Nhận biết 10 triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 13/03/2023 15:51:37

Nhận biết đúng các triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh để có cách chữa phù hợp. Đây là việc làm rất cần thiết bố mẹ cần thực hiện ngay. Bởi vì, táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sức khỏe toàn diện của trẻ.

Cũng giống như người lớn, khi bị táo bón, trẻ sơ sinh sẽ có những biểu hiện khác thường. Các dấu hiệu này mẹ có thể quan sát và nhận biết bằng mắt thường. Dưới đây là 10 triệu chứng phổ biến mà các bác sĩ đã tổng hợp.

1. Bé đi ngoài khó khăn, phải rặn, gồng mình

Trẻ mắc chứng táo bón phân sẽ trở nên thô, cứng và rất khó khăn để đào thải. Do đó, trẻ thường có dấu hiệu: Phải rặn mạnh, gồng mình hoặc rất khó khăn để đi đại tiện.

2. Biếng ăn hơn

Khi bị táo bón phân trong trực tràng của trẻ bị tích tụ lâu và dồn nén thành khối to. Chèn ép các cơ quan khác bên trong cơ thể như ruột, dạ dày… ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Điều này khiến trẻ mất cảm giác thèm ăn. Vì thế, biếng ăn cũng là một trong những triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh mà các mẹ cần lưu ý.

3. Trẻ căng thẳng, quấy khóc khi đi ngoài

Táo bón ở trẻ sơ sinh khiến bé cảm thấy khó chịu quấy khóc

Táo bón ở trẻ sơ sinh khiến bé cảm thấy khó chịu quấy khóc

Khi bị táo bón sẽ có dạng khối và cứng hơn bình thường. Những khối phân to sẽ khiến trẻ đi ngoài khó khăn hơn, có thể rách hậu môn…. Tình trạng này khiến trẻ đau, rát và sợ hãi cho những lần đại tiện tiếp theo.

Nếu mẹ cảm thấy trẻ trở nên căng thẳng hoặc quấy khóc, không chịu mỗi khi đi ngoài thì chắc chắn rằng trẻ đang cảm thấy lo sợ về chứng táo bón. Triệu chứng này sẽ thường thấy nhất ở bé 4 tháng tuổi táo bón.

4. Số lần đi ngoài ít hơn bình thường

Vì phân trong trực tràng khó thoát ra ngoài và thời gian phân nằm trong trực tràng lâu hơn thường ngày nên số lần đi ngoài cũng sẽ ít hơn bình thường. Vì thế, đây chính là một trong những biểu hiện chính xác nhất để nhận biết chứng táo bón ở trẻ.

Lưu ý: Một số trường hợp khác do trẻ ăn uống ít, đặc điểm của thực phẩm, cơ thể… mà số lần đi đại tiện của trẻ ít. Tuy nhiên, nếu phân của trẻ vẫn mềm, đại tiện dễ dàng… thì không được tính là đang bị táo bón.

Xem thêm: Những biểu hiện ở trẻ sơ sinh khiến mẹ nhầm tưởng là táo bón

5. Chướng bụng, ăn không tiêu

To bón kéo dài ở trẻ nhỏ có thể kèm theo các triệu chứng như chướng bụng, ăn không tiêu hoặc đầy hơi… Dạ dày hoạt động kém hơn khiến thức ăn bị ứ đọng, gây cảm giác bí bách. Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc đại tiện mà còn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn và tiêu hóa thức ăn của trẻ. Từ đó dễ gây ra tình trạng táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi trở lên.

6. Có máu lẫn trong phân

Phân lẫn máu có thể là một triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh do phân to, thô và cứng có thể làm hậu môn bị rách, nứt kẽ… Tình trạng này gây ra nguy cơ bị nhiễm khuẩn nếu mẹ không vệ sinh đúng cách sạch sẽ. Vi khuẩn và các chất độc hại sẽ khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng xấu hơn.

7. Phân cứng, vón cục

Phân rắn, cứng có các dạng viên nhỏ là triệu chứng táo bón điển hình ở trẻ

Phân rắn, cứng có các dạng viên nhỏ là triệu chứng táo bón điển hình ở trẻ

Theo dõi tình trạng phân là phương pháp nhận biết táo bón được rất nhiều bố mẹ sử dụng hiện nay. Thông thường, phân của một trẻ sơ sinh đang bị táo bón sẽ có những đặc điểm như:

  • Phân vón cục.
  • Cứng, sẫm màu.
  • Có hình dạng theo từng viên nhỏ, thô như phân thỏ hoặc phân dê.

Nguyên nhân chính của tình trạng này chính là phân trú tại trực tràng quá lâu, nước bị ruột già hấp thụ lại quá nhiều dẫn đến bị thô, cứng và vón cục.

8. Bị đau hậu môn khi đi ngoài

Một số trường hợp táo bón nhẹ có thể không làm rách hậu môn khi trẻ đi đại tiện. Tuy nhiên, vì phân tồn đọng quá lâu nên kích thước to, thô và cứng hơn bình thường. Do đó, trẻ bị táo bón có thể sẽ bị đau hậu môn khi đi đại tiện.

9. Phân có mùi khó chịu, bất thường

Khi phân không được thải ra ngoài mà ứ đọng lại sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các vi khuẩn bên trong ruột già có cơ hội tiếp xúc và phân hủy phân, tạo ra nhiều mùi khó chịu. Mẹ có thể để ý thấy bé đánh hơi thối nhiều lần trong ngày nhưng không đi ngoài và xuất hiện các triệu chứng bên trên.

10. Đi ngoài chưa hết phân

Thông thường, trẻ sẽ có thể không đi ngoài hết phân do quá trình đại tiện khó khăn hay tâm lý sợ hãi ngừng đi đại tiện giữa chừng. Điều này khiến cho tình trạng táo bón không thuyên giảm, cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi, trẻ chán ăn và lặp lại như một vòng tròn luẩn quẩn.

Xem thêm: Cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả

11. Lưu ý

Nếu trẻ chỉ xuất hiện từ 1-2 triệu chứng thì cũng có thể đây chỉ là một số biểu hiện sinh lý của trẻ. Để chắc chắn hơn về tình trạng này, mẹ hãy đưa trẻ đi khám cụ thể để bác sĩ tư vấn và chẩn đoán.

Để quá trình chữa trị đạt hiệu quả cũng như phòng ngừa chứng táo bón tái phát. Các mẹ cần biết được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh táo bón cũng như áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp:

  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho mẹ. Vì trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn nên mẹ hãy chủ động thay đổi thực đơn của mình. Nên lựa chọn các món ăn mát, đa dạng thực phẩm, uống nhiều nước…
  • Cho bé bú đủ lượng sữa và đủ cữ trong ngày.
  • Lựa chọn sữa công thức phù hợp với đặc điểm cơ thể trẻ. Nên chọn loại sữa mát để hạn chế táo bón.
  • Giúp trẻ vận động bằng các động tác nhẹ nhàng.
  • Massage bụng theo động tác “I LOVE U” để giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
  • Sử dụng các món ăn dân gian bồi bổ cơ thể và phòng tránh táo bón để thông qua sữa mẹ truyền sang con.
  • Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên có công dụng hỗ trợ điều trị táo bón. Lưu ý, sản phẩm phải phù hợp và được các chuyên gia y tế khuyên dùng.

Hy vọng bài viết có thể giúp mẹ bước đầu xác định được các triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh nhà mình đang gặp phải. Để chắc chắn hơn, mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách chữa trị phù hợp.

Nhận biết 10 triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh
4.5 (90%) 2 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC