Cùng tìm hiểu ngay 8 nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón thường gặp nhất. Từ đó giúp cho các mẹ có được phương pháp điều trị và xử lý phù hợp. Giúp cho con khỏe mạnh hơn và phát triển tốt nhất nhé.
1. Chế độ ăn thiếu chất xơ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ, đặc biệt là các loại ngũ cốc đem lại lợi ích đối với ruột kết. Chất xơ làm tăng thể tích phân, có tác dụng làm loãng nồng độ của các chất thải khi tiếp xúc trực tiếp với thành ruột kết. Từ đó thúc đẩy hoạt động của ruột để tống các độc tố ra ngoài nhanh hơn.
Nếu trẻ có một chế độ dinh dưỡng không cân đối, ít chất xơ sẽ dễ bị táo bón hơn. Khi đi đại tiện thường bị đau và chịu các chứng co cứng vùng bụng dưới, khiến trẻ có tâm lý sợ đi đại tiện. Từ đó khiến cho tình trạng táo bón ở trẻ trở nên trầm trọng hơn.
2. Uống ít nước
Không chỉ với bé nhỏ tuổi mà rất nhiều bé lớn hơn đều không thích uống nước. Tuy nhiên nước là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong trao đổi chất và thực hiện chức năng tiêu hóa của cơ thể. Lượng nước uống vào mỗi ngày là một trong hai yếu tố quyết định tới tính chất phân của trẻ.
Khi bé uống ít nước, chất thải sau quá trình tiêu hóa sẽ bị khô, vón cục lại do chứa ít nước, gây hiện tượng táo bón. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ uống nước đầy đủ, tương ứng với nhu cầu từng độ tuổi. Kết hợp cả nước khoáng, nước hoa quả, nước canh…
3. Táo bón do dùng sữa công thức
Sữa công thức hoặc sữa bò có nhiều chất dinh dưỡng khó tiêu hóa hơn. Một số mẹ không có sữa nhiều, trẻ sẽ thường xuyên uống sữa ngoài làm cơ thể bị nóng trong. Bên cạnh đó có số ít trẻ không dung nạp được lactose – một thành phần trong sữa dẫn đến hiện tượng bị đầy bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc gây táo bón.
Một số trẻ bị táo bón là do nguyên nhân mẹ pha sữa không đúng cách. Ví dụ như, khi mẹ pha sữa với nước quá nóng, làm cho các thành phần trong sữa bị biến đổi, mất tác dụng. Nếu mẹ pha sữa quá nguội, sẽ không tan trong nước khiến sữa bị vón cục. Kết quả là dưỡng chất không hấp thụ hết vào cơ thể làm cho trẻ đầy bụng, khó tiêu.
4. Thói quen hay nín nhịn đi vệ sinh
Trẻ con thường hiếu động mải chơi, quên ăn, quên ngủ và quên đi vệ sinh. Nhiều bé buồn đi đại tiện nhưng mải chơi cố gắng nhịn. Bé nhịn làm giảm dần cảm giác mót đại tiện. Tuy nhiên nếu tình trạng nhịn đi vệ sinh này diễn ra thường xuyên. Chắc chắn thói quen đi vệ sinh của trẻ sẽ bị thay đổi. Đồng thời khiến cho trẻ xuất hiện tình trạng táo bón.
Ngoài ra, khi nhịn đi ngoài quá lâu, phân sẽ trở nên rắn hơn. Tới lúc bé đi vệ sinh, việc cố rặn mạnh sẽ khiến bé đau đớn do phân quá rắn. Điều này sẽ khiến cho bé sợ đi vệ sinh và càng khiến bé nín nhịn nhiều hơn. Vòng luẩn quẩn ”đau đớn – sợ hãi – nhịn đại tiện” ngày càng lặp lại.
5. Ảnh hưởng của tâm lý
Có một số nguyên nhân liên quan tới tâm lý khiến trẻ nhịn đi vệ sinh như:
- Căng thẳng, stress: Một số trẻ có vấn đề căng thẳng hoặc sợ hãi khi đi vệ sinh. Điều này có thể do bé chưa hình thành thói quen đi vệ sinh. Trẻ thường cố ý lờ đi cảm giác mót đại tiện, dần dần gây ra hiện tượng táo bón.
- Sợ chỗ lạ: Một số trẻ sẽ chỉ đi vệ sinh ở những nơi quen thuộc như ở nhà hoặc ở trường. Khi trẻ đi chơi ở công viên, nhà hàng, nhà người quen nhiều bé sẽ nhịn đi vệ sinh, đợi tới lúc về nhà mới đi. Lâu dần thói quen này không tốt, khiến trẻ bị táo bón.
- Ngại mùi hôi Có rất nhiều trẻ sợ mùi hôi của phân và cảm thấy khó chịu mỗi khi đi đại tiện. Vì thế cách tốt nhất để không phải ngửi thấy mùi này, trẻ sẽ nhịn vệ sinh, lâu dần dẫn tới hiện tượng táo bón.
7. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón do ít vận động
Một số trẻ được cha mẹ nuông chiều, cho con xem tivi, điện thoại thường xuyên. Không cho con có thời gian đi ra ngoài để vận động hoặc tham gia các trò chơi thể lực. Đây là một trong các nguyên nhân phổ biến dẫn đến táo bón ở trẻ 2 tuổi, đặc biệt là trong thời buổi phát triển của công nghệ như hiện tại.
Tuy nhiên, việc giữ trẻ trong nhà, cho trẻ xem điện thoại, tivi mà không có hoạt động thể chất lại ảnh hưởng rất xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ. Việc ít vận động khí khiến cho nhu động bị ì, không được kích thích. Từ đó chức năng tiêu hóa hoạt động không được trơn chu. Đồng thời khiến phân của trẻ khó đào thải hơn.
8. Táo bón do sức khỏe, bệnh lý
Bên cạnh nguyên nhân đã kể trên thì việc trẻ táo bón còn có thể do tình trạng sức khỏe hoặc bệnh lý.
Một số tình trạng sức khỏe ảnh hưởng tới tiêu hóa của trẻ như:
- Mọc răng: Mọc răng là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên mọc răng có thể khiến cho bé trở nên lười ăn uống dẫn đến thiếu nước và thiếu chất. Từ đó làm cho phân bị rắn dẫn đến táo bón.
- Ốm sốt: Tình trạnh ốm, cảm sốt thường kèm theo cảm giác chán ăn, bỏ bữa… Như vậy sẽ không cung cấp đầy đủ chất xơ, rau xanh, vitamin khiến trẻ bị táo bón.
Đây đều là tình trạng khá bình thường và rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Các mẹ không cần quá bận tậm, chỉ cần các bé hết tình trạng trên thì việc táo bón cũng sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên đối với một số bệnh lý ảnh hưởng tới táo bón sau đây. Bạn cần đặc biệt lưu ý và đưa trẻ tới các cơ sở y tế trong thời gian ngắn nhất.
- Bệnh cường giáp.
- Bệnh tiểu đường.
- Bệnh phì đại tràng bẩm sinh.
- Bệnh nội tiết chuyển hóa.
- Hẹp hậu môn.
9. Trẻ bị táo bón thì phải làm sao?
9.1. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp bé cải thiện tình trạng táo bón.
- Đối với bé bú sữa mẹ, đầu tiên mẹ xem xét trẻ có được bú đầy đủ lượng sữa cần thiết chưa. Sau đó mẹ sẽ điều chỉnh lại chế độ ăn: ăn nhiều rau xanh, thực phẩm có chất xơ, hoa quả, hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ, chất kích thích.
- Với trẻ uống sữa bột, mẹ cần pha sữa đúng chuẩn theo hướng dẫn và lựa chọn loại sữa công thức phù hợp chứa chất xơ, lợi khuẩn…
- Đối với trẻ lớn, mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, cung cấp đủ chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày: các loại rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, dâu tây, chuối.. hạn chế cho trẻ ăn ổi, hồng xiêm, nước ngọt có gas, cà phê, bánh kẹo. Nếu bé không chịu ăn rau quả, mẹ có thể thay thế bằng sinh tố hoặc súp rau củ quả.
9.2. Thuốc nhuận tràng
Thuốc trị táo bón giúp kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài nhờ hút nước, giúp trương nở, tăng kích thước khối lượng phân như thạch, agar-agar, cám lúa mì…
Thuốc tăng thẩm thấu làm giảm hấp thu nước ở thành ruột, tăng lượng nước trong lòng ruột để giúp phân mềm hơn và dễ đẩy ra ngoài hơn theo đường trực tràng. Các thuốc phổ biến như sorbitol, lactulose…
9.3. Sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ
Trong đông y, nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là âm hư thận yếu, tỳ vị kém,… Để khắc phục, thầy thuốc sẽ sử dụng các vị dược liệu dưỡng âm, bổ tỳ vị, sinh tân và giúp tiêu hóa tốt bao gồm: Sinh địa, Thạch hộc, Táo chua, Hoài sơn, Tỳ giải, Khiếm thực, Đảng sâm, Cam thảo. Dựa trên thành phần trên, kết hợp với dây chuyền công nghệ hiện đại, Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3 đã tạo ra sản phẩm cao lỏng giúp hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón, rất thích hợp với trẻ hay bị táo bón,
Sản phẩm được bào chế dưới dạng cao lỏng, vị ngọt dễ uống… Sản phẩm hoàn toàn có thể sử dụng để cải thiện tình trạng táo bón ở bé 1 tuổi trở lên.
Đây là sản phẩm đặc biệt giúp cải thiện tình trạng âm hư, đồng thời sinh tân dịch nên cung cấp một lượng nước cơ thể bị thiếu từ đó rất có hiệu quả chứng táo bón của trẻ. Ngoài ra, sản phẩm còn có công dụng: Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cường sức khỏe.
9.4. Một số lưu ý khác để xử lý tình trạng táo bón
- Mẹ nên bổ sung nước đầy đủ theo cận nặng, độ tuổi, nhu cầu hằng ngày của từng bé.
- Dạy bé thói quen đi cầu đúng cách, cần kiên nhẫn và hướng dẫn bé một cách từ từ.
- Khuyến khích bé đi vệ sinh vào buổi sáng, có thể sử dụng bô hoặc ngồi bồn cầu
- Tránh nhịn đi ngoài vì sợ đau: mẹ nên giải thích cặn kẽ lợi ích của việc đi vệ sinh, khuyến khích bé đi khi có cảm giác mót.
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia về nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Hi vọng với chia sẻ trong bài viết sẽ giúp mẹ hiểu hơn về cách điều trị chăm sóc một cách hiệu quả cho trẻ bị táo bón.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.