Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ tập ăn dặm, trẻ ở giai đoạn tập ngồi bô và giai đoạn đi nhà trẻ. Để bé hết táo bón và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mẹ nên tìm hiểu rõ về tình trạng này.
Dưới đây là 11 cách giúp bé hết táo bón triệt để mẹ nên biết.
1. Uống nhiều nước
Thiếu nước khiến phân bị khô, cứng, cơ thể khó đẩy phân ra ngoài. Do đó uống đủ nước là việc nên làm.
Khi bé bị táo bón, mẹ có thể cho trẻ uống nhiều nước hoặc một ít nước soda để giúp cải thiện.
Một số nghiên cứu đã tìm thấy nước soda có hiệu quả hơn nước máy trong việc làm giảm táo bón, bao gồm những người bị táo bón vô căn mãn tính hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS).
Tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ uống nhiều đồ uống có ga. Vì chúng là một lựa chọn không tốt cho sức khỏe của bé và có thể làm cho chứng táo bón của bé tồi tệ hơn.
2. Bổ sung chất xơ hòa tan giúp bé hết táo bón
Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ. Đặc biệt là chất xơ hòa tan, không lên men sẽ làm tăng tính nhất quán của nhu động ruột, khiến phân dễ dàng được đẩy ra.
Trên thực tế, một thống kê gần đây cho thấy có 77% những người bị táo bón mãn tính khỏi bệnh nhờ bổ sung chất xơ vào bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên bổ sung quá nhiều chất xơ sẽ khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn bởi nó có thể làm tăng tần suất đi đại tiện, gây đau, đầy hơi và khí. Chính vì vậy việc bạn bổ sung chất xơ cho bé vừa phải. Bổ sung cả 2 loại chất xơ đó là:
- Chất xơ không hòa tan: Được tìm thấy trong cám lúa mì, rau và ngũ cốc …
- Chất xơ hòa tan: Được tìm thấy trong cám yến mạch, lúa mạch, các loại hạt, đậu, đậu lăng và đậu Hà Lan. Ngoài ra chất xơ hòa tan còn có trong một số loại trái cây và rau quả. Chúng hấp thụ nước và tạo thành một hỗn hợp giống như gel, làm mềm phân.
3. Khuyến khích trẻ vận động
Khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời khi bé tích cực hoạt động việc đi đại tiện sẽ dễ dàng hơn và làm giảm các triệu chứng táo bón đáng kể.
4. Bé hết táo bón nhờ dùng thực phẩm giàu lợi khuẩn
Táo bón là do sự mất cân bằng vi khuẩn trong ruột. Vì thế bổ sung nhiều lợi khuẩn có thể giúp cải thiện sự mất cân bằng này và ngăn ngừa táo bón.
Mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm có chứa lợi khuẩn như sữa chua, đậu tương lên men, pho mát mềm, súp miso, các món lên men …
5. Sử dụng thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng là loại thuốc được sử dụng để hỗ trợ những trường hợp bị táo bón. Tuy nhiên theo khuyến cáo của các bác sĩ, mẹ không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng.
Bởi lẽ điều này có thể khiến cho ruột bị viêm nặng dẫn đến nhiều rối loạn đường tiêu hóa. Thay vào đó mẹ chỉ nên sử dụng thuốc nhuận tràng trong trường hợp trẻ bị táo bón nhẹ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị táo bón khác nhau với chỉ định, cách sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng khác nhau. Do đó trước khi sử dụng mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
6. Chế độ ăn ít FODMAP giúp bé hết táo bón
Trẻ bị táo bón nên ăn gì? Ngoài việc bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn cho bé táo bón. Việc áp dụng chế độ ăn ít FODMAP cũng là một cách để giúp bé hết táo bón
FODMAP là nhóm thực phẩm chứa carbohydrate khiến cho đường ruột khó hấp thu và có xu hướng hút nhiều nước vào hệ thống tiêu hóa.
Những thực phẩm này thường lưu lại lâu trong ruột, lên men. Từ đó dẫn tới những rắc rối cho hệ tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy. Do đó chế độ ăn ít FODMAP sẽ giúp loại bỏ những tình trạng không tốt cho dạ dày.
Chế độ ăn ít FODMAP nên áp dụng trong khoảng 6 – 8 tuần rồi trở lại thực đơn bình thường một cách từ từ để tìm ra nguyên nhân táo bón.
Nếu như nguyên nhân táo bón đến từ nhóm FODMAP thì mẹ nên loại bỏ nhóm thực phẩm đó khỏi bữa ăn của trẻ.
Các FODMAP thông thường gồm:
- Oligosaccharides: Ngũ cốc giàu chất xơ, đậu đỗ, hành, tỏi, atiso…
- Disaccharides: Sữa, kem.
- Monosaccharides: Xoài,dưa hấu, mật ong …
- Polyols: Anh đào, táo, lê, nấm
7. Bổ sung glucomannan
Glucomannan là một loại chất xơ tự nhiên, có thể hòa tan trong nước và có nguồn gốc từ rễ cây khoai nưa ( hay còn gọi là khoai konjac). Glucomannan đã được chứng minh là có hiệu quả điều trị táo bón.
Một nghiên cứu ở trẻ em cho thấy 45% những người dùng glucomannan đã giảm táo bón nặng, so với 13% ở nhóm không sử dụng.
Cùng với việc cải thiện nhu động ruột, glucomannan đã được chứng minh có chức năng như một prebiotic và cải thiện sự cân bằng của vi khuẩn tốt trong ruột của bé.
Nếu bé bị táo bón, mẹ hãy thử thực đơn chứa glucomannan.
8. Bổ sung magie citrat
Uống magie citrate là một biện pháp khắc phục chứng táo bón tại nhà phổ biến nhờ công dụng nhuận tràng thẩm thấu. Uống một lượng vừa phải magie citrat có thể giúp giảm táo bón.
9. Bé hết táo bón nhờ ăn mận khô
Mận và nước ép mận là phương thuốc tự nhiên để bé hết táo bón.
Ngoài chất xơ, mận chứa sorbitol có tác dụng nhuận tràng tự nhiên. Mẹ có thể cho bé dùng khoảng 50 gram (khoảng 7 quả mận cỡ trung bình) hai lần một ngày.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị IBS ( hội chứng ruột kích thích) thì không nên dùng cách này.
10. Ngừng uống sữa
Trong một số trường hợp, trẻ em không dung nạp protein sữa có thể bị táo bón. Mẹ có thể thử tạm thời loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn uống của bé.
Điều này giúp cải thiện các triệu chứng của táo bón mà bé đang gặp phải. Mẹ có thể thay thế sữa bằng các thực phẩm giàu canxi khác.
11. Tập thói quen đi cầu hàng ngày
Đi vệ sinh hàng ngày, đặc biệt là vào buổi sáng được xem là thói quen rất tốt cho sức khỏe. Bởi đây là thời điểm nhu động ruột hoạt động tốt nhất. Việc đi đại tiện buổi sáng sẽ đẩy được lượng độc tố trong cơ thể ra ngoài.
Chính vì vậy mẹ nên tập cho bé thói quen đi đại tiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Khi bé mới xuất hiện triệu chứng táo bón, các mẹ nên tìm cách chữa trị giúp bé hết táo bón dứt điểm. Không nên để trình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày và kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe của trẻ. Hy vọng với chia sẻ về 11 cách giúp bé hết táo bón trên đây các mẹ sẽ tích lũy thêm cho mình những kiến thức bổ ích.
Đọc thêm: Bé bị táo bón nên uống thuốc gì?
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.