Táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi – Đi tìm NGUYÊN NHÂN và CÁCH XỬ LÝ

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 09/03/2023 09:00:23

Táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi không phải là tình trạng quá hiếm gặp. Tuy nhiên, tình trạng này lại khiến nhiều bậc phụ huynh phải lo lắng. Vậy nguyên nhân do đâu? Cách giải quyết tình trạng này thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

1. Nhận biết tình trạng táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi

Táo bón không phải là một tình trạng quá hiếm gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, để nhận ra được bé nhà mình đang gặp bị táo bón thì lại không phải điều dễ dàng. Tương tự như với bé 1 tháng tuổi bị táo bón, rất khó để bé bộc lộ ra mình đang táo bón hay thấy khó chịu.

Tình trạng táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi sẽ có một số dấu hiệu mà mẹ có thể nhận ra

Tình trạng táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi sẽ có một số dấu hiệu mà mẹ có thể nhận ra

Do vậy, mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu có thể phát hiện bé 2 tháng tuổi táo bón. Từ đó, mẹ sẽ có được những biện pháp xử lý kịp thời.

  • Tần suất đi ngoài giảm: Trung bình với trẻ 2 tháng tuổi sẽ đi ngoài từ 3 – 5 lần/ngày. Nếu bé đi ngoài ít hơn 3 lần/ngày, mẹ cần đặc biệt lưu ý vì rất có thể con đang bị táo bón.
  • Phân bất thường: Phân của bé 2 tháng tuổi thường khá lỏng, nhão và có màu vàng nhạt, xanh nhạt hoặc vàng hơi nâu. Nếu như phân của bé bị chuyển màu nâu sẫm hoặc có hiện tượng vón cục thì rất có thể bé đã bị táo bón.
  • Mất sức, đau đớn khi đi ngoài: Khi đang bị táo bón bé sẽ cảm thấy đau khi cố gắng đẩy phân ra ngoài. Đồng thời, việc này sẽ khiến bé mất sức hơn, thậm chí bé phải rặn, gồng mình…
  • Một số biểu hiện khác: Ngoài những dẫu hiệu trên, một số biểu hiện khác mà mẹ có thể tham khảo như: đi ngoài ra máu, bé không chịu ăn, quấy khóc, làm nũng…

Khi thấy bé có những biểu hiện, triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh như trên. Mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như có những biện pháp xử lý ngay, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

2. Nguyên nhân khiến trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính mà mẹ có thể xem qua.

2.1. Cơ thể trẻ đang thiếu hụt lượng nước cần thiết

Bú ít hoặc không chịu bú khiến cơ thể bị thiếu nước dẫn tới tình trạng táo bón

Bú ít hoặc không chịu bú khiến cơ thể bị thiếu nước dẫn tới tình trạng táo bón

Cơ thể thiếu nước là nguyên nhân đầu tiên mà mẹ cần lưu ý khi bé bị táo bón. Nước vô cùng cần thiết cho hệ tiêu hóa lẫn quá trình tiêu hóa ở trẻ. Thiếu nước có thể khiến phân bị vón cục, cứng lại… và khóa đào thải hơn. Chính điều này gây ra tình trạng táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi cũng như gây nhiều đau đớn khi bé đi ngoài.

Đối với trẻ 2 tháng tuổi, lượng nước được bổ sung vào cơ thể chủ yếu là từ sữa mẹ. Điều này có nghĩa là cơ thể bé bị thiếu nước phần lớn là do việc bú mẹ không đủ.

2.2. Chế độ dinh dưỡng của mẹ không phù hợp

Chế độ dinh dưỡng của mẹ thiếu chất xơ ảnh hưởng tới tình trạng tiêu hóa và gây ra táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng của mẹ thiếu chất xơ ảnh hưởng tới tình trạng tiêu hóa và gây ra táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi

Nguồn dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn dinh dưỡng của trẻ 2 tháng tuổi. Lúc này, bé thường chỉ ăn sữa mẹ là chủ yếu. Do vậy, nếu như chế độ dinh dưỡng của mẹ có vấn đề hoặc không phù hợp. Rất có thể điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, thiếu rau xanh… Thay vào đó, mẹ ăn nhiều các đồ ăn nhanh, dầu mỡ, cay nóng… Đây là tình trạng thường gặp nhất về chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa của bé và gây ra tình trạng táo bón.

2.3. Nguyên nhân do sữa công thức

Đối với một số trẻ sử dụng sữa công thức do mẹ không đủ sữa hoặc vì nguyên nhân khác. Tình trạng táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi thường xảy ra khá phổ biến. Một phần vì trẻ vẫn chưa quen được với dạng sữa khác với sữa mẹ. Điều này có thể dẫn tới việc hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, thậm chí là rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, bé không quen được với 1 hay nhiều thành phần của sữa cũng có thể gây táo bón.

2.4. Ảnh hưởng của sử dụng thuốc

Đôi khi mẹ sử dụng thuốc cũng có thể ảnh hưởng tới cơ thể của bé

Đôi khi mẹ sử dụng thuốc cũng có thể ảnh hưởng tới cơ thể của bé

Một trong những nguyên nhân có thể khiến bé 2 tuổi bị táo bón là do ảnh hưởng của thuốc. Các loại thuốc kháng sinh ảnh hưởng rất nhiều tới cơ thể và hoạt động của các cơ quan. Một trong số đó chính là ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.

Không nhất thiết là phải sử dụng trực tiếp thuốc kháng sinh thì mới bị ảnh hưởng. Nếu mẹ đang sử dụng thuốc kháng sinh rồi cho con bú cũng có thể gây ra tình trạng này. Do vậy, mẹ đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi đang cho con bú.

Ngoài ra, ảnh hưởng do hàm lượng thuốc khi tiêm phòng cũng có thể khiến bé táo bón.

3. Cải thiện tình trạng bé 2 tháng táo bón thế nào?

3.1. Bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể bé cần

Việc cho bé bú đủ bữa sẽ giúp cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể của trẻ

Việc cho bé bú đủ bữa sẽ giúp cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể của trẻ

Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước mà có thể bé cần đến là cách đầu tiên mà mẹ nên nghĩ tới để trị táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi. Hãy tăng cường cho bé bú thường xuyên hơn, bú đủ cữ và đủ lượng sữa. Lúc này, cơ thể bé sẽ được đảm bảo là không bị thiếu nước.

Nhờ vậy, phân sẽ được làm mềm, xốp hơn, dễ đào thải ra ngoài hơn. Từ đó cải thiện vấn đề tiêu hóa cũng như cải thiện tình trạng táo bón ở bé sơ sinh một cách tốt nhất.

3.2. Mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiêu hóa của cơ thể. Hãy giúp bé có một chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển cũng như không gây táo bón.

Mẹ có chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi

Mẹ có chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi

Như đã nói ở trên, chế độ dinh dưỡng của bé thời điểm này gắn chặt với chế độ dinh dưỡng của mẹ. Do đó, trong suốt thời gian cho bé bú mẹ nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả… Đồng thời, hạn chế các thức ăn cay nóng, dầu mỡ… Đặc biệt, cần ngưng sử dụng ngay lập tức các đồ ăn, đồ uống kích thích như: cà phê, rượu, bia…

Với một chế độ dinh dưỡng phù hợp và tốt cho hệ tiêu hóa. Chắc chắn bé sẽ đảm bảo được sự phát triển tốt nhất cũng như tránh được táo bón.

3.3. Những chú ý về sữa công thức

Như đã nói trên, một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi có thể là do sữa công thức. Chính vì vậy, mẹ nên kiểm tra thành phần sữa cũng như tìm cách sử dụng sao cho đúng nhất.

Hãy kiểm tra thật kỹ thành phần của sữa công thức trước khi sử dụng cho trẻ

Hãy kiểm tra thật kỹ thành phần của sữa công thức trước khi sử dụng cho trẻ

Nếu phải sử dụng sữa công thức cho trẻ, mẹ hãy chọn những loại sữa có thành phần có lợi cho tiêu hóa như: đạm whey, chất xơ hòa tan (FOS)… Đây đều những thành phần tốt cho hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón rất tốt.

Ngoài ra, mẹ cũng vần để ý tới việc pha sữa của mình cho trẻ. Hãy pha theo đúng tỉ lệ được in trên bao bì của sản phẩm. Tránh việc pha quá đặc, quá loãng đều không tốt cho việc tiêu hóa cũng như sự phát triển ở trẻ.

3.4. Massage bụng để chống táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi

Việc massage giúp kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn từ đó cải thiện táo bón ở trẻ

Việc massage giúp kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn từ đó cải thiện táo bón ở trẻ

Việc massage bụng cho trẻ 2 tháng là cách tăng cường hoạt động nhu động ruột hiệu quả. Từ đó khiến hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, việc tiêu hóa và hấp thu cũng sẽ diễn ra một cách trơn tru nhất.

Với trẻ 2 tháng tuổi, mẹ có thể massage vòng tròn ở vùng ổ bụng của bé. Đặt tay, lên giữa bụng của trẻ, sau đó xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần thực hiện trong khoảng 5 – 10 phút là thực hiện 1 – 2 lần/ngày. Như vậy, chắc chắn tình trạng táo bón ở trẻ sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.

3.5. Ngâm hậu môn bằng nước ấm cho bé

Ngâm nước ấm cũng là biện pháp cải thiện táo bón và giúp trẻ mau chóng dễ chịu hơn

Ngâm nước ấm cũng là biện pháp cải thiện táo bón và giúp trẻ mau chóng dễ chịu hơn

Một cách giúp bé 2 tháng táo bón cải thiện tình hình đó chính là ngâm mông với nước ấm. Nước ấm có tác dụng làm mềm cơ vòng hậu môn, từ đó giúp phân dễ đào thải ra ngoài. Ngoài ra, nước ấm còn có tác dụng giảm đau, bé sẽ không còn cảm giác đau hay khó chịu mà táo bón mang lại nữa.

Để thuận tiện nhất, mẹ có thể kết hợp việc tắm của bé với việc cho trẻ ngâm mông. Hãy sử dụng một chiếc chậu đủ lớn, đặt bé nằm ngửa, sao cho mực nước ấm ở ngang tầm bụng bé là được.

3.6. Trị táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi bằng mẹo

Ngoài những cách kể trên, mẹ có thể tham khảo một số mẹo để trị táo bón ở trẻ. Đây có thể là mẹo dân gian hoặc là những mẹo được nhiều mẹ áp dụng nhất. 

  • Dùng mật ong: Pha mật ong với nước theo tỉ lệ 1:3. Dùng tăm bông thấm hỗn hợp rồi thoa xung quanh hậu môn. Tiếp đến đẩy nhẹ tăm bông vào phía trong hậu môn. Tuy nhiên không nên đẩy sâu quá 1cm vì có thể gây tổn thương hoặc khiến trẻ đau đớn.
  • Sử dụng kem Vaseline: Bôi một lớp mỏng Vaseline và xoa nhẹ ở hậu môn của trẻ. Vaselin sẽ làm mềm cơ vòng hậu môn và kích thích đào thải phân nhanh chóng.
  • Sử dụng rau mồng tơi: Mẹ tước bỏ vỏ ngoài của cọng mồng tơi non sau đó dùng ngoáy ở mé hậu môn của bé. Chất nhớt của mồng tới sẽ nhanh chóng kích thích bé đi ngoài.

3.7. Sản phẩm từ các thảo dược tự nhiên

Một cách cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ hiệu quả đó là sử dụng sản phẩm bổ trợ từ thiên nhiên. Với những sản phẩm bổ trợ vấn đề táo bón ở trẻ sẽ được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý lựa chọn sản phẩm phù hợp với tuổi của trẻ và được sản xuất từ cơ sở uy tín, chất lượng.

4. Có nên sử dụng thuốc để chữa táo bón cho trẻ 2 tháng

Sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng táo bón của con nhỏ là cách mà nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, đối với bé 2 tháng táo bón, mẹ không nên áp dụng cách này.

Hệ tiêu hóa cũng như các cơ quan khác của bé vẫn còn chưa hoàn thiện. Do đó, sử dụng thuốc thì các thành phần trong thuốc sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới cơ thể. Dù là đã hỏi ý kiến chuyên gia, nhưng hãy hạn chế tối đa việc cho bé 2 tháng tuổi sử dụng thuốc. Hãy hướng tới những cách cải thiện tình trạng táo bón từ thiên nhiên.

5. Khi nào nên đưa bé 2 tháng táo bón đi khám?

Việc khám cho trẻ là cần thiết để tránh tình trạng táo bón trở nên nặng hơn

Việc khám cho trẻ là cần thiết để tránh tình trạng táo bón trở nên nặng hơn

Trong mọi trường hợp, biện pháp tốt và hiệu quả nhất vẫn luôn là tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu mẹ giúp trẻ điều trị táo bón ở nhà gặp phải những vấn đề dưới đây thì nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được khám và chữa trị:

  • Mẹ tìm hiểu nhưng không thể biết được nguyên nhân gây nên táo bón ở trẻ.
  • Áp dụng nhiều phương pháp điều trị nhưng tình hình bệnh của trẻ vẫn không có biểu hiện thuyên giảm.
  • Trẻ bị táo bón lâu ngày, đi ngoài khó khăn, căng thẳng, thường xuyên bị tổn thương hậu môn khi đi ngoài…
  • Bệnh ngày có biểu hiện nặng thêm.

Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng các mẹ đã có thể bổ sung nguồn kiến thức hữu ích trong việc phát hiện và điều trị chứng táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi. Cám ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết.

Táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi – Đi tìm NGUYÊN NHÂN và CÁCH XỬ LÝ
4.5 (90%) 2 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC