Tại sao trẻ chậm lớn? 9+ Nguyên nhân khiến trẻ bị chậm lớn

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 09/03/2023 08:41:58

Tại sao trẻ chậm lớn? Đây là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ khi thấy con mình mãi còi cọc, chậm phát triển. Cùng Forikid đi tìm ngay nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ chậm lớn qua bài viết ngay dưới đây.

1. Tại sao trẻ bị chậm lớn – mẹ có biết?

Tại sao trẻ chậm lớn? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này

Tại sao trẻ chậm lớn? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này

Trẻ biếng ăn, ăn ít hoặc không ăn là nguyên nhân phổ biến làm trẻ bị ốm yếu, chậm lớn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy hãy cùng khám phá những nguyên nhân tại sao trẻ chậm lớn nhé.

1.1. Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng

Dưỡng chất là nguồn quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Không phải mọi trẻ đều chỉ cần một lượng chất như nhau mà tùy thuộc vào: Từng độ tuổi, tỷ lệ dinh dưỡng dung nạp. Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây thiếu hụt dinh dưỡng, cản trở sự phát triển của trẻ như: Ăn uống không đầy đủ hay chỉ ăn quá nhiều một loại thức ăn.

Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng này khiến bé ăn chậm lớn, chậm phát triển dù có ăn nhiều.

1.2. Chế độ ăn thừa chất dinh dưỡng

Việc trẻ ăn nhiều, ăn thừa chất dinh dưỡng không đồng nghĩa với việc trẻ sẽ tăng cân, lớn nhanh

Việc trẻ ăn nhiều, ăn thừa chất dinh dưỡng không đồng nghĩa với việc trẻ sẽ tăng cân, lớn nhanh

Như đã nhắc đến ở trên, cho trẻ ăn quá nhiều một loại thức ăn không phải là điều tốt. Dung nạp quá nhiều một loại thức ăn có thể làm vượt quá khả năng tiêu hóa. Từ đó gây nên các chứng rối loạn tiêu hóa đường ruột.

Mặt khác, một số loại thực phẩm rất bổ dưỡng nhưng lại có thể gây hại nếu quá lạm dụng. Ví dụ: Cho trẻ ăn quá nhiều hải sản có thể làm quá tải bộ máy tiêu hóa. Do đó, gây đầy bụng, khó tiêu, có thể dẫn đến buồn nôn hoặc tiêu chảy. Sự rối loạn tiêu hóa diễn ra thường xuyên còn khiến trẻ gặp phải các tình trạng: Mệt mỏi, không thèm ăn, chán ăn dẫn đến sút cân, chậm lớn.

1.3. Chậm lớn do ảnh hưởng từ thời kỳ mang thai

Trong thời gian thai kỳ, mẹ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sau này của trẻ. Những trẻ được sinh ra trong tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng đa phần đều có đặc điểm chung là: Thường ốm yếu, hay bệnh và ăn uống cũng không mạnh như những trẻ bình thường khác.

1.4. Chậm lớn vì khả năng hấp thu kém

Đây là một trong những câu trả lời phổ biến nhất cho câu hỏi tại sao trẻ chậm lớn. Một số trẻ cơ địa đặc biệt, khả năng hấp thụ kém khiến dinh dưỡng không được dung nạp đủ. Những trường hợp trẻ chậm phát triển chiều cao và chậm tăng cân có thể là: Trẻ có hệ tiêu hóa non nớt, yếu kém, trẻ hay bị ốm vặt, bị rối loạn tiêu hóa.

1.5. Bé ham chơi, không chịu ăn

Việc không tập trung vào bữa ăn cũng ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa, hấp thu và gây ra tình trạng chậm lớn

Việc không tập trung vào bữa ăn cũng ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa, hấp thu và gây ra tình trạng chậm lớn

Trẻ nhỏ thường hiếu động, ham chơi, không có thói quen ăn uống đúng giờ. Điều này gây ảnh hưởng không tốt và làm giảm khả năng hấp thu của hệ tiêu hóa. 

Trẻ ăn vừa chơi điện thoại, xem tivi hoặc, đi chơi,… vô tình làm giảm tốc độ trao đổi chất. Vì thế, thức ăn tiêu hóa chậm hơn. Trong quá trình ăn, trẻ sẽ bị phân tán tư tưởng. Từ đó làm giảm vị giác lẫn độ ngon miệng của món ăn. Lâu dần trẻ cảm thấy chán ăn và sụt cân, chậm lớn là điều có thể xảy ra.

1.6. Chế độ sinh hoạt không phù hợp

Nếu ăn uống không đầy đủ được cho là nguyên nhân chính làm thiếu hụt dinh dưỡng thì chế độ sinh hoạt không phù hợp cũng là một nguyên nhân gây ra những tác động không nhỏ đến quá trình phát triển của trẻ. Một số điều xảy ra như không mất ngủ, ngủ không đủ giấc, học hành quá sức,… Những điều này cũng gây ra những áp lực đến cơ thể, làm trẻ chậm lớn.

1.7. Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý

Trẻ hoàn toàn có thể gặp phải các vấn đề tâm lý và điều này ảnh hưởng tới khả năng phát triển

Trẻ hoàn toàn có thể gặp phải các vấn đề tâm lý và điều này ảnh hưởng tới khả năng phát triển

Các yếu tố tâm lý như trẻ hay buồn phiền, lo lắng, sợ hãi hay stress quá nhiều về bố mẹ, vấn đề học hành,….cũng gây ra những ức chế đến sự phát triển bình thường của trẻ. Những trẻ này thường có gương mặt bơ phờ, xanh xao, thiếu cười, ít nói hay thường xuyên ủ rũ, buồn bã,…

Nếu mẹ nhận thấy trẻ có những biểu hiện tâm lý kể trên. Mẹ nên quan tâm và hỏi han trẻ nhiều hơn… Vì biết đâu trẻ có thể đang phải đối mặt với một số vấn đề về tâm lý.

1.8. Do sử dụng thuốc trong thời gian dài

Hệ miễn dịch non nớt là điểm yếu khiến các bệnh thường xuyên “tấn công” trẻ nhỏ. Một số loại thuốc điều trị bệnh cho trẻ có thể mang những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa gây chán ăn, lười ăn, hấp thụ dưỡng chất kém… Điều này có thể làm trẻ thiếu hụt lượng dưỡng chất và khiến trẻ chậm lớn.

1.9. Nguyên nhân trẻ chậm lớn do di truyền

Trẻ bị chậm lớn do nguyên nhân di truyền khá ít gặp nhưng không phải là không có

Trẻ bị chậm lớn do nguyên nhân di truyền khá ít gặp nhưng không phải là không có

Mặc dù đây không phải là câu trả lời chính nhất cho câu hỏi tại sao trẻ chậm lớn. Tuy nhiên, đây cũng là một nguyên nhân có thể xảy ra. Trong gia đình có di truyền về vóc dàng không cao lớn cũng có thể xuất hiện tỷ lệ trẻ bị gầy gò, chậm lớn. Đây là một vấn đề khá hiếm gặp liên quan đến góc độ di truyền. Tuy nhiên ít xuất hiện nhưng đây vẫn là một trong những nguyên nhân làm trẻ thấp còi, chậm lớn.

1.10. Dấu hiệu của một số loại bệnh

Trẻ gặp một số vấn đề về sức khỏe như viêm họng, mọc răng, viêm tai, cảm cúm,… sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau, mệt khi ăn uống. Điều này cũng là một nguyên nhân làm trẻ không muốn ăn hoặc sợ hãi khi phải ăn.

2. Giải pháp giúp trẻ lớn nhanh như thổi

Tuy rằng biếng ăn xuất hiện rất nhiều ở trẻ nhỏ nhưng mẹ hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này bằng một vài điều lưu ý nhỏ sau đây.

2.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng qua thực phẩm

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6-11 tuổi

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6-11 tuổi

Trẻ với những độ tuổi khác nhau sẽ có những đòi hỏi khác nhau về chế độ dinh dưỡng. Vì thế mẹ có thể tham khảo tháp nhu cầu dinh dưỡng và áp dụng để điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ một cách khoa học, đảm bảo sự cân bằng của các dưỡng chất cần thiết trong thức ăn của trẻ. 

2.2. Tạo cho bé thói quen ăn uống

Tạo cho trẻ một thói quen ăn uống tốt, đúng giờ là một cách rất hiệu quả để quản lý bữa ăn của trẻ. Mẹ có thể kiểm soát quá trình ăn uống của trẻ tốt hơn, đồng thời tạo ra nhịp sinh học đều đặn cho bộ máy tiêu hóa của trẻ, giúp tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất ở trẻ.

2.3. Cho bé sử dụng thực phẩm kích thích tiêu hóa

Có rất nhiều các loại thực phẩm kích thích tiêu hóa và giúp trẻ ăn ngon miệng mà mẹ có thể cho bé dùng

Có rất nhiều các loại thực phẩm kích thích tiêu hóa và giúp trẻ ăn ngon miệng mà mẹ có thể cho bé dùng

Một số loại thực phẩm như dưa chua, trà thảo dược, tempeh… còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp trẻ cảm thấy ngon miệng và ăn ngon hơn. Mẹ có thể bổ sung một chút vào khẩu phần ăn. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến việc tiết dịch vị dạ dày.

2.4. Luôn tạo cho bé tâm lý thoải mái

Việc tạo ra một bầu không khí vui tươi trong gia đình là điều vô cùng quan trọng. Khi cảm thấy thoải mái, trẻ sẽ tự do và vô tư hơn trong vấn đề ăn uống, giúp trẻ ăn nhiều thức ăn hơn tạo tiền đề cho sự thu nạp dưỡng chất cần thiết. 

Ngoài ra, mẹ còn nên thường xuyên quan tâm, hỏi han trẻ về những vấn đề trẻ gặp hàng ngày như khó khăn, bạn bè, bài học,…để trò chuyện, giải đáp hoặc giải quyết kịp thời nếu vấn đề đó có ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ.

2.5. Có một chế độ sinh hoạt hợp lý

Tạo một chế độ sinh hoạt hợp lý là cách giúp bé phát triển đều đặn và lớn khỏe tốt nhất

Tạo một chế độ sinh hoạt hợp lý là cách giúp bé phát triển đều đặn và lớn khỏe tốt nhất

Chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ có thể giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện theo bước chuyển động của nhịp sinh học. Vì thế, mẹ cần nên lưu ý tạo thói quen ngủ, nghỉ đúng giờ cho trẻ cũng như chế độ sinh hoạt, vui chơi và làm việc hợp lý.

2.6. Xem lại thành phần của thuốc đang sử dụng

Các loại thuốc điều trị bệnh có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn làm trẻ biếng ăn, lười ăn, hấp thu kém dưỡng chất,…Vì thế trước khi cho trẻ sử dụng, mẹ nên xem lại thành phần hoặc tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa về loại thuốc chuẩn bị cho trẻ sử dụng nhằm tránh các tác động không tốt đến sức khỏe.

2.7. Sử dụng thêm sản phẩm bổ trợ

Ngày nay, có rất nhiều sản phẩm, thuốc bổ cho trẻ chậm lớn có tác dụng: Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon, tăng cường sức khỏe… Một trong những sản phẩm đó chính là Forikid TW3. Sản phẩm được dùng cho trẻ tiêu hóa kém, biếng ăn, hay mệt mỏi, gầy yếu. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón ở trẻ. Nhờ vậy, giải quyết câu hỏi dùng gì cho trẻ chậm lớn là tốt nhất.

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 được điều chế từ các thảo dược thiên nhiên như: Táo chua, Tỳ giải, Hoài sơn, Khiếm thực, Đảng sâm… Nhờ vậy, sản phẩm vô cùng an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ. Từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, sản phẩm có hương vị thơm ngon và bào chế dưới dạng cao lỏng. Nhờ vậy, mẹ sẽ rất dễ dàng khi sử dụng cho trẻ.

3. Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ

Tuy rằng có nhiều biện pháp có thể giúp mẹ cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ, nhưng nếu tình trạng này vẫn kéo dài hoặc kèm theo một số biểu hiện sau, mẹ hãy nên đưa trẻ đến khám ngay tại các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị tốt nhất:

  • Trẻ chậm lớn trong thời gian dài, đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm;
  • Ngoài chậm lớn, trẻ còn xuất hiện những biểu hiện khác như thường xuyên đau bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, quấy khóc, tâm trạng thất thường,…thì rất có thể trẻ đang phải đối diện với những vấn đề khác về sức khỏe;
  • Khi tình trạng biếng ăn, chậm lớn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tinh thần và quá trình phát triển bình thường của trẻ

Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi trẻ gặp một số vấn đề về sức khỏe, tâm trạng, mệt mỏi do vận động, công việc,…vẫn có thể gây ra biếng ăn, ăn ít trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, gây sút cân, xanh xao hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe thì mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ.

Hy vọng qua bài viết trên đây, mẹ đã hiểu tại sao trẻ chậm lớn cũng như có được những biện pháp tốt nhất để cải thiện thể trạng cho bé.

Tại sao trẻ chậm lớn? 9+ Nguyên nhân khiến trẻ bị chậm lớn
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC