Trẻ chậm phát triển chiều cao – Nguyên nhân và hướng giải quyết

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 09/03/2023 08:50:40

Cùng Forikid TW3 đi tìm xem đâu là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao. Từ đó giúp mẹ có thể phòng tránh cũng như đưa ra biện pháp giải quyết. Nhờ vậy, trẻ sẽ cải thiện vóc dáng và nhanh chóng cao lớn.

1. Trẻ phát triển chiều cao thế nào mới là bình thường?

Nếu không đạt các mốc phát triển định kỳ thì khả năng cao là trẻ đang chậm phát triển chiều cao

Nếu không đạt các mốc phát triển định kỳ thì khả năng cao là trẻ đang chậm phát triển chiều cao

Có thể nhiều mẹ chưa biết, tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, bao gồm: 

  • Trẻ mới sinh thường có chiều cao trung bình khoảng 50cm.
  • Trong năm tuổi đầu đời của mình, trẻ sẽ được tăng trung bình 20 – 25cm, gấp 1,5 chiều cao tại thời điểm mới sinh.
  • Năm thứ hai trẻ cao thêm 12cm.
  • Năm thứ ba trẻ cao thêm 10cm và các năm sau đó là 7cm.
  • Từ 4-11 tuổi, trẻ cao thêm khoảng 6cm mỗi năm.
  • Đến giai đoạn dậy thì, bé trai tăng 6,5-11 cm và bé gái tăng 6-10 cm.

Đây là những con số thống kê chiều cao trung bình được ghi nhận. Nếu mẹ nhận thấy trẻ nhà mình thấp bé hơn so với tiêu chuẩn trên và thấp hơn bạn bè cùng tuổi thì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề chậm phát triển chiều cao.

2. Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao

Chiều cao thấp kém hơn sẽ khiến trẻ tự ti và ảnh hưởng đến thể chất khi trưởng thành. Vì thế nên bố mẹ cần hiểu rõ những nguyên nhân nào gây nên, những tác động nào từ bên trong và những tác động nào từ bên ngoài cơ thể.

2.1. Chế độ ăn kém dinh dưỡng

Hàng ngày, cơ thể chúng ta tiếp nhận chất dinh dưỡng từ thức ăn, đồ uống để nuôi dưỡng và phát triển cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng có thể ảnh hưởng đến 32% sự phát triển chiều cao của trẻ. Do vậy, bé ăn chậm lớn, chậm phát triển chiều cao một phần có thể đến từ chế độ ăn thiếu dinh dưỡng.

Ăn uống với chế độ dinh dưỡng không cân bằng là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ chậm phát triển chiều cao

Ăn uống với chế độ dinh dưỡng không cân bằng là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ chậm phát triển chiều cao

Chính vì thế, chế độ ăn kém đa dạng, ít thực phẩm, chỉ tập trung vào thịt, cá, ít rau xanh và hoa quả sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Nhất là Canxi, Vitamin D, Kẽm… những khoáng chất quan trọng cho hệ xương khớp.

Lúc này, hệ xương không nhận được đủ “nguyên liệu” để phát triển dài ra, các cơ quan khác rơi vào tình trạng suy yếu, không đáp ứng được nhu cầu phát triển tự nhiên.

2.2. Thiếu Hormone tăng trưởng

Hormone có tác động rất lớn đến hoạt động sống của các tế bào trong cơ thể. Hormone tăng trưởng (GH) do thùy trước tuyến yên tiết ra, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lớn lên và phân bào của các cơ quan trong cơ thể, từ đó giúp cơ thể tăng trưởng. Nếu cơ thể trẻ tiết ít hoặc thiếu hụt hormone tăng trưởng so với lượng cần thiết, thể trạng của trẻ hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng, thậm chí dẫn tới suy nhược cơ thể.

2.3. Vận động kém, ít vận động

Vận động ít cũng sẽ hạn chế khả năng tăng trưởng, phát triển chiều cao ở trẻ

Vận động ít cũng sẽ hạn chế khả năng tăng trưởng, phát triển chiều cao ở trẻ

Vận động thể lực, vui chơi ngoài trời không chỉ giúp cơ thể tiếp nhận Vitamin D từ ánh nắng mặt trời mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nâng cao sức đề kháng toàn diện. Cơ thể tiếp nhận dinh dưỡng tốt hơn; các sụn xương, cơ, xương được kích thích sự phát triển từ đó làm tăng chiều cao cho trẻ.

Bởi vậy việc kém vận động, thường xuyên sử dụng điện thoại hoặc nằm ì một chỗ sẽ làm hạn chế rất nhiều về khả năng tăng trưởng, nhất là về chiều cao. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn phổ biến mà mẹ nên lưu ý.

2.4. Một số bệnh lý trên cơ thể

Các bệnh về gan, tụy hoặc thận mạn tính, thiếu oxy do bệnh tim bẩm sinh, tổn thương phổi… Đều có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động và thể chất của trẻ.

Ngoài ra, trẻ có hệ xương không khỏe mạnh cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về tầm vóc sau này. Một số chứng bệnh như loạn dưỡng sụn, sụn liên hợp liền sớm hơn bình thường, loãng xương từ bé… Từ đó làm biến đổi cấu trúc xương, gây nên các chứng lùn thậm chí là còi cọc, chậm lớn ở trẻ.

2.5. Bé thiếu dinh dưỡng từ trong bụng mẹ

Trong thời gian mang thai mà mẹ suy nhược cũng sẽ dẫn tới bé bị thiếu chất và ảnh hưởng tới khả năng phát triển

Trong thời gian mang thai mà mẹ suy nhược cũng sẽ dẫn tới bé bị thiếu chất và ảnh hưởng tới khả năng phát triển

Mẹ không ăn đầy đủ chất hoặc thiếu quá nhiều dinh dưỡng trong quá trình mang thai sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ nhỏ. Những biểu hiện thường thấy là trẻ xanh xao, nhẹ cân, yếu kém và chậm phát triển hơn so với những trẻ khỏe mạnh.

2.6. Trẻ bị sinh non

Thời gian thai kỳ thông thường rơi vào khoảng 9 tháng 10 ngày. Những trẻ sinh non vì thế sẽ không có đủ thời gian để hình thành và phát triển một cách toàn diện các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến yếu kém cả về thể trạng và khả năng tăng trưởng.

2.7. Do di truyền

Di truyền cũng là một trong những yếu tố có thể quyết định đến chiều cao của trẻ. Theo một số nghiên cứu được ghi nhận, có đến 23% số trường hợp trẻ có ông, bà, cha, mẹ lùn sẽ mắc chứng lùn do di truyền. Tuy di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao nhưng điều này có thể khắc phục được bằng lối sống tích cực, chăm vận động và đảm bảo dinh dưỡng của trẻ.

3. Giải quyết tình trạng chậm phát triển chiều cao ở trẻ

Những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao như trên có thể khắc phục và chữa trị bởi một số cách như sau.

3.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ

Ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng là biện pháp cải thiện sự phát triển và chiều cao tốt nhất

Ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng là biện pháp cải thiện sự phát triển và chiều cao tốt nhất

Bên cạnh protein thì vitamin và khoáng chất cũng mang tầm quan trọng trong việc phát triển cơ thể. Do đó, sự cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ là rất cần thiết. Vì thế, mẹ nên đảm bảo cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất, đặc biệt là các nhóm chất hỗ trợ phát triển chiều cao và thể trạng.

Nếu mẹ đang cho trẻ ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa, hãy thêm vào khẩu phần ăn của trẻ nhiều rau xanh và củ quả. Đa dạng thực phẩm và cách chế biến món ăn. Bổ sung qua đồ uống và các món ăn vặt hữu ích.

3.1.1. Dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển chiều cao

Cơ thể cần rất nhiều dưỡng chất khác nhau cho sự phát triển. Trong đó có lợi nhất cho xương phải kể đến một số cái tên như:

  • Protein: Đạm là dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc cấu thành nên các tế bào của cơ thể, giúp cơ thể lớn lên;
  • Lysine: Hỗ trợ khả năng hấp thụ canxi và tăng cường phát triển ở trẻ;
  • Canxi: Là thành phần cấu tạo chính của xương;
  • Vitamin D: Tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể và hạn chế tình trạng loãng xương, mất xương;
  • Sắt – Kẽm: Đây là hai thành phần quan trọng tham gia trực tiếp vào cấu tạo thành phần của xương

3.1.2. Những thực phẩm tốt cho phát triển chiều cao

Mẹ có thể chuyển sang cho trẻ sử dụng hoặc bổ sung thêm các thực phẩm chứa các nhóm chất có lợi cho chiều cao của trẻ. Chẳng hạn: 

  • Thịt, cá, trứng, sữa: Đây là nguồn bổ sung mạnh mẽ đạm, béo, canxi… để phát triển chiều cao ở trẻ.
  • Rau chân vịt: Trong rau chân vịt chứa rất nhiều canxi, sắt, kẽm và nhiều vitamin, khoáng chất khác rất có lợi cho trẻ.
  • Trái cây, rau củ: Các nguồn vitamin A, B, D… và khoáng chất phong phú không chỉ giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh mà còn có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sự phát triển chiều cao của trẻ.

3.2. Giúp trẻ vận động, tập luyện thể thao

Vận động thể chất như là bơi lội là biện pháp cải thiện chiều cao rất tốt

Vận động thể chất như là bơi lội là biện pháp cải thiện chiều cao rất tốt

Tùy theo độ tuổi mà bố mẹ hướng dẫn trẻ chọn các môn hoặc các bài tập thể thao phù hợp.

  • Với trẻ sơ sinh, mẹ hãy cho bé tập bài tập đạp xe, cho bé phơi nắng 1-2 lần mỗi ngày, khuyến khích bé tập đi, tập bò…
  • Với trẻ từ 2 – 11 tuổi thì một số môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đá banh, bơi lội, đạp xe… sẽ phù hợp với thể lực của trẻ.
  • Với trẻ trong độ tuổi dậy thì, các môn thể thao như bơi lội, bóng rổ, đu xà,… sẽ rất hữu ích.

Dù ở độ tuổi nào thì trẻ cũng nên tập trong một khoảng thời gian và cường độ nhất định, tránh tập nặng, tập quá sức.

3.3. Đảm bảo giờ giấc sinh hoạt hợp lý

Trẻ ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc sẽ giúp ổn định nhịp sinh học, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và bình thường. Một điều khá quan trọng rằng, các hormone tăng trưởng (GH) được tiết mạnh mẽ nhất trong lúc trẻ ngủ. Đồng thời, việc kéo dài và phát triển hệ xương cũng được diễn ra chủ yếu trong lúc ngủ. 

Có một giấc ngủ ngon sẽ giúp trẻ phát triển đồng đều và tốt cho chiều cao của trẻ

Có một giấc ngủ ngon sẽ giúp trẻ phát triển đồng đều và tốt cho chiều cao của trẻ

Vì thế, trẻ nên được ngủ đủ từ 7-8h/ngày. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thời gian ngủ sẽ nhiều hơn. Mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có tư vấn chuẩn nhất theo độ tuổi của trẻ.

Với trẻ trong độ tuổi đi học, mẹ cần cân bằng giữa thời gian học tập, vui chơi với thời gian nghỉ ngơi. Không nên ép bé thức khuya để làm bài hay chỉ tập trung học mà không tập thể thao.

3.4. Sử dụng thêm sản phẩm bổ trợ

Bên cạnh bữa ăn hàng ngày, mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ. Nhờ vậy, trẻ sẽ ăn uống ngon hơn, hấp thu tốt hơn để hỗ trợ sự phát triển. 

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 là sản phẩm được khá nhiều bà mẹ lựa chọn tin dùng. Sản phẩm được bào chế từ các thành phần thảo dược thiên nhiên như: Sinh địa, Hoài sơn, Táo chua,Thạch hộc, Đảng sâm… Nhờ vậy, Forikid TW3 vô cùng an toàn cho trẻ nhỏ khi sử dụng.

Công dụng của sản phẩm Forikid TW3 vô cùng đa dạng và hữu hiệu. Sản phẩm giúp hỗ trợ: Tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng, tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ táo bón. Từ đó giúp bé lớn khỏe, phát triển chiều cao, vóc dáng một cách tốt nhất.

3.5. Một số mẹo khác giúp trẻ tăng chiều cao

Ngoài những phương pháp trên, mẹ có thể tham khảo áp dụng một số mẹo dân gian tốt cho sự phát triển hệ xương của trẻ, bao gồm như: 

  • Cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm: Tốt nhất là trước 8h sáng. Đây là thời gian tăng cường tổng hợp vitamin D tốt nhất cho cơ thể.
  • Có tư thế ngồi đúng: Giúp trẻ hạn chế các chứng bệnh cột sống. Đồng thời định hình cho hệ xương phát triển, khỏe và mạnh lành.
  • Đảm bảo lượng nước cho cơ thể: Nước có vai trò vận chuyển hồng cầu và các dưỡng chất nuôi cơ thể. Vì thế mẹ nên đảm bảo lượng nước đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày cho trẻ.

Ngoài ra, còn nhiều cách có thể giúp cải thiện chiều cao cho trẻ mà mẹ có thể áp dụng. Hãy tham khảo internet, ý kiến bác sĩ hoặc những nguồn thông tin tin cậy nhé.

4. Có nên đưa bé đi khám khi chậm phát triển chiều cao

4.1. Khi nào nên đưa bé đi khám?

Về cơ bản, trẻ chậm phát triển chiều cao không gây ra những nguy hiểm về tính mạng. Tuy nhiên, thấp bé có thể làm trẻ tự ti, xấu hổ, thể trạng không tốt. Nếu nhận thấy trẻ nhà mình phát triển chiều cao và cân nặng chậm hơn so với thang đo chung. Mẹ có thể dẫn bé đến thăm hỏi ý kiến bác sĩ để có hướng chăm sóc tốt nhất. 

Hãy đưa trẻ đi khám kịp thời để có biện pháp tăng trưởng chiều cao tốt nhất

Hãy đưa trẻ đi khám kịp thời để có biện pháp tăng trưởng chiều cao tốt nhất

Ngoài ra, nếu trẻ chậm phát triển chiều cao kèm theo các dấu hiệu bất thường của bệnh lý, suy dinh dưỡng còi xương… Cách tốt nhất là đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

4.2. Trẻ chậm phát triển chiều cao khám ở đâu

Một số bệnh viện chuyên khoa cấp cao dưới đây sẽ là địa chỉ rất tốt dành cho mẹ:

  • Viện dinh dưỡng Quốc gia Hà Nội: 48B Tăng Bạt Hổ, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Bệnh viện Nhi Trung ương: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội.
  • Phòng khám dinh dưỡng – Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội:  70 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Nhi đồng 1: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Nhi đồng 2: 14 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh.
  • Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM: 180 Lê Văn Sỹ, Phường 10, Ho Chi Minh, Phường 10 Phú Nhuận Hồ Chí Minh.

Hy vọng với những biện pháp được nêu trên đây, các mẹ đã hiểu thêm về tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao. Từ đó, có được những hướng xử lý đúng đắn và giúp bé nhà mình lớn khỏe, cao lớn.

Trẻ chậm phát triển chiều cao – Nguyên nhân và hướng giải quyết
4 (80%) 2 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC