Bé 2 tuổi bị táo bón ra máu nguy hiểm như thế nào? Những thông tin sau đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ về tính trạng này cũng như cách khắc phục. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Bé 2 tuổi bị táo bón ra máu có nguy hiểm không?
1.1. Tổng quan về tình trạng bé 2 tuổi bị táo bón ra máu
2 tuổi là thời điểm có những thay đổi về chế độ dinh dưỡng, môi trường, tâm sinh lý… Những ảnh hưởng rất nhiều tới chức năng tiêu hóa của trẻ và gây nên táo bón.
Có thể thấy tình trạng táo bón ở trẻ 2 tuổi không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu như bé 2 tuổi bị táo bón ra máu, đặc biệt là trong thời gian dài thì bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm. Lúc này, phân trong đường ruột đã bị vón, cứng… gây rách hậu môn, khiến máu hòa lẫn với phân. Tình trạng bé bị táo bón ra máu có thể nguy hiểm đến sức khỏe và tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh trong tương lai.
Bên cạnh đó, tình trạng táo bón ra máu ở trẻ 2 tuổi kéo dài gây cảm giác khó tiêu, chướng bụng. Từ đó giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng. Bé sẽ bị chậm lớn, còi cọc, không phát triển về chiều cao, trí tuệ.
1.2. Bé 2 tuổi bị táo bón ra máu nguy hiểm không?
Một số căn bệnh có thể dẫn đến nếu như tình trạng tiêu hóa kéo dài ở trẻ 2 tuổi như:
Phân nằm lâu trong trực tràng cản trở tuần hoàn máu. Từ đó gây co thắt các búi mạch xung quanh và gây nên trĩ.
- Bệnh kiết lị: Táo bón kéo dài khiến phân trở nên cứng rắn, làm viêm nhiễm tổn thương đường ruột, dẫn đến kiết lị.
- Viêm hậu môn: Phân quá cứng gây rách phần da niêm mạc hậu môn. Vi khuẩn sẽ xâm nhập qua vết nứt, rách khiến hậu môn bị viêm.
- Nhiễm khuẩn máu: Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Vi khuẩn, độc tố xâm nhập từ bên ngoài theo khe nứt ở hậu môn hoặc từ phân vào tuần hoàn gây ra nhiễm trùng máu.
- Polyp trực tràng: Đây là khối u lành tính xuất hiện rải rác trong khu vực trực tràng. Đa số đều lành tính, tuy nhiên vẫn có trường hợp phát triển thành ung thư trực tràng.
2. 6 Nguyên nhân khiến bé 2 tuổi bị táo bón
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón ở bé 2 tuổi, thậm chí là ra máu. Tuy nhiên có 6 nguyên nhân chính thường gặp nhất.
2.1. Chế độ ăn không hợp lý
Đây là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ phổ biến nhất. Chế độ ăn thiếu rau xanh, chất xơ… Ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, lười uống nước…
2.2. Lười hoạt động
Thường xuyên vận động giúp quá trình tuần hoàn được lưu thông. Đồng thời tăng sự trao đổi chất, hấp thu, chuyển hóa… ngăn ngừa chứng táo bón. Ngược lại, nếu trẻ ít vận động thì đường ruột sẽ bị suy yếu, dẫn đến nguy cơ dễ mắc táo bón.
2.3. Do sữa công thức
Ở giai đoạn 2 tuổi, bố mẹ thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng sữa công thức. Tuy nhiên, đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ 2 tuổi bị táo bón ra máu. Có thể trẻ chưa quen với loại sữa, sữa quá nhiều năng lượng… đều rất dễ bị táo bón.
2.4. Không có thói quen đi vệ sinh
Đây là hiện tượng phổ biến ở các trẻ 2 tuổi khi bắt đầu quen với việc đi cầu. Tuy nhiên nhiều bé bị căng thẳng, áp lực khi bị người lớn bắt buộc, thúc giục khiến trẻ không muốn đi, phân sẽ ứ đọng ở ruột già gây táo bón.
2.5. Tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng thuốc ở trẻ có thể gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Từ đó làm chức năng tiêu hóa, hấp thu suy yếu dẫn đến táo bón cho trẻ.
2.6. Thận âm hư, nóng trong
Theo Đông y, âm hư nội nhiệt sẽ mất cân bằng âm dương khiến tân dịch hao tổn, hư suy. Cơ thể tích tụ nhiệt độc gây ra các chứng mụn nhọt, nhiệt miệng, táo bón, mồ hôi trộm.
3. Xử lý ra sao khi bé 2 tuổi bị táo bón ra máu
Với mỗi nguyên nhân gây táo bón ở trên, mẹ có thể áp dụng các biện pháp chữa trị tương ứng sau đây.
3.1. Thay đổi chế độ ăn của bé
3.1.1. Cho trẻ uống nhiều nước:
Uống nhiều nước là phương pháp đơn giản nhất cho tình trạng bé 2 tuổi bị táo bón ra máu. Với lượng nước được cung cấp đủ cho cơ thể, phân sẽ được làm mềm và dễ dàng đào thải ra ngoài hơn. Đặc biệt, mẹ có thể cho bé uống nước ép hoa quả, nước canh thay cho nước thường. Vừa cung cấp nước mà lại còn cung cấp chất xơ cho cơ thể của trẻ.
3.1.2. Thực phẩm tốt cho bé 2 tuổi bị táo bón ra máu
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là tiền đề giúp hạn chế chứng táo bón xảy ra. Mẹ hãy tăng cường các loại rau củ sau vào thực đơn của bé nhé.
- Rau xanh: Thành phần chất xơ trong rau sẽ hút nước giúp khối phân mềm và xốp. Nhờ vậy, việc tống thải phân ra ngoài trở nên dễ dàng. Những loại rau xanh tốt cho táo bón như: rau đay, mồng tơi, cải bó xôi, rau ngót, bông cải…
- Các loại củ: Giống như rau xanh, Vitamin và chất xơ các các loại củ giúp phòng ngừa táo bón hữu hiệu. Mẹ có thể bổ sung vào thực đơn của trẻ: khoai lang, cà rốt, khoai tây… để cải thiện tình hình bé 2 tuổi bị táo bón ra máu trong thời gian ngắn.
- Trái cây: Đây cũng là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn chữa táo bón cho trẻ hai tuổi. Mẹ nên cho bé ăn nhiều lê, mận, đu đủ chín, quả bơ và những loại quả mọng như bưởi, dưa hấu…
Bên cạnh các thực phẩm tốt ở trên, mẹ cũng cần hạn chế một số loại đồ ăn như: sữa và sản phẩm từ sữa, thịt đỏ, đồ ăn nhanh, bánh kẹo có nhiều đường, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng…
3.2. Tăng cường vận động cho trẻ
Như đã nói ở trên, lười vận động là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón. Do đó, thay vì để trẻ dùng điện thoại, tivi; bố mẹ nên khuyến khích trẻ ra ngoài chơi đùa. Vừa cải thiện táo bón lại giúp trẻ linh hoạt và phát triển khả năng học hỏi xung quanh.
Đối với trẻ 2 tuổi, các trò chơi vận động nhẹ như: ném bắt bóng, nhảy nhót, đi bộ, chạy… Đây đều là những hoạt động rất tốt cho tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, ba mẹ nên chơi cùng con để giúp con hứng thú và vui vẻ hơn.
3.3. Kiểm tra lại sữa công thức
Sữa công thức mà quá nhiều năng lượng cũng sẽ khiến trẻ bị nóng trong, gây táo bón. Ngoài ra, nếu như sữa công thức có chứa các thành phần khó hấp thu cũng sẽ khiến cho trẻ 2 tuổi bị táo bón ra máu. Do vậy, việc kiểm tra thành phần sữa công thức là vô cùng cần thiết. Các mẹ sẽ biết được sữa có nhiều năng lượng hay không, có thành phần nào gây nóng trong hay không.
Đối với trẻ 2 tuổi, bạn có thể chọn các loại sữa có chứa Enzym tiêu hóa, Probiotic, chất xơ hòa tan… Nhờ vậy, đảm bảo khả năng hấp thu cũng như ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả.
3.4. Xây dựng thói quen đi ngoài cho trẻ
Trước tiên, mẹ hãy tạo cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ ngày. Việc có một khung giờ cố định để đi vệ sinh sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ hơn. Bên cạnh đó, thói quen sẽ giúp cho trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc đi vệ sinh hằng ngày.
Thứ hai, mẹ giúp con hiểu không nên nín nhịn đi ngoài. Đây là thói quen không tốt cho đường tiêu hóa. Dù ngại hoặc sợ thì vẫn nên đi vệ sinh khi buồn. Giải thích kỹ rằng hoàn toàn có thể đi vệ sinh ở trường lớp thay vì cố nhịn cho tới khi về nhà.
Đối với từng bé, thời gian hình thành thói quen sẽ rất khác nhau. Vì thế mẹ cần kiên trì và tạo sự thoải mái để trẻ có thể thay đổi hành vi của mình. Khi đã tạo được thói quen vệ sinh đúng giờ, không nín nhịn… Hệ tiêu hóa sẽ hoạt động trơn chu hơn, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
3.5. Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ
Ở độ tuổi này, nhiều trẻ gặp tình trạng táo bón do cơ thể nóng trong, thận âm hư. Vì vậy cách tốt nhất là mẹ có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ, cải thiện nguyên nhân bên trong.
Sản phẩm Forikid TW3 thực sự là một lựa chọn tuyệt vời dành cho trẻ 2 tuổi bị táo bón ra máu. Sản phẩm được sản xuất dạng cao lỏng với các thành phần: Táo chua, Tỳ giải, Thạch hộc, Hoài sơn, Sinh địa, Khiếm thực, Đảng sâm, Cam thảo. Forikid TW3 được dùng cho: Trẻ em tỳ vị kém, tiêu hóa kém, biếng ăn, hay táo bón, mệt mỏi, gầy yếu. Sản phẩm từ các thảo dược thiên nhiên, do vậy an toàn với trẻ. Chính vì lẽ đó, Forikid TW3 được chuyên gia và rất nhiều các bà mẹ tin tưởng sử dụng.
3.6. Một số mẹo cải thiện tình trạng bé 2 tuổi bị táo bón ra máu
Ngoài các biện pháp trên, mẹ có thể áp dụng các mẹo điều trị táo bón ở trẻ rất hiệu quả:
- Dùng mật ong bôi hậu môn: Mẹ pha mật ong với nước theo tỉ lệ 1;3. Sau đó dùng tăm bông thấm vào dung dịch pha loãng trên rồi đút nhẹ nhàng vào hậu môn của trẻ. Nhờ tác dụng giảm đau và bôi trơn cơ vòng hậu môn nên cách này có thể giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.
- Dùng rau mồng tơi ngoáy hậu môn: Mẹ lấy ngọn mồng tơi, không được quá non, cũng không quá già, rồi rửa sạch bằng nước sôi nguội. Sau đó mẹ tước bỏ vỏ ngoài của ngọn mồng tơi rồi ngoáy nhẹ vào mông con. Cách làm này sẽ kích thích cảm giác buồn đi vệ sinh của bé, cải thiện táo bón.
- Ngâm mông vào nước ấm: Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn hoạt động, tăng cường nhu động ruột nhờ thế mà trẻ đi vệ sinh một cách dễ dàng hơn. Mẹ có thể chuẩn bị sẵn một chậu nước ấm cho trẻ tắm hoặc ngâm mông vào đó trong thời gian từ 5-10 phút, lau khô.
- Massage bụng cho trẻ: Để bé nằm ngửa trên giường, bàn chân của trẻ hướng về phía mẹ. Dùng tay massage đều, nhẹ nhàng, vòng tròn theo kim đồng hồ. Thực hiện sau ăn khoảng 1 tiếng, mỗi lần 3 – 5 phút, 2 – 3 lần/ngày. Cách làm này giúp kích thích nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Táo bón kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do vậy, nếu đã áp dụng các phương pháp mà không thấy cải thiện. Mẹ cần đưa bé tới ngay địa chỉ khám uy tín và điều trị.
Nếu phân của trẻ lẫn với máu đen, chứng tỏ trẻ xuất hiện tình trạng chảy máu trong. Hiện tượng này có thể liên quan các bệnh tiêu hóa nghiêm trọng hơn.
Nếu trẻ đi ngoài ra máu nhiều, khóc liên tục. Mẹ nên đưa con đi khám vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nào khác.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp mẹ cải thiện và trị dứt điểm tình trạng bé 2 tuổi bị táo bón ra máu trong thời gian sớm nhất. Từ đó giúp bé mau lớn và khỏe mạnh hơn.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.