, sắt, natri, photpho, kẽm và các Vitamin B1, B2, B5, B6….giúp thanh lọc cơ thể, mát gan, giải độc.
4.2.9. Dưa chuột
Dưa chuột là loại quả rất có lợi cho sức khỏe. Theo ước tính, trong 100g dưa chuột chứa rất nhiều năng lượng, protein, xơ, Vitamin A, B1,… và các khoáng chất như, sắt, magie, mangan, kẽm,.,, Đây là nguồn dưỡng chất quan trọng cho, giúp ổn định và ngăn ngừa nhiều loại bệnh, khô hanh cơ thể.
4.2.10. Cà chua
Cà chua chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như Vitamin A, C, K và có cả Vitamin B6, kali , mangan, magie,….có tác dụng rất lớn trong việc làm mát, thanh nhiệt cơ thể cho trẻ.
4.2.11. Mướp
Trong mướp có rất nhiều nước , protid, glucid, xơ, canxi, sắt, dồi dào Vitamin B1, B6, C,…có tác dụng làm mát cơ thể và hạn chế nóng trong hiệu quả. Đây còn là loại thực phẩm thơm ngon, dễ ăn nên bố mẹ có thể thường xuyên chế biến món ăn cho trẻ để tăng cường sức khỏe.
4.2.12. Một số loại rau khác
Bên cạnh đó, các loại rau, củ, quả khác như diếp cá, cà rốt, rau má,..cũng có tác dụng rất tốt đối với cơ thể, nhất là tính mát, giảm nóng trong và giúp thanh lọc cơ thể.
4.3. Nhóm thảo dược
Bên cạnh nguồn thực phẩm hàng ngày, bố mẹ cũng có thể bổ sung các vị thuốc vào bữa ăn hàng ngày để đảm bảo và tăng cường sức khỏe, giảm thiểu và khắc phục các vấn đề về âm hư, nóng trong ở trẻ.
4.3.1. Ké đầu ngựa
Thành phần hóa học của loại quả này có nhiều iod, Vitamin C và các khoáng chất khác có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu ở trẻ em.
4.3.2. Kim ngân hoa
Kim ngân hoa có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị sốt hiệu quả, rất thích hợp sử dụng cho trẻ nhỏ khi bị nóng trong.
4.3.3. Sài đất
Theo Đông Y thì cây sài đất là một loại thảo dược có vị ngọt, hơi chua khi ăn lá, tính mát và có tác dụng rất lớn cho việc giúp cơ thể bé được thanh nhiệt, chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ.
4.3.4. Lá khế
Khế có giá trị dược liệu rất cao, bổ rẻ và dễ tìm. Lá khế chứa hàm lượng cao Vitamin B9, acid folic,…có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, làm giảm các bệnh như nóng trong ở trẻ nhỏ.
4.3.5. Diệp hạ châu
Diệp hạ châu có nhiều công dụng như hỗ trợ điều trị viêm gan, giải độc tiêu tích, làm mát gan, giải độc cơ thể, giúp trẻ tiêu hóa tốt, chữa sốt rét. Đây là vị thuốc rất tốt để ngăn ngừa chứng nóng trong ở trẻ.
4.3.6. Atiso
Atiso có rất nhiều công dụng đặc biệt như hạn chế chứng cholesterol cao, ổn định lượng đường trong máu và hội chứng IBS ruột kích thích, hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận, ngừa sỏi mật. Cho trẻ sử dụng thường xuyên có thể giúp thanh nhiệt, giải độc, ăn ngon miệng và không nóng trong.
4.3.7. Nhân trần
Nhân trần được biết đến như là một thảo dược làm thanh nhiệt, mát da, rất thích hợp sử dụng để làm giảm tình trạng nóng trong, tăng sức đề kháng, nâng cao miễn dịch của trẻ
4.4. Nhóm khác
Một số loại thực phẩm khác cũng có tác dụng rất tốt trong việc ổn định cơ thể, mát da, hạ nhiệt và chống nóng trong rất tốt. Bột sắn dây là một điển hình cho ví dụ này. Bột sắn dây có tác dụng rất tốt trong việc giải nhiệt, làm mát da, ngăn ngừa rôm sảy, mụn nhọt,… Nên thường được sử dụng khi xuất hiện các triệu chứng liên quan đến nóng trong.
5. Hạn chế ăn gì khi trẻ nóng trong
Khi trẻ bị nóng trong nên hạn chế ăn gì, những cái tên dưới đây chính là ví dụ điển hình nhất để bố mẹ lưu ý khi lựa chọn thức ăn cho trẻ.
5.1. Đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay, nóng, chát, đắng không chỉ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ mà còn có thể gây ra các triệu chứng nóng trong người. Vì thế, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các thực phẩm này để đảm bảo sức khỏe.
5.2. Đồ ăn quá mặn
Các món ăn mặn sẽ khiến trẻ khát nước nhiều hơn. Bổ sung quá nhiều nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Nhiệt tích trong thận sẽ gây nóng trong.
5.3. Món ăn giàu đạm
Khi cơ thể dung nạp quá nhiều đạm, áp lực lọc cầu thận sẽ trở nên tăng cao, gây mất nước và rối loạn chức năng chuyển hóa trong cơ thể. Ăn quá nhiều đạm làm gia tăng áp lực lên thận, giảm khả năng lọc và đào thải độc tố làm tích tụ, gây nóng cơ thể.
5.4. Món ăn nhiều tinh bột
Ăn quá nhiều thức ăn chứa tinh bột cũng không phải là một vấn đề tốt. Trên thực tế, sử dụng quá nhiều nhóm thực phẩm này có thể gây dư thừa năng lượng, là một trong những nguyên nhân gây ra các chứng nóng trong.
5.5. Món chiên xào, nhiều dầu mỡ
Ăn quá nhiều chất béo cũng có thể dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì. Gan sẽ chuyển một phần năng lượng thừa sang tích lũy dưới dạng mỡ đọng ở phần gan gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra, việc cơ thể tăng cường hoạt động phân giải mỡ và các năng lượng dư thừa có thể khiến lượng nhiệt gia tăng, gây nóng trong người.
6. 9 Món ăn cho trẻ nóng trong
Khi trẻ bị nóng trong người, bố mẹ nên đặt quan tâm nhiều vào khẩu phần ăn của trẻ. Việc bổ sung dưỡng chất cần thiết và hạn chế đi những loại thực phẩm không cần thiết có thể giúp cơ thể trẻ nhanh lấy lại cân bằng, giảm nhiệt và điều trị nóng trong hiệu quả.
6.1. Cháo thịt gà hạt sen
Ngoài nguồn protein dồi dào trong thịt gà thì cháo thịt gà hạt sen còn có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa cơ thể giảm nóng hạn chế vấn nóng trong ở trẻ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu cần thiết như bột gạo, thịt gà, hạt sen tươi, gia vị
- Hạt sen tươi ta bóc vỏ bên ngoài và tim sen bên trong, thịt gà làm sạch, luộc chín.
- Cho hạt sen cho vào nồi và luộc hạt sen cho chín mềm. Trong khi đợi hạt sen chín, hãy xào chín thịt gà và nêm gia vị vừa ăn.
- Nấu cháo nở, vừa ăn. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu đã chế biến cho hết vào nồi, nêm nếm thêm gia vị vừa ăn.
6.2. Cháo bí xanh tôm nõn
Cháo bí xanh tôm nõn chứa nhiều đạm, canxi từ tôm và rất nhiều loại dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ. Đây là món ăn rất tốt cho sức khỏe. Ngoài việc cung cấp lượng dinh dưỡng, cháo bí xanh tôm nõn còn là món ăn giải nhiệt rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu cần thiết: tôm, gạo tẻ, bí xanh, hành, tỏi tăm, gia vị cần thiết.
- Tôm bóc vỏ, lấy chỉ đen và rửa sạch; bí xanh gọt vỏ, bỏ hạt và rửa sạch, xắt nhỏ vừa ăn, hành lá lột vỏ, rửa sạch, xắt nhỏ.
- Phi thơm hành và tỏi băm, sau đó cho nước vào, thêm gạo và nấu cháo.
- Khi cháo đã sôi, hãy cho tôm, bí xanh vào, nấu chín và đợi cháo sôi trở lại.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn và cho hành lá xắt nhuyễn vào để tăng hương vị.
6.3. Canh rau ngót thịt bằm
Rau ngót được biết đến như là một món ăn thanh nhiệt mùa hè, chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và xơ,…có tác dụng tạo cảm giác ngon miệng, làm mát và giải nhiệt rất tốt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu cần thiết: Rau ngót, thịt nạc, hành lá, gia vị cần thiết.
- Nhặt và rửa sạch rau ngót, thịt rửa sạch, sau đó băm nhuyễn, hành.
- Băm tỏi và cho vào chảo phi thơm, sau đó cho thịt heo vào xào qua.
- Cho nước vào nồi, nấu sôi, sau đó cho rau ngót, thịt heo vào và nêm nếm vừa ăn.
- Cho hành lá xắt nhuyễn vào để tăng hương vị món ăn.
6.4. Canh ngao mồng tơi
Canh ngao mồng tơi là món ăn thanh mát, có tác dụng giải nhiệt nên rất được ưa chuộng trong những ngày hè nắng nóng, đặt biệt đối với trẻ là rất tốt, giúp giảm tình trạng nóng trong ở trẻ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Ngao, mồng tơi, hành lá, gia vị cần thiết.
- Rửa sạch ngao, đem luộc chín, tách thịt và bỏ vỏ.
- Rau mồng tơi chọn lá non, rửa sạch, hành lá bóc vỏ, rửa sạch và xắt nhuyễn.
- Phi tỏi thơm và xào xơ qua ngao để săn thịt.
- Cho nước vào nồi, nấu sôi, sau đó cho ngao và rau mồng tơi vào, nêm nếm vừa ăn.
- Cuối cùng cho hành lá xắt nhuyễn vào để tăng hương vị, tắt lửa.
6.5. Chè bột sắn đỗ đen
Bột sắn dây có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe như điều hòa thân nhiệt, làm mát và giảm nóng trong. Đây là một món ăn rất thích hợp cho bố mẹ thực hiện khi con trẻ mắc các vấn đề về nóng trong người.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu cần thiết: Đậu đen khô, bột sắn dây, đường cát trắng, nước cốt dừa.
- Ngâm đậu đen từ 4-6 giờ để đậu nở và mềm.
- Bột sắn dây đem ngâm, lọc phần tinh bột.
- Cho lượng nước vừa đủ vào nồi, nấu sôi, sau đó cho tiếp đậu đen và bột sắn dây vào, nấu đến chín.
- Cho đường và nêm vừa ăn, khi chè chín hãy cho tiếp nước cốt dừa, khuấy đều và tắt lửa.
6.6. Sinh tố bưởi
Bưởi là một loại thức ăn rất tốt cho sức khỏe, chống lão hóa và nâng cao hệ miễn dịch cơ thể. Ngoài ra, bưởi còn thanh lọc cơ thể rất tốt, cho trẻ sử dụng sinh tố bưởi thường xuyên có thể giúp làm mát, hạn chế nóng trong người hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Bưởi, sữa chua, sữa tươi, sữa đặc, đá nhuyễn.
- Bưởi lột vỏ, tách múi.
- Cho múi bưởi, sữa chua, sữa tươi và đá nhuyễn vào máy xay, xay đều.
- Sau khi hỗn hợp đã được xay nhuyễn, hãy thêm sữa đặc vào với lượng ngọt, béo vừa miệng.
- Tắt máy, cho ra ly và thưởng thức.
6.7. Rau câu bơ
Bơ là một loại quả giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe và giải nhiệt hiệu quả. Các mẹ hãy cùng trổ tài thực hiện rau câu bơ cho trẻ sử dụng, vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Bơ chín, đường, sữa đặc, sữa tươi, nước cốt dừa, vani, đá bào.
- Bơ làm sạch và xay nhuyễn với một ít sữa đặc, và nước cốt dừa.
- Cho lượng nước vừa đủ vào nồi, sau đó cho bột thạch vào và nấu chín.
- Thêm tiếp bơ, đường và sữa tươi vào, nấu đến khi tan đều, rau câu không còn vón cục.
- Đổ khuôn và đợi thạch đông.
6.8 Súp bông cải xanh
Súp bông cải xanh rất giàu dinh dưỡng, vitamin và các chất cần thiết cho trẻ. Món ăn này ngon, ngọt, rất dễ ăn nên các mẹ có thể chế biến và cho trẻ sử dụng thường xuyên để hạn chế các chứng nóng trong.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Bông cải xanh, cà rốt,củ hành tây, khoai tây, thịt nạc xay, hành ngò băm nhuyễn, gia vị cần thiết.
- Bông cải, khoai tây và cà rốt gọt vỏ, xắt khối vừa ăn; hành lá xắt nhuyễn.
- Thịt băm nhuyễn, nêm với một ít tiêu và hạt nêm.
- Phi thơm tỏi băm, sau đó cho thịt vào và xào sơ qua.
- Cho nước vào nồi và nấu sôi, lúc này cho cà rốt, khoai tây và bông cải vào, nấu mềm.
- Cho tiếp thịt vào và đợi nước sôi trở lại.
- Nêm nếm vừa ăn, cho tiếp hành lá xắt nhuyễn vào, tắt bếp.
6.9. Nước ép rau má
Nước ép rau má không chỉ thơm, ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe, nhất là tác dụng thanh nhiệt cơ thể.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Rau má, đường, sữa đặc đá nhuyễn;
- Nhặt và rửa sạch rau má;
- Cho rau má, đường, sữa, đá nhuyễn vào máy xay
- Sau khi hỗn hợp đã xay nhuyễn, tắt máy, sau đó cho ra ly và thưởng thức.
Với những thông tin về nóng trong, biểu hiện và những điều lưu ý cần thiết, hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp mẹ không còn băn khoăn trẻ nóng trong ăn gì.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.