Bé biếng ăn hay ngậm liệu có phải là bệnh? Mẹ cần làm gì?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 21/03/2023 14:31:46

Bé biếng ăn hay ngậm là tình trạng mà nhiều gia đình nuôi con nhỏ gặp phải. Vậy bé biếng ăn hay ngậm liệu có phải là bệnh? Và mẹ cần làm gì khi con gặp tình trạng này? Dưới đây là chia sẻ của các chuyên gia y tế, mời các mẹ cùng theo dõi.

1. Bé biếng ăn hay ngậm liệu có phải là bệnh?

Trẻ biếng ăn hay ngậm không hẳn là bệnh, bởi có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Để xác định bé biếng ăn hay ngậm liệu có phải là bệnh hay không thì cần xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng trên là gì. Từ đó mới nhận định được và điều trị đúng cách.

2. Vì sao bé biếng ăn hay ngậm?

Cha mẹ nên tìm nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hay ngậm

Cha mẹ nên tìm nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hay ngậm để chữa trị đúng cách

Tình trạng trẻ biếng ăn hay ngậm được hiểu như sau:

  • Hiện tượng trẻ ăn ít, lười ăn hay sợ ăn.
  • Trẻ không chịu ăn một số loại thực phẩm như thịt, cá, rau, quả,…
  • Thậm chí có trẻ khóc khi nhìn thấy thức ăn, chạy trốn, nôn và kêu đau bụng.

Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến trẻ không đủ dinh dưỡng. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện ở trẻ.

Vậy trẻ biếng ăn vì sao? Có 5 lý do chính có thể kể đến như sau:

  • Do sinh lý.
  • Do tâm lý.
  • Do món ăn không hợp khẩu vị của trẻ, hoặc món ăn lặp đi lặp lại gây nhàm chán.
  • Do trẻ mắc một số bệnh lý nào đó.

Trong trường hợp co cơ thể con không khỏe, mẹ cần cho đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân ngay.

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Thay đổi sinh lý khiến trẻ biếng ăn

Thay đổi sinh lý có thể khiến trẻ biếng ăn

Vào các giai đoạn phát triển khác nhau trong cơ thể, đa số trẻ đều gặp các vấn đề nhất định. Trong đó biếng ăn sinh lý được xem là biểu hiện rõ rệt nhất của sự thay đổi này.

Theo đó các giai đoạn phát triển ở trẻ nhỏ có thể khiến trẻ biếng ăn hay ngậm, thậm chí là sợ ăn. Ví dụ: Lúc bé tập lẫy, tập bò, tập đi, mọc răng hay dậy thì cũng là thời điểm trẻ dễ biếng ăn nhất.

Vì vậy mẹ cần theo dõi sát sao sự phát triển của con. Đặc biệt là những biến đổi về tâm sinh lý trong các giai đoạn phát triển kể trên để hiểu về tính cách cũng như sức khỏe của con hơn.

2.2. Nguyên nhân tâm lý

Yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Chính vì vậy khi tinh thần của trẻ bị tổn thương thường khiến trẻ ăn không ngon, sợ hãi bữa ăn, chán ăn dẫn tới biếng ăn. Các tác động tinh thần mà bố mẹ cần tránh khi nuôi con đó là không thúc ép, quát mắng, dọa dẫm con khi ăn.

Ngoài ra cũng cần giúp con tháo gỡ những vấn đề tinh thần gặp phải trong cuộc sống như áp lực học hành, thi cử, điểm số hoặc những tổn thương tinh thần nếu trẻ bị lạm dụng tình dục…

2.3. Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý thường khiến trẻ nhỏ bị biếng ăn, lười ăn là:

  • Do trẻ bị sốt, bị cảm cúm, sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp.
  • Các bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa như ăn không tiêu, táo bón, đau bụng, co thắt đại tràng…

Ngoài ra nếu trẻ bị chứng âm hư, có nghĩa là phần âm bị thiếu hụt sẽ khiến lượng tân dịch bị thiếu dẫn đến tình trạng nóng trong, táo bón, miệng khô, biếng ăn, đổ mồ hôi trộm và có thể bị đái dầm.

3. Hậu quả khi bé biếng ăn hay ngậm kéo dài

Việc bé biếng ăn hay ngậm kéo dài khiến cơ thể suy dinh dưỡng

Việc bé biếng ăn hay ngậm kéo dài khiến cơ thể suy dinh dưỡng

Bé biếng ăn hay ngậm nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng:

  • Không tốt tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
  • Làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm.
  • Trẻ bị sụt hoặc chững cân nặng, suy dinh dưỡng, thấp còi…

3. Cách trị trẻ ăn ngậm

Sau khi đã tìm được nguyên nhân trẻ biếng ăn, mẹ sẽ biết phải làm sao khi trẻ biếng ăn. Dưới đây là một số cách trị trẻ biếng ăn, hay ngậm đồ ăn mẹ có thể tham khảo.

3.1. Chuẩn bị đồ ăn đúng độ tuổi của con

  • Đối với trẻ ăn dặm: Mẹ cần chuẩn bị thức ăn là: bột ăn dặm hoặc cháo xay nhuyễn sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận thức ăn hơn.
  • Đối với những bé lớn hơn: Mẹ có thể cho bé ăn cơm và các loại thức ăn khác thay vì ăn cháo hoặc bột ăn dặm sẽ khiến trẻ nhàm chán và ngán.

Ngoài phương pháp chế biến thì mẹ cũng cần đến thực đơn dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi phát triển của trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển đúng tuổi của con.

3.2. Không cho con ăn đồ vặt trước bữa ăn

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ đến bữa thường không muốn ăn, từ chối thức ăn là trước đó bé ăn đồ vặt nhiều khiến bé chưa đói.

Chính vì vậy nên hạn chế cho bé ăn vặt trước bữa ăn, đặc biệt là các loại đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ sẽ làm cho bé no lâu do những loại thức ăn này khó tiêu hóa.

3.3. Thay đổi, đa dạng thực đơn thường xuyên

Cha mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên để kích thích bé ăn nhiều hơn

Cha mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên để kích thích bé ăn nhiều hơn

Để đối phó với trẻ ăn ngậm, lười ăn thì mẹ cũng cần bổ sung nhiều món ăn mới hoặc cách chế biến lạ hơn thường xuyên.

Việc thay đổi, đa dạng thực đơn sẽ giúp bé:

  • Tò mò hơn với món ăn mới, nhờ vậy mà bé sẽ muốn ăn hơn.
  • Tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý, thay đổi thực đơn thường xuyên cho con nhưng vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng bữa ăn nhé.

Một trong những mẹo nhỏ hữu ích trong việc giúp con tiếp nhận món ăn mới dễ dàng mà mẹ có thể tham khảo là hãy cho ăn món ăn mới vào bữa sáng. Bữa sáng là khoảng thời gian bé có cảm giác đói nhất trong ngày và có thể sẵn sàng ăn thử một món ăn mới.

Khi bé đã chịu ăn, mẹ có thể chuyển món ăn vào thực đơn dành cho bữa ăn chính là bữa trưa hoặc bữa tối và có thể tiếp tục chế biến món mới khác vào bữa sáng tiếp theo.

3.4. Trang trí món ăn đẹp mắt

Trẻ nhỏ rất thích màu sắc và những hình thù ngộ nghĩnh,… vì vậy việc trang trí món ăn cho bé sẽ giúp con thích thú hơn, tò mò hơn với món ăn. Cũng nhờ vậy mà mẹ sẽ thuyết phục “thực khách khó tính” của mình ăn dễ dàng hơn.

3.5. Không cho trẻ xem TV, chơi điện thoại,… trong bữa ăn

Nhiều gia đình thường áp dụng cách “dụ con ăn” bằng việc cho con xem tivi, điện thoại, ipad… Tuy nhiên cha mẹ không biết chứng ăn ngậm ở trẻ cũng sinh ra từ đây. Không những thế, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì vừa ăn vừa xem sẽ khiến:

  • Tác động không tốt tới hệ tiêu hóa.
  • Hỏng mắt và các vấn đề khác liên quan tới sức khỏe của trẻ.
  • Tạo thành thói quen ăn uống xấu của con.
  • Con sẽ thay vì tự giác ăn thì sẽ mè nheo để được xem điện thoại, tivi…

Ngoài việc không cho trẻ xem tivi, chơi điện thoại, ipad… thì mẹ cũng không nên cho con đi rong hay vừa chạy nhảy vừa ăn sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, hệ tiêu hóa cũng như hình thành thói quen ăn uống xấu ở trẻ.

3.6. Không ép trẻ ăn, không kéo dài bữa ăn

Nhiều trẻ lười ăn, biếng ăn nên ăn rất chậm và thường kéo dài bữa ăn “lê thê” hàng giờ đồng hồ. Đối với những trường hợp này, mẹ cần quán triệt thời gian bữa ăn cho con để tránh tình trạng bé biếng ăn hay ngậm.

Theo đó đối với bữa chính con chỉ được phép ăn trong vòng 30 phút và 20 phút đối với bữa ăn phụ. Ngoài thời gian trên con sẽ không được ăn nữa. Việc tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa sẽ cải thiện tình trạng biếng ăn, nhác ăn ở trẻ hiệu quả.

Các mẹ cần lưu ý rằng, không như người lớn, cảm giác đói ở trẻ nhỏ thường không rõ ràng. Vì vậy, mẹ không nên thúc ép trẻ ăn khi trẻ chưa thực sự đói.

Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho trẻ ăn riêng một mình hãy cho trẻ ăn cùng bữa ăn của gia đình. Điều này giúp trẻ ăn ngon miệng, không cảm thấy đơn độc khi ăn.

3.7. Để con tự lập trong ăn uống

Tự lập trong ăn uống là cách tốt nhất để trị dứt điểm triệu chứng bé biếng ăn hay ngậm. Để con tự lập trong ăn uống vừa giúp bé hình thành tính tự giác, tự lập vừa khiến cho bé cảm thấy thoải mái vì được làm việc mà mình thích.

Khi con đã qua giai đoạn ăn dặm, hãy cho con con tùy ý xúc ăn. Ban đầu có thể mẹ sẽ thấy phiền bởi con thường ăn không sạch sẽ, vương vãi linh tinh. Nhưng mẹ chịu khó dạy cho con cách ăn uống sạch sẽ hơn và nhất là chịu khó thu dọn “chiến trường” trong thời gian đầu khi bé chưa quen nhé.

3.8. Tạo không khí ăn uống vui vẻ, nhiệt tình cho cả gia đình

Tạo không khí vui vẻ trong gia đình khi ăn giúp trẻ bắt chước và tự giác ăn hơn

Tạo không khí vui vẻ trong gia đình khi ăn giúp trẻ bắt chước và tự giác ăn hơn

Cho bé ăn cơm cùng với các thành viên khác trong gia đình sẽ giúp bé:

  • Không cảm thấy cô đơn mỗi bữa ăn.
  • Bắt chước theo những thành viên khác trong gia đình nên bé sẽ tự giác ăn hơn.

Việc cho bé ăn cơm cùng gia đình cùng với việc tạo không khí ăn uống vui vẻ mỗi bữa ăn sẽ giúp các thành viên trong gia đình gắn kết, yêu thương nhau hơn.

3.9. Cho con đi khám bác sĩ

Ngoài các cách để giúp con cải thiện chứng biếng ăn hay ngậm ở trên, mẹ cũng cần chú ý theo dõi tình trạng biếng ăn của trẻ nhỏ. Thông thường nếu trẻ chỉ biếng ăn sinh lý trong các giai đoạn phát triển của cơ thể có sự biến động thì trẻ sẽ nhanh chóng ăn uống bình thường trở lại sau một vài ngày hoặc một vài tuần.

Tuy nhiên nếu trẻ biếng ăn hay ngậm kèm theo các biểu hiện như: Sốt, đau bụng, khóc lóc, ngủ hay đổ mồ hôi trộm, ngủ giật mình, quấy khóc… thì mẹ nên cho con đi khám bác sĩ ngay để kiểm tra tình hình sức khỏe của con vì có thể con bị mắc một bệnh lý nào đó khiến con không được khỏe và biếng ăn.

Ngoài ra mẹ không nên để tình trạng biếng ăn của con kéo dài vì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ nhỏ.

3.10. Sử dụng các thảo dược

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Với trẻ em, nên sử dụng các sản phẩm từ thảo dược để an toàn cho trẻ như sản phẩm Forikid TW3. Đây là sản phẩm được bào chế dưới dạng cao lỏng giúp lưu giữ tối đa thành phần dược liệu, phát huy tác dụng khi sử dụng, với vị ngọt dịu dễ uống.  

Sản phẩm Forikid TW3 có công dụng: Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón và tăng cường sức khỏe. Do đó, Forikid TW3 phù hợp với: Trẻ em tỳ vị kém, tiêu hóa kém, biếng ăn, hay táo bón, mệt mỏi, gầy yếu.

Cụ thể sản phẩm có thành phần bao gồm:

  • Sinh địa: 1,6g
  • Đảng sâm: 0,8g
  • Thạch hộc: 0,8g
  • Tỳ giải: 0,8g
  • Cam thảo: 0,6g
  • Táo chua: 0,6g
  • Hoài sơn: 0,6g
  • Khiếm thực: 0,3g

Liều dùng và cách dùng:

  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.
  • Trẻ trên 5 tuổi: ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml.

Như vậy, khi bé biếng ăn hay ngậm, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân là gì, từ đó tìm biện pháp khắc phục thích hợp với từng nguyên nhân. Mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc trị chứng biếng ăn cho trẻ. Lưu ý không nên để tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài vì sẽ gây các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của bé.

Đáng giá bài viết

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC