[Hỏi – Đáp] Trẻ còi cọc chậm lớn: Do HẤP THU KÉM hay CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 08/03/2023 17:12:47

Nếu mẹ cũng đang thắc mắc vấn đề trẻ còi cọc chậm lớn và cần tìm lời giải đáp. Hãy cùng xem tư vấn của bác sĩ với mẹ Hoa sau đây nhé.

Chị Hoa (Hoài Đức): “Thưa bác sĩ, bé Tý nhà em năm nay được 5 tuổi tuy nhiên cháu vẫn còi cọc chậm lớn dù gia đình đã thường xuyên thay đổi món ăn, hoa quả. Vấn đề này do chế độ dinh dưỡng hay khả năng hấp thu của con kém ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em.”

Bác sĩ trả lời: Chào chị, trẻ còi cọc chậm lớn luôn là nỗi băn khoăn lớn nhất của các bậc cha mẹ. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Chế độ dinh dưỡng và khả năng hấp thu là 2 yếu tố quan trọng nhất quyết định đến khả năng phát triển của trẻ. Chính vì thế, chị nên xem xét kỹ cả 2 yếu tố này, đồng thời theo dõi các dấu hiệu, xác định lý do để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.”

1. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp khiến trẻ còi cọc chậm lớn

Chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân đối bao gồm đầy đủ bốn nhóm chất đạm – đường – béo – vitamin và khoáng chất. 

Khi nhận được đầy đủ, các cơ quan trong cơ thể sẽ có đủ năng lượng và khả năng phát triển, sản sinh tế bào mới. Trẻ không chỉ tăng cân, tăng chiều cao mà còn phát huy trí tuệ, khả năng học hỏi và lao động.

Nếu chế độ ăn thiếu dinh dưỡng (ít thực phẩm hoặc chỉ ăn thực phẩm giàu đạm, béo…) sẽ khiến trẻ bị sụt cân, suy dinh dưỡng, thấp còi và kém thông minh. Ngược lại nếu trẻ ăn quá nhiều, không cân đối giữa các nhóm chất sẽ tăng nguy cơ béo phì, tim mạch, huyết áp. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. 

Để xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý mẹ cần lưu ý:

  • Thường xuyên xem xét các thành phần thực phẩm có mặt trong bữa ăn của trẻ và đảm bảo tỷ lệ các chất dinh dưỡng phù hợp.
  • Đối với từng độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ là rất khác nhau. Vì vậy, mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để biết cách tính toán nhu cầu dinh dưỡng của từng trẻ.

2. Trẻ còi cọc chậm lớn do khả năng hấp thu

Khả năng hấp thu kém là khi bộ máy tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn ít hơn bình thường. Dù cho ăn uống tốt nhưng cơ thể của trẻ chỉ chuyển hóa một phần thức ăn thành dinh dưỡng để hấp thu. Kết quả là trẻ bị thiếu hụt các vi chất protein, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất dẫn. Vì thế, dẫn đến tình trạng trẻ bị còi cọc, chậm lớn.

Trẻ còi cọc chậm lớn hoàn toàn có thể do khả năng hấp thu của bé không tốt

Trẻ còi cọc chậm lớn hoàn toàn có thể do khả năng hấp thu của bé không tốt

Kém hấp thu có thể do các nguyên nhân như sau:

  • Hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề: Táo bón, giun sán, loạn khuẩn ruột, thiếu enzym… Đây là những vấn đề tiêu hóa ảnh hưởng tới khả năng hấp thu ở trẻ.
  • Bé ăn sai bữa, bữa ăn không hợp lý: Ăn uống không đúng bữa, không hợp lý sẽ gây ra tình trạng quá tải. Kèm theo đó là chứng ợ hơi, đầy bụng khó tiêu dẫn đến hấp thu kém. 
  • Trẻ kém vận động: Trẻ kém vận động sẽ ít tiêu hao năng lượng. Vì vậy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng bị trì trệ. Trẻ không có nhu cầu bổ sung thêm năng lượng.
  • Ảnh hưởng của tâm lý: Tâm lý lo lắng, sợ hãi ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiêu hóa và hấp thu. Nếu như bé đang gặp phải các vấn đề về tâm lý, việc hấp thu kém là điều dễ hiểu.
  • Ảnh hưởng của bệnh lý: Một số bệnh lý về tụy, gan, mật… ảnh hưởng nhiều tới năng suất làm việc của hệ tiêu hóa. Biểu hiện dễ thấy ở trẻ là: Kém ăn, ăn không ngon, da xanh xao, vàng vọt.

Nếu đã kiểm tra chế độ dinh dưỡng và các món ăn đã thay đổi thường xuyên thì có thể bé đang gặp vấn đề hấp thu dinh dưỡng. Hoặc cũng có thể là do các nguyên nhân khác sau đây.

3. Một số nguyên nhân khiến trẻ còi cọc chậm lớn khác

3.1. Hàm lượng thức ăn không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của trẻ

Trẻ vận động nhiều mà không được đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng, dinh dưỡng cũng khiến cho bé còi cọc, chậm lớn

Trẻ vận động nhiều mà không được đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng, dinh dưỡng cũng khiến cho bé còi cọc, chậm lớn

Mỗi trẻ lại có một nhu cầu về khẩu phần dinh dưỡng khác nhau. Vì thế cùng một lượng thực phẩm có thể vừa đủ với bé này nhưng thiếu hụt với bé kia. 

Thông thường, nhu cầu năng lượng của trẻ bao gồm: 50% năng lượng dành cho chuyển hóa cơ bản và 25% cho hoạt động thể lực và 25% cho phát triển. Đối với trẻ dành nhiều thời gian cho hoạt động thể chất, nhu cầu về năng lượng sẽ lớn hơn. 

Do đó, khi lượng thức ăn quá ít so với nhu cầu cơ thể thì cũng khiến trẻ còi cọc.

3.2. Nguyên nhân từ di truyền, do thể trạng vốn có của trẻ

Nhiều trẻ mắc một số bệnh lý do tính chất di truyền như: Kém dung nạp lactose, bệnh Celiac, bệnh Crohn hoặc thiếu hụt các enzym tiêu hóa protein, lipid hoặc glucid. Điều này khiến bé còi cọc thậm chí là kém phát triển chiều cao.

Tình trạng này khiến thức ăn trong đường tiêu hóa không được phân giải. Do đó gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Một số trẻ bẩm sinh có thể trạng gầy yếu, đường tiêu hóa hấp thu kém khiến trẻ không ăn được nhiều cũng dẫn đến còi cọc, chậm lớn.

4. Biện pháp dành cho trẻ còi cọc chậm lớn

4.1. Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng theo lứa tuổi của trẻ

Thực đơn mỗi ngày của trẻ cần đảm bảo hai yếu tố: Đủ số lượng và chất lượng. 

Đảm bảo cho bé ăn uống đầy đủ dưỡng chất hằng ngày là cách cải thiện thể chất của bé tốt nhất

Đảm bảo cho bé ăn uống đầy đủ dưỡng chất hằng ngày là cách cải thiện thể chất của bé tốt nhất

Thực phẩm trong bữa ăn phải có đủ bốn nhóm chất: Chất đạm, chất béo, chất bột đường và vitamin – khoáng chất. 

  • Chất đạm: Thịt bò nạc, trứng, ức gà (bỏ xương, không da), tôm, lươn, cua, sữa, vừng lạc…
  • Chất béo: Cá hồi, dầu ăn, quả bơ, hạt óc chó, hạt dẻ…
  • Chất bột đường: Gạo lứt, gạo, sữa bột, ngũ cốc, khoai…
  • Vitamin, khoáng chất: Hoa quả, rau xanh…

Bên cạnh đó, mẹ cần cân đối số lượng thực phẩm theo độ tuổi và khả năng ăn của bé.

4.2. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng sữa công thức

Sữa công thức đã được cân bằng dinh dưỡng để phù hợp với tuổi, nhu cầu hằng ngày của trẻ. Trong thành phần sữa thường chứa: Các chất xơ, lợi khuẩn, men tiêu hóa, lysine, vitamin nhóm B hoặc kẽm,… Nhờ đó, giúp bé ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa và hấp thu. 

Mẹ có thể pha cho bé uống từ 2-3 ly sữa mỗi ngày. Uống vào sáng, tối và uống ngay sau khi pha.

4.3. Giải quyết mọi vấn đề tiêu hóa của trẻ

Đảm bảo con luôn khỏe mạnh và không gặp các vấn đề tiêu hóa sẽ giúp bé hấp thu dinh dưỡng, lớn khỏe tốt hơn

Đảm bảo con luôn khỏe mạnh và không gặp các vấn đề tiêu hóa sẽ giúp bé hấp thu dinh dưỡng, lớn khỏe tốt hơn

Một số vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ như: Bệnh lý tuyến tụy, gan- mật, viêm ruột, viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón, nhiễm giun sán… 

Mẹ nên cho trẻ đi khám tại các chuyên khoa nhi về tiêu hóa. Tuân thủ điều trị của bác sĩ nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng trên. Từ đó, bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời khắc phục tình trạng biếng ăn, chậm lớn.

4.4. Tăng hàm lượng lợi khuẩn trong đường ruột

Một số trẻ khi ốm kéo dài, dùng nhiều kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này dẫn đến số lượng lợi khuẩn bị giảm sút. Do đó, trẻ ăn không ngon và tiêu hóa kém. 

Mẹ có thể bổ sung bằng men vi sinh, thực phẩm giàu probiotic như: Sữa chua, Kefir, Sauerkraut, Tempeh, miso, kim chi…

4.5. Đảm bảo khoảng cách bữa ăn, số lượng bữa ăn hợp lý

Bữa phụ phù hợp cũng sẽ giúp cho trẻ phát triển đều đặn, cao khỏe hơn

Bữa phụ phù hợp cũng sẽ giúp cho trẻ phát triển đều đặn, cao khỏe hơn

Mẹ nên hạn chế các bữa ăn vặt trước bữa chính. Không cho trẻ ăn quá khuya (sau 9h tối). Số lượng bữa ăn có thể từ 5-6 bữa bao gồm: 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Các bữa ăn nên cách nhau từ 3-4 tiếng với lượng phù hợp. Như vậy sẽ giúp bé hấp thu – tiêu hóa hiệu quả hơn.

4.6. Cho bé vận động hoạt động hợp lý

Các hoạt động thể lực đem lại nhiều lợi ích cho trẻ như: Tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe và thúc đẩy sự phát triển. Kích thích và tăng cường hoạt động của bộ máy hô hấp, tiêu hóa. Tăng cường trao đổi chất, tiêu hao năng lượng giúp trẻ ăn ngon, hấp thu tốt hơn. 

Mẹ có thể cho trẻ tham gia các hoạt động nhẹ nhàng, bổ ích như: Đi bộ, nhảy dây, lắp ráp mô hình, đạp xe, chơi cầu lông, bơi lội…

4.7. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Ở trẻ có thể trạng yếu hoặc bộ máy tiêu hóa kém, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm giúp: Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp ăn ngon. Đặc biệt là các sản phẩm từ thảo dược, lành tình, an toàn.

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Mẹ lưu ý nên lựa chọn sản phẩm có các tiêu chí như sau: 

  • Sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược, an toàn, lành tính.
  • Có nguồn gốc rõ ràng. Nên lựa chọn sản phẩm của các công ty uy tín, có mặt lâu đời trên thị trường.
  • Được đông đảo chuyên gia và các mẹ tin tưởng sử dụng.

Đáp ứng đầy đủ cả ba tiêu chí trên, Sản phẩm Forikid TW3 thực sự là dòng sản phẩm nổi trội dành riêng cho các bé bị biếng ăn, tiêu hóa kém. 

Được phát triển từ bài Bổ thận âm kết hợp cùng các thảo dược khác giúp: Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và giảm nguy cơ táo bón.

5. Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Tình trạng còi cọc, chậm lớn cũng có thể là cảnh báo về một vấn đề bất thường trong sức khỏe của trẻ. Vì vậy mẹ cần lưu ý tới các trường hợp như sau:

  • Tình trạng còi cọc, chậm lớn diễn ra trong thời gian dài, và không có dấu hiệu cải thiện dù mẹ đã áp dụng nhiều cách kể trên.
  • Cân nặng, chiều cao của trẻ so với các bé cùng độ tuổi quá chênh lệch
  • Bé xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như: thiếu hụt vitamin, sức đề kháng kém, chậm phát triển về trí tuệ hoặc thể chất.

Nếu bé xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường, mẹ nên đưa bé tới các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.

Hy vọng bài viết phía trên phần nào giải đáp được thắc mắc của các bậc phụ huynh. Từ đó giúp khắc phục tình trạng trẻ còi cọc chậm lớn ở trẻ. Hãy tham khảo và áp dụng ngay mẹ nhé!

[Hỏi – Đáp] Trẻ còi cọc chậm lớn: Do HẤP THU KÉM hay CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG?
3 (60%) 2 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC