[Top 13] Thức uống cho trẻ bị nóng trong

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 17/03/2023 08:59:56

Nóng trong người khiến bé bị nổi mụn, khó chịu, nhức đầu, mất ngủ thậm chí là ốm sốt. Trẻ bị nóng trong uống gì? Mẹ hãy tham khảo ngay 13 thức uống sau để giúp bảo vệ sức khoẻ con tốt hơn.

Xem thêm:

1. Dấu hiệu trẻ bị nóng trong

Nóng trong khiến trẻ bị nhiệt miệng, viêm loét miệng

Nóng trong khiến trẻ bị nhiệt miệng, viêm loét miệng

Các dấu hiệu bị nóng trong thường biểu hiện khá rõ ràng. Phụ huynh cần lưu ý để kịp thời điều trị cho bé. 

  • Bé bị nhiệt miệng, viêm loét miệng: Trong vòm miệng của bé xuất hiện những nốt mụn trắng, hơi sưng, hơi mọng nước và lở loét. Khiến bé ăn không ngon, đặc biệt khi ăn đồ ăn cay nóng khiến bé khó chịu, xót miệng, bỏ ăn. 
  • Da môi, da cơ thể khô: Nóng trong người khiến cơ thể bị hạ nhiệt. Bé có thể gặp phải tình trạng da dẻ khô nóng, phỏng rộp, thiếu nước.
  • Bé hay quấy khóc, đêm ngủ không ngon: Cảm giác nóng bức từ bên trong khiến bé khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon. 
  • Hơi thở của bé thường nóng: Do thân nhiệt cao, nhiệt trong gan và các cơ quan khác cũng tăng theo khiến hơi thở nóng, có mùi hôi khó chịu.
  • Nổi mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt: Do nhiệt tích nhiều ở gan gây mề đay, mụn nhọt, mẩn ngứa. Điều này khiến bé khó chịu, đau nhức.
  • Đổ mồ hôi trộm: Sự tích nhiệt trong thận khiến bé bị bứt rứt, hay vã mồ hôi trộm.
  • Bé bị nóng trong táo bón: Do nhiệt tích ở đại tràng gây táo bón. Thậm chí có thể chảy máu đại tràng nếu không điều trị kịp thời.
  • Đi tiểu khó khăn, nước tiểu vàng: Nhiệt tích nhiều trong thận khiến bé nóng trong người, nước tiểu vàng đỏ, tiểu ít.
  • Một số trường hợp khác: Bé bị sốt, choáng váng.

2. Vì sao trẻ bị nóng trong

Các nguyên nhân bên ngoài tác động dễ khiến bé bị nóng trong người bao gồm:

  • Bé sử dụng thuốc kháng sinh: Kháng sinh có thể gây nhiều tác dụng phụ như nóng gan, nóng người.
  • Bé có cơ địa nóng: Khiến da khô, bỏng rát, dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường nên nóng trong người.
  • Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, nước ngọt có ga, ít ăn rau củ hay các loại trái cây. Khiến các cơ quan tiêu hoá và bài tiết hoạt động kém hiệu quả, cơ thể thiếu nước gây nóng trong người.
  • Uống không đủ nước: Cơ thể người chiếm hơn 70% là nước. Thiếu nước trong cơ thể khiến da khô. Năng lượng hoạt động không đủ khiến bé dễ bị nóng trong người

Bên cạnh đó, nguyên nhân sâu xa là do các cơ quan trong cơ thể còn yếu. Gan, thận không đào thải hết độc tố trong quá trình chuyển hóa làm chúng tích tụ lâu ngày. Do đó gây ra tình trạng nóng trong.

3. Trẻ bị nóng trong uống gì cho mát?

3.1. Các loại rau củ có tính mát, thanh nhiệt

Các loại rau có tính mát rất tốt cho bé

Các loại rau có tính mát rất tốt cho bé

Các loại rau củ nên sử dụng cho bé khi bé bị nóng trong người như: Rau má,rau diếp cá, rau mồng tơi, rau đay, rau ngót, cà rốt, cần tây… Đây là các loại rau có tính mát, chứa nhiều vitamin, có hàm lượng nước và chất dinh dưỡng cao. Do đó, hỗ trợ các cơ quan trong cơ thể thanh nhiệt giải độc tốt. Dưa chuột, chuối, cà chua ngoài thanh nhiệt, giải độc còn giúp mát gan và cung cấp dưỡng chất.

Các rau củ này có thể chế biến món ăn rất đa dạng như xào, nấu canh, luộc. Thậm chí còn xay nước ép uống như rau má, diếp cá, hay cà rốt.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên cho bé sử dụng quá nhiều. Vì có thể gây ra một số tác dụng phụ. Ngoài ra, cũng nên chú ý khi kết hợp một số thực phẩm có thể gây hại với nhau như xay rau má với sữa có thể gây nguy hiểm cho người dùng. 

Xem thêm: Thảo dược tự nhiên cho trẻ bị nóng trong

3.2. Nước ép, sinh tố trẻ bị nóng trong nên uống

Để bé thích thú, mẹ có thể xay sinh tố, làm nước ép cho bé dùng hằng ngày. Hoặc cho bé ăn trực tiếp cũng rất tốt. 

3.2.1. Chanh leo, chanh

Chanh leo và chanh có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, nhuận tràng, bớt mệt mỏi, dễ ngủ… Hai loại trái này có vị chua nhưng không có tính độc cho cơ thể.Tuy nhiên không nên uống loại nước này khi đói hoặc uống quá chua. Vì có thể gây hại tới dạ dày của bé.

3.2.2. Táo

Táo là loại trái cây có tính mát, vị chua ngọt, có tác dụng nhuận phổi, dưỡng tâm ích khí, thanh nhiệt giải thử, rất tốt. Đồng thời trong táo chứa nhiều chất xơ và vitamin C hỗ trợ việc giải độc gan và cấp nước cho cơ thể. Ăn trực tiếp táo sẽ tốt hơn là làm nước ép. 

3.2.3. Việt quất

Các loại quả mọng như Việt Quất có khả năng tạo ra các năng lượng lạnh trong cơ thể. Nhờ vậy mà hạ nhiệt tốt. Đồng thời trong việt quất cũng chứa nhiều nước giúp hydrat hóa cơ thể. Đặc biệt phù hợp cho những bé bị nóng trong người. 

3.2.4. Dâu

Trong dâu tây có chứa 92% là nước cùng các vitamin thiết yếu cung cấp những năng lượng và hàm lượng nước cần thiết cho cơ thể giúp hạ nhiệt hiệu quả. Sinh tố dâu tây cũng là món mà bé rất yêu thích. 

3.2.5. Dưa gang

Dưa gang là loại quả có tính mát giúp thanh nhiệt cho bé

Dưa gang là loại quả có tính mát giúp thanh nhiệt cho bé

Dưa gang là loại quả mềm, vị ngọt, có tính mát, có tác dụng thanh phế, nhuận tràng, chữa ho khan hoặc đại tiện táo bón và trị cảm sốt rất hiệu quả. Hàm lượng nước và vitamin trong dưa gang cũng khá cao cung cấp cho cơ thể những chất cần thiết. Ăn hoặc uống sinh tố dưa gang khi bị cảm nắng giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn.

3.2.6. Đu đủ

Trong đu đủ chín chứa đến 99% là nước, đồng thời có tính hàn, vị ngọt và có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, làm mát gan, nhuận tràng, giải độc, tiêu thũng rất tốt.

Đặc biệt hàm lượng đường và chất béo trong đu đủ khá thấp giúp bé có thể ăn nhiều mà không sợ mập. Đu đủ chín ăn trực tiếp hay xay sinh tố đều rất thơm ngon bổ dưỡng. 

3.2.7. Bưởi

Với 91% là nước, bưởi là loại trái cây cung cấp nước cho cơ thể rất hữu hiệu. Trong bưởi cũng có hàm lượng vitamin C và các khoáng chất cao giúp thanh nhiệt giải độc cho gan, thận hiệu quả. Tuy nhiên, bưởi có vị chua nên sử dụng nhiều có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. 

3.2.8. Cam

Cam là loại trái cây vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Trong mỗi trái cam đều có hàm lượng vitamin, khoáng chất và carotenoids vô cùng phong phú và dồi dào. Các chất này đều rất tốt cho sức khỏe của gan, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, giúp thanh lọc và làm mát cơ thể hiệu quả. Bạn có thể cho bé ăn trực tiếp cam chín hoặc vắt nước uống mỗi ngày.

3.2.9. Nước dừa

Uống nước dừa giải pháp giải nhiệt từ bên trong cho trẻ

Uống nước dừa giải pháp giải nhiệt từ bên trong cho trẻ

Trong nước dừa rất giàu kali và các vitamin khoáng chất khác giúp điều hòa dịch nội bộ hỗ trợ bổ sung nước cho cơ thể hiệu quả. Bên cạnh đó, nước dừa có vị ngọt tự nhiên nên thường để cấp nước cho những người bị tiêu chảy, táo bón vv..

3.2.10. Dứa

Dứa là trái có vị chua, tính mát, chứa hàm lượng nước cao có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Nước ép dứa còn có tác dụng điều trị tim mạch và một số bệnh nguy hiểm khác. Tuy nhiên uống và hay ăn nhiều dứa có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày nên phụ huynh cần chú ý. 

3.2.11. Thanh long

Thanh long là loại trái cây có độ dinh dưỡng cao, tính mát, giàu vitamin và các chất khoáng. Đặc biệt thanh long còn chứa chất albumin hoạt tính kết hợp với mercury trong dạ dày giúp và tăng cường hoạt động đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. 

3.2.12. Dưa hấu

Dưa hấu chứa đến hơn 90% là nước cùng các vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời các chất này có có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. 

3.2.13. Lê

Quả lê có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt, vị ngọt, tính mát rất tốt trong việc điều trị nóng trong người ở trẻ nhỏ. Lê dùng để ăn trực tiếp hay ép lấy nước uống đều rất tốt cho sức khỏe.

Để đảm bảo sức khỏe cho bé, phụ huynh nên mua trái cây có nguồn gốc đảm bảo vì một số loại trái cây thường bị phun thuốc trừ sâu hay hoá chất độc hại. Ngoài các loại quả kể trên, còn vô số những loại quả khác tốt và thanh nhiệt cơ thể như chuối, mâm xôi, đào vv…

3.3. Bé bị nóng trong uống bột sắn dây

Sử dụng bột sắn dây giải pháp giảm nóng trong ở trẻ

Sử dụng bột sắn dây giải pháp giảm nóng trong ở trẻ

Bột sắn dây là bột tinh từ củ sắn dây sau các công đoạn phơi, xay, sàng lọc để ra thành phẩm nguyên chất. Bột sắn dây thường để dùng nấu chè, làm trân châu, làm bánh ăn rất ngon và lạ miệng.

Bột sắn dây đem lại rất nhiều công dụng và lợi ích cho sức khỏe

  • Thanh nhiệt giải độc
  • Tăng cường canxi giúp xương chắc khỏe, cải thiện chiều cao
  • Tăng cân an toàn
  • Hỗ trợ tiêu hoá
  • Tăng cường sắt cho máu chất lượng hơn.

Bạn có thể cho vài muỗng bột sắn dây vào sau khi nấu chín chè sẽ giúp nồi chè sánh, đặc và ngon miệng hơn. Hoặc bạn cũng có thể làm món ăn bằng cách cho từ 2 – 3 muỗng bột sắn dây với một ly nước vào xong, bắc lên bếp đun sôi. Khuấy hỗn hợp đến khi sệt dần là có thể sử dụng. Món này nên ăn khi còn ấm hoặc để nguội sẽ ngon hơn. 

3.4. Uống đủ nước trong ngày giúp giải nhiệt cho trẻ bị nóng trong

Khi cơ thể được cung cấp đủ nước giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động được hiệu quả, hạn chế sự tích nhiệt trong gan và thận. Da dẻ cũng được mát mẻ và bé cũng ăn ngon miệng hơn. Bên cạnh nước lọc bạn có thể cung cấp nước cho cơ thể bé qua các loại trái cây hay nước ép để bé thích thú hơn. 

3.5. Cho trẻ bị nóng trong ăn những món ăn dễ tiêu

Các thức ăn dễ tiêu sẽ giúp dạ dày tiêu hoá và co bóp dễ hơn, hạn chế sự tiết ra các acid dịch vị. Hệ tiêu hoá hoạt động tốt giúp hạn chế sự tích tụ các chất độc ở gan, thận giúp các cơ quan thêm khỏe mạnh, hạn chế nóng trong người.

4. Thực phẩm trẻ bị nóng trong người không nên dùng

Thực phẩm chứa nhiều đạm sẽ gây hại thận, giảm chức năng gan, tích tụ nhiều chất độc hại khó bài tiết trong cơ thể. Ăn nhiều đạm khiến tình trạng nóng trong người thêm nguy hiểm. Các thức ăn chứa nhiều đạm như hải sản, đậu phộng, thịt bò vv.

Các thực thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều acid, khó tiêu hoá làm trầm trọng thêm tình trạng nóng trong cho trẻ. Các thực phẩm bé nên hạn chế ăn trong thời gian này như gà rán, mỳ cay, gia vị ớt, wasabi vv.

Đồ ăn nhiều tinh bột có thể chứa và tồn tại trong dạ dày từ 3 đến 4 giờ mới có thể tiêu hoá được. Sự tích tụ đồ ăn lâu trong dạ dày có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và các hệ bài tiết khác cho cơ thể. Phụ huynh nên cho bé hạn chế ăn mì tôm, bánh mì ngọt, pizza vv.

Đồ ăn quá mặn chính là nguyên nhân hàng đầu khiến các chất độc tích tụ ở thận gây nóng trong người. Các mẹ nên chú ý nêm nếm vừa ăn, hạn chế cho bé ăn các loại đồ ăn vặt, snack vì có lượng muối khá cao.

5. Trẻ bị nóng trong uống sữa gì?

Sữa mát là loại sữa không có đường mía, có ngọt tự nhiên và hương vị rất giống sữa mẹ. Khác với sữa bột có thể gây nóng trong, sữa mát vừa bổ sung chất xơ, cải thiện tiêu hoá, không gây nóng trong những vấn giúp bé phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não. 

5.1. Sữa meiji Nhật Bản

Dòng sữa mát Meiji khá nổi tiếng trên thị trường Nhật Bản. Ưu điểm của sữa là không gây nóng trong, giúp bé tăng cường miễn dịch và tốt cho tiêu hoá nhờ yếu tố lợi khuẩn.

Sử dụng sữa Meiji giúp cho việc tiêu hoá được dễ dàng, không gây táo bón. Đồng thời khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng hoàn hảo hơn. 

5.2. Sữa Morinaga Nhật Bản

Sữa Morinaga còn được gọi là sữa rau vì có hàm lượng chất xơ cao, rất tốt cho hệ tiêu hoá còn non nớt ở trẻ nhỏ. Thành phần của sữa còn được bổ sung Lactoferrin – một chất có trong sữa non giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bổ trợ tiêu hoá, nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Nhờ vậy mà bé cao lớn, khỏe mạnh và thông minh hơn.

5.3. Sữa Nan Nestle

Với thành phần chứa vi khuẩn Bifidobacterium – loại khuẩn sống probiotic có trong sữa mẹ. Sữa Nan giúp hỗ trợ việc duy trì một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh giúp bé hấp thu được trọn vẹn các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, trong sữa cũng có rất nhiều các vitamin và khoáng chất trong trọng khác giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí não.

5.4. Sữa Physiolac Pháp

Sữa Physiolac cho bé một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, đáp ứng mọi nhu cầu về cả thể chất lẫn trí tuệ. Sữa Physiolac cung cấp cho bé mọi dưỡng chất và các vitamin đầy đủ, hàm lượng đường glucose tương đương với sữa mẹ ngăn ngừa chứng đầy hơi khó tiêu cho bé hiệu quả.  

5.5. Sữa Celia Pháp

Sữa Celia được coi là dòng sữa mát nhất trong các dòng sữa mát. Sản phẩm có hàm lượng Canxi và chất dinh dưỡng cao giúp bé phát triển cao lớn, khỏe mạnh. Probiotic Promaternum kết hợp cùng Prebiotic FOS giúp tăng cường hệ tiêu hoá đường ruột và chống táo bón cho bé hiệu nghiệm. 

5.6. Sữa Frisolac Gold

Sữa  Frisolac Gold với ưu điểm không quá ngọt, thơm nhẹ, dễ uống nên rất được các bé ưa chuộng. Công nghệ LockNutriTM giúp các thành phần trong sữa được giữ nguyên, không bị biến chất, đồng thời sản sinh các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hoá. Sữa còn có nhiều khoáng chất và vitamin tăng cường hệ miễn dịch và DHA hỗ trợ bé phát triển toàn diện về trí não và thể lực một các tốt nhất.

5.7. Sữa Aptamil

Sữa Aptamil có chứa thành phần Immunortis – một loại men vi sinh tự nhiên nên giúp tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột. Nhờ đó hệ tiêu hóa của bé được khỏe mạnh và bảo vệ tối ưu hơn. Trong sữa còn chứa 13 loại vitamin thiết yếu cho bé khỏe mạnh và thông minh hơn. 

5.8. Sữa Premium Digestive

Sữa Premium Digestive có chứa Whey Protein Hydrolate là loại protein có tác dụng hỗ trợ quá trình hấp thụ và chuyển hoá các chất tốt hơn. Sữa không gây ra các triệu chứng táo bón, nóng trong người mà còn giúp bé dễ tiêu hoá và tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn.

6. Trẻ bị nóng trong uống thuốc gì?

Trẻ bị nóng trong người do nhiều nguyên nhân, bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống phụ huynh có thể cho bé sử dụng thêm một số loại thuốc. Tuy nhiên không nên sử dụng các loại thuốc tây vì có thể sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ khiến bé càng bị nóng trong nặng hơn. 

Thay vào đó có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y để điều trị. Các bài thuốc thanh nhiệt giải độc thường được dùng trong y học cổ truyền như: Thục địa, Thạch hộc, Kim ngân, Bồ công anh, Xạ can, Sài đất, Diếp cá,… 

Với trẻ em, phụ huynh có thể cho bé uống các loại thuốc dưới dạng siro có vị ngọt nhẹ, không đắng và dễ uống hơn.Trước khi dùng thuốc bé cần được thăm khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của chuyên gia. 

7. Một vài điều mẹ cần biết

Một số bệnh khi trẻ bị nóng trong người:

  • Nhiệt tích nhiều ở tâm: Gây ra các triệu chứng như bồn chồn, khó ngủ, tim đập nhanh, giấc ngủ trằn trọc, không sâu. 
  • Nhiệt tích nhiều ở thận: Nhiệt tích ở thận gây nóng trong người, bé đi ngoài có nước tiểu vàng, đỏ, hay đổ mồ hôi trộm
  • Nhiệt tích nhiều ở gan: Khiến cơ thể ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mề đay thậm chí có thể gây huyết áp cao ở người lớn
  • Nhiệt tích nhiều ở tỳ, vị: Gây ra các vết nhiệt miệng, lở loét trong vòm miệng khiến hơi thở có mùi hôi.
  • Nhiệt tích nhiều ở đại tràng: Chính là nguyên nhân ra bệnh táo bón, khó tiêu của trẻ nhỏ
  • Nhiệt tích nhiều ở phế: Có triệu chứng là người bệnh bị chảy máu cam.

Với các bài thuốc và thức uống cho trẻ nóng trong này, hy vọng đã giúp phụ huynh trả lời được câu hỏi “trẻ bị nóng trong uống gì?”. Và đem thêm nhiều thông tin hữu ích cho quý phụ huynh trong việc bảo vệ sức khoẻ cho con trẻ hiệu quả.

[Top 13] Thức uống cho trẻ bị nóng trong
1.5 (30%) 2 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC